Tiết 24 Ngày soạn:8 /1/10
Ngày dạy: 20 /1/10
KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT
A. Mục tiêu: HS cần:
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, nhận biết chúng thuộc đới và kiểu khí hậu nào.
- Biết đọc, phân tích ảnh địa lí, mô tả các cảnh quan chính trên Trái Đất.
- Phân tích mối quan hệ mang tính quy luật giữa các yếu tố địa lí tự nhiên để giải thích các hiện tượng địa lí xảy ra trên Trái Đất.
B. Chuẩn bị: + Sơ đồ các đới khí hậu, các vành đai gió trên Trái Đất
+ Bản đồ thế giới (phần nửa cầu đông, nửa cầu tây)
C. Tiến trình lên lớp
* Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ:
? Nội lực là gì ? Nêu những biểu hiện về tác động của nội lực.
? Ngoại lực là gì ? Nêu những biểu hiện về tác động của ngoại lực.
* Giới thiệu bài: phần Mở đầu bài học
* Dạy bài mới
(Bài do tôi soạn) Tiết 24 Ngày soạn:8 /1/10 Ngày dạy: 20 /1/10 Khí hậu và cảnh quan trên trái đất A. Mục tiêu: HS cần: - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, nhận biết chúng thuộc đới và kiểu khí hậu nào. - Biết đọc, phân tích ảnh địa lí, mô tả các cảnh quan chính trên Trái Đất. - Phân tích mối quan hệ mang tính quy luật giữa các yếu tố địa lí tự nhiên để giải thích các hiện tượng địa lí xảy ra trên Trái Đất. B. Chuẩn bị: + Sơ đồ các đới khí hậu, các vành đai gió trên Trái Đất + Bản đồ thế giới (phần nửa cầu đông, nửa cầu tây) C. Tiến trình lên lớp * ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: ? Nội lực là gì ? Nêu những biểu hiện về tác động của nội lực. ? Ngoại lực là gì ? Nêu những biểu hiện về tác động của ngoại lực. * Giới thiệu bài: phần Mở đầu bài học * Dạy bài mới 1. Khí hậu trên Trái Đất - GV treo lược đồ các đới khí hậu ? Xác định tên, phạm vi và nêu đặc điểm của các đới khí hậu trên TĐ. ? Quan sát H 20.1, cho biết mỗi châu lục có những đới khí hậu nào ? Vì sao mỗi châu lục có các đới, các kiểu khí hậu khác nhau như vậy ? (do vị trí, hình dạng, kích thước khác nhau) - Gv cho HS xác định vị trí thủ đô Oen-lin-tơn của Niu Di-lân ? Giải thích vì sao thủ đô Oen-lin-tơn lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ ? (mùa ở hai nửa cầu trái ngược nhau) - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm phân tích 1 biểu đồ (5 phút) Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, sửa. ? GV treo sơ đồ các loại gió ? Nêu tên và giải thích sự hình thành các loại gió chính trên Trái Đất. ? Dựa vào H 20.1, 20.3 và kiến thức đã học, giải thích sự xuất hiện của xa mạc Xa-ha-ra. (do vị trí, kích thức, dòng biển lạnh, gió mậu dịch ĐB từ lục địa á- Âu thổi tới) - GV tiểu kết - Ba đới khí hậu: + Nhiệt đới: giữa hai đường chí tuyến, nóng quanh năm + Ôn đới: từ chí tuyến đến vòng cực ở hai nửa cầu, nhiệt độ trung bình. + Hàn đới: từ vòng cực đến cực, lạnh giá quanh năm. - Các loại gió chính + Gió Mậu dịch: 30 - 350 B và N thổi về xích đạo. + Gió Tây ôn đới: 30 - 350 B và N thổi về 600 B và N + Gió đông cực: 900 B và N thổi về 600 B và N 2. Các cảnh quan trên Trái Đất - GV chia mỗi nhóm mô tả và phân tích, nhận diện 1 cảnh quan trong H 20.4 Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, sửa. GV nhận xét, bổ sung. ? Nhận xét mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan tự nhiên. - GV cho HS vẽ sơ đồ, điền nội dung vào sơ đồ. ? Dựa vào sơ đồ, hãy trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên. - Mỗi đới, mỗi kiểu khí hậu có 1 cảnh quan tương ứng. - Các thành phần của cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ tác động qua lại rất mật thiết. Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác, dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan TN. D. Đánh giá - Tổ chức HS làm bài tập 1 (SGK) E. Hoạt động nối tiếp - Hướng dẫn làm bài tập 2 (SGK) - HS học bài, làm bài tập trong SGK và vở bài tập - Chuẩn bị tiết 25: Con người và môi trường địa lí Yêu cầu: đọc kênh chữ, kênh hình, nghiên cứu trả lời các câu hỏi trong bài. * Ghi chú, rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 25 Ngày soạn:12 /1/ 10 Ngày dạy:25 / 1/ 10 Con người và môi trường địa lí A. Mục tiêu: HS cần - Thấy được con người đã khai thác triệt để tự nhiên để tiến hành các hoạt động SXNN, CN,... phục vụ cho nhu cầu của con người. Các hoạt động kinh tế rất đa dạng. Sự phân bố SXNN chịu sự chi phối trước hết vào khí hậu. - Các hoạt động SX của con người đã tác động làm thiên nhiên thay đổi mạnh mẽ. - Phân tích tranh ảnh, lược đồ, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí. B. Tiến trình lên lớp * ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất. Nêu phạm vi và đặc điểm của từng đới. ? Nêu mối quan hệ giữa các thành phần của cảnh quan tự nhiên. Cho ví dụ cụ thể. * Giới thiệu bài: phần mở đầu bài học * Tổ chức tổng kết 1. Hoạt động nông nghiệp với môi trường địa lí - GV giới thiệu H 21.1 ? Em hãy quan sát, mô tả cảnh trong các bức ảnh. HS mô tả. GV nhận xét, mô tả lại (nếu cần) ? Qua các bức ảnh, em hãy cho biết trong SXNN có những hoạt động nào ? ? Dựa vào các bức ảnh kết hợp với kiến thức đã học, em hãy kể ra các hình thức tổ chức SXNN. - GV tổ chức HS thảo luận nhóm: Tìm điều kiện tự nhiên cần thiết để phát triển các loại vật nuôi, cây trồng trong các bức ảnh trên. Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, đưa đáp án: a. đồng bằng, khí hậu ôn đới b. KH xích đạo, nhiệt đới gió mùa c. KH nhiệt đới, cận nhiệt đới gió mùa d. KH nhiệt đới, cận nhiệt đới gió mùa (có nguồn nhiệt ẩm phong phú) ? Qua tìm hiểu ở trên, cho biết hoạt động NN của con người trên Trái Đất chịu sự chi phối của yếu tố nào ? ? Con người đã có những biện pháp gì để chủ động trong SX ? ? Hoạt động NN của con người đã làm ảnh hưởng ntn đến cảnh quan tự nhiên ? - GV tiểu kết, chuyển ý - Hoạt động nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi với nhiều hình thức khác nhau. - SXNN chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, nhất là khí hậu. - Hoạt động nông nghiệp đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan tự nhiên. 2. Hoạt động công nghiệp với môi trường địa lí ? Trong cuộc sống hằng ngày, em cần sử dụng những dụng cụ, sản phẩm gì do hoạt động công nghiệp tạo ra ? - Để biết hoạt động CN diễn ra ntn, em hãy quan sát và mô tả các ảnh H 21.2, 21.3 và lược đồ H 21.4. GV cho HS mô tả từng hình. ? Để tiến hành hoạt động CN, con người đã có tác động gì đến môi trường tự nhiên ? - Tổ chức thảo luận nhóm: Làm thế nào để hoạt động nông nghiệp, công nghiệp vừa phục vụ nhu cầu của con người, vừa bảo vệ được môi trường địa lí ? Nêu những việc làm cụ thể . Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, kết luận. - Khai thác, chế biến nguyên vật liệu trong tự nhiên diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp toàn thế giới. - Làm biến đổi cảnh quan, môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên (cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường,...) C. Đánh giá: Câu hỏi ? ở địa phương em có những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp nào ? Tác động của những hoạt động đó đối với môi trường tự nhiên ra sao ? Nêu các gải pháp cần thiết nhằm tạo ra sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương. D. Hoạt động nối tiếp - HS học bài, làm bài tập - Chuẩn bị tiết 26: Việt Nam - đất nước, con người. * Ghi chú, rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: