Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì ( 2 tiết )

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì ( 2 tiết )

Giúp HS:

- Những biểu hiện của siêng năng, kiên trì , ý nghĩa của của việc rèn luyện siêng năng, kiên trì .

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

- Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người HS tốt.

II./ PHƯƠNG PHÁP: Tìm hiểu thực tế, đàm thoại, diễn giải.

III./ TÀI LIỆU: Những truyện kể về tấm gương của các danh nhân trong và ngoài nước, tranh bài 1.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì ( 2 tiết )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 3
Bài 2 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
( 2 TIẾT )
I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Những biểu hiện của siêng năng, kiên trì , ý nghĩa của của việc rèn luyện siêng năng, kiên trì .
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người HS tốt.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Tìm hiểu thực tế, đàm thoại, diễn giải.
III./ TÀI LIỆU: Những truyện kể về tấm gương của các danh nhân trong và ngoài nước, tranh bài 1.
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1) ỔN ĐỊNH
2) KIỂM TRA BÀI CŨ:
Em hãy cho biết thế nào là siêng năng? Cho 1 ví dụ về tính siêng năng trong học tập?
3) BÀI MỚI
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC TIẾP THEO
GV: nêu tình huống: có một người nọ, ngày đêm đào núi, phá núi để làm con đường từ nhà thông ra đường lớn. Ta nói người đó có đức tính gì?
HS: đó là đức tính kiên trì.
GV: Vậy em hãy cho biết thế nào là kiên trì?
HS: trả lời
GV: nhận xét
HS: bổ sung
HS: ghi bài vào tập
GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của tính siêng năng, kiên trì trong cuộc sống?
HS: Trả lời
GV: nhận xét
HS: bổ sung
HS: ghi bài vào tập
GV: yêu cầu HS tìm 1 số câu ca dao tục ngữ nói tên tính siêng năng, kiên trì?
HS: Có công mài sắt có ngày nên kim;
 Kiến tha lâu đầy tổ
 Tay làm hàm nhai
 Siêng học thì hay 
 Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi
 Miệng nói tay làm
GV: cho HS ghi 1 câu tục ngữ vào tập
2/ Thế nào là kiên trì?
Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn gian khổ.
3/ Ý nghĩa của tính siêng năng, kiên trì trong cuộc sống?
Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
Tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
HĐ2./ TÌM BIỂU HIỆN TRÁI NGƯỢC VỚI SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
GV: Hướng dẫn HS tìm những biểu hiện trái ngược với siêng năng, kiên trì?
HS: tự tìm
Lười biếng, không ham thích lao động, nói mà không làm, thấy việc khó khăn thì đùng đẩy cho người khác làm, chỉ chọn những công việc nhẹ nhàng 
GV: yêu cầu HS tìm một số câu ca dao tục ngữ nói trái với siêng năng, kiên trì ?
HS: tự tìm
 Tay quay miệng trể
 Lười người không ưa
 Nói chín thì nên làm mười, nói mười làm chín kẻ cười, người chê.
HĐ3./ LUYỆN TẬP.
Làm bài tập c SGK/ 7
Yếu cầu: một HS khá giỏi kể, các HS khác chú ý nhận xét.
Làm bài tập d SGK/ 7
Yêu cầu HS sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói lên siêng năng, kiên trì 
GV: yêu cầu HS kể những tấm gương siêng năng, kiên trì ở địa phương em.
HĐ4./ DẶN DÒ
Về học thuộc bài và chuẩn bị:
Bài mới: “ Tiết kiệm” 
Tìm những mẫu truyện về tiết kiệm
Đọc truyện sách giáo khoa, trả lời phần gợi ý.
Tìm biểu hiện trái với tính tiết kiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc