ÔN VĂN BẢN VƯỢT THÁC
LUYỆN TẬP: SO SÁNH, VIẾT VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Nắm chắc văn bản Vượt thác, khái niệm so sánh, các kiểu so sánh .
- Hiểu và nhớ đ¬ược tác dụng của so sánh . Biết phân tích ý nghĩa cũng như¬ tác dụng của so sánh.
- Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh.
- Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ bài So sánh, làm trước BT
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3.Bài mới
TUẦN 24 Ngày soạn: 1/2 Ngày dạy:4/2 ÔN VĂN BẢN VƯỢT THÁC LUYỆN TẬP: SO SÁNH, VIẾT VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Nắm chắc văn bản Vượt thác, khái niệm so sánh, các kiểu so sánh . - Hiểu và nhớ được tác dụng của so sánh . Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của so sánh. - Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh. - Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản B. CHUẨN BỊ -G/v: Đáp án và những tình huống -H/s đọc kĩ bài So sánh, làm trước BT C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh. 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Tóm tắt hiểu biết về tác giả tác phẩm văn bản Vượt thác? Kể tóm tắt văn bản? Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nội dung ý nghĩa tác phẩm? So sánh là gì ? Cho VD Cấu tạo phép so sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh? Kể tên Nêu tác dụng của so sánh? I- Củng cố kiến thức A. Văn bản Vượt thác: 1.Tác giả tác phẩm a. Tác giả Nhà văn Võ Quảng (1920 - 2007) quê ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. - Năm 1957, sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng. b. Tác phẩm Văn bản trích từ truyện “ Quê nội”-Tác phẩm viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn ở miền Trung. 2.Tóm tắt văn bản * Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và cảnh hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác; đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác tác giả làm nổi bật vẻ hùng hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. 3. Nghệ thuật: - Phối hợp tả cảnh, tả người rất tự nhiên, sinh động . - Sử dụng nhân hóa, so sánh phong phú, có hiệu quả. - Các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc. - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng. 4. Nội dung: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên, nên cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. 5. Ý nghĩa: - Vượt thác là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn. B. So sánh 1. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Cấu tạo của phép so sánh: a. Mô hình cấu tạo dạng đầy đủ và điển hình: Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Vế A (sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B(sự vật dùng làm chuẩn so sánh) Mây Ngôi nhà sàn trắng dài như hơn cả bông tiếng chiêng b. Mô hình dạng biến đổi: Từ ngữ so sánh lược bớt Đảo vế B lên trước vế A 3. Các kiểu so sánh: * Có hai kiẻu so sánh - So sánh ngang bằng được thể hiện bằng các từ so sánh: là, như, y như, tựa như, giống như...bao nhiêu-bấy nhiêu... So sánh hơn kém (không ngang bằng) được thể hiện bằng các từ so sánh: hơn, hơn là, kém, kém gì... 4. Tác dụng của so sánh: - Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc. - Tạo ra những lối nói hàm súc, giúp người đọc dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm tác giả gửi gắm. II. Bài tập bổ sung Trắc nghiệm GV chữa BT trắc nghiệm trong sách Tự luận Bài 1: Tìm, nêu tác dụng phép so sánh trong đoạn trích sau: - GV chép bài tập lên bảng: a, - Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. b, - Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh c,“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đỗ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trủi nhô lên hục xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên như hai dãy trường thành vô tận.” Bài 2: Trong câu ca dao: Nhớ ai bồi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì? Giải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi? Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại? Bài 3: Tìm và phân tích loại phép so sánh a) Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển đông trước mặt c) Đất nước Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép - Tìm các biện pháp so sánh trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" Bài 4: Cảm nhận ngắn về nghệ thuật văn bản Vượt thác trong khoảng 3 dòng Gợi ý: Văn bản phối hợp khéo léo hững hình ảnh so sánh độc đáo và những từ ngữ miêu tả tinh tế trong đoạn văn không chỉ khắc hoạ vẻ đẹp người lao động, mà còn đề cao sức mạnh của họ và thể hiện tình cảm quý trọng đối với người lao động trên quê hương sông nước. Bài 5:Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh dòng sông hay cảnh biển que em I. Mở bài: Giới thiệu dòng sông (hay bãi biển) cần tả - Ở đâu? - Quan sát vào thời điểm nào trong ngày (Hoặc có thể đưa ra điểm nổi bật, nổi tiếng nhất của dòng sông hay bãi biển sẽ tả) II. Thân bài: * Tả bao quát: Nhìn từ xa, dòng sông (bãi biển) trông như thế nào? * Tả chi tiết: - Hình dáng: (dài, uốn khúc, thẳng tắp,...) - Màu sắc: (sông: màu đỏ nặng phù sa..., biển: màu sắc thay đổi theo sắc mây trời) - Cảnh hai bên bờ sông (những lũy tre xanh, những rặng dừa trĩu nặng, nhà cửa ven sông,...) hoặc cảnh trên bãi biển ( bãi cát trải dài, hàng phi lao, hàng dừa, sóng vỗ bờ, gió biển ...) - Cảnh trên dòng sông (thuyền, ghe, bạn nhỏ tắm sông, lục bình trôi,...) hoặc cảnh trên mặt biển (sóng biển nhấp nhô, thuyền bè chài lưới, những ghềnh đá giữa biển, ...) - Hoạt động của con người trên dòng sông hay gần bãi biển: sông (buôn bán tấp nập trên chợ nổi, từng đoàn người trên tài du lịch trên sông,...) hoặc biển (những người dân kéo lưới, những ghe thuyền đầy ắp tôm cá, cảnh họp chợ hải sản tấp nập trên bãi biển v.v) III. Kết bài: Cảm nghĩ về dòng sông hoặc bãi biển đã tả. GV theo dõi uốn nắn HS làm bài 4.Củng cố hướng dẫn Xem lại các bài tập và lí thuyết. Tập lấy ví dụ các biện pháp so sánh.
Tài liệu đính kèm: