TIẾT 101 HOÁN DỤ
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
Nắm đựoc khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án.
Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi.
C- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. Tổ chức lớp: 6A .
6B .
2. Kiểm tra:
*Câu hỏi
Câu 1: Phép tu từ ẩn dụ và so sánh giống nhau ở chỗ:
A - Cùng dựa trên cơ sở những nét tương đồng giữa hai đối tượng.
B - Cùng dựa trên cơ sở mối quan hệ có thực giữa hai đối tượng.
C - Cả A, B đều đúng. D - Cả A, B đều sai.
Soạn: 5/3/2009 Giảng:6A. 6B. Tiết 101 HOáN Dụ A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Nắm đựoc khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ. Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ. B. Chuẩn bị. Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án. Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi. C- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: * HĐ 1: Khởi động 1. Tổ chức lớp: 6A.. 6B.. 2. Kiểm tra: *Caõu hoỷi: Câu 1: Phép tu từ ẩn dụ và so sánh giống nhau ở chỗ: A - Cùng dựa trên cơ sở những nét tương đồng giữa hai đối tượng. B - Cùng dựa trên cơ sở mối quan hệ có thực giữa hai đối tượng. C - Cả A, B đều đúng. D - Cả A, B đều sai. Câu 2 : "Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm" (Minh Huệ ) Hai câu thơ trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật : A - ẩn dụ . C - So sánh. B - Nhân hoá. D - Điệp từ. Câu 3: ẩn dụ là phép tu từ trong đó: A - Từ được sử dụng theo nghĩa gốc. B - Từ được sử dụng theo nghĩa chuyển. C - Từ được sử dụng theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. D - Cả 3 đều sai. *Nhận xột: 6A... 6B... 3. Bài mới(Giới thiệu bài: ) * HĐ 2: Hình thành kiến thức mới HOAẽT ẹOÄNG CUÛA GV &HS NOÄI DUNG KIEÁN THệÙC *Tìm hiểu NL sgk - áo nâu chỉ ai? áo xanh chỉ? - Giữa sự vật được thể hiện với sự vật được chỉ mối quan hệ? - Nói: “Nông thôn” chỉ ai? “Thị thành” chỉ ai? - Giữa chúng có quan hệ gì? - Nêu tác dụng của cách diễn đạt này? - Em hiểu hoán dụ là gì? - Nói bàn tay để chỉ gì? - Giữa chúng có mối quan hệ nào? - “Một” là để chỉ gì? “Ba” là để chỉ gì? - Giữa chúng có mối quan hệ gì? - Nói “đổ máu” để chỉ gì? - Giữa chúng có quan hệ gì? - Có mấy kiểu hoán dụ? *HĐ3-Hướng dẫn luyện tập Chia thành 4 nhóm thực hiện bài tập 1. Gọi đại diện nhóm trình bàyà Nhận xét. I. Bài học 1. Hoán dụ là gì? * Ngữ liệu - áo nâu: Chỉ người nông dân. - áo xanh: Chỉ người công nhân. => Quan hệ: Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. -“Nông thôn” => Những người sống ở nông thôn. - “Thị thành” => Những người sống ở thành thị. => Quan hệ: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. => Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. * Kết luận : Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của 1 sự vật, hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Các kiểu hoán dụ. * Ngữ liệu: a, Bàn tay => con người (sức lao động) => Lấy bộ phận để chỉ toàn thể. b, “Một”: chỉ số ít. “Ba”: chỉ số nhiều. => Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. c, “Đổ máu”=> chỉ sự hy sinh, mất mát (chiến tranh). => Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. *Kết luận : Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp: - Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể. - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. - Lấy cái cụ thể – gợi cái trừu tượng. II.Luyện tập. * Bài tập 1: Chỉ ra hoán dụ – mối liên hệ. a. “Làng xóm” => Những người nông dân. => Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng. b. “Mười năm” => thời gian trước mắt. “Trăm năm” => thời gian lâu dài. => Cái cụ thể – gọi cái trừu tượng. c.“áo chàm” => chỉ người dân tộc. => Dấu hiệu của sự vật – sự vật. d. “Trái đất” => những con người trên trái đất. => Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng. * Bài tập 2: So sánh giữa hoán dụ và ẩn dụ. - Giống nhau: Đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. - Khác nhau: + ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất, cảm giác. + Hoán dụ: Dựa vào quan hệ gần gũi nhau (tương cận), cụ thể: Bộ phận – toàn thể. Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng. Dấu hiệu của sự vật – sự vật. Cụ thể – trừu tượng. *HĐ4- Hoạt động nối tiếp. 1. Câu hỏi củng cố: Hoán dụ? Các kiểu hoán dụ? Ví dụ? 2. HDVN: Hướng dẫn ôn tập. Học ghi nhớ. Làm bài tập 3.
Tài liệu đính kèm: