Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 6 - Tuần 25,26

Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 6 - Tuần 25,26

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

 - Nắm chắc nội dung văn bản Buổi học cuối cùng, khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa

- Hiểu và nhớ đ¬ược tác dụng của nhân hóa . Biết phân tích ý nghĩa cũng như¬ tác dụng của nhân hóa.

 - Rèn kĩ năng làm bài tập làm văn tả người.

 - Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản

B. CHUẨN BỊ

-G/v: Nội dung ôn tập, hệ thống bài tập

-H/s đọc kĩ bài Nhân hóa, làm trước BT

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ :

 - Nhân hóa là gì ? Cho VD.

 

doc 11 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 6 - Tuần 25,26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
 Ngày soạn: 15/2	 Ngày dạy:22/2
 ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
 BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HOÁ
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 - Nắm chắc nội dung văn bản Buổi học cuối cùng, khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa
- Hiểu và nhớ được tác dụng của nhân hóa . Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của nhân hóa. 
 - Rèn kĩ năng làm bài tập làm văn tả người.
 - Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản 
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Nội dung ôn tập, hệ thống bài tập 
-H/s đọc kĩ bài Nhân hóa, làm trước BT
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Nhân hóa là gì ? Cho VD.
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Tóm tắt hiểu biết về tác giả tác phẩm văn bản Buổi học cuối cùng?
Bố cục văn bản gồm mấy phần, nội dung từng phần
Nêu đặc điểm nghệ thuật và nội dung văn bản?
Nhân hóa là gì?
Nêu các kiểu nhân hoá?Cho VD
Muốn tả người trước hết ta phải làm gì?
Bố cục bài văn tả người gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
* Phần 1 : Củng cố kiến thức
A. Văn bản Buổi học cuối cùng:
 1. Tác giả: An-phong-xơ Đôđê (1840-1897) nhà văn Pháp.
2. Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871nước Pháp thua trận, hai vùng Andát và Loren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây.
3. Bố cục : Ba đoạn.
- Đoạn 1: Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường ( Từ đầumà vắng mặt con)
- Đoạn 2: Diễn biến buổi học cuối cùng ( Tôi bướccuối cùng này)
- Đoạn 3: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng( Từ “ Bỗng đồng hồhết”)
 3. Nghệ thuật:
- Cách kể từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học cuối cùng.
- Chân thật, tự nhiên.
- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng, ngoại hình, lời nói, hành động.
- Nghĩa tự nhiên, sử dụng nhiều kiểu câu, biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh (Sử dụng linh hoạt các kiểu câu)
4. Nội dung: Nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc.
 B. Nhân hóa
1. Nhân hoá là gì?
VD:
- Ông trời mặc áo giáp đen.
- Mía múa gươm.
- Kiến hành quân.
à Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
+ Tác dụng làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậtTrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
2. Các kiểu nhân hoá:
a. Dùng từ gọi người để gọi vật:
 VD: Việt Nam, ôi tổ quốc thương yêu!_ trong khổ đau Người đẹp hơn nhiều.
b. Dùng từ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hành động tính chất của vật.
 VD: Người đi rừng núi trông theo bóng người.
c. Trò chuyện với vật như với người.
 VD: Trâu ơi ta bảo trâu này
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
 C. Phương pháp tả người
 + Muốn tả người trước hết cần xác định đối tượng miêu tả, tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc, hoạt động: sau đó lựa chọn chi tíêt, hình ảnh và sử dụng từ ngữ hợp lý, sinh động và trình bày những chi tiết, hình ảnh đó theo thứ tự nhất định
 + Bố cục bài văn tả người có ba phần:
a.Mở bài: Giới thiệu người được tả.
b. Thân bài: Miêu tả chi tiết(Ngoại hinh, cử chỉ, lời nói)
c. Kết bài: Nhận xét, cảm nghĩ
* Phần 2 : Bài tập bổ sung
A. Trắc nghiệm GV chữa BT trắc nghiệm từ câu 1 Tr117 đến câu 17 Tr121
B. Tự luận
Câu 1: Tóm tắt ngắn gon truyện Buổi học cuối cùng
GV hướng dẫn HS tóm tắt đảm bảo theo ND sau
Phrăng là một ham chơi và chưa chăm học.Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khac lạ đã thu hút cậu và khi đền trường thì khung cảnh, không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng , không ồn ào, hỗn độn như mọi khi rồi có cả những dân làng đến tham dự và thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học Pháp văn và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Qua những lời nói về việc học tiếng Pháp, cử chỉ, thái độ nhẹ nhàng của thầy, Phrăng đã thay đổi cách suy nghĩ và nhận thức về tiếng mẹ đẻ, về việc học tập. CHo dù rất nát lòng khi phải rời xa mái trường đã gắn bó suốt bao nhiêu năm, khi không được dạy cho học trò chính ngôn ngữ của dân tộc, thầy Ha-men vẫn can đảm dạy cho đến cuối buổi học. Đồng hồ điểm 12 giờ, đứng trên bục thầy như đã mất hết sức lực, tái nhợt, xúc động không nói lên lời nhưng vẫn cố viết dòng chữ " NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" thật to lên bảng.
Câu 2: Bài tập 2 SGK tr 58 bài Nhân hóa
* So sánh 2 cách diễn đạt trong hai đoạn văn sau:
Đoạn a:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Đoạn b:
Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
Nhận xét:
Cách 1 hay hơn cách 2 vì cách 1 có sử dụng phép nhân hóa làm cho quang cảnh sống động, sự vật gần gũi với con người hơn.
Miêu tả sống động, người đọc dễ hình dung cảnh nhộn nhịp, bận rộn. Thể hiện tình cảm ấm áp trong lao động.
Quan sát, ghi chép, tường thuật một cách khách quan. 
Câu 3:Bài tập 3/sgk.58
Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
Cách 1:
Trong nhà chổi thì Chổi Rơm vào loại nhất. Cô có vàng óng, không ai đẹp bằng. của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng , trông cứ như vậy.
( Vũ Duy Thông)
Cách 2:
Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.
Cách 1 cho văn bản biểu cảm.
Cách 2 cho văn bản thuyết minh.
Các từ SD nhân hóa là:họ hàng,cô bé, xinh xắn, chiếc váy, áo , quanh người, áo len
 Đề bài: Em hãy miêu tả về người bố hoặc mẹ của mình
 1. Mở bài:
Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là bố (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha mẹ.
 2. Thân bài:
 a. Tả ngoại hình:
- Thoáng nhìn, bố (mẹ) trông như thế nào? Bố mẹ bao nhiêu tuổi?
- Bố (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)?
- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, ) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc,)
- Khuôn mặt bố(mẹ) đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền, góc cạnh, phương phi, , (có trang điểm hay không – đối với mẹ), vầng trán cao (thông minh) kết hợp tả với mái tóc dài (thướt tha, dài chấm vai, chấm lưng, buộc gọn gàng) hay ngắn (bồng bềnh, gọn gàng, trông rất nam tính với bố)
- Đôi mắt to hay không to, có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm, hay được chăm sóc kỹ, ánh mắt nhìn người khác như thế nào? (trìu mến, dịu dàng, quan tâm, nhìn thẳng vào người khác)
- Đôi môi như thế nào? Với nụ cười để lộ hàm răng ra sao? v.v
- Điểm nổi bật nhất về ngoại hình của ba (mẹ) hoặc người thân được tả là gì? (nốt ruồi, chiếc răng khểnh, mái tóc dài, đôi mắt to, vóc dáng to lớn, v.v)
 b Tả hoạt động, tính tình: đưa ra nhận xét chung về tính tình rồi mới tả:
- Bố (mẹ) hoặc người thân được tả ăn nói ra sao? cử chỉ như thế nào?
- Những thói quen khi làm việc? Khi ở nhà?
- Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao?
- Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao?
- Đối xử với mọi người như thế nào ? (hàng xóm, bạn bè, những người thân khác trong gia đình?)
- Điều em thích nhất ở bố (mẹ) hoặc người thân?
- Điều em chưa thích ? (nếu có)
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với ba (mẹ) hoặc người thân được tả?
 3. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về bố (mẹ) hoặc người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa bản thân nếu làm kết bài mở rộng
4.Củng cố hướng dẫn
Xem lại các bài tập và lí thuyết.
Hoàn thiện bài tập làm văn
TUẦN 25
 Ngày soạn: 15/2	 Ngày dạy:22/2
VĂN BẢN ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
PHÉP TU TỪ ẨN DỤ
LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 - Nắm chắc nội dung văn bản Đêm nay Bác không ngủ, khái niệm Ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ
- Hiểu và nhớ được tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ. 
 - Rèn kĩ năng làm bài tập làm văn tả người.
 - Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản 
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Nội dung ôn tập, hệ thống bài tập 
-H/s đọc kĩ bài Ẩn dụ, làm trước BT
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Ẩn dụ là gì ? Cho VD.
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Nêu chi tiết tiểu sử của tác giả Minh Huệ
Hiểu biết của em về tác phẩm?
Nêu bố cục và ý chính từng phần của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?(số tiếng?cách gieo vần?)
Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
Ẩn dụ là gì? Tác dụng của ẩn dụ?
Có các kiểu ẩn dụ nào?
* Phần 1 : Củng cố kiến thức
A. Văn bản Đêm nay Bác không ngủ
 1. Tác giả: Nhà thơ Minh Huệ tên thật là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, tại Bến Thủy, Thành phố Vinh. Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái 
Nhà thơ Minh Huệ đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác: hội trưởng Hội Sáng tác văn nghệ Liên khu 4; trưởng Ty văn hóa Nghệ An; bí thư Đảng đoàn kiêm chủ tịch Hội VHNT Nghệ An; hội viên sáng lập Hội Nhà văn VN (1957); ủy viên Ủy ban T.Ư Hội Liên hiệp VHNT VN. Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật VN. 
Ông mất ngày 11-10-2003 tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, thọ 77 tuổi. 
 2. Tác phẩm: 
 a.Hoàn cảnh ra đời: Năm 1950 trong chiến dịch biên giới, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu.Đầu năm1951, Minh Huệ ở Nghệ An, gặp một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về.Người bạn đã kể kỉ niệm về Bác cho nhà thơ nghe.
b.Bố cục: 2 phần
-Phần 1:9 khổ thơ đầu(Anh đội viên tỉnh giấc lần 1)
-Phần 2:7 khổ còn lại(Anh đội viên tỉnh giấc lần 3)
c. Thể thơ:5 chữ
+Vần trong mỗi khổ là vần liền ở chữ cuối dòng 2 và 3
+Chữ cuối dòng cuối là vần liền với chữ cuối dòng đầu khổ tiếp theo(vần trắc)
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
d.Phương thức biểu đạt: Kết hợp tự sự và trữ tình, thêm yếu tố miêu tả.
 3. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc biểu đạt nội dung thông qua một câu chuyện kể.
- Lời lẽ giản dị, chân thành với nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.
 4.Nội dung:
- Phản ánh tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta.
B. Ẩn dụ
1.Khái niệm Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vạt hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
2.Tác dụng : tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3. Các kiểu ẩn dụ:
VD- Thắp – nở hoa.
- lửa hồng- màu đỏ
giống nhau về hình thức
+ ẩn dụ hình thức
 Thắp - nở hoa
Giống nhau về cách thức thực hiện hành động
+ ẩn dụ cách thức
Nắng giòn tan nắng rực rỡ
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Người cha - Bác Hồ
Giống nhau về phẩm chất
+ ẩn dụ phẩm chất
* Phần 2 : Bài tập bổ sung
A. Trắc nghiệm GV chữa BT trắc nghiệm từ câu 1 Tr121 đến câu 16 Tr124
B. Tự luận
Câu 1:Chỉ ra các ẩn dụ và nêu ý nghĩa ẩn dụ trong các câu ca dao, câu thơ sau:
 A.                              Trăm năm đành lỗi hẹn hò 
                      Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
*Gợi ý: 
Cây đa bến cũ - những kỷ niệm đẹp
Con đò khác đưa - cô gái đã đi lấy người con trai khác làm chồng - đã thay đổi, xa nhau 
(Tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh ẩn dụ đẹp,quen thuộc, gợi nhớ diễn đạt được một lời oán trách kín đáo).
B.                     Thuyền ơi có nhớ bến chăng 
              Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
*Gợi ý: 
 thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)
 bến -  người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)
Đặt trong quan hệ song song: thuyền - bến, những vật cần có nhau, luôn luôn gắn bó - so sánh ngầm. 
(hình ảnh ẩn dụ gần gũi, đẹp dễ rung động diễn tả được nỗi nhớ, tấm lòng rất mực thủy chung, chờ đợi của người con gái). 
C                                  
Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
*Gợi ý:
 lửa lựu -  mùa hè 
( hoa lựu màu đỏ, nở vào đầu hè - ý nói mùa hè đang đến)
D.                             Ơi con chim chiền chiện
                                      Hót chi mà vang trời
                                      Từng giọt long lanh rơi
                                      Tôi đưa tay tôi hứng.
 *Gợi ý:
 con chim chiền chiện -  cuộc sống mới
 hót - ca ngợi mùa xuân, đất nước, cuộc đời mới đầy sức sống đang trỗi dậy (tiếng reo vui của con người)
 giọt (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cuộc sống.
 hứng (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác ) - sự thừa hưởng một cách trân trọng những thành quả cách mạng           .                 
 1.Mở bài:
 Giới thiệu em bé định tả: 
2.Thân bài: Em bé đó là bé trai hay bé gái? Tên bé là gì? Bé mấy tuổi? Bé là con nhà ai? Bé có nét gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
Tả bao quát về hình dáng của bé.
+ Thân hình bé như thế nào?
+ Mái tóc.
+ Khuôn mặt (miệng, má, răng).
+ Tay chân.
Tả hoạt động của bé: Nhận xét chung về bé. Em thích nhất lúc bé làm gì? Em hãy tả những hoạt động của bé: khóc, cười, tập đi, tập nói, đòi ăn, chơi đồ chơi, làm nũng mẹ, xem phim hoạt hình, đùa nghịch.
3. Kết bài:Nêu cảm nghĩ của mình về bé. 
Bài văn tham khảo
“Ba tháng biết lẩy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” Em gái của em cũng thế. Bé đã được mười tháng tuổi và đang lò dò tập đi, trông thật là đáng yêu, nghộ nghĩnh.
Bé là út trong nhà, mà lại là con gái nên được bố mẹ cưng chiều lắm. Bố đã đặt cho bé một cái tên mà ông lấy làm tâm đắc lắm “Nguyễn Vân Huyền Băng”. Ai trong nhà cũng tranh thủ dạy cho bé đủ điều. Nào là vỗ tay, múa, lắc đầu, Nên bé biết đủ trò. Trong nhà, người mà bé thương nhất là mẹ, đòi mẹ ẵm hòi, mẹ mà không ẳm là khóc toáng lên cho đến khi nào mẹ dỗ mới thôi. Nhưng cũng có những lúc bé sợ mẹ, ấy là lúc mà Băng phát hiện ra bát cháo để dưới chân bàn. Băng hư lắm, suốt ngày đòi bú, chẳng chịu ăn gì cả. Để bé ăn, cả nhà phải vất vả nhảy múa, kiếm đồ chơi mới cho Băng. Nên đôi khi, mẹ nói vui:
- Băng là nữ hoàng của nhà này đấy.
Băng rất thích nghe nhạc trong chiếc điện thoại của bố, mỗi khi nghe người ta hát, bé lại cười đùa vui vẻ, rồi lắc lư cái đầu, coi bộ thích thú lắm. Ngoài ra bé còn là người nghiện ti vi và thích mở cửa tủ lạnh cho hơi lạnh thổi vào. Ba đi làm xa, mỗi tuần mới về một lần nên bé nhớ ba lắm, khi ba về, bé rất mừng và chơi với ba quên đòi bú luôn. Từ khi biết lật đến giờ, bỏ Băng xuống đất bé không còn khóc nhè nữa mà vội vàng lật qua. Cũng như bao đứa trẻ khác, bé Băng nghịch ngợm lắm. Khi được mọi người ẵm đi, bao giờ bé cũng dang rộng hai cái tay nhỏ xíu ra để với bất cứ cái gì hay hay mà Băng thấy trên đường. Và nếu Băng nắm trúng cái gì rồi thì đừng dại dột mà bỏ đi, phải đứng lại cho bé chơi chán rồi vứt đi, nếu không thì “chị” sẽ khóc toáng lên cho mà xem. Những lúc ấy, dù có đưa cho đồ chơi thích nhất của mình thì bé cũng không thôi khóc. Khóc mãi cho đến khi nào mẹ đút vú vào miệng mới thôi. Nếu như mà không có mẹ ở nhà thì thật khổ. Bé rất ghét đội mũ, ghét lắm. Mỗi khi thấy ai đội cái gì lên đầu mình là bé rất tức giận những được một cái là không khóc mà dùng hết sức lực lấy cho được cái thứ trên đầu xuống, lấy mà không được là với cái tay níu tóc người ta xuống rồi bấu. Nhiều lần em bị chảy máu mặt cũng chỉ vì cái này.
Em thương Băng lắm. Mỗi khi đi học về là em ẵm Băng hôn ngay. Em mong Băng sẽ trở thành một đứa em ngoan và sau này là Con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ để tương lai thành một người công dân tốt. 
4.Củng cố hướng dẫn
Xem lại các bài tập và lí thuyết.
Hoàn thiện bài tập làm văn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them NV 6 tuan 2526.doc