Giáo án Địa lý 6 - Tiết 1 đến 33

Giáo án Địa lý 6 - Tiết 1 đến 33

Tiết 1. BÀI MỞ ĐẦU

 I. Mục têu bài học:

 - Sau bài học, học sinh cần.

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được nội dung chương trình địa lí lớp 6. Đồng thời nắm được phương pháp học bộ môn.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe giảng, chép bài, cách học và tiếp thu những kiến thức của bộ môn.

 II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

 - Quả địa cầu, bản đồ tự nhiên thế giới.

 - Tranh ảnh về trái đất.

 III. Tiến trình thực hiện bài học:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - Không kiểm tra.

 2. Bài mới:

 - Ở Tiểu học, các em đã được làm quen với kiến thức địa lí. Bắt đầu từ lớp 6, Địa lí sẽ là một môn học riêng trong nhà trường phổ thông.

 - Môn Địa lí giúp các em có những hiểu biết về Trái Đất - môi trường sống của chúng ta; biết và giải thích được vì sao trên bề mặt Trái Đất, mỗi miền đều có những phong cảnh, những đặc điểm tự nhiên riêng và ngay cả con người sinh sống ở các miền ấy cũng có những cách làm ăn, sinh hoạt riêng.

 

doc 95 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1371Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Tiết 1 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 
 Ngày giảng: 
 Tiết 1. BÀI MỞ ĐẦU
 I. Mục têu bài học:
 - Sau bài học, học sinh cần.
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được nội dung chương trình địa lí lớp 6. Đồng thời nắm được phương pháp học bộ môn.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe giảng, chép bài, cách học và tiếp thu những kiến thức của bộ môn.
 II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
 - Quả địa cầu, bản đồ tự nhiên thế giới.
 - Tranh ảnh về trái đất.
 III. Tiến trình thực hiện bài học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Không kiểm tra.
 2. Bài mới: 
 - Ở Tiểu học, các em đã được làm quen với kiến thức địa lí. Bắt đầu từ lớp 6, Địa lí sẽ là một môn học riêng trong nhà trường phổ thông.
 - Môn Địa lí giúp các em có những hiểu biết về Trái Đất - môi trường sống của chúng ta; biết và giải thích được vì sao trên bề mặt Trái Đất, mỗi miền đều có những phong cảnh, những đặc điểm tự nhiên riêng và ngay cả con người sinh sống ở các miền ấy cũng có những cách làm ăn, sinh hoạt riêng. 
 - Việc học tập Địa lí cũng sẽ giúp các em hiểu được thiên nhiên và cách thức sản xuất của con người ở địa phương, đất nước mình.Môn địa lí, gắn liền với thiên nhiên, với đất nước và đời sống của con người, nên việc học tập tốt môn Địa lí trong nhà trường sẽ giúp các em mở rộng những hiểu biết về các hiện tượng địa lí xẩy ra ở xung quanh. Thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước.
- GV: Môn địa lí 6 nghiên cứu những vấn đề gì
- GV: Cho học sinh nắm được nội dung phân phối chương trình địa 6
- GV:Trái Đất- môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước và những vận động của nó, đã sinh ra trên Trái Đất vô số những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những hiện tượng gì? để giải đáp được những câu hỏi đó, tìm trong nội dung của môn học Địa lí lớp 6.
? Vậy em có biết trái đất của chúng ta có hình dạng như thế nào, nó ở vị trí như thế nào rong vũ trụ..?
- GV: Hướng dẫn hs quan sát quả địa cầu.
? Tại sao lại có ngày và đêm, các mùa xuân, hạ, thu, đông?
- GV: Môn địa lý lớp 6 còn đề cập đến các thành phần tự nhiên nên Trái Đất- đó là đất đá, không khí, nước, sinh vật cùng những đặc điểm riêng của chúng.
- GV: Nội dung về bản đồ là một phần của chương trình môn học, giúp các em có những kiến thức ban đầu về bản đồ và phương pháp sử dụng chúng trong học tập và trong cuộc sống.
- GV: Môn Địa lí ở lớp 6 không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà còn chú ý đến việc hình thành và rèn luyện cho các em những kỹ năng về bản đồ; kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin; kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể v.v Đó là những kỹ năng cơ bản, rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu địa lí. Ngoài ra, chúng còn làm cho vốn hiểu biết của các em trong thời đại hiện nay thêm phong phú.
- GV: Sự vật và hiện tượng địa lí không phải lúc nào cũng xẩy ra trước mắt chúng ta.
? Muốn học tốt môn địa lí chúng ta cần có những biện pháp gì?
- HS: Học Địa lí, cần phải phải quan sát đối tượng địa lí trên tranh ảnh, hình vẽ và nhất là trên bản đồ. 
- GV: Kiến thức trong giáo trình Địa lí 6 này được trình bày cả hai kênh: kênh chữ và kênh hình. Do đó, các em phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình (hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ v.v) và kênh chữ để trả lời các câu hỏi hoàn thành các bài tập. Như vậy, các em không chỉ có kiến thức mà còn rèn luyện được kỹ năng địa lí, đặc biệt là kĩ  năng quan sát, phân tích và xử lý thông tin.
- GV: Để học tốt môn Địa lí, các em còn phải biết liên hệ những điều đã học với thức tế, quan sát những hiện tượng địa lí xẩy ra ở xung quanh mình để tìm cách giải thích chúng.
1. Nội dung của môn địa lí 6
- Chương trình địa lí lớp 6 gồm 1tiết/tuần. Cả năm có 35 tuần. Nội dung gồm hai chương. 
* Chương: I. TRÁI ĐẤT.
- Trái Đất - môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước và những vận động của nó.
* Chương: II.CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
- Môn địa lý lớp 6 còn đề cập đến các thành phần tự nhiên nên Trái Đất- đó là đất đá, không khí, nước, sinh vật 
- Nội dung về bản đồ là một phần của chương trình môn học, giúp các em có những kiến thức ban đầu về bản đồ và phương pháp sử dụng chúng trong học tập và trong cuộc sống.
2. Cần học môn địa lí như thế nào?
- Học Địa lí, phải quan sát các đối tượng địa lí trên tranh ảnh, hình vẽ và nhất là trên bản đồ.
- Các em phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình và kênh chữ để trả lời các câu hỏi hoàn thành các bài tập. Ngoài kiến thức các em còn rèn luyện được kỹ năng địa lí, đặc biệt là kĩ  năng quan sát, phân tích và xử lý thông tin.
- Để học tốt môn Địa lí, các em còn phải biết liên hệ những điều đã học với thức tế, quan sát những hiện tượng địa lí xẩy ra ở xung quanh mình để tìm cách giải thích chúng.
 IV. Đánh giá:
 ? Môn địa lí lớp 6 giúp các em hhiểu biết được nhưng vấn đề gì?
 ? Để học tốt môn địa lí lớp 6, các em cần học như thế nào?
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
 - Học trả lời bài theo câu hỏi SGK. 
 - Chuẩn bị bài mới “ Vị trí hình dạng và kích thước trái đất”
 Ngày soạn: Ngày giảng:.
 Chương I. TRÁI ĐẤT
 Tiết 2. VỊ TRÍ HÌNH DẠNG KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT.
 I. Mục tiêu bài học:
 - Sau bài học, học sinh cần.
 1. Kiến thức:
 - Nắm được hệ mặt trời gồm: Mặt trời và 9 hành tinh, vị trí của trái đất trong hệ mặt trời.
 - Hiểu rõ và trình bày được hình dạng kích thước của trái đất, khái niệm về kinh tuyến, vĩ tuyến. Trong đó có kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, ý nghĩa của hệ thống kinh vĩ tuyến.
 2. Kĩ năng:
 - Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến đông kinh tuyến tây, vĩ tuyến bắc vĩ tuyến nam.
 II. các phương tiện dạy học cần thiết:
 - Mô hình quả địa cầu.
 - Tranh Hệ mặt trời và mạng lưới kinh vĩ tuyến.
 - Tranh ảnh về trái đất, các mẩu chuyện về trái đất.
 III. Tiến trình thực hiện bài học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu khái quát nội dung chương trình và phương pháp học môn địa lí lớp 6?
 - Trái Đất- môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thích và những vận động của nó, đã sinh ra trên Trái Đất vô số những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. 
 - Môn địa lý lớp 6 còn đề cập đến các thành phần tự nhiên nên Trái Đất- đó là đất đá, không khí, nước, sinh vật cùng những đặc điểm riêng của chúng. 
 - Nội dung về bản đồ là một phần của chương trình môn học, giúp các em có những kiến thức ban đầu về bản đồ và phương pháp sử dụng chúng trong học tập và trong cuộc sống.
 - Môn Địa lí ở lớp 6 không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà còn chú ý đến việc hình thành và rèn luyện cho các em những kỹ năng về bản đồ; kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin; kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể v.v
 - Cần học môn địa lí như thế nào?
 - Sự vật và hiện tượng địa lí không phải lúc nào cũng xẩy ra trước mắt chúng ta. Vì vậy, học Địa lí, nhiều khi phải quan sát chúng trên tranh ảnh, hình vẽ và nhất là trên bản đồ.
 - Kiến thức trong giáo trình điện tử Địa lí 6 này được trình bày cả hai kênh: kênh chữ và kênh hình. Do đó, các em phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình và kênh chữ để trả lời các câu hỏi hoàn thành các bài tập. Để học tốt môn Địa lí, các em còn phải biết liên hệ những điều đã học với thức tế, quan sát những hiện tượng địa lí xẩy ra ở xung quanh mình để tìm cách giải thích chung.
2. Bài mới:
 - Trong vũ trụ bao la, Trái Đất của chúng ta rất nhỏ nhưng nó là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Từ xưa đến nay con người luôn tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất (như vị trí, hình dạng, kích thước).
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H 1 SGK.
TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI
? Quan sát H 1 kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời, cho biết trái đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời. Hãy xác định trên tranh treo tường?
- HS: Học sinh trình bày trên tranh treo tường. Trái Đất là một trong chín hành tinh quay xung quanh một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng. Đó là Mặt Trời. Trái đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần mặt trời Là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương.
- GV: Mặt Trời cùng các hành tinh quay xung quanh nó gọi là hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời tuy rộng lớn, nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong một hệ lớn hơn là hệ Ngân Hà.
- GV: Các hành tinh cũng không tự phát ra ánh sáng, mà chỉ phản xạ ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào. Ngoài 9 hành tinh trên trong hệ Mặt trời còn có hàng nghìn tiểu hành tinh (quay xung quanh Mặt trời ở khoảng giữa Hoả tinh và Mộc tinh), các sao chổi (cũng là những hành tinh có quỹ đạo hình elíp rất dẹt).
- GV: Hướng dẫn hs quan sát quả địa cầu (Quả Địa cầu là mô hình của Trái Đất, biểu hiện hình dáng thực tế của Trái Đất được thu nhỏ lại).
? Hãy mô tả lại hình dạng quả địa cầu mà em vừa quan sát?
- HS: Trái Đất có dạng hình cầu, dẹt ở hai đầu phình to ở giữa.
- GV: Hãy quan sát trên H 2 SGK.
? Cho biết độ dài bán kính, độ dài của đường xích đạo từ đó rút ra nhận xét về kích thước của trái đất và xác định trên tranh treo tường?
- HS: Độ dài bán kính là 6370km. Độ dài đường xích đạo là 40076km. Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn.
- GV: H ướng dẫn hs quan sát H 3 SGK.
? Hãy cho biết các đường nối hai điểm cực là những đường gì. Chỉ trên tranh vẽ?
- HS: Chỉ trên tranh vẽ. Các đường nối cực bắc với cực nam đó là những đường kinh tuyến.
? Những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến là những đường gì. Chỉ trên qua địa cầu?
- HS: Các vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến là những đường vĩ tuyến.
- GV: Hướng dẫn hs đọc “ Nếu mỗi đường kinh tuyến .. làm gốc và ghi 0o”
? Nếu cách một độ ta vẽ một đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì trên bề mặt trái đất có bao nhiêu đường kinh tuyến và bao nhiêu đường vĩ tuyến?
- HS: Có 360 đường kinh tuyến và 181 đường vĩ tuyến.
- GV: Người ta chọn một đường kinh tuyến và một đường vĩ tuyến làm gốc và đánh dấu 0o
? Hãy xác định các đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc trên quả địa cầu và rút ra nhận xét về vị trí?
- HS: Xác định trên quả địa cầu
 + Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grim-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn.
 + Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo. 
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H3 SGK.
? Đường kinh tuyến đối diện với đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến bao nhiêu độ. Đường kinh tuyến này có ý nghĩa như thế nào?
- HS: Đường kinh tuyến đối diện với đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 180o vai trò tạo thành vòng tròn chia đôi trái đất thành nửa cầu đông và nửa cầ ... o lên hướng tây bắc.
- Guyan: Chảy từ bắc xích đạo lên vĩ độ 30oB.
- Gơnxtrim: Chảy từ chí tuyến bắc lên bắc và đông Âu
- Lạnh
- Cabiperinia: Từ 40oB về xích đạo.
- Ôriasiô: Bắc Băng Dương về môi trường ôn đới.
- Labrađo: Ở phía bắc chảy về vĩ độ 40oB.
- Canari: 40oB – 30oB
? Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu nam trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương? 
Hải lưu
Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
- Nóng
- Đông Úc: Chảy từ xích đạo về hướng đông nam.
- Braxin: Chảy từ xích đạo xuống phía nam.
- Lạnh
- Pêru: Chảy từ phía nam (60oN) lên xích đạo
- Benghila: Chảy từ phía nam lên xích đạo.
? Rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trong các đại dương thế giới?
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H65 SGK.
? So sánh nhiệt độ của các địa điểm A,B,C,D cùng nằm trên vĩ độ 60oB?
- HS: Các địa điểm A,B có nhiệt độ thấp -19o và -8oC địa điểm C,D có nhiệt độ cao 2o và 3oC.
? Tại sao cùng nằm trên một vĩ độ lại có sự trênh lệch về nhiệt độ như vậy?
- HS: Địa điểm A,B nằm trên dòng biển lạnh.
 C,D nằn trên dòng biển nóng.
? Nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu của những vùng ven biển mà chúng đi qua?
1. Bài tập 1.
- Hầu hết các dòng biển nóng đều xuất phát từ vùng vĩ độ thấp (Khí hậu nhiệt đới) lên những vùng vĩ độ cao (Khí hậu ôn đới).
- Các dòng biển lạnh ở hai bán cầu xuất phát từ vùng vĩ độ cao (Vùng cực) Chảy về vùng vĩ độ thấp (Khí hậu ôn đới và nhiệt đới)
2. bài tập 2.
- Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ và lượng mưa các vùng ven biển cao hơn các vùng cùng vĩ độ.
- Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ và lượng mưa thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.
IV. Đánh giá:
? Nắm vững các qui luật vận động của các dòng biển, các dòng biển có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế?
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Chuẩn bị trước bài 26 "Đất, các nhân tố hình thành đất".
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 32. ĐẤT, CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức: 
- Biết được các khái niệm về đất hay thổ nhưỡng.
- Biết được các thành phần của đất, cũng như các nhân tố hình thành đất.
- Hiểu được tầm quan trọng của độ phì của đất và ý thức, vai trò của con người trong việc làm tăng hay giảm độ phì của đất.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào tranh ảnh, bản đồ để xác định được màu sắc, độ dày của các tầng đất, các khu vực phân bố đất chính ở Việt Nam.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Tranh ảnh về một số mẫu đất. 
- Bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong quá trình giảng bài mới.
2. Bài mới:
- Ngoài các hoang mạc cát và núi đá trơ trụi, trên bề mặt các lục địa có một lớp vật chất mỏng vụn bở bao phủ, đó là lớp đất hay thổ nhưỡng. Do được sinh ra do các sản phẩm phong hoá của các lớp đá trên bề mặt Trái Đất, nên các loại đất đều có các đặc điểm riêng. Điểm mấu chốt để phân biệt giữa đất và đá là độ phì của đất, độ phì của đất càng cao sự sinh trưởng và phát triển của thực vật càng thuận lợi.
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà nêu khái niệm của đất (thổ nhưỡng)?
- GV: Thổ nhưỡng là đất mềm xốp.
? Phân biẹt khái niệm đất trồng trong nông nghiệp và đất (thổ nhưỡng) trong khái niệm địa lí?
- HS: Đất trồng trong nông nghiệp chỉ là lớp đất trên mặt.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu đất H66 SGK.
? Nhận xét màu sắc độ dày của các tầng đất khác nhau?
- HS: Tầng A mỏng có mầu xám, tầng B dày, có mầu vàng đỏ.
? Tầng A có giá trị gì trong sản xuất nông nghiệp?
- HS: Tầng A có vai trò rất lớn trong sinh trưởng và phát triển của thực vật.
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà và bằng hiểu biết thực tế hãy cho biệt đất có những thành phần nào?
- HS: Khoáng chất, chất hữu cơ, nước, không khí ...
? Bằng kiến thức đã học cho biết khoáng chất có tỉ lệ như thế nào trong đất, nguồn gốc của chất khoáng trong đất?
? Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ như thế nào, nguồn gốc?
? Nêu vai trò của thành phần hữu cơ trong đất
- HS: Giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi.
- GV: Đặc điểm của đất chính là độ phì.
? Vậy độ phì là gì có vai trò như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật?
- HS: Độ phì là tính chất tốt hay xấu của đất, đất tốt thuận lợi cho sự sinh trong và phát triển của thực vật.
- GV: Độ phì cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện ... nhưng quan trọng nhất là tác động của con người.
? Trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì của đất mà em biết?
- HS: Bón phân, thau chua, rửa mặn, chống xói nòm đất ...
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung từ đầu mục 3.
- HS: Đọc nội dung bài ...
? Đất được hình thành do những nhân tố nào?
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc phần còn lại
THẨO LUẬN NHÓM
? Các nhân tố đó hình thành đất như thế nào?
- HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm...
+ Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất.
+ Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.
+ Khí hậu: Là điều kiện để phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
+ Ngoài ra còn có nhân tố địa hình và thời gian hình thành đất.
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa.
- Lớp vật chất mỏng, vụn, bở bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng.
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng.
* Thành phần:
- Khoáng chất chiếm trọng lượng lớn trông đất, có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hoá đấ gốc. 
- Thành phần hữu cơ chiểm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu nằm ở tầng trên cùng có nguồn gốc từ xác động thực vật bị phân huỷ.
- Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất của đất.
3. Các nhân tố hình thành đất.
- Các nhân tố quan trọng hình thnàh đất là do đá mẹ, sinh vật, khí hậu và địa hình.
 IV. Đánh giá:
? Đất là gì? Nêu các thành phần của đất?
? Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp đất?
? Con người có vai trò như thế nào trong việc tăng hay giảm độ phì của đất?
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài 27 "Lớp vỏ sinh vật"
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 33. LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Biết được khái niện lớp vỏ sinh vật.
- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất.
- Trình bày những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực động vật và thấy được sự cần thiết phải bảo vệ thực động trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích, trình bày, quan sát nhận xét tranh ảnh về các loài thực động vật ở các miền khí hậu khác nhau trên Trái Đất và rút ra kết luận.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Tranh ảnh về các loài thực động vật ở các miền khí hậu khác nhau và các cảnh quan trên thế giới.
- Tranh ảnh về các hoạt động của con người có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài thực động vật.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu khái niệm về đất, thành phần của đất, các nhân tố hình thành đất? 
- Lớp vật chất mỏng vụn, bở bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng.
- Thành phần: Gồm hai thành phần chính đó là chất khoáng và chất hữu cơ ngoài ra còn có nước và không khí.
- Các nhân tố hình thành đất gồm: Đá mẹ, sinh vật và khí hậu
+ Đá mẹ hình thành nên thành phần khoáng trong đất.
+ Sinh vật hình thành nên thành phần hữu cơ trong đất.
+ Khí hậu thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình phân giải chất khoáng hay chất hữu cơ trong đất.
2. Bài mới: 
- Các sinh vật sống khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, chúng phân bố thành các miền thực vật khác nhau, tuỳ thuộc vào các điều kiện của môi trường. Trong sự phân bố đó con người là nhân tố tác động quan trọng nhất.
- GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 1 SGK.
? Thế nào là lớp vỏ sinh vật?
? Sinh vật xuất hiện trên Trái Đất từ bao giờ?
- HS: 300 triệu năm trước đây.
? Hiện nay sinh vật có ở những đâu trên Trái Đất?
- HS: Giới hạn từ tầng ôzôn đến độ sâu 4500m trong lòng đất.
THẢO LUẬN NHÓM
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H67,68,69,70.
? Miêu tả thảm thực vật trong các ảnh chụp, tại sao thảm thực vật có sự khác nhau trong từng bức ảnh?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
+ H67: Thực vật phát triển rậm rạp, nhiều tầng.
+ H68: Thực vật cằn cỗi, hầu như không có.
+ H69: Thực vật là những đám cỏ hoặc rêu.
+ H70: Đồng cỏ xen lẫn với những cây to.
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc ngoài khí hậu ... hết mục a.
? Ngoài yếu tố khí hậu còn yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật?
- HS: Địa hình, đất đai ...
? Quan sát H69, 70 SGK cho biết tên một số loài động vật ở mỗi miền? Vì sao động vật ở mỗi miền lại khác nhau?
- HS: Đài nguyên lạnh, đồng cỏ nhiệt đới nóng.
- GV: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn vì chúng có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
? Động vật còn thíc nghi với khí hậu bằng những hình thức nào khác?
- HS: Ngủ đông hoặc di cư để tránh rét, tránh nóng ...
? Kể một số loài động vật ngủ đông, di cư mà em biết?
- HS: Chim én, Gấu ....
? Bằng hiểu biết thực tế hãy nêu một số ví dụ về mối quan hệ đó?
- HS: Trâu, bò ăn cỏ, Hổ báo ăn thịt Trâu, bò ....
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục 3
? Con người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố thực động vật?
- HS: Con người có thể đem thực động vật từ nơi này đến nơi khác hoặc thu hẹp nơi sinh sống của chúng làm cho chúng phải di cư từ nơi này đến nơi khác....
? Cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên? 
- HS: Bảo vệ rừng, không săn bắn.....
1. Lớp vỏ sinh vật.
- Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành một lớp liên tục tạo thành lớp vỏ sinh vật (sinh vật quyển).
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật.
a. Đối với thực vật.
- Thực vật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, đất đai.
b. Động vật.
- Khí hậu có sự ảnh hưởng đến sự phân bố động vật nhưng ít hơn só với động vật.
c. Mối quan hệ giữa thực vật và động vật.
- Thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực động vật.
- Con người có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến phân bố của các loài thực động vật.
IV. Đánh giá:
? Nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố các loài thực động vật trên Trái Đất?
? Tại sao nói sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Xem lại nội dung chương trình đã học từ bài 15 "Các mỏ khoáng sản", giờ sau ôn tập học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dia ly 6.doc