GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 6
Năm học 2008-2009.
TUẦN : 5: Tiết 1,2.
BÀI 1: RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp h/s biết cách kể lại câu chuyện có sẵn trong sách các em dã học theo nhận thức chủ quan của mình .
- Rèn kĩ năng kể .
- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc mình .
B- CHUẨN BỊ :
Gv:Đề bài -Nội dung truyện .
Hs:Đọc các văn bản đã học .
C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC H/Đ DẠY HỌC .
1-kiểm tra bài cũ :
?Em đã học ,đã đọc những truyện truyền thuyết nào ?
?Những truyện này chủ yếu viết theo phương thức biểu đạt nào ?
2-Bài mới .
TIẾT 1:
GV giới thiệu :Trong các truyện đã học :Hôm nay các em tập kể lại một câu chuyện mà em thích .
Giáo án dạy thêm Ngữ Văn 6 Năm học 2008-2009. Tuần : 5: Tiết 1,2. Ngày soạn :19/8/08. Ngày dạy :23/9/08. Bài 1: Rèn kĩ năng kể chuyện A- mục tiêu cần đạt - Giúp h/s biết cách kể lại câu chuyện có sẵn trong sách các em dã học theo nhận thức chủ quan của mình . - Rèn kĩ năng kể . - Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc mình . B- Chuẩn bị : Gv:Đề bài -Nội dung truyện . Hs:Đọc các văn bản đã học . C- Tiến trình tổ chức các h/đ dạy học . 1-kiểm tra bài cũ : ?Em đã học ,đã đọc những truyện truyền thuyết nào ? ?Những truyện này chủ yếu viết theo phương thức biểu đạt nào ? 2-Bài mới . Tiết 1: GV giới thiệu :Trong các truyện đã học :Hôm nay các em tập kể lại một câu chuyện mà em thích . Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV ghi đề lên bảng : Cho h/s đọc lại đề *Bước 1 cho h/s tìm hiểuđề -Thể loại :Văn tự sự . -Nội dung :truyện truyền thuyết đã học -Phạm vi (Bốn truyện đã học ) *Bước 2 Cho h/s tìm ý ?truyện có những ý chính nào ? *Bước 3 Lập dàn ý ?Bố cục bài văn tự sự gồm mấy phần ?nội dung từng phần ? -Ba phần : Mở bài Thân bài Kết bài ?Nội dung phần mở bài ? ?Nội dung phần thân bài ? ?Kết bài phải nêu được nội dung gì? Gv hướng dẫn hs tự lựa chọn truyện mà em thích để viết từng phần . - Tập viết 1 đoạn giới thiệu nhân vật và sự việc trong truyện “ Bánh chưng bánh giày” - Đây chính là phần mở đầu câu chuyện. - Gọi 2 đến 3 Hs trình bày bài viết của mình. – Gv hướng dẫn Hs nhận xét, bổ sung. I-Bài luyện . Đề bài : Hãy kể lại một câu chuyện truyền thuyết đã học mà em thích nhất . 1-Tìm hiểu đề 2-Lập dàn ý . a-Mở bài : -Giới thiệu nhân vật ,sự việc . b-Thân bài : -Trình bày diễn biến sự việc (sự việc nào xảy ra trước kể trước ,sự việc nào xảy ra sau kể sau ) c-Kết bài : -kết thúc sự việc Tiết 2 : 2. Bài mới Gv giới thiệu bài mới: Tiết trước các em đã tìm hiểu bố cục ba phần và nội dung từng phần của một văn bản tự sự. Tiết này dựa vào bố cục trên, các em viết thành bài hoàn chình. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt H/s viết bài :Bài viét của h/s yêu cầu :Ví dụ kể lại truyện “Con Rồng ,cháu Tiên” ? Mở đầu câu chuyện giới thiệu những nhân vật nào và sự việc gì? ? Phần thân bài có mấy sự việc là những sự việc nào? ? Câu chuyện có kết thúc như thế nào? 3-Viết bài . a-Mở bài :Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ b-Thân bài : - Lạc Long Quân gặp Âu Cơ ,hai người kết duyên thành vợ chồng cùng sống hạnh phúc trong cung điện Long trang. - Âu Cơ có thai bà sinh ra một cái bọc có 100 trứng sau nở thành 100 người con trai, cac con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, béo tốt hồng hào khỏe mạnh như thần. - Lạc Long Quân sống trên cạn không quen, thần trở về thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con vất vả. - 2 người chia con 50 con theo mẹ lên rừng, 50 con theo cha xuống biển chia nhau cai quản các phương. - Con trưởng của Âu cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang đóng đô ở Phong Châu – Sau này nhường ngôi cho con trưởng. c. Kết bài: Nhân dân ta tự hào mình là con Rồng cháu Tiên 3. Củng cố – hướng dẫn: - Gv thu 3 đến 5 bài đọc trước lớp cho Hs nhận xét, sửa chữa. - Về nhà tập kể lại chuyện “Thánh Gióng” ================================================== Tuần : 6 tiết 1,2,3 Ngày soạn :26/9/08 Ngày dạy :30/9/08 . Bài 2 Ôn tập Tiếng việt A- mục tiêu cần đạt -Luyện tập củng cố kĩ năng phân biệt từ đơn ,từ ghép ,từ nhiều nghĩa ,từ mượn . -Biêt sử dụng từ đúng lúc ,đúng chỗ . B-Chuẩn bị : -Gv:Hệ thống kiến thức ,bài tập mẫu . -Hs Ôn lí thuyết ,làm lại các bài tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học . 1-Kiểm tra :Xen trong giờ 2-Bài mới : Giới thiệu bài :Chương trình 5 tuần đầu các em đã học xong 4 bài ngữ pháp .Tiết hôm nay chúng ta ôn lại nội dung các bài đã học . Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt -Gv cho h/s thảo luận theo bàn : ?Em hiểu từ là gì? từ có cấu tạo ntn? ?Tiếng là gì ?Tiếng có vai trò gì trong từ ? ?Từ phân ra làm mấy loại ?là những loại nào ? Đại diện h/s lên trả lời g/v chốt . -Cho h/s làm bài tập nhanh : ?Điền các từ sau vào ô trống cho đúng Tư đấy nước ta chăm nghề trồng trọt ,chăn nuôi và có tục lệ gói bánh chưng bánh đầy ngày tết . Từ đơn từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày ,tết, làm. Từ ghép chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy ,trồng trọt ?Thế nào là từ mượn ?Vai trò của từ mượn trong tiếng Việt ? ?Khi sử dụng từ mượn cần chú ý những nguyên tắc nào ? ?Nghĩa của từ là gì ? ?Để hiểu nghĩa của từ có mấy cách giải thích nghĩa ? Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ + Theo giới tính :nam nữ Vd: ông -bà ,bố- mẹ , anh- chị ... +Theo thứ bậc trên dưới : Vd:cha –anh ,mẹ –con ,ông- cháu ,cô -cháu ,chị –em... ?Tên các loại bánh được sắp xếp ntn cho hợp lí ? Cách chế biến luộc, hấp, rán, nhúng ... Chất liệu nếp, tẻ, khoai, sắn,... Tính chất dẻo, xốp, cứng, mềm,.. Hình dáng vuông, tròn gối, ... I-Lí thuyết . Bài 1:Từ và cấu tạo từ tiếng Việt . 1-Khái niệm . 2-Cấu tạo từ tiếng Việt . Bài 2-Từ mượn . 1-Khái niệm . 2-Nguyên tắc mượn từ Bài 3 –Nghĩa của từ . 1-Khái niệm . 2- Cách giải thích nghĩa của từ . II-Luyện tập Bài 2/14/sgk Bài 3/14/sgk Tiết 2 :Tiếp tục luyện tập : Những từ láy miêu tả tiếng khóc : -Nức nở, nghẹn ngào, tỉ ti,rưng rức, nỉ non, tức tưởi, ấm ức, ... ?Tìm những từ láy tả tiếng cười ? -Ha hả, hô hố, khanh khách, toe toét, hi hí, ha ha, khúc khích, ... ?Tìm những từ láy tả dáng điệu ? Lom khom, đủng đỉnh, nghênh ngang, khệnh khạng, lừ đừ, lả lướt, ục ịch, lênh khênh, vênh váo, ... ?Tìm những từ láy tả âm thanh của giọng nói ? Khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, thỏ thẻ, trầm trầm, thủ thỉ , ... a,?Tìm từ ghép trong các từ sau ? Ruộng nương, ruộng rẫy, ruộng vườn, nương rẫy, vườn tược, nương náu, đền chùa, đền đài, miếu mạo, lăng tẩm, lăng kính, lăng loàn, lăng nhăng, ... b,?Cho tiếng làm kết hợp với tiếng khác tạo thành từ ghép ? Vd:làm việc , H/s tự tìm mỗi em tìm 5 từ ?Kể một số từ mượn là tên các đơn vị đo lường ? Y/c m, km,lít, gam, kg, tấc ... ?kể tên bộ phận của xe đạp ? Ghi đông, gác-đờ-bu, pê - đan,gác-đờ-xen, xen-hoa, ... ?Kể tên một số đồ vật ? Ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa-lon, gác-măng-giê, ... ?Tìm các từ mượn : 1-a, phôn; b, fan ; c, nốc ao; 2-Có thể dùng : +trong hoàn cảnh giao tiếp với bạn bè ,người thân . +Viết tin, đăng báo . +Không nên dùng trong các trường hợp giao tiếp có nghi thức trang trọng ?Giải thích các từ theo các cách đã học -?Giếng: Hố đào thẳng đứng sâu vào lòng đất để lấy nước -?Rung rinh: Chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp . ?Hèn nhát: Thiếu can đảm đến mức độ đáng khinh bỉ . Bước 1: ?Giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ Mất là trái nghĩa với còn –có nghĩa là không còn . Bước 2:Cho h/s thảo luận lời thoại : ?.Cái gì mà mình biết nó ở đâu có gọi là mất không - Đã biết nó ở đâu thì sao gọi là mất? - Cái ống vôi của cô không mất vì con biết nó ở dưới đáy sông . Gv gợi ý :Hs hiểu nhân vật Nụ đã giải nghĩa cụm từ "không mất "là biết nó nằm ở đâu .Điều thú vị là cách giải thích này đã được cô Chiêu hồn nhiên chấp nhận .Như vậy mất có nghĩa là không mất, là vẫn còn . Như vậy giải thích theo nghĩa đen là không được mà phải hiểu theo nghĩa bóng(tìm từ trái nghĩa) II-Luyện tập (tiếp) Bài 4/15/sgk. Bài 5/15/sgk. Bài 6 bài tập bổ trợ : Bài 3/26/sgk. Bài 4/26/sgk. Bài tập 4/36/sgk Bài 5/36/sgk. Tiết 3 Tuần:6 tiết:3 Ngày soạn : 26/9/08. Ngày dạy : 04/10/08. Bài: ôn tập tiếng việt (tiếp) A- mục tiêu cần đạt - Giúp h/s củng cố kiến thức về bài từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ -Rèn kĩ năng sử dụng từ nhiều nghĩa -Giáo dục ý thức sử dụng từ nhiều nghĩa B- Chuẩn bị : Gv: Hệ thống câu hỏi ,bài tập và đáp án cho bài tập . Hs:Ôn các bài đã học . C- Tiến trình tổ chức các h/đ dạy học . 1-kiểm tra bài cũ :(Xen trong giờ ) 2-Bài mới . GV giới thiệu :Hai tiết trước các em đã ôn xong ba bài đầu ,tiết này ta tiếp tục luyện tập và ôn tiếp bài 4 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt a,Giải thích các từ :cây, đi, già. - Cây: Một loại thực vật có rễ,thân cành,lá - Đi: Chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân,tốc độ trung bình,hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất. - Già: Tính chất của sự vật;phát triển đến giai đoạn cao hơn: vd: Già dặn kinh nghiệm Phát triển ở giai đoạn cuối:(người già,cây già) b,Giải nghĩa các từ: trung thực,dũng cảm,phân minh - Trung thực: thật thà,thẳng thắn - Dũng cảm: can đảm,quả cảm - Phân minh: rõ ràng,minh bạch c,Tìm từ trái nghĩa với các từ cao thượng,sáng sủa,nhanh nhẹn -Cao thượng:trái nghĩa với nhỏ nhen,ti tiện,đê hèn,hèn hạ,lèm nhèm -Sáng sủa trái nghĩa với tối tăm,hắc ám,âm u,u ám,nhem nhuốc. -Nhanh nhẹn trái nghỉa với lề mề chậm chạp dềng dàng 1-?