Giúp HS:
- Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải biết tôn trọng kỉ luật.
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật .
- Có thói quen rèn luyện tính tôn trọng kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề
III./ TÀI LIỆU: sách giáo khoa, sách giáo viên, gương thực hiện kỉ luật tốt trong học sinh, quân đội, trong xã hội.
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1) Ổn định
2) Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy cho biết thế nào là lễ độ?
Tuần 6 Tiết 6 Bài 5 TÔN TRỌNG KỈ LUẬT I./ MỤC TIÊU: Giúp HS: Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải biết tôn trọng kỉ luật. Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật . Có thói quen rèn luyện tính tôn trọng kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề III./ TÀI LIỆU: sách giáo khoa, sách giáo viên, gương thực hiện kỉ luật tốt trong học sinh, quân đội, trong xã hội. IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1) Ổn định 2) Kiểm tra bài cũ: a) Em hãy cho biết thế nào là lễ độ? b) Tìm ca dao, tục ngữ nói tính lễ độ ? Tìm những hành vi thiếu lễ độ? 3) Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI GV: có thể đặt vấn đề: trong lớp học, nếu mọi người muốn làm gì thì làm thì lớp học ấy như thế nào? HS: trả lời GV: đấy chính là sự thiếu tôn trọng kỉ luật, vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì hôm nay chúng ta cùng tìm học bài học. Bài 5: “Tôn trọng kỉ luật” giáo viên ghi bảng. HĐ2./ PHÂN TÍCH NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC, CHỨNG TỎ BÁC HỒ TÔN TRỌNG KỈ LUẬT : GV: hướng dẫn HS đọc truyện HS: đọc diễn cảm GV: đặt câu hỏi 1) Qua truyện trên em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những qui định chung như thế nào? HS: Bác Hồ bỏ dép khi đi vào chùa, theo sự hướng dẫn của vị sư, Bác đến mõi gian thờ và thắp hương, qua ngã tư gặp đèn đỏ Bác bảo chú lái xe dừng lại, khi đèn xanh bậc lên mới đi, Bác nói phải gương mẫu tuân theo luật lệ giao thông. 2) Việc thực hiện đúng quy định chung nói lên đức tính gì của Bác Hồ ? HS: đó là đức tính tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ. GV: qua đó em hãy cho biết thế nào là tôn trọng kỉ luật? HS: trả lời nội dung a sách giáo khoa GV: nhận xét HS: ghi bài GV: Tại sao chúng ta phải tôn trọng kỉ luật ? HS: trả lời nội dung b sách giáo khoa GV: nhận xét HS: ghi tập GV: Ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật ? HS: trả lời phần c sách giáo khoa GV: nhận xét HS: ghi tập 1) Thế nào là tôn trọng kỉ luật ? Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những qui định chung của tập thể của tổ chức xã hội ở mọi nơi , mọi lúc. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp 2) Tại sao phải tôn trọng kỉ luật ? Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường, xã hội sẽ có nề nếp kỉ cương. 3) Ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật ? Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn bảo đảm lợi ích của bản thân. HĐ3./ THẢO LUẬN GV: chia nhóm và nêu câu hỏi thảo luận HS: thảo luận ( 3 phút ) 1) Hãy kể những hành vi của các bạn trong lớp học được xem là vô kỉ luật? 2) Em hiểu thế nào về khẩu hiện: “ Sống và làm việc theo Pháp luật”? 3) Cho biết tác hại của những HS không có tính kỉ luật? HS: đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. HS: bổ sung. GV: nhận xét. --> thảo luận --> thảo luận --> thảo luận HĐ4./ TỔ CHỨC CHO HS LUYỆN TẬP Bài tập a. Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện tính kỉ luật: Đi xe vượt đèn đỏ ¨ Đi học đúng giờ ¨ Đọc báo trong giờ học ¨ Đi xe đạp hàng ba, hàng tư ¨ Đá bóng dưới lòng đường ¨ Viết đơn xin phép nghỉ học 1 buổi ¨ Đi xe đạp đến cổng trường, xuống xe rồi dắt vào sân trường ¨ Bài tập b. Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? HĐ5./ DẶN DÒ Học bài Làm bài tập c Chuẩn bị bài 6 “ Biết ơn” Đọc truyện Trả lời gợi ý Xem trước nội dung bài học Chuẩn bị các bài tập sách giáo khoa.
Tài liệu đính kèm: