Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2009-2010

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. HS được củng cố và mở rộng về thể loại truyện cổ tích.

2. Chỉ ra được những đặc điểm nổi bật về tính cách của hai con vật Thỏ và Cọp, sự đối lập của chúng qua các tình huống trong truyện.

3. Nêu được ý nghĩa của truyện.

II. Thiết bị dạy học

- GV: Tài liệu văn thơ Đồng Tháp trong nhà trường.

- HS sưu tầm thơ văn của địa phương ĐT.

III. Thiết kế giáo án

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu vài nét về nội dung và ý nghĩa của vb?

3. Bài mới: GV nêu lời giới thiệu vào bài.

TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

20’

30’

10’

20’

 I. Giới thiệu

1. Xuất xứ:

Truyện được sưu tầm tại ấp Tân Hoà, xã Tân Khánh Trung, nay thuộc huyện Thạnh Hưng. Do ông Đào Văn Mới kể.

2. Thể loại truyện cổ tích động vật.

- Mượn truyện loài vật ngụ truyện con người, xã hội.

- Thường có mô típ sự đối đầu giữa 2 nhân vật hay tuyến nhân vật (tốt, xấu, thiện, ác), mô típ về mẹo lừa của những con vật thông minh.

- Có tính chất ẩn dụ ngụ ý. Phần kết thúc truyện không rút ra bài học trực tiếp mà để người đọc tự suy ngẫm ra.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Cọp rủ đi bắt heo

- Thỏ tinh khôn chọn đúng ý thích của Cọp ăn thịt heo.

- Cọp vốn là loài vật to lớn, hung dữ nên luôn tin vào sức mạnh của mình, không nghĩ đến chuyện chú Thỏ bé tí lại dám “chơi xỏ”. Do đó Cọp dẽ bị lừa mà vẫn ngờ rằng mình đang được đề cao.

2. Cọp được rủ đi ăn cắp mật

- Thỏ chọn đúng chỗ yếu của Cọp (tham ăn) mà đánh lừa.

- Cái tham lam làm cho Cọp ngu muội. Lí trí của kẻ tham lam là: cái gì ăn được, cái gì to, cái gì nhiều.

3. Cọp được rủ đi lấy tổ ong.

- Cọp là con vật thiếu trí tuệ, Thỏ nắm chắc điều ấy để lừa Cọp.

- Sự nhanh trí thông minh của Tho lên đến đỉnh cao.

- Thỏ biết sức mình, chỉ đơn độc thì không thể giết được Cọp nên Thỏ tìm đồng minh con người cùng giết Cọp.

III. Tổng kết

 Truyện có cốt truyện ngắn gọn, giàu chi tiết kịch tính, mang nhiều triết lí sâu sắc:

- Những con vật dù bé nhỏ nhưng nhanh nhẹn, thông minh thì vẫn chiến thắng những con vật to xác, hung dữ, ngu ngốc.

- Một con vật dù có sức mạnh thể xác, hung bạo đến dâu cũng bị thất bại nếu xem thường những con vật bé nhỏ, quá tin vào mình đến mù quáng, ngốc nghếch.

- GV giới thiệu cho HS nghe về xuất xứ của văn bản.

? Truyện Thỏ và cọp thuộc thể loại gì?

? Thế nào là truyện cổ tích?

? Kiểu nhân vật trong truyện này là gì?

* GV cung cấp cho HS kiến thức về truyện cổ tích.

* GV hướng dẫn HS đọc văn bản (dùng giọng kể chuyện, chú ý làm nổi sự thông minh nhanh trí của thỏ và cái ngu ngốc của cọp).

- GV đọc mẫu, gọi 3,4 HS đọc lại.

? Thỏ lừa cọp mấy lần? Trong những việc gì?

? Trong việc ăn cắp heo thỏ lừa cọp như thế nào?

? Trong việc ăn cắp mật, thỏ lừa cọp như thế nào?

? Lần thứ ba tỏ lừa cọp như thế nào?

 Giảng: Trong suốt câu chuyện thỏ luôn lợi dụng sự ngu ngốc cả tin của cọp.

? Truyện cổ tích này cho ta thấy thỏ và cọp khác nhau như thế nào?

* Gv cho HS thảo luận nhóm 3’

? Có thể rút ra bài học gì từ truyện cổ tích này?

- HS lắng gnhe và ghi bài.

- Truyện cổ tích.

- HS trả lời khái niệm cổ tích SGK ng văn 6 trang 123.

- Động vật: thỏ và cọp.

- Nghe.

- Ba lần: đi bắt heo, ăn cắp mật, lấy tổ ong.

 - Thỏ chuốt cành trâm bầu một đầu bóng loáng cho mình, đầu gai để cho cọp xúi cọp đi xin lửa mặt trời, sắp xếp củ chuối thật ngon đánh lừa cọp.

- Cọp sẵn sàng đổi giỏ cho thỏ, không hề suy tính. Cọp luôn bị đặt ở trạng thái bị động, tuân theo.

- Rủ đi lấy tổ ong. Sự nhanh trí thông minh của Tho lên đến đỉnh cao.

- HS tự bôc lộ.

- HS thảo luận rút ra bài học cho bản thân.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 – 09 - 09
Tuần:8
Ngày dạy: 05 - 10 - 09
Tiết:1,2
Văn bản VỊN CẦU
 Ca Dao
I. Mục tiêu bài học
1. Hiểu rõ ý nghĩa của việc em bé vịn cầu giúp anh bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua.
2. Giáo dục tinh thần yêu thương giúp đỡ bộ đội, một biểu hiện của lòng yêu nước.
3. Cảm thấy được cái đẹp trong hành động rất hồn nhiên của em bé cũng như cái đẹp trong sự quyết tâm cũng rất hồn nhiên của anh bộ đội.
II. Thiết bị dạy học
- GV: Tài liệu văn thơ Đồng Tháp trong nhà trường.
- HS sưu tầm thơ văn của địa phương ĐT.
III. Thiết kế giáo án
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: thông qua
3. Bài mới
TG
 NỘI DUNG 
 HOẠT ĐỘNG GV
 HOẠT ĐỘNG HS
20’
30’
10’
20’
I. Giới thiệu
1. Thể thơ lục bát
2. Xuất xứ
Được sưu tầm tại xã Mỹ Long, Huyện Cao Lãnh.
II. Tìm hiểu bài
1. Cầu tre lắt lẽo gập ghềnh
- Hai tính từ “lắt lẽo” “gập ghềnh” có sức gợi tả lớn đã gợi hình ảnh con đường đi vất vả.
- Bổ sung ý nghĩa cho cầu tre, giúp hình dung dáng vóc, cái thế của cầu tre.
2. Tình huống vượt cầu của anh chiến sĩ
- Cầu tre “lắt lẽo” “gập ghềnh” đối với anh chiến sĩ càng khó khăn hơn vì: “Anh mang súng lớn cồng kềnh khó qua”
- Điều bất ngờ xảy ra: 
“Có em độ tuổi mười ba
 Đang ca đang múa chạy ra vịn cầu”
è Nói lên được cái hồn nhiên, nghịch ngợm của lứa tuổi, lại vừa thể hiện được thái độ của em với việc cần làm.
III. Tổng kết.
- Quyết tâm lập công đầu của anh chiến sĩ.
“ Anh đi quyết lập công đầu
 Có em vịn cầu góp chút công lao.”
- Lời tổng kết ca ngợi hành động của em bé và nhờ sự góp sức của em anh chiến sĩ sẽ lập được những chiến công lớn.
- Câu thơ là lời tự hứa của anh chiến sĩ, cũng là lời hứa thầm của anh bộ đội đối với em bé.
IV Luyện tập
 Qyan sát cây cầu khỉ và viết một đoạn văn ngắn để miêu tả.
- Lời dẫn vào bài.
- GV dán bảng phụ bài thơ “Vịn cầu”
 Cầu tre lắt lẽo gập ghềnh
 Anh mang súng lớn cồng kềnh khó qua
 Có em độ tuổi mười ba
 Đang ca đang múa chạy ra vịn cầu
 Anh đi quyết lập công đầu
 Có em vịn cầu góp chút công lao.
 ( Sưu tầm ở xã Mỹ Long)
- Mời 1,2 HS đọc bài thơ.
? Bài thơ trên được viết bằng thể thơ gì? Vì sao em biết?
? Bài thơ trên xuất xứ tại địa phương nào của tỉnh ĐT?
- GV cung cấp hoàn cảnh ra đời của VB trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản (nhịp 2/2/2; 4/2/2; 2/4;2/2/4; 4/4 ).
- GV đọc mẫu và học sinh đọc tiếp.
? Cầu tre được miêu tả như thế nào mà chúng ta thấy rõ nó khó đi?
? Lắt lẽo gập ghềnh là như thế nào?
? Có tay vịn không? Đi qua cầu ấy cái khó là thế nào?
? Cầu đã đi khó tại sao đối với anh chiến sĩ lại càng khó đi? 
Þ Gợi ý: Cách ngắt nhịp 4/2/2 hoặc 6/2 ở câu thơ này).
? Anh chiến sĩ vượt qua bằng cách nào? Có sự giúp đỡ của người khác không?
? Em bé đã làm gì trước cảnh ấy? Anh chiến sĩ có gọi em giúp không?
? Vậy tại sao em bé có hành động như vậy?
? Điều ấy thể hiện tình cảm gì của em bé đối với anh chiến sĩ?
- GV liên hệ giáo dục tình cảm đối với anh lính cụ Hồ.
? Công sức đóng góp của em bé có được ghi nhận không?
? Điều đó đưôc thể hiện qua những biểu hiện cụ thể nào?
? Công đầu là công như thế nào?
? Em có suy nghĩ, tính toán nhiều trước khi hành động không? Ý nghĩa của hành động ấy là gì?
- GV ghi đề bài tập lên bảng và hướng dẫn học sinh làm.
- HS quan sát bảng phụ
- 1,2 HS đọc bài
- Lục bát
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài
- Hai tính từ “lắt lẽo” “gập ghềnh” có sức gợi tả lớn đã gợi hình ảnh con đường đi vất vả.
- Bổ sung ý nghĩa cho cầu tre, giúp hình dung dáng vóc, cái thế của cầu tre.
- HS suy nghĩ trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Anh mang súng lớn cồng kềnh => ngập ngừng lo lắng.
- HS tự suy nghĩ trả lời.
- Chạy ra vịn cầu.
- Em bé thấy sự ngập ngừng bối rối của anh chiến sĩ
- Tình cảm của em đối với anh bộ đội, với cuộc kháng chiến.
- Có 
- Anh chiến sĩ quyết tâm lập công đầu
- HS tự bộc lộ.
- HS ghi vào tập và làm.
4. Củng cố: 8’
- Cho HS trình bày bài viết phần luyện tập.
- Đọc đúng văn bản (ngắt nhịp, giọng điệu).
5. Dặn dò: 1’
- Học thuộc lòng bài thơ
- Sưu tầm những câu chuyện cổ tích có liên quan đến “ Thỏ và cọp”.
Ngày soạn: 20 – 09 - 09
Tuần: 8
Ngày dạy: 12 - 10 - 09
Tiết:3,4
THỎ VÀ CỌP
 (Truyện cổ tích)
I. Mục tiêu bài học
1. HS được củng cố và mở rộng về thể loại truyện cổ tích.
2. Chỉ ra được những đặc điểm nổi bật về tính cách của hai con vật Thỏ và Cọp, sự đối lập của chúng qua các tình huống trong truyện.
3. Nêu được ý nghĩa của truyện.
II. Thiết bị dạy học
- GV: Tài liệu văn thơ Đồng Tháp trong nhà trường.
- HS sưu tầm thơ văn của địa phương ĐT.
III. Thiết kế giáo án
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu vài nét về nội dung và ý nghĩa của vb?
3. Bài mới: GV nêu lời giới thiệu vào bài.
TG
 NỘI DUNG 
 HOẠT ĐỘNG GV
 HOẠT ĐỘNG HS
20’
30’
10’
20’
I. Giới thiệu
1. Xuất xứ:
Truyện được sưu tầm tại ấp Tân Hoà, xã Tân Khánh Trung, nay thuộc huyện Thạnh Hưng. Do ông Đào Văn Mới kể.
2. Thể loại truyện cổ tích động vật.
- Mượn truyện loài vật ngụ truyện con người, xã hội.
- Thường có mô típ sự đối đầu giữa 2 nhân vật hay tuyến nhân vật (tốt, xấu, thiện, ác), mô típ về mẹo lừa của những con vật thông minh.
- Có tính chất ẩn dụ ngụ ý. Phần kết thúc truyện không rút ra bài học trực tiếp mà để người đọc tự suy ngẫm ra.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cọp rủ đi bắt heo
- Thỏ tinh khôn chọn đúng ý thích của Cọp ăn thịt heo.
- Cọp vốn là loài vật to lớn, hung dữ nên luôn tin vào sức mạnh của mình, không nghĩ đến chuyện chú Thỏ bé tí lại dám “chơi xỏ”. Do đó Cọp dẽ bị lừa mà vẫn ngờ rằng mình đang được đề cao.
2. Cọp được rủ đi ăn cắp mật
- Thỏ chọn đúng chỗ yếu của Cọp (tham ăn) mà đánh lừa.
- Cái tham lam làm cho Cọp ngu muội. Lí trí của kẻ tham lam là: cái gì ăn được, cái gì to, cái gì nhiều.
3. Cọp được rủ đi lấy tổ ong.
- Cọp là con vật thiếu trí tuệ, Thỏ nắm chắc điều ấy để lừa Cọp.
- Sự nhanh trí thông minh của Tho lên đến đỉnh cao.
- Thỏ biết sức mình, chỉ đơn độc thì không thể giết được Cọp nên Thỏ tìm đồng minh con người cùng giết Cọp.
III. Tổng kết
 Truyện có cốt truyện ngắn gọn, giàu chi tiết kịch tính, mang nhiều triết lí sâu sắc:
- Những con vật dù bé nhỏ nhưng nhanh nhẹn, thông minh thì vẫn chiến thắng những con vật to xác, hung dữ, ngu ngốc.
- Một con vật dù có sức mạnh thể xác, hung bạo đến dâu cũng bị thất bại nếu xem thường những con vật bé nhỏ, quá tin vào mình đến mù quáng, ngốc nghếch.
- GV giới thiệu cho HS nghe về xuất xứ của văn bản.
? Truyện Thỏ và cọp thuộc thể loại gì?
? Thế nào là truyện cổ tích?
? Kiểu nhân vật trong truyện này là gì?
* GV cung cấp cho HS kiến thức về truyện cổ tích.
* GV hướng dẫn HS đọc văn bản (dùng giọng kể chuyện, chú ý làm nổi sự thông minh nhanh trí của thỏ và cái ngu ngốc của cọp).
- GV đọc mẫu, gọi 3,4 HS đọc lại.
? Thỏ lừa cọp mấy lần? Trong những việc gì?
? Trong việc ăn cắp heo thỏ lừa cọp như thế nào?
? Trong việc ăn cắp mật, thỏ lừa cọp như thế nào?
? Lần thứ ba tỏ lừa cọp như thế nào?
Ä Giảng: Trong suốt câu chuyện thỏ luôn lợi dụng sự ngu ngốc cả tin của cọp.
? Truyện cổ tích này cho ta thấy thỏ và cọp khác nhau như thế nào?
* Gv cho HS thảo luận nhóm 3’
? Có thể rút ra bài học gì từ truyện cổ tích này?
- HS lắng gnhe và ghi bài.
- Truyện cổ tích.
- HS trả lời khái niệm cổ tích SGK ng văn 6 trang 123.
- Động vật: thỏ và cọp.
- Nghe.
- Ba lần: đi bắt heo, ăn cắp mật, lấy tổ ong.
 - Thỏ chuốt cành trâm bầu một đầu bóng loáng cho mình, đầu gai để cho cọp xúi cọp đi xin lửa mặt trời, sắp xếp củ chuối thật ngon đánh lừa cọp.
- Cọp sẵn sàng đổi giỏ cho thỏ, không hề suy tính. Cọp luôn bị đặt ở trạng thái bị động, tuân theo. 
- Rủ đi lấy tổ ong. Sự nhanh trí thông minh của Tho lên đến đỉnh cao.
- HS tự bôc lộ.
- HS thảo luận rút ra bài học cho bản thân.
4. Củng cố: 10’
- GV cho HS tóm tắt văn bản. Kể một lần câu chuyện Thỏ và Cọp mà em biết.
- Rút ra được bài học gì qua câu chuyện này? (không nên quá ỷ lại vào sức mạnh cơ bắp, trí tuệ đã thắng sự ngu ngốc).
5. Dặn dò: 1’
- Tập kể diễn cảm truyện.
- Sưu tầm những câu chuyện cổ tích , những bài ca dao của địa phương em.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day Van Tho Dong Thap 6.doc