Điền các từ kiêu căng,kiêu hãnh vào chỗ dấu ba chấm cho các câu sau: -...: Tự cho mình là tài giỏi hơn mà khinh người khác -...: Có vẻ tự hào,hãnh diện về giá trị cao quý của mình. 2-?Điền các từ cười nụ,cười góp,cười xoà,cười trừ,cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp -...: Cười theo người khác -...: Cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ,hờn giận -...: Cười chúm môi một cách kín đáo -...: Cười để khỏi trả lời trực tiếp -...: Cười vui để xua tan đi sự căng thẳng II-Luyện tập (tiếp)_ Bài tập bổ trợ Bài tập nâng cao Yêu cầu: -Kiêu căng -Kiêu hãnh -Cười góp -Cười mát -Cười nụ -Cười trừ -Cười xòa 3-Củng cố –hướng đẫn - Về học thuộc cấc ghi nhớ,nắm chắc cách giải nghĩa từ - Ôn tiếp bài hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Tuần :8: Tiết1,2 Ngày soạn : 11/10/08. Ngày dạy : 18/10/08. Bài: Rèn kĩ năng kể chuyện A- mục tiêu cần đạt - Giúp h/s thấyđược vai trũ của ngụi kể và lời kể trong văn tự sự .Từ đú giỳp h/s biết cỏch kể một cõu chuyện đời thường . -Biết sắp xếp thứ tự cỏc sự việc xảy ra theo trỡnh tự thời gian -Rốn kĩ năng trỡnh bày . -Giỏo dục tỡnh cảm bạn bố ,noi gương người tốt việc tốt . B- Chuẩn bị : Gv:Đề bài -Nội dung truyện . Hs:Đọc các văn bản đã học . C- Tiến trình tổ chức các h/đ dạy học . 1-kiểm tra bài cũ : _Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà ? 2-Bài mới . Tiết 1: GV giới thiệu :Tiết trước cỏc em đó tập kể truyện dựa vào văn bản .Tiết này cỏc em làm quen cỏch kể chuyện dựa vào quan sỏt người thật việc thật . Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt *Cho h/s đọc lại đề : *Hướng đẫn h/s xỏc định nội dung yờu cầu của đề ra : ?-Thể loại :văn tự sự . ?-Nội dung :người bạn thõn. Giỏo viờn : Giới hạn :bạn cú nhiều :Bạn học ,bạn chơi ,bạn cựng lớp ,bạn cựng sở thớch ...Là bạn thõn từ ... g của kiểu câu này. Biết cách sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là Giáo dục ý thức sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là khi tạo lập văn bản B. Chuẩn bị Giáo viên: nội dung ôn luyện Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là câu trần thuật đơn có từ “là”? Cho ví dụ và phân tích. 2 . Bài mới : Hoạt động củathầy và trò Nội dung cần đạt ? Nhắc lại đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ? - Trong câu trần thuật đơn không có từ là : + Vị ngữ thường do động từ, cụm động từ, hoặc tính từ, cụm tính từ tạo thành . +Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các từ không chưa ? Nhắc lại thế nào là câu miêu tả, câu tồn tại - Câu miêu tả là câu dùng để miêu tả hành động trạng thái dặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ - Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại .Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ ? Lấy ví dụ minh hoạ a, Câu miêu tả- Cấu tạo : CN đứng trước VN Đằng cuối sân trường , hai cậu h/s nam /tiến lại. TrN CN VN b. Câu tồn tại: VN đứng trứơc CN Đằng cuối sân trường , tiến lại /hai cậu h/s nam TrN VN CN . Bài 1 SGK/120 HS lên bảng làm a. (1) Bóng tre / trùm lên thôn CN VN đ câu miêu tả (2) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng// TrN VN mái đình mái chùa cổ kính. CN đ câu tồn tại (3)Dưới bóng tre xanh,ta /gìn giữ một TrN CN V N nền văn hóa lâu đời. đ câu miêu tả. b, (2) Dế choắt / là tên tôi thế CN VN đ câu miêu tả c. (1) Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng TrN V N CN đ câu tồn tại (2) Măng / trồi lên nhọn hoắt CN VN đ câu miêu tả Đoạn mẫu : Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mớt của ngô xen đỗ, xen cà, lại có cả tiếng chim khác. Nó khoan thai, dìu dặt nh ngón tay thon thả bong bào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau nhỏ dần rồi tắt lịm.Đó là chim vít vít I Nội dung ôn luyện. 1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”: 2. Câu miêu tả và câu tồn tại: II. Luyện tập Bài 1 SGK/120 Bài 2 SGK/ 120 3 Củng cố- Hướng dẫn : ? Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là ? ? Đặc điểm của câu trần thuật đơn , Câu tồn tại và câu miêu tả Tuần 33 Tiết ,5,6: Ngày soạn :18/4/09 Ngày dạy : 24/4/09 Cảm nhận văn bản LAO XAO ( Duy Khán ) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả. Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn. Rèn kĩ năng cảm nhậnn đoạn văn thuộc tác phẩm văn học hiện đại . Giáo dục lòng yêu quê hương ,yêu cảnh vật bình thường có ở xung quanh mình B. Chuẩn bị Giáo viên: Nội dung ôn luyện , đáp án cho các câu hỏi Học sinh: Học bài. C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : Qua vănbản “Lao xao ” em thấy bài văn thể hiện điều gì 2. Bài mới : G/v giới thiệu :Lao xao là một đoạn trích từ tập hồi kí tự truyện : “Tuổi thơ im lặng của Duy Khán ,một trong những tác phẩm được dư luận đánh giá cao trong mảng văn học thiếu nhi sau năm 1975.Vậy qua bài học em đã cảm nhận được điều gì? Hoạt động của thầy và trò Nội dung vần đạt GV : bài văn mở đầu bằng một khung cách như thế nào? Cách dẫn dắt như vậy có tự nhiên không? GV: Đọc đoạn văn miêu tả không gian làng quê lúc chớm hè. Nhận xét về không gian ấy? HS đọc Nhận xét : không gian tươi sáng nhộn nhịp, lao xao đầy màu săc, hương vị âm thanh. G/v: Bài văn mở đầu với khung cảnh làng quê lúc chớm vào hè có màu sắc hương thơm của các loài hoa quen thuộc cùng vẻ nhộn nhịp, xôn xao của bướm ong. Từ khung cảnh ấy, bỗng vang lên tiếng kêu của con bồ các bay ngang qua sân nhà và tiếng kêu đưa ta vào thế giới loài chim (GV đọc phần sau). GV : Các loài chim đựoc miêu tả rất sinh động và hấp dẫn là do tác giả quan sát tinh tế và biết chọn ra ở mỗi loài một số nét đặc sắc nổi bật. Hãy chỉ ra những nét đó ở mỗi loài chim? Bồ các: tiếng kêu “cáccác vừa bay vừa kêu bị ai đánh đuổi. Sáo sậu, sáo đen: đậu lên lưng trâu mà hót mừng được mùa, tọ toẹ học nói. Diều hâu: mũi khoằm, đánh hơi tinh.. GV: Tác giả còn chú ý tả các loài chim trong môi trường sinh sống của chúng. Hãy tìm chi tiết miêu tả? HS: - Nhạn vùng vẫy tít mây xanh. - Tu hú đến khi mùa vải chín. - Bìm bịp kêu thì chim ác mới ra mặt - Chọn miêu tả ở mỗi loài một vài nét nổi bật đáng chú ý về tiếng kêu hoặc về màu sắc, hình dáng hoặc về đặc điểm, tập tính. ? Thế giới loài chim được hiện lên qua con mắt nhà văn như thế nào? I. Nội dung ôn luyện 1. Cảm nhận của em về không gian làng quê lúc mới vào hèvà thế giới các loài chim : a, Không gian làng quê lúc vào hè - Hoa ngát hương thơm - Ong bướm lao xao Nhộn nhịp, sống động đầy màu sắc, hương vị và âm thanh. b. Thế giới loài chim - Tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài. -Lao xaovới nhiều loài chim , sinh động, tự nhiên hấp dẫn với nhiều đặc điểm, hoạt động 3.Củng cố- Hướng dẫn ? Cách viết của tác giả có gì đặc biệt ? ? Qua cách viết đó em học tập được điều gì tiết sau ta tìm hiểu tiếp Tiết 6: Cảm nhận văn bản LAO XAO (tiếp) ( Duy Khán ) 2. Bài mới : G/v giới thiệu : Tiết trước các em đang tìm hiểu sự xuất hiện của thế giới loài chim . Chúng hiện lên như thế nào tiết này các em tìm hiểu tiếp Hoạt động của thầy và trò Nội dung vần đạt GV: Tác giả miêu tả ngoại hình ra mặt phối hợp xen kẽ giữa các loài có mối quan hệ với nhau (kể các sự tích, mẫu chuyện về chim bìm bịp, con sáo nhà bác Vui, kể cảnh giao chiến giữa một số loài; Nhận xét về họ nhà sáo: hiền lành, mang vui đến cho trời đất, chèo bẻo trị kẻ ác, “người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!” ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ? Qua cách miêu tả giúp em hiểu thêm gì về nhà văn và thế giới loài chim ? - Kết hợp tả, kể, nhận xét, bình luận. Qua bài văn, không chỉ thấy tác giả có vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ về các loài chim ở làng quê mà chúng ta còn cảm nhận được tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên làng quê của tác giả. Đặc biệt là nhà văn vẫn giữ nguyên vẹn cái nhìn và những cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả về thiên nhiên làng quê. GV: Bài văn mang màu sắc thôn dã rất đậm do cái chất văn hoá dân gian. Nó được thể hiện trong việc nhà văn sử dụng nhuần nhị đồng dao, cổ tích, thành ngữ, trong khi kể và tả, và trong cả cách nhìn, cách cảm nhận về các loài chim. Hãy chứng minh? HS: Tìm các bài đồng dao: “Bồ các là bác”, thành ngữ “dây mơ rễ má”, “kẻ cắp gặp bà già”, “lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn”, Sự tích chim bìm bịp. GV : Trong những quan niệm dân gian của ngời xưa, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học (VD: từ chuyện chim bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì các loài chim ác, chim dữ mới ra mặt, hay từ câu “kẻ cắp gặp bà già” và cách gọi chèo bẻo là kẻ cắp rồi nhận xét rằng : “người có tội” - Quan sát, cảm nhận tinh tế đối tượng miêu tả. - Vốn sống phong phú rất cần khi miêu tả, kể chuyện. - Miêu tả, kể chuyện được lồng trong cảm xúc, thái độ. I. Nội dung ôn luyện b, Thế giới loài chim - Cách tả, kể, nhận xét, bình luận giúp ta nhận thấy thế giới loài chim hiện lên sinh động với nhiều đặc điểm tự nhiên hấp dẫn.Nhà văn có vốn hiểu biết phong phú có tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên làng quê c.Cảm nhận chất văn hoá dân gian trong bài: - chất liệu văn học dân gian: đồng dao, thành ngữ. cổ tích. - Thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của người kể về các loài chim và cuộc sống ở làng quê: nhìn chúng trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, theo những quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất của con người. 3. Củng cố- Hướng dẫn Về viết thành bài cảm nhận cho từng câu Tuần 34 Tiết 1 Ngày soạn : 25/4/09 Ngày dạy :29/4/09 Luyện tập về câu trần thuật đơn có từ “ là” a. mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : Nằm chắc kiểu câu trần thuật đơn có từ “ là ” Biết đặt câu, sử dụng câu trần thuật đơn có từ “ là ” Rèn kĩ năng dùng từ,đặt câu Giáo dục ý thức sử dụng câu trần thuật đơn có từ “ là” B. Chuẩn bị Giáo viên: Nội dung câu hỏi, đáp án Học sinh: Học trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu đặc điểm và cấu tạo của câu trần thuật đơn. Cho Ví dụ 2. Bài mới : Tiết trước các em đã ôn xong kiểu câu trần thuật đơn không có từ là .Hôm nay chúng taoon tiếp kiểu câu trần thuật đơn có từ “ là” Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Câu trần thuật đơn có từ là có những đặc điểm gì? Cho h/s tìm hiểu V/d 1 ? VN của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật hiện tượng khái niệm nói ở chủ ngữ : câu a ? VN của câu nào trình bày cách biểu hiện sự vật hiện tượng khái niệm nói ở chủ ngữ : câu b ? VN của câu nào miêu tả đặc điểm trạng thái sự vật hiện tượng khái niệm nói ở chủ ngữ : câu c ?VN của câu nào thể hiện sự đánh giá sự vật hiện tượng khái niệm nói ở chủ ngữ : câu d ? Em thấy có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là ? Xác định kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”: câu a, c, d, e là câu trần thuật đơn có từ “là” ? Xác định chủ ngữ,VN Phân tích cấu tạo của Vị ngữ. Mẫu :Hoán dụ // là. CN VN Phân tích cấu tạo VN của những câu trần thuật đơn có từ là ? a. VN : là + cụm động từ (Đ )Câu định nghĩa c. VN : là + cụm danh từ (Đ) Câu đánh giá d. VN : là + cụm danh từ (Đ) Câu giới thiệu e. VN : là + tính từ (Đ) Câu đánh giá Làm.:Viết đoạn văn từ 5->7 câu miêu tả về người bạn của em trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là - H/s thực hiện g/v theo dõi A. Nội dung ôn luyện I . Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “ là ”: - Có VN là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành . - khi VN biểu thị ý phủ định thì có khả năng kết hợp với các từg không, chưa II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ “ là ” : Có 4 kiểu câu trần thuật đơn có từ là - Câu giới thiệu - Câu định nghĩa - Câu miêu tả - Câu đánh giá B .Luyện tập: Bài 1 ( SGK * 115) Bài 2 ( SGK * 116) Bài tập 3(SGK/ tr 116) 3. Củng cố –Hướng dẫn - Gọi hai h/s trình bày bài viết - G/v hướng dẫn h/s nhận xét bổ sung
Tài liệu đính kèm: