Giáo án Địa lí 7 (cả năm)

Giáo án Địa lí 7 (cả năm)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Sau bài học, HS cần có hiểu biết cơ bản về

- Dân số và tháp tuổi

- Dân số là nguồn lao động của một địa phương.

- Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số.

- Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.

2. Kĩ năng

- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số.

- Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.

II. Phương tiện dạy – học

1. Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi (nếu có)

2. Biểu đồ dân số thế giới từ đầu công nguyên và dự báo đến năm 2050.

 

doc 220 trang Người đăng thu10 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 7 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
PHẦN I: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
Bài 1: DÂN SỐ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau bài học, HS cần có hiểu biết cơ bản về
- Dân số và tháp tuổi
- Dân số là nguồn lao động của một địa phương.
- Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số.
- Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.
2. Kĩ năng
- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số.
- Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
II. Phương tiện dạy – học
1. Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi (nếu có)
2. Biểu đồ dân số thế giới từ đầu công nguyên và dự báo đến năm 2050.
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định trật tự
2. Bài mới
Số lượng dân số thế giới không ngừng tăng lên. Dự báo đến năm 2050 dân số thế giới đạt 8,9 tỉ người. Vân đề dân số trở thành vấn đề toàn cầu của xã hội. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vấn đề này.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Thảo luận cặp
CH: + Làm thế nào để biết được số dân của một địa phương hoặc một nước?
+ Trong điều tra dân số người ta tìm hiểu những điều gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét 
CH: Nêu khái niệm “dân số” là gì?
GV giới thiệu tháp tuổi: Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi.
- Tháp tuổi thể hiện cụ thể dân số qua giới tính và độ tuổi.
- Tháp tuổi cho biết độ tuổi
- Màu sắc: thể hiện số nam và nữ trong từng độ tuổi.
CH: Quan sát H 1.1, em hãy cho biết (thảo luận cặp)
- Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp tuổi có bao nhiêu bé trai? Bé gái?
- Hình dạng của tháp tuổi khác nhau ntn?
- Tháp tuổi có hình dạng ntn thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?
Gợi ý: Màu xanh nước biển ở tháp nào nhiều hơn?( tháp tuổi 2 nhiều hơn ở tháp 1)
- HS thảo luận cặp
- GV kết luận: tháp tuổi có hình dạng thân rộng, đáy hẹp có số người trong độ tuổi lao động cao.
CH: Qua việc đọc và nhận xét tháp tuổi, em hãy cho biết tháp tuổi cho chúng ta biết điều gì?
- HS trả lời
GV chốt
1. Dân số, nguồn lao động.
- Dân số: tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm cụ thể.
VD: Dân số Việt Nam năm 2003 là 80,7 triệu người.
- Tháp tuổi là biểu hiện cụ thể về dân số của một địa phương.
- Hình dáng tháp tuổi cho biết kết câu dân số trẻ (Tháp 1) hay kết cấu dân số già (Tháp 2)
- Tháp tuổi cho biết:
+ Độ tuổi của dân số
+ Số người dưới tuổi lao động, trong tuổi lao động, trên tuổi lao động.
+ Tháp tuổi cho biết nguồn lao động của một địa phương.
Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Cho HS đọc các thuật ngữ (T188)
- Tỉ lệ sinh:
- Tỉ lệ tử:
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
GV: Dùng các biểu đồ Hình 1.3 và Hình 1.4, Gọi HS xác định
- Đường xanh: Tỉ lệ sinh
- Đưởng đỏ: Tỉ lệ tử
- Phần tô hồng (khoảng cách giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử) là tỉ lệ gia tăng dân số.
CH: Đối chiếu khoảng cách giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử ở các năm 1950 đến 2000?
CH: Quan sát Hình 1.2, nhận xét sự gia tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX.
Gợi ý: 
+ Dân số thế giời bắt đầu tăng nhanh vào năm nào? tăng vọt vào năm nào? (chú ý độ dốc đứng của đường thẳng )
+ Nhận xét về khoảng cách để tăng thêm tỉ người.
CH: Tại sao trong những năm đầu TK XIX và cuối TK XX dân số thế giới tăng nhanh?
GV nói: Trong những năm này, kinh tế xã hội phát triển đặc biệt là lĩnh vực y học như thuốc kháng sinh và chất dinh dưỡng, thuốc tiêu chảy và vacxin ở các nước có tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử cao.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX.
- Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào tỉ sinh và tỉ lệ tử trong một năm.
- Những năm đầu Công nguyên dân số thế giới tăng chậm.
- Hai thế kỉ gần đây, dân số thế giới tăng nhanh (từ 1,5 lên 6 tỉ người)
Hoạt động 3: Cá nhân
CH: Quan sát H 1.3 và H 1.4 và cho biết:
Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?
Gợi ý: Khoảng cách giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử ở biểu đồ nào lớn hơn?
GV: Giải thích khái niệm “bùng nổ dân số” và yêu cầu HS đọc trên biểu đồ xem tỉ lệ sinh năm 2000 ở các nước đang phát triển là bao nhiêu (25%o) và ở các nước phát triển là bao nhiêu? (17%o)
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV chốt
CH: Khoảng từ năm 1950, thế giới bước vào “bùng nổ dân số” vậy nguyên nhân của nó là gì?
Gợi ý: Quan sát tỉ lệ sinh của các nước đang phát triển: (trên 30%o) và các nước phát triển: dưới 20%o
CH: + Đối với các nước đang phát triển mà tỉ lệ sinh quá cao (tức là quá nhiều trẻ em phải nuôi dưỡng) thì hậu quả sẽ ntn?
+ Trước hậu quả trên, các nước đang phát triển cần có biện pháp gì để biến gánh nặng dân số thành nguồn nhân lực của đất nước?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
3. Sự bùng nổ dân số
a. Bùng nổ dân số
- Bùng nổ dân số là
+ Dân số tăng nhanh và tăng đột ngột.
+ khi đó tỉ lệ sinh hàng năm cao trên 2,1% và tỉ lệ tử giảm nhanh.
- Sự gia tăng dân số không đồng đều trên thế giới: Dân số sụt giảm ở các nước phát triển và bùng nổ ở các nước đang phát triển.
b. Nguyên nhân
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trên 2,1%.
c. Hậu quả
- Gánh nặng về cả vấn đề: ăn, mặc, học hành, việc làm...cạn kiệt tài nguyên, đất đai khan hiếm, ô nhiễm môi trường.......
d. Biện pháp giải quyết
- Kiểm soát sinh đẻ
- Phát triển giáo dục
4. Củng cố
Làm BT trong PBT
5. Hướng dẫn về nhà
- Làm BT 2 SGK
- Chuẩn bị bài 2
Phiếu bài tập
Bài 1: Điền Đ vào trước ý trả lời đúng, điền S vào trước ý trả lời sai.
1. Những đặc điểm của dân số được thể hiện qua tháp tuổi là:
a. Tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi 
b. Số người trong độ tuổi lao động
c. Tổng số dân của địa phương, của một nước mà tháp tuổi thể hiện.
d. Tuổi thọ trung bình của nam và nữ
2. Bùng nổ dân số xảy ra khi
a. Dân số thế giới tăng nhanh và đột ngột
b. Tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %
3. Biện pháp khắc phục “bùng nổ dân số”:
a. Ban hành các chính sách dân số
b. Vận động sinh đẻ có kế hoạch và kế hoạch hóa gia đình
c. Phát triển kinh tế - xã hội
d. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về dân số.
Bài 2. Em hãy hoàn thành sơ đồ sau:
Hậu quả của bùng nổ dân số 
Bài 3. Em hãy hoàn thành cột 4 trong bảng sau
Gợi ý: “Mật độ dân số” là tương quan giữa số dân trên một đơn vị diện tích ứng với số dân đó.
1.Châu lục
2. Dân số
(nghìn người)
3. Diện tích
(triệu km²)
4. Mật độ dân số
(người/ km²)
Á
3.720.705
43,9
Phi
812.603
30,0
Âu
726.312
10,0
Mĩ
843.601
42,1
Đại Dương
30.915
9,0
Nam Cực
0
14,0
Toàn thế giới
6.134.136
149,0
Tuần 1
Tiết 2
Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới.
- Nhận biết được sự khác nhau và sự phân bố của ba chủng tộc chính trên thế giới.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư.
- Nhận biết được ba chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế
II. Phương tiện dạy – học
- Bản đồ phân bố dân cư trên thế giới.
- Bản đồ tự nhiên (địa hình) thế giới để giúp HS đối chiếu với bản đồ 2.1 nhằm giải thích vùng đông dân, vùng thưa dân trên thế giới.
- Tranh ảnh về các chủng tộc thế giới (nếu có)
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định trật tự
2. Kiểm tra bài cũ.
a. Tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì của dân số?
b. Bùng nổ dân số là gì? Nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết?
3. Bài mới.
Ngày nay, con người đã sinh sống khắp nơi trên Trái Đất từ vùng nhiệt đới nóng ẩm cho đến vùng địa cực lạnh giá. Có nơi dân cư tập trung đông, nhưng có nơi rất thưa vắng. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện sinh sống và kĩ năng cải tạo tự nhiên của con người. Chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
GV: Phân biệt khái niệm “dân số” và “dân cư”
- Dân số: tổng số người sinh sống trên một lãnh thổ trong một thời điểm cụ thế.
- Dân cư: tất cả những người sống trên một lãnh thổ→Dân cư được định lượng bằng mật độ dân số.
GV: Gọi HS đọc thuật ngữ “ mật độ dân số” 
CH: Từ BT 2, nêu công thức tính mật độ dân số?
GV: giới thiệu lược đồ H 2.1
+ Mỗi chấm đỏ là 500.000 người
+ Nơi có chấm đỏ dày là nơi đông người.
+ Nơi có ít chấm hoặc không có là nơi thưa vắng.
→ Mật độ chấm đỏ thể hiện sự phân bố dân cư.
CH: Quan sát H 2.1 và bản đồ tự nhiên.
- Kể tên những khu vực tập trung đông dân.
- Giải thích tại sao khu vực đó dân cư lại tập trung đông?
(Gợi ý: Khu vực đó nằm ở vị trí gần hay xa biển, là vùng núi hay hoang mạc, là đồng bằng hay thung lũng.)
CH: Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới? Nêu nguyên nhân?
- HS trả lời
- HS khác bổ sung
- GV chốt
GV mở rộng:
Khu vực Châu Á gió mùa : Nam Á (Ấn Độ), Đông Á ( Trung Quốc) dân cư tập trung đông là những khu vực được khai thác lâu đời, đất đai màu mỡ với lúa gạo là cây trồng chủ yếu.
GV nói: Ngày nay với phương tiện giao thông và kĩ thuật hiện đại, con người có thể sinh sống bất cư nơi nào trên TĐ.
1. Sự phân bố dân cư.
a. Dân cư
- Là tất cả những người sống trên một lãnh thổ
- Mật độ dân số
Công thức: Dân số
 Diện tích
b. Sự phân bố dân cư
- Sự phân bố dân cư trên thế giới không đồng đều.
- Nguyên nhân
Ø Khu vực đông dân: 
+ Những thung lũng và đồng bằng các con sông lớn như Hoàng Hà, sông Nin, sông Ấn...
+ Những khu vực có kinh tế phát triển (đặc biệt là công nghiệp): Tây và Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Braxin, Tây Phi
→ Khí hậu ấm áp, địa hình thấp, đất đai màu mỡ, đi lại thuận lợi...
Ø Khu vực thưa dân: các hoang mạc, các vùng gần cực, các vùng núi cao, các vùng nằm sâu trong lục địa...
→ Điều kiện không thuận lợi, đi lại khó khăn..
Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “chủng tộc”
CH: Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc?
CH: Các nhà khoa học đã chia dân cư thế giới thành mấy chủng tộc? Kể tên và nêu một vài đặc điểm?
HS trả lời
+ Môn-gô-lô-it: da vàng, tóc đen, mắt đen, mũi thấp..
+ Nê-grô-it: da đen, tóc xoăn và ngắn, mắt đen và to, mũi thấp và rộng...
+ Ơ-rô-pê-ô-it: da trắng, tóc nâu hoặc vàng, mắt xanh hoặc nâu, mũi cao và hẹp...
- GV chốt
GV nhấn mạnh:
- Sự khác nhau giữa các củng tộc chỉ là hình thái bên ngoài.
- Sự khác nhau đó xảy ra cách đây 50.000 năm, khi loài người còn lệ thuộc vào thiên nhiên.
- Ngày nay sự khác nhau đó là do di truyền.
- Chúng ta có thể nhận biết được các chủng tộc dựa vào sự khác nhau đó.
CH: Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?
GV nói: Ngày nay, các chủng tộc này đã sinh sống và làm việc ở khắp mọi nơi trên TĐ.
2. Các chủng tộc
- Dân cư thế giới được chia thành 3 chủng tộc chính:
+Môn-gô-lô ... ằm trên vùng không ổn định của vỏ Trái Đất.
- Địa hình: 
+ Phần lớn diện tích là núi trẻ và cao nguyên
+ Đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển hoặc xen kẽ với núi.
c. Khí hậu
- Nam Âu có khí hậu Địa Trung Hải.
2. Kinh tế
a. Nông nghiệp
- Cây lương thực: chưa phát triển => nhiều nước phải nhập khẩu lương thực.
- Trồng và xuất cây ăn quả cận nhiệt đới 
- Chăn nuôi phổ biến dưới hình thức chăn thả.
=> Quy mô sản xuất nhỏ
b. Công nghiệp
- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao.
- I-ta-li-a là nước có công nghiệp phát triển nhất khu vực.
c. Du lịch 
- Có tài nguyên du lịch đặc sắc.
- Du lịch là nguồn thu ngoại tệ rất quan trọng cho nhiều nước ở Nam Âu.
3. Đánh giá
? Xác định trên bản đồ vị trí các bán đảo, các dãy núi ở Nam Âu?
? Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu?
4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.
- Làm bài tập bản đồ
- Chuẩn bị trước bài mới, bài 59 “Khu vực Đông Âu”
Tuần 33
Tiết 66
Bài 59: KHU VỰC ĐÔNG ÂU
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm vững đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Âu.
- Hiểu rõ tình hình phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Đông Âu.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh địa lí để rút ra được những đặc điểm tự nhiên kinh tế của khu vực Đông Âu.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết
 - Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Âu.
- Sơ đồ lát cắt thảm thực vật ở Đông Âu theo chiều bắc nam.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, văn hoá, kinh tế các nước trong khu vực Đông Âu.
III. Hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày khái quát tự nhiên của khu vực Nam Âu?
2. Bài mới.
- Đông Âu là vùng đồng bằng nằm ở phía đông của Châu Âu. Xưa kia là vùng thảo nguyên rừng nay đã được khai phá để phát triển sản xuất nông nghiệp theo qui mô lớn, đây cũng là vùng có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ tự nhiên kết hợp với quan sát trên H59.1 SGK.
CH: Kể tên các nước trong khu vực Đông Âu?
CH: Quan sát trên bản đồ và H59.1 SGK cho biết Đông Âu có những dạng địa hình nào? Nêu đặc điểm của những dạng địa hình đó?
- GV: Đồng bằng Đông Âu nằm trên nền lục địa cổ rất ổn định, các vận động tạo núi hầu như không ảnh hưởng đến.
CH: Nêu các đặc điểm nổi bật về khí hậu, sông ngòi, thực vật của khu vực Đông Âu?
CH: Quan sát H59.2, giải thích về sự thay đổi từ Bắc xuống Nam của thảm thực vật?
Hoạt động 2: Cá nhân
CH: Phân tích lược đồ H59.1, kết hợp H55.1, H55.2 cho biết:
+ Thế mạnh của điều kiện tự nhiên và kinh tế ở khu vực Đông Âu?
+ Sự phân bố các ngành kinh tế?
1. Khái quát tự nhiên.
a. Vị trí
b. Địa hình
- Đồng bằng chiếm ½ diện tích có dạng lượn sóng, cao trung bình 100 – 200m. 
- Phía bắc có dạng địa hình băng hà
- Phía nam giáp biển Caxpi có dải đất thấp hơn mực nước các biển đại dương. 
c. Khí hậu
- Khí hậu ôn đới lục địa
- Khí hậu có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam => Sự phân hóa của thực vật.
d. Sông ngòi
- Đóng băng về mùa đông
- Sông lớn: Von-ga, Đni-ep
- Giá trị: Giao thông, thủy lợi, thủy điện, đánh cá.
e. Tài nguyên
- Rừng, thảo nguyên: Nga, Bê-la-rut, U-crai-na
- Khoáng sản: Kim loại màu, than đá, dầu mỏ, sắt.
 2. Kinh tế
a. Công nghiệp
- Khá phát triển, đặc biệt là ngành truyền thống.
- Các nước có trình độ phát triển cao: Nga, U-crai-na
b. Nông nghiệp
- Được tiến hành theo quy mô lớn.
- U-crai-na là vựa lúa lớn của châu Âu
3. Đánh giá: Làm bài tập trong phiếu học tập
4. Hướng dẫn học sinh về nhà
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Tìm tài liệu về Liên minh châu Âu
Tuần 34
Tiết 67
Bài 60: LIÊN MINH CHÂU ÂU
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được sự hình thành và mở rộng của liên minh Châu Âu về lãnh thổ và về các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Liên minh châu Âu là mô hình toàn diện nhất, một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ hình thành và mở rộng liên minh châu Âu và lược đồ các trung tâm thườn mại trên thế giới.
II.Phương tiện dạy – học
- Lược đồ quá trình mở rộng liên minh châu Âu.
- Tài liệu, hình ảnh về văn hóa, tôn giáo của các nước thuộc liên minh châu Âu.
III. Hoạt động dạy – học
Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu? Nền kinh tế của Đông Âu có gì khác biệt so với các khu vực khác?
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nhóm
- GV: Giới thiệu khái quát sự ra đời của liên minh châu Âu
+ 18/4/1951: Hiệp ước thành lập cộng đồng châu Âu về than và thép được 6 nước thành viên là Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua kí kết quyết định thực hiện một thị trường chung về than và thép nhằm tạo điều kiện hiện đại hóa ngành công nghiệp thép.
+ 25/3/1957: Thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu trên cơ sở cộng đồng than, thép nền tảng của Liên minh châu Âu.
+ 1/11/1993: Cộng đồng kinh tế châu Âu trở thành Liên minh châu Âu.
THẢO LUẬN NHÓM
CH: Quan sát H 60.1 SGK nêu sự phát triển của Liên minh châu Âu qua các giai đoạn
- Sau khi thảo luận, HS trình bày, GV chốt
1. Sự mở rộng của Liên minh châu Âu
- 2001: Liên minh châu Âu có diện tích 3.443.600km2, 378 triệu dân.
- Sẽ tiếp tục kết nạp thêm thành viên mới.
Năm
Các nước thành viên gia nhập
Số lượng
1958
6
1973
9
1981
10
1986
12
1995
15
Hoạt động 2: Cá nhân
CH: Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực trên thế giới hiện nay?(Chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội)
CH: Chính trị có cơ quan gì?
 Kinh tế có chính sách gì?
CH: Văn hóa- xã hội chú trọng vấn đề gì?Xã hội quan tâm đến vấn đề gì?
Hoạt động 3: Cặp/ Cá nhân
CH: Dựa vào SGK cho biết từ 1980 trong ngoại thương Liên minh châu Âu có thay đổi gì?
- HS:
+ Trước tập trung quan hệ với Mỹ, Nhật và các thuộc địa cũ
+ Sau 1980: đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp của các nước công nghiệp mới ở châu Á, Trung và Nam Mỹ.
CH: Quan sát lược đồ 60.3 SGK, nêu một số hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu.
GV bổ sung thông tin:
Vấn đề thương mại của EU trong quan hệ kinh tế với Việt Nam, việc EU đặt quan hệ với các nước ASEAN qua hội nghị ASEAN hàng năm.
2. Liên minh châu Âu – một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới
- Chính trị: Có cơ quan độc lập pháp là nghị viện châu Âu.
- Kinh tế có chính sách chung, hệ thống tiền tệ chung, tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
- Văn hóa, xã hội chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ.
- Xã hội quan tâm tổ chức tài trợ học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, đào tạo lao động có tay nghề cao.
3. Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên thế giới.
- Chiếm 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.
Tuần 34
Tiết 68
Bài 61: THỰC HÀNH
ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Nắm được vị trí quốc gia theo từng khu vực châu Âu
2. Kĩ năng
- Đọc, phân tích lược đồ để xác định vị trí các quốc gia ở châu Âu.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và khả năng nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia của châu Âu.
II. Phương tiện dạy - học
- Bản đồ các nước châu Âu
- Thước kẻ, compa, phấn màu.
III. Hoạt động dạy – học
Kiểm tra bài cũ
? Xác định ranh giới của Liên minh châu Âu trên bản đồ hành chính
? Chữa bài tập 3 SGK/T183
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Bắc Âu và Nam Âu.
+ Nhóm 2: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Tây và Trung Âu
+ Nhóm 3: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Đông Âu
+ Nhóm 4: Xác định vị trí các nước thuộc Liên minh châu Âu
* HS thảo luận, trình bày
* GV chuẩn kiến thức theo bảng
Khu vực
Tên nước
Bắc Âu
Tây và Trung Âu
Nam Âu
Đông Âu
Hoạt động 2: Cá nhân
CH: Xác định vị trí của nước U-crai-na và Pháp? Nêu đặc điểm vị trí của hai nước trên?
- HS:
+ Pháp là nước nằm ở phía Tây châu Âu ven biển Măng Sơ
+ U-crai-na là nước nằm ở phía Đông châu Âu giáp Liên Bang Nga, Hung-ga-ri..., Biển Đen
- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
1. Xác định vị trí một số quốc gia trên lược đồ.
a. Nêu tên các quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, Tây Âu, Trung Âu, Nam Âu, Đông Âu.
b. Xác định vị trí các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế một số quốc gia ở châu Âu
a. Vị trí
b. Cách vẽ
- Vẽ tia 12h
- Vẽ từ trái qua phải, theo đúng thứ tự bảng số liệu
- Đúng tỉ lệ, thể hiện đúng kí hiệu để phân biệt đại lượng
- Có chú giải cho các kí hiệu và ghi tên bản đồ.
c. Nhận xét trình độ phát triển
- Pháp là nước có trình độ phát triển cao, là nước công nghiệp phát triển. Dịch vụ đóng vai trò quan trọng và chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 khu vực kinh tế.
- U-crai-na là nước có công nghiệp phát triển nhưng không bằng Pháp.
Đánh giá
Dặn dò
 Chuẩn bị ôn tập thi học kì II
Tuần 35
Tiết 69
ÔN TẬP HỌC KÌ II
Kiến thức trọng tâm
Châu Mĩ
Châu Đại Dương
Châu Âu
II. Nội dung
Trình bày sự phân bố dân cư khu vực Bắc Mĩ? Giải thích nguyên nhân
So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ và đặc điểm địa hình Bắc Mĩ?
Khu vực Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ?
Nêu đặc điểm công nghiệp của Bắc Mĩ? Tại sao những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị sa sút? Kể tên một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ?
Nguyên nhân nào khiến các đảo và quần đảo của Châu đại Dương được gọi là “ Thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Tại sao đại bộ phận lục địa Ôx-trây-li-a có khí hậu khô hạn?
Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ôx- trây-li-a và Niu-Di-Len với các quốc đảo còn lại?
Nêu vị trí, giới hạn của châu Âu? Trình bày sự phân bố các loại địa hình chính ở châu Âu?
Dựa vào H 51.2 (Lược đồ khí hậu châu Âu, trang 155 SGK)
Kể tên các kiểu khí hậu ở châu Âu?
Cho biết kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu? Kiểu khí hậu đó có đặc điểm gì?
Dựa vào H51.2 và 51.2, giải thích vì sao ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?
 Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển đa dạng như thế nào?
 a. Nêu đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu? 
Tại sao ở châu Âu có sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo?
 Các nước Bắc Âu đã khai thác thiên nhiên hợp lí để phát triển kinh tế như thế nào?
 Nêu đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu? Nền kinh tế của khu vực Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác của châu Âu?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an dia 7 Da sua hay.doc