Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương II: Góc - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương II: Góc - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Thị Thanh Nhàn

I/. MỤC TIÊU:

 * Học sinh hiểu ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm. Trong ba điểm thẳng hàng có một điểm và chie mọt điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

 * Hs biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, biết sử dụng các thuật ngữ "nằm cùng phía", "nằm khác phía", "nằm giữa"

 II/.CHUẨN BỊ: Phấn màu, Bảng phụ

 III/. TIẾN TRÌNH:

1/ Bài củ: H1: Vẽ điểm M và đường thẳng b sao cho Mb

 H2: Vẽ đường thẳng a và điểm A sao cho Ma; Ab, Aa

 2/ Bài mới:

Giáo viên lấy thêm trên hình kiểm tra bài củ một điểm C thuộc đường thẳng a.

* Các điểm A, M, C cùng thuộc đường thẳng nào?

Giáo viên giới thiệu: Khi đó ba điểm A,M,C được gọi là ba điểm thẳng hàng.

* Khi nào ta có thể nói ba điểm A,B,C thẳng hàng?

* Khi nào ta có thể nói ba điểm A, B, C không thẳng hàng?

 * Có thể xãy ra nhiều điểm cùng thuộc đường thẳng không? Vì sao?

=> Giáo viên giới thiệu nhiều điểm thẳng hàng, nhiều điểm không thẳng hàng.

Với hình vẽ trên kể từ trái sang phải vị trí các điểm như thế nào đôi với nhau?

Trên hình vẽ có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm A và C.

-Trong ba điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại?

 I. THẾ NÀO LÀ BA ĐIỂM THẲNG HÀNG

+ Khi ba điểm A,B,C cùng thuộcmột đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng.(Hình 1)

Hình 1

+ Khi ba điểm A,B,C không cùng thuộc bất kỳ một đường thẳng nào ta nói chúng không thẳng hàng.(Hình 2)

II. QUAN HỆ GIỮA BA ĐIỂM THẲNG HÀNG

+ Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

+ Điểm A; B nằm cùng phía đối với điểm C

+ Điểm B; C nằm cùng phía đối với điểm A

Nhận xét: (SGK)

Chú ý: Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm thì ba điểm ấy thẳng hàng.

* Không có khái niệm nằm giữa khi ba điểm không thẳng hàng

 

doc 37 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương II: Góc - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Thị Thanh Nhàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I/. Đoạn thẳng
I/. Mục tiêu của chương:
	a, Kiến thức: Nhận biết và hiểu được các khái niệm: điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, trung điểm đoạn thẳng.
	b, Kỹ năng:Biết sử dụng các cộng cụ vẽ, đo. Có kỹ năng vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Biết đo độ dài của một đoạn thẳng cho trước, Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.
	c, Thái độ: Học sinh bước đầu làm quen với các hoạt động hình học. biết cách tự học hình học theo sách giáo khoa. Rèn luyện tính cẩn thận chính xác khi vẽ và đo, biết lựa chọn kết quả thích hợp, lựa chọn giải pháp hợp lý khi giải toán.
II/. Phương pháp:
- Dạy học "Đặt và giải quyết vấn đề"
- Hạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
III/. Định hướng thiết bị dạy học:
	+ Bảng nhóm, Thước thẳng, Compa, Các loại mô hình hình học, Sách giáo khoa, sách giáo viên, 
	+ Thiết bị hổ trợ: Máy tính bỏ túi, đèn chiếu, giấy trong...
Tiết 1: 	Điểm - Đường thẳng
 Ngày soạn: 04/9/2006 Ngày dạy:07/9/2006
	I/. Mục tiêu: 
	* Hs nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng, hiểu được quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng.
	* Kỷ năng biết vẽ và đặt tên cho điểm đường thẳng. sử dụng đúng các ký hiệu , .
	II/.Chuẩn bị: 
	* Phấn màu, Thước thẳng, bảng phụ.
	III/. Tiến trình:
1/ Bài củ: 	Giáo viên giới thiệu nội dung chương 1
	Dặn dò học sinh chuẩn bị sách vở đồ dùng cần thiết cho bộ môn.
 2/ Bài mới:
- Gv vẽ một chấm nhỏ lên bảng và đặt tên.
- Gv giới thiệu: Dùng các chữ cái in hoa A,B,C... để đặt tên cho điểm. 
- Một tên chỉ dùng cho một điểm.
- Một điểm có thể có nhiều tên.
-Hình vừa vẽ có mấy điểm?
- Đọc mục điểm sgk ta chú ý tới điều gì?
Làm thế nào để vẽ được một đường thẳng?
Dùng cái gì để đặt tên cho các đường thẳng?
 a
Quan sát hình vẽ hãy cho biết điểm nào thuộc đường thẳng a, điểm nào không thuộc đường thẳng a
Hãy lấy thêm điểm thuộc đường thẳng a và điểm không thuộc đường thẳng a
Giáo viên giới thiệu điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng và các ký hiệu và cách đọc như sgk
Cho học sinh làm ? vào bảng con.
Điểm
- Dùng các chữ cái in hoa A,B,C... để đặt tên cho điểm.
-Một tên chỉ dùng cho một điểm
- Một điểm có thể có nhiều tên
- Hình 1: Hình có 3 điểm phân biệt 
-Hình 2" Hình có 2 điểm trùng nhau
Quy ước: Nói hai điểm mà không nói gì thêm thì hiểu đó là hai điểm phân biệt.
Chú ý: Bất cứ hình nào củng là tập hợp các điểm 
Đường thẳng
- Dùng nét bút vạch theo mép thước thẳng
- Dùng các chữ cái in thường a;b;c;m;n...để đặt tên cho đường thẳng.
 a b
Nhận xét: Đường thẳng không bị giới hại về 2 phía
Quan hệ giữa điểm và đường thẳng
+ Điểm A thuộc đường thẳng a
Ký hiệu: Aẻa
+ Điểm B không thuộc đường thẳng a
Ký hiệu: Bẽa
3/. Củng cố Cho học sinh làm tại lớp bài tập 1;2;3(SGK)
4/. Dăn dò: Học kỷ lý thuyết
	Làm các bìa tập 1,2,4,5,8 SBT
	Đọc trước bài "Ba điểm thẳng hàng"
Tiết 2: 	 Ba điểm thẳng hàng
 Ngày soạn: 10/9/2006 Ngày dạy:18/9/2006
	I/. Mục tiêu: 
	* Học sinh hiểu ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm. Trong ba điểm thẳng hàng có một điểm và chie mọt điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
	* Hs biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, biết sử dụng các thuật ngữ "nằm cùng phía", "nằm khác phía", "nằm giữa" 
	II/.Chuẩn bị: Phấn màu, Bảng phụ
	III/. Tiến trình:
1/ Bài củ: 	H1: Vẽ điểm M và đường thẳng b sao cho Mẽb 
	H2: Vẽ đường thẳng a và điểm A sao cho Mẻa; Aẻb, Aẻa
 	2/ Bài mới:
Giáo viên lấy thêm trên hình kiểm tra bài củ một điểm C thuộc đường thẳng a. 
* Các điểm A, M, C cùng thuộc đường thẳng nào?
Giáo viên giới thiệu: Khi đó ba điểm A,M,C được gọi là ba điểm thẳng hàng. 
* Khi nào ta có thể nói ba điểm A,B,C thẳng hàng?
* Khi nào ta có thể nói ba điểm A, B, C không thẳng hàng?
 * Có thể xãy ra nhiều điểm cùng thuộc đường thẳng không? Vì sao?
=> Giáo viên giới thiệu nhiều điểm thẳng hàng, nhiều điểm không thẳng hàng.
Với hình vẽ trên kể từ trái sang phải vị trí các điểm như thế nào đôi với nhau?
Trên hình vẽ có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm A và C.
-Trong ba điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại?
Thế nào là ba điểm thẳng hàng 
+ Khi ba điểm A,B,C cùng thuộcmột đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng.(Hình 1)
Hình 1
+ Khi ba điểm A,B,C không cùng thuộc bất kỳ một đường thẳng nào ta nói chúng không thẳng hàng.(Hình 2)
Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
+ Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
+ Điểm A; B nằm cùng phía đối với điểm C
+ Điểm B; C nằm cùng phía đối với điểm A
Nhận xét: (SGK)
Chú ý: Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm thì ba điểm ấy thẳng hàng.
* Không có khái niệm nằm giữa khi ba điểm không thẳng hàng
3/. Củng cố Cho học sinh làm bài tập 11 trang 107 SGK 
Hoạt động nhóm bài 12 SGK
4/. Dăn dò: 
 	+ Học kỹ bài trong sách giáo khoa
	+ Làm bài tập 13;14 (SGK), 6-13 sách bài tập.
Tiết 3: 	đường thẳng đi qua hai điểm
 Ngày soạn: 22/9/2006 Ngày dạy:28/9/2006
I./ Mục tiêu:
Về kiến thức : 
* HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. Có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm.
Về kỹ năng.
* HS biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng cắt nhau, song song.
Thái độ :
* Tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình.
II/.Chuẩn bị của GV và HS: 
GV :Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS : Thước thẳng, bảng con, bút viết bảng.
III/. Tiến trình bàI dạy:
1/ Bài củ: 	
- Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng.
 	 - Cho điểm A. hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm A. Có thể vẽ được mấy đường thẳng đi qua điểm A ?. 
	- Cho thêm điểm B (khác A). Hãy vẽ đường thẳng đi qua A, B. 
2/ Bài mới:
GV? Em hãy mô tả cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
GV: Gọi hs lên bảng thực hiện vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B. 
GV? Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
*Bài tập: 
- Cho hai điểm M và N hãy vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó? Số đường thẳng vẽ được.
- Cho hai điểm P và Q hãy vẽ đường không thẳng đi qua hai điểm đó? Số đường không thẳng vẽ được.
GV? Có những cách nào để đặt tên cho đường thẳng mà em biết.
GV: Có thể thông báo cho hs các cách để đặt tên cho đường thẳng thông qua các hình vẽ sẳn ở bảng phụ.
GV: Cả lớp đọc ? trong sgk và suy nghĩ các cách còn lại để trả lời.
GV: Hướng dẫn hs giải quyết tình huống của bài tập này để đi đến khái niệm đường thẳng trùng nhau.
GV: Nhìn hình 18 sgk ta nói rằng hai đường thẳng AB và BC là trùng nhau. 
? Vậy hai đường thẳng được gọi là trùng nhau khi nào.
GV: Hai đường thẳng không trùng nhau được gọi như thế nào?
? Hãy vẽ hai đường thẳng phân biệt trong hai trường hợp. Tìm trong thực tế hình ảnh của hai đường thẳng cắt nhau, song song. 
GV? Hai đường thẳng sau có cắt nhau không. vì sao? 
Vẽ đường thẳng:
a, Cách vẽ đường thẳng:
- Xác định vị trí hai điểm A và B trên mặt phẳng.
- Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B.
- Dùng đầu chì vạch theo cạnh thước.
 b, Nhận xét: 
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
HS: vẽ hình vào bảng phụ và nhận xét:
 M N
Cách đặt tên đường thẳng, gọi tên đường thẳng.
Nêu các cách để đặt tên cho đường thẳng.
* Bảng phụ:
Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.
Hai đường thẳng a và b trùng nhau (có vô số điểm chung).
Chú ý: (Sgk)
Lấy ví dụ trong thực tế và vẽ hình.
Vì đường thẳng không bị giới hạn về hai phía nên nếu kéo dài ra mà chúng có điểm chung thì chúng cắt nhau. Vậy ta nói 2 đường thẳng a và b cắt nhau.
3 Củng cố	
*GV ? 	a, Tại sao hai điểm bất kì trên một mặt phẳng luôn thẳng hàng.
	b, Cho ba điểm và một thước thẳng. Làm thế nào để biết ba điểm đó có thẳng hàng hay không ?
	c, Tại sao hai đường thẳng có hai điểm chung phân biệt thì trùng nhau 
4/. Dăn dò: 
Học bài, làm các bài tập từ 15 - 21 trong Sgk.
Đọc kỹ bài thực hành trang 110.
Mỗi tổ chuẩn bị 3 cọc tiêu và 1 dây dọi để tiết tới thực hành ngoài trời.
Tiết 4: Thực hành trồng cây thẳng hàng
 Ngày soạn: 5/10/2006 Ngày dạy:09/10/2006
	I/. Mục tiêu: 
* Giúp HS biết cách trồng cây hoặc chôn các cọc thẳng hàng với nhau dựa trên khái niệm ba điểm thẳng hàng.
* Từ bài học hướng cho HS cách thức tư duy ứng dụng kiến thức sách vở vào cuộc sống, rèn luyện tính cẩn thận kỷ luật trong công việc.
II/.Chuẩn bị: 
*GV : Chuẩn bị 3 cọc tiêu, 1 dây dọi và búa đóng cọc.
*HS : Mỗi tổ thực hành chuẩn bị bị 3 cọc tiêu thẳng có sơn màu khác nhau và 1 dây dọi.
	III/. Tiến trình:
1/ Hoạt đông 1: Giáo viên thông báo nhiệm vụ 
	*Chôn các cọc rào thẳng hàng nằm giữa hai cộc mốc A và B.
	* Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A,B đã có ở lề đường.
	* Khi đã có dụng cụ trong tay chúng ta cần tiến hành như thế nào?
 	2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm: 
	* Cả lớp cùng đọc mục 3 trang 108 và quan sát kỷ hai tanh vẽ trong sgk
	* Cách làm:
	Bước 1: Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B
	Bước 2: Hs1 đứng ở vị trí gần điểm A; Học sinh 2 đứng ở vị trí điểm C (áng chừng nằm giữa A và B.
	Bước 3:Hs1 ngằm và ra hiệu cho học sinh 2 đặt cọc tiêu ở vị trí điểm C sao cho Học sinh 1 thấy cọc tiêu A hoàn toàn che khuất hai cọc tiêu ở vị trí B và C. Khi đó 3 điểm A,B,C thẳng hàng.
3/. Hoạt đông 3: Học sinh thực hành theo nhóm theo phân công của Giáo viên. Giáo viên theo giỏi hướng dẫn , uốn nắn cho học sinh thao tác.
4/.Đánh giá nhận xét, Dăn dò: 
 	+ Giáo viên nhận xét kết qảu thực hành của từng nhóm và toàn lớp về hiệu quả, thái độ, ý thức tham gia...
	+. Về nhà xem trước bài Tia
Tiết 5: 	 Tia
 Ngày soạn: 9/10/2006 Ngày dạy14/10/2006
	I/. Mục tiêu: 
* HS biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau.
* HS biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
* HS biết vẽ tia, biết viết tên và cách đọc tên của một tia.
* Biết phân loại hai tia chung gốc.
* phát biểu chính xác các mệnh đề toán học, rèn luyện khả năng vẽ hình, quan sát, nhận xét của HS.
	II/.Chuẩn bị: 
 *Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
III/. Tiến trình:
1/ Bài củ: 	H1: Cho hai điểm A,B hãy vẽ đường thẳng qua hai điểm A,B và gọi tên đường thẳng đó.
	2/ Bài mới:
GV? Vẽ hình lên bảng:
- Cho đường thẳng xy.
- Lấy một điểm O thuộc đường thẳng xy.
* GV dùng phấn màu tô phần đường thẳng Ox và giới thiệu “Hình gồm điểm O và phần đường thẳng này là một tia gốc O” gọi là tia Ox.
GV? Thế nào là một tia gốc O.
GV: Giới thiệu tên của hai tia Ox, tia Oy còn được gọi là nửa đường thẳng Ox, Oy. Tia Ox bị giới hạn ở điểm O, không bị giới hạn về phía x.
GV? Em hãy vẽ đường thẳng xx’. Lấy điểm B thuộc đường thẳng xx’. Viết tên hai tia gốc B.
GV? Em hãy quan sát hai tia Ox và Oy cho biết hai tia trên có đặc điểm gì.
GV: Vậy hai tia Ox, Oy ...  thành lúc 6 giờ.
- Trên hình có 3 góc: 
Vẽ góc
GV vẽ:
 x
 O
 y
- GV yêu cầu HS làm bài tập
a) Vẽ góc aOc, tia Ob nằm giữa tia Oa và Oc.
Hỏi trên hình có mấy góc, đọc tên.
b) Vẽ góc bẹt mOn, vẽ tia Ot, Ot’. Kể tên 1 số góc trên hình.
Để thực hiện rõ góc mà ta đang xét, người ta thường dùng các vòng cung nhỏ nối 2 cạnh của góc. Để dễ phân biệt các góc chung đỉnh, ta còn có thể dùng ký hiệu chỉ số.
VD
Điểm nằm trong góc
GV: ở góc, lấy điểm M (như hình vẽ) ta nói: điểm M là điểm nằm bên trong xOy. Vẽ tia OM. Hãy nhận xét trong 3 tia Ox, OM, Oy, tia nào nằm giữa 2 tia còn lại?
Vậy điểm M là điểm nằm trong xOy nếu tia OM nằm giữa 2 tia Ox và Oy. Khi đó ta còn nói tia OM là tia nằm trong góc xOy.
3/. Củng cố: - Câu hỏi củng cố:
- Nêu định nghĩa góc?
- Nêu định nghĩa góc bẹt?
- Có những cách nào đọc tên góc trong hình sau? 
 a
 M 
 O
 N
 b
HS làm bài tập 6 (75 SGK) (GV phát phiếu học tập cho HS)
Sau 4ph, thu và kiểm tra vài ba phiếu học tập.
4/. Dăn dò. * Học bài theo SGK
* Bài tập số 8, 9, 10 (75 SGK)
 số 7, 10 (53 SBT)
Tiết sau mang thước đo góc có ghi độ theo 2 chiều (cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ)
.
 Tiết 17: 	 Số Đo góc
 Ngày soạn: 23/12/2006 Ngày dạy: 25/12/2006
	I/. Mục tiêu: 
	* Kiến thức cơ bản:	- HS công nhận mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt là 1800.
- HS biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
* Khái niệm cơ bản:	- Biết đo góc bằng thước đo góc
- Biết so sánh 2 góc
* Thái độ:	Đo góc cẩn thận, chính xác
II/.Chuẩn bị:
	* GV: Thước đo góc to, thước thẳng, phiếu học tập.
* HS: Thước đo góc, thước thẳng
III/. Tiến trình: 	
1/ Bài củ:	HS1: Vẽ 1 góc và đặt tên. Chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc?
2) Vẽ 1 tia nằm giữa 2 cạnh của góc, đặt tên tia đó?
Hỏi trên hình vừa vẽ có mấy góc? Viết tên các góc đó?
2/ Bài mới:
GV: vẽ góc xOy
* Để xác định số đo của góc xOy ta đo góc xOy bằng một dụng cụ gọi là thước đo góc.
* Quan sát thước đo góc, cho biết nó có cấu tạo như thế nào?
* Đọc SGK cho cô biết đơn vị của số đo góc là gì?
GV vừa thao tác trên hình vừa nói 
* Cách đo góc xOy như sau:
- Đặt thước sao cho tâm thước trùng đỉnh O và 1 cạnh (chẳng hạn Ox) đi qua vạch O của thước.
- Cạnh kia (Oy) nằm trên nửa mặt phẳng chứa thước đi qua vạch 60. Ta nói góc xOy có số đo 600
- GV yêu cầu HS nêu lại cách đo góc xOy.
GV: cho các góc sau, hãy xác định số đo của mỗi góc.
 a
 I b 
 p S q 
Gọi 2HS khác lên bảng đo lại góc aIb và góc pSq.
* Sau khi đo cho biết mỗi góc có mấy số đo? Số đo góc bẹt là bao nhiêu độ?
Có nhận xét gì về số đo các góc so với 1800.
* Cho 3 góc sau, hãy xác định số đo của chúng.
Có:
O1 = 550
O2 = 900 => O1 < O2
O3 = 1350 và O2 < O3
Ta nói O1 < O2 < O3
Vậy để so sánh 2 góc ta căn cứ vào đâu?
=> 
GV: có
Vậy 2 góc bằng nhau khi nào?
Có:
=> O3 >O1
 O3 = 1350
 O1 = 550
Vậy trong 2 góc không bằng nhau, góc nào là góc lớn hơn?
ở hình trên ta có:
 O1 = 550 (<900); O2 = 900
 O3 = 1350 (900 < 1350 < 1800)
Ta nói: O1 là góc nhọn
 O2 là góc vuông
 O3 là góc tù
Vậy thế nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù? Cho ví dụ.
Đo góc.
- x
 O y
a) Dụng cụ đo: thước đo góc (thước đo độ).
- Là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau được ghi 0 đến 180.
- Ghi các số từ 0 – 180 theo 2 vùng cung chiều ngược nhau để thuận tiện cho việc đo.
- Tâm của nửa hình tròn là tâm của thước.
b) Đơn vị đo góc: là độ, đơn vị nhỏ hơn là phút, giây.
1 độ: ký hiệu 10; 1 phút ký hiệu là 1’; 1 giây ký hiệu: 1”
10 = 60’
1’ = 60”
VD: 35 độ 20 phút: 50020’
- HS thao tác đo góc xOy theo GV.
- 1HS nêu lại cách đo góc xOy
Cách đo: SGK
Số đo góc xOy bằng 600 ký hiệu 
xOy = 600
Hai HS lên bảng đo góc aOb và góc pSq.
 aIb = 600; pSq = 1800
Hai HS khác lên bảng đo lại.
Nhận xét:
- Mỗi góc có một số đo, số đo của góc bẹt là 1800.
- Số đo mỗi góc không vượt quá 1800
So sánh hai Góc
Gọi 1HS lên bảng đo:
 O1 O2 O3
O1 = 550 ; O2 = 900; O3 = 1350
Để so sánh 2 góc ta so sánh các số đo của chúng.
2) Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.
3) Trong hai góc không bằng nhau, góc nào có số đo lớn hơn thì góc đó lớn hơn. 
góc vuông, góc nhọn, góc tù 
* Góc vuông là góc có số đo bằng 900
(1v). VD: A = 900 đ A là gốc vuông.
* Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 900.
VD: xOy = 150 đ xOy là góc nhọn
* Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800.
900 xOy tù.
3/. Củng cố: -
Bài 1: a) ước lượng bằng mắt xem góc nào vuông, nhọn, tù, bẹt.
 O3
 O1 O2 O4 O5
Dùng góc vuông êke để kiểm tra lại kết quả.
b) Dùng thước đo góc kiểm tra lại.
Bài 2: Cho hình vẽ. Đo các góc có trong hình.
So sánh các góc đó.
 A B’
 I
B C A C’ 
Bài 3: Điền vào ô trống trong bảng sau để được hình vẽ và khẳng định đúng.
Loại góc
Góc vuông
Góc nhọn
Góc tù
Góc bẹt
Hình vẽ
Số đo
 a
 O
 b
00 < a < 900
GV và HS kiểm tra bài làm của vài nhóm
GV hỏi: - Nêu cách đo góc aOb?
 - Có kết luận gì về số đo của một góc
 - Muốn so sánh góc ta làm như thế nào
 - Có những loại góc nào?
4/. Dăn dò: 
* HS cần nắm vững cách đo góc
* Phân biệt góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
* Bài tập 12, 13, 15, 16, 17 (trang 80 SGK). Bài 14, 15 (trang 55 SBT)
 Tiết19: 	 Khi nào thì 
 Ngày soạn: 23/12/2006 Ngày dạy: 25/12/2006
	I/. Mục tiêu: 
	* Kiến thức cơ bản:	- HS nhận biết và hiểu khi nào thì xOy + yOz = xOz
- HS nắm vững và nhận biết các khái niệm: hai góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc kề bù.
* Củng cố, rèn kỹ năng sử dụng thước đo góc, kỹ năng tính góc, kỹ năng nhận biết các quan hệ giữa hai góc.
* Thái độ:	Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS
II/.Chuẩn bị:
	* GV: Thước thẳng, thước đo góc, phiếu học tập, bảng phụ, phấn màu
* HS: Thước thẳng, thước đo góc
III/. Tiến trình: 	
1/ Bài củ:	HS1: 1) Vẽ góc xOz
2) Vẽ tia Oy nằm giữa hai cạnh của góc xOz
3) Dùng thước đo góc, đo các góc có trong hình
4) So sánh với 
 Qua kết quả trên em rút ra nhận xét gì?
2/ Bài mới:
GV: qua kết quả đo được vừa thực hiện, em nào trả lời được câu hỏi trên?
Ngược lại nếu:
xOy + yOz = xOz
thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. GV đưa “nhận xét” (81 SGK) lên bảng; nhấn mạnh 2 chiều của nhận xét đó.
Với hình vẽ này ta có thể phát biểu nhận xét trên như thế nào? (có thể cho góc AOC và góc BOC tù).
Bài 2 (Bài tập 18 (SGK)
- GV đưa đầu bài lên bảng 
- áp dụng nhận xét trên giải BT 18 SGK (trang 82)
- Quan sát hình vẽ: áp dụng nhận xét tính BOC ? giải thích rõ cách tính.
- GV đưa bài giải mẫu lên bảng
* Giải:
Theo đầu bài: tia OA nằm giữa hai tia OB và OC nên:
BOC + BOA = AOC (nhận xét)
BOA = 450; AOC = 320
=> BOC = 450 + 320
=> BOC = 770
* Như vậy: nếu cho 3 tia chung góc trong đó có một tia nằm giữa hai tia còn lại, ta có mấy góc trong hình?
Chỉ cần đo mấy góc thì ta biết được số đo của cả ba góc.
Bài 3: (đưa đầu bài lên bảng)
Cho hình vẽ. Đẳng thức sau viết đúng hay sai? Vì sao?
 xOy + yOz = xOz 
 x
 M
 y O
 N
 z
Tại sao em biết tia Oy không nằm giữa 2 tia Ox và Oz?
* Quay lại hình: ta có xOy + yOz là 2 góc kề nhau. Vậy thế nào là hai góc kề nhau, chúng ta chuyển sang một số khái niệm mới.
1 Khi nào thì tổng số Đo hai góc xOy và Yozbằng số đo xoz 
 Nếu tia Oy nằm giữa tia Ox và Oz thì
xOy + yOz = xOz
2HS nhắc lại nhận xét
Bài 1: Cho hình vẽ
 A
 O B
 C
HS vẽ hình vào vở
HS: vì tia OB nằm giữa 2 tia OA và OC nên:
AOB + BOC = AOC
- 1HS đọc đề to, rõ.
- 1HS giải miệng
HS quan sát bài giải mẫu và ghi vào vở.
- Ta có 3 góc trong hình
- Chỉ cần đo 2 góc ta có thể biết được số đo của cả ba góc.
Đẳng thức viết sai.
Vì theo hình vẽ thì tia Oy không nằm giữa hai tia Ox và Oz nên không có đẳng thức xOy + yOz = xOz dược.
Lấy M ẻ Ox, N ẻ Oy. Nối MN, ta thấy tia Oy không cắt đoạn thẳng MN nên tia Oy không nằm giữa hai toa Ox và Oz.
Hoạt động 3
Các khái niệm hai Góc kề nhau, phụ nhau, 
bù nhau, kề bù (15 ph)
* GV yêu cầu HS tự đọc các khái niệm ở mục 2 SGK, tr 81 trong thời gian 3 phút.
Sau đó, GV đưa câu hỏi của các nhóm:
* 3 nhóm dãy 1
Thế nào là hai góc kề nhau? Vẽ hình minh hoạ, chỉ rõ hai góc kề nhau trên hình.
* 3 nhóm dãy 2: thế nào là 2 góc phụ nhau?
Tìm số đo của góc phụ với góc 300; 450?
* 3 nhóm dãy 3
- Thế nào là hai góc bù nhau?
- Cho A = 1050; B = 750
Hai góc A; B có bù nhau không? Vì sao?
* 3 nhóm dãy 4:
- Thế nào là hai góc kề bù? Hai góc kề bù có tổng số đo bằng bao nhiêu? Vẽ hình minh hoạ?
(GV in sẵn câu hỏi của từng nhóm trên giấy và phát cho nhóm trưởng để cả nhóm thảo luận, trả lời).
Giáo viên có thể đưa câu hỏi bổ sung cho cả lớp (xen kẽ nhóm trình bày):
1. Em hiểu thế nào là 2 góc kề nhau? Quay lại hình ban đầu: xOy + yOz có kề nhau không? Vì sao?
2. Muốn kiểm tra xem hai góc có phụ nhau hay không ta làm thế nào?
3. Hai góc bù nhau là hai góc thoả mãn điều kiện gì?
4. Hai góc A1 ; A2 kề bù khi nào?
HS tự đọc SGK để hiểu được các khái niệm: hai góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc kề bù.
Sau đó HS hoạt động nhóm, trao đổi và trả lời câu hỏi của nhóm mình được phân công.
Sau 3 phút thảo luận đại diện từng dãy lên trình bày ý kiến trả lời câu hỏi.
- HS cả lớp nhận xét và bổ sung.
1. HS: Hai góc kề nhau là 2 góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên 2 nửa mặt phẳng có bờ chứa cạnh chung.
Góc xOy và góc xOz ở hình ban đầu không kề nhau.
2. Muốn kiểm tra hai góc có phụ nhau hay không ta tìm tổng số đo 2 góc. Nếu tổng đó bằng 900 là 2 góc phụ nhau. Nếu tổng ạ 900 thì hai góc không phụ nhau.
3. Hai góc bù nhau phải thoả mãn điều kiện tổng số đo của 2 góc phải bằng 1800.
4. Hai góc A1 ; A2 kề bù nếu vừa kề nhau, vừa bù nhau. Chúng có 1 cạnh chung, hai cạnh còn lại là 2 tia đối nhau.
 y
 A C x O x’
B D
 Hình 1 Hình 2 Hình 3
* Cho 3HS trả lời
Bài tập 5 (phiếu học tập hoặc viết trên bảng phụ)
1. Điền tiếp vào dấu....
a) Nếu tia AE nằm giữa hai tia AF và AK thì
....+ ..... = .........
b) Hai góc.... có tổng số đo bằng 900
c) Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng...
2. Một bạn viết như sau đúng hay sai?
“Hai góc có tổng số đo bằng 1800 là hai góc kề bù” (S)
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà (3 ph)
1. Thuộc, hiểu
- Nhận xét: Khi nào th xOy + yOz = xOz và ngược lại 
Biết áp dụng vào bài tập
- Nhận biết được 2 góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc bề bù.
2. Làm các bài tập trong SGK: bài 20, 21, 22, 23 (trang 82, 83 SGK)
Bài 16, 18 (trang 55 SBT)
Hướng dẫn bài 23
- Trước hết tính NAP; sau đó tính PAQ
3. Đọc trước bài: vẽ góc cho biết số đo.
Tính chất giao hoán.
- 
Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
1
3/. Củng cố: -
4/. Dăn dò: - 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Hinh hoc 6(5).doc