Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Huỳnh Thị Điền

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

-Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.

-Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.

2.Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.

- Xác định ý nghĩa của truyện.

- Kể lại được truyện.

3.Thái độ: GD tinh thần đấu tranh chống lũ lụt thiên tai.

B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; Chuẩn bị kỹ bài dạy,các bức tranh, bài thơ, đoạn thơ nói về việc đắp đê chống lụt của nhân dân ta; bảng phụ.

 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.-Vẽ tranh về việc đắp đê chống lụt của nhân dân ta.

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ1: Bài cũ: H: Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng - Nêu ý nghĩa của truyện .

 H: Chi tiết nào trong truyện khiến em thích thú ? Vì sao ?

HĐ2:Giới thiệu bài: Hàng năm, nhân dân VN chúng ta, nhất là nhân dân miền Bắc phải đối mặt với mưa bão, lụt lội. Để tồn tại, chúng ta phải tìm mọi cách chiến đấu và chiến thắng giặc nước. Cuộc chiến đấu ấy đã được thần thoại hoá trong truyền thuyết STTT.

 

doc 8 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 9
Văn bản : SƠN TINH ,THUỶ TINH 
S :
G:
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
-Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.
-Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
2.Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
3.Thái độ: GD tinh thần đấu tranh chống lũ lụt thiên tai.
B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; Chuẩn bị kỹ bài dạy,các bức tranh, bài thơ, đoạn thơ nói về việc đắp đê chống lụt của nhân dân ta; bảng phụ.
 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.-Vẽ tranh về việc đắp đê chống lụt của nhân dân ta.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: H: Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng - Nêu ý nghĩa của truyện .
 H: Chi tiết nào trong truyện khiến em thích thú ? Vì sao ?
HĐ2:Giới thiệu bài: Hàng năm, nhân dân VN chúng ta, nhất là nhân dân miền Bắc phải đối mặt với mưa bão, lụt lội. Để tồn tại, chúng ta phải tìm mọi cách chiến đấu và chiến thắng giặc nước. Cuộc chiến đấu ấy đã được thần thoại hoá trong truyền thuyết STTT.
HĐ3:Bài học:
B1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
*MT: HS đọc , tìm hiểu chú thích, tóm tắt vb, tìm hiểu bố cục.
-GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp từng đoạn.
Cho HS đọc phân vai Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, vua Hùng, người dẫn truyện.
-GV nhận xét cách đọc của HS, uốn nắn, sửa chữa kịp thời.
-Ngoài những chú thích trong SGK mà HS đã tìm hiểu GV có thể giải thích thêm một số từ khó như: cồn, ván, nệp......
-Gọi HS tìm hiểu bố cục truyện - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung và có thể cho HS ghi (Hoặc GV ghi vào bảng phụ) 
B2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản.
*MT: Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng 
thể loại; Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện; Xác định ý nghĩa của truyện.
H: Truyện có bao nhiêu nhân vật ? Nhân vật nào là nhân vật chính ?( ST,TT)
H: Hình dáng bên ngoài của hai vị thần có gì khác thường? (Kì dị, oai phong)
H:Tài năng của họ ra sao?(Cả hai đều có tài cao, phép lạ: ST dời núi lấp biển; TT hô mưa gọi gió 
H:Điều đó có ý nghĩa gì ? 
H: Em có nhận xét gì về điều kiện chọn rể của vua Hùng? 
H: Em có nh. xét gì về lễ vật mà vua Hùng đưa ra?
-Gọi HS đọc đoạn kể chuyện giao tranh của ST, TT
H: Vì sao Thuỷ tinh chủ động dâng nước đánh ST ?
H: Cách TT hô mưa gọi gió, dâng sóng cuồn cuộn gợi cho em hình dung ra cảnh gì mà nhân dân ta thường gặp hằng năm ? (Lũ lụt, thiên tai)
H: ST đã đối phó như thế nào ? Kết quả ra sao ?
H: Câu “ Nước dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi dâng cao lên bấy nhiêu” có ý nghĩa gì ? (quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của người xưa...)
*GV mở rộng: Ngày nay nhân dân ta đã làm gì để phòng chống thiên tai lũ lụt 
-GV cho HS phát biểu GV nhận xét bổ sung
H: Kết thúc truyện đã phản ánh điều gì ?
(Hiện tượng lũ lụt ở miền Bắc nước ta)
B3: Hướng dẫn HS thực hiện phần tổng kết bài với nội dung và nghệ thuật.
*MT:Thấy được giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của vb.
*Hoạt động nhóm: Nêu vài nét về nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.
- Gọi HS đại diện nhóm trả lời - HS các nhóm khác bổ sung - GV nhận xét, bổ sung.
*Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK
Nêu các ý chính; Yêu cầu HS học thuộc .
B4:Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập
- Gọi HS làm bài tập 1,2 . 
- Tập kể lại truyện STTT.
- Tìm hiểu về nạn phá rừng.
I/ Tìm hiểu chung:
1/Xuất xứ:
- Truyện bắt nguồn từ thần thọai cổ được lịch sử hóa.
- Truyện thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
2/ Bố cục: 3 đoạn :
-Từ đầu..."một đôi": Vua Hùng kén rể 
-Tiếp..."rút quân" ST đến trước được vợàcuộc giao tranh giữa hai thần.
-Còn lại: Sự trả thù hằng năm của TT và chiến thắng của ST.
II/ Đọc - hiểu văn bản: 
1/ Hoàn cảnh và mục đích của việc vua Hùng kén rể:
- Vua có một người con gái vừa xinh đẹp vừa dịu hiền.
- Vua yêu thương con, muốn tìm cho con người chồng xứng đáng.
2/ Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh: 
 - ST,TT đến cầu hôn :
+Cả hai thần đều có tài cao, phép lạ 
. ST dời núi lấp biển 
. TT hô mưa gọi gió 
 - Thách cưới bằng lễ vật khó tìm, trong thời gian ngắn.
+ Lễ vật “một trăm ... đôi”
+ Sáng mai ai đem đến trước sẽ được vợ.
- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương.
- Điều đó khiến TT nổi giận làm ra mưa gió, dâng nước lên cao đuổi đánh ST. (Cuộc tấn công của thần nước là hình tượng hoá hoàn cảnh lũ lụt thường xảy ra hằng năm).
 -ST không hề nao núng chống cự kiên cường, quyết liệt không kém, càng đánh càng mạnh, cuối cùng TT đành phải rút quân.
- Câu “ Nước...nhiêu” thể hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của người xưa.
3/ Đằng sau câu chuyện mối tình ST, TT và nàng Mị Nương là cốt lõi lịch sử nằm sâu trong các sự việc được kể phản ánh hiện thực:
+ Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hàng năm của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.
+Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống của mình.
 III/Tổng kết:Ghi nhớ: SGK
1. Nghệ thuật: 
Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và thuỷ Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (tài dời non dựng luỹ của Sơn Tinh; tài hô mưa, gọi gió của Thuỷ Tinh) 
Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cùng cầu hôn Mị Nương
Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động
2.Ý nghĩa văn bản: 
Sơn Tinh, Thuỷ tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các Vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt Cổ.
IV/ Luyện tập:
HĐ4: Củng cố: HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính và kể lại được truyện 
- Liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo về Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và cuộc giao tranh của hai thần 
- Học phần ghi nhớ, tập kể lại truyện 
- Đọc và soạn bài “ Sự tích hồ Gươm”(Đọc thêm)
- Chuẩn bi tiết sau: “Nghĩa của từ” 
* Rút kinh nghiệm:
 Tuần 3
 Tiết 10
NGHĨA CỦA TỪ
S :
G:
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm nghĩa của từ 
- Cách giải thích nghĩa của từ 
 2. Kĩ năng: 
- Giải thích nghĩa của từ 
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết 
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ 
B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; Chuẩn bị kỹ bài dạy,các ví dụ; bảng phụ. -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ:GV treo bảng phụ kiểm tra trắc nghiệm:
 -H: Từ mượn Tiếng Việt là gì?
 A. Do nhân dân sáng tạo ra.
 B. Những từ hay hơn từ Việt vốn có
 C. Những từ làm phong phú thêm cho vốn từ TV
 D. Những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để biểu
 thị những sự vật hiện tượng mà TV chưa có
 -H: Câu sau có mấy từ mượn? Phụ nữ Duy Xuyên đi đầu trong sản xuất.
 HĐ2:Giới thiệu bài: Từ là đơn vị ngôn ngữ gồm hai mặt - mặt hình thức và mặt nội dung. Hình thức là cái vỏ ngữ âm biểu thị ở bên ngoài từ còn nội dung là các nét nghĩa ở bên trong. - Vậy nghĩa của từ là gì? Làm thế nào giải thích được nghĩa của từ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay 
HĐ3:Bài học: 
 B1:Xác định nghĩa của từ và cách giải thích
*MT:HS nắm được khái niệm nghĩa của từ 
Và cách giải thích nghĩa của từ. 
-GV treo bảng phụ có ghi các ví dụ ở SGK
H: Nếu lấy dấu(:)làm chuẩn thì các ví dụ trên gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
-HS trả lời GVchốt :Gồm 2 phần , phần bên trái là các từ in đậm cần giải nghĩa, phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của từ
-GV gọi HS đọc phần giải nghĩa.
H: Trong 2câu sau từ tập quán và từ thói quen có thể thay thế cho nhau được không?
 -Người VN có tâp quán ăn trầu.
 -Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt. 
H: Từ tập quán được giải nghĩa như thế nào?
HS: Bằng cách diễn tả khái niệm mà từ biểu thị 
Cho HS làm bài tập nhanh bằng cách giải thích nghĩa một số từ 
Gọi HS đọc phần giải thích từ lẫm liệt . đặt 3 câu có ghi sẵn vào bảng phụ và cho HS đọc 
 a. Tư thế lẫm liệt của người anh hùng khiến mọi ....
 b. Tư thế hùng dũng ( oai nghiêm ) của người anh hùng...
H: Ba từ trong 3 câu đó có thể thay thế cho nhau được không?Tại sao?
Ba từ trên có thể thay thế cho nhau được vì không làm khác đi ý nghĩa)
H: Ba từ có thể thay thế cho nhau đươc gọi là từ gì?
Vậy từ lẫm liệt được giải thích ý nghĩa bằng cách nào? (Bằng cách dùng từ đồng nghĩa)
Cho HS làm bài tập nhanh giải hích nghĩa các từ trung thực, dũng cảm
Gv cho HS đọc từ nao núng
H: Em có nhận xét gì về cách thích nghĩa của từ nao núng? ( giống với cách giải thích từ lẫm liệt.)
H: Tìm từ trái nghĩa với từ cao thượng, sáng sủa, nhẵn nhụi. HS trả lời GVbổ sung và chốt lại các cách giải thích nghĩa của từ
* Hệ thống hoá kiến thức
GV củng cố lại mô hình hoá từ àxác lập đơn vị kiến thứcvề nghĩa của từ 
H: Môĩ chú thích trên có mấy bộ phận?Là những bộ phận nào? (Từ và ý nghĩa của từ)
Bô phận nào của chú thích nêu lên ý nghĩa của từ?
Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây
 HÌNH THỨC
 NỘI DUNG
H: Từ mô hình đó em hiểu thế nào là nghĩa của từ?
GV chốt ý 1 cho HS ghi
H: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
HStrả lời GV chốt cho HS ghi ý2
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
B2:Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập
*MT: Nhận biết được nghĩa của từ; Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
 GVgọi HS đọc các chú thích ở văn bản ST-TT.
-Gọi từng HS cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào? 
HS trả lời GV hướng dẫn cho HS từng cách giải thích 
GV treo bảng phụ có ghi bài tập 2
Gọi HS lên điền từ
Gọi HS làm bài tập 3 như ở bài tập2
Gọi HS khác nhận xét GV nhận xét bổ sung
*Bài tập 4 Cho HS thảo luận nhóm 
-Gọi đại diện nhóm trình bày - nhóm khác bổ sung; GVnhận xét bổ sung.
*Bài tập 5-GV để HS tự thảo luận rồi đưa ra ý kiến của mình.-GV chốt lại rồi đưa ra cách giải thích đúng và thông minh nhất.
I/ Nghiã của từ:
 . Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, sự việc, tính chất, hoạt động, trạng thái) mà từ biểu thị.
 II/. Cách giải thích nghĩa của từ:
 -Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
 - Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
III/Luyện tập :
 1/ Bài tập 1: Chú thích sau văn bản ST-TT giải thích nghĩa của từ theo cách:
-Chú thích1: Dịch từ HV sang từ thuần Việt
-Chú thích2:Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
-Chú thích 3:Miêu tả đặc điểm của sự vật
-Chú thích 4: Trình bày khái niệm
-Chú thích 5: Đưa ra từ đồng nghĩa
-Chú thích6: Trình bày khái niệm.
2/ Bài tập2: Điền từ
 a.Học tập:Học và luyện tập để có hiểu biết, kĩ năng 
 b. Học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo.
 c.Học hỏi: Tìm hiểu, hỏi han để học tập
 d. Học hành: Học văn hoá, có thầy dạy, có chương trình.
3/ Bài tập3:
a.Trung bình : Ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá
b.Trung gian: Ở vào vị trí chuyển tiếp
c. Trung niên: Đã qua tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già
4/ Bài tập 4:Giải thích từ 
-Giếng:Hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước sinh hoạt ăn uống
-Rung rinh:Chuyển động nhẹ nhàng, liên tục 
-Hèn nhát: Trái với dũng cảm
5/ Bài tập 5: Định nghĩa từ mất
Từ mất có nghĩa là không còn sở hữu một vật nào đó, có thể vẫn nhìn thấy, vẫn biết nó ở đâu.
VD: Hôm nay, tôi đánh mất cái ví ở chỗ này, việc giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ là không đúng.
 HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: -Nghĩa của từ là gì?- Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Cho VD. - Làm BT 6,7 ở SBT.-Chuẩn bị bài:"Sự việc và nhân vật trong văn tự sự".
* Rút kinh nghiệm:
Tuần: 3 Tiết:11, 12
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
S :
G:
 A/ Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
- Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự. 
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự 
 2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự.
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể. 
B. Chuẩn bị: - GV: SGV, SGK, Tài liệu chuẩn KTKN; Bảng phụ.
 - HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Bảng hđ nhóm.
C. Tổ chức hoạt động dạy và học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:Tự sự là gì? Tự sự giúp người kể làm gì?
HĐ2: Giới thiệu bài mới:Ở bài trước, ta đã thấy rõ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc ( chi tiết) và nhân vật- hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự ntn? Làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình? Các em cùng cô đi vào tìm hiểu bài. 
HĐ3: Bài học:
B1:Tìm hiểu chung đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
*MT:HS nắm vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự;Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự. 
 -GV cho HS tìm mối quan hệ liên tục của sự việc trong văn tự sự.GV cho HS tóm tắt lại các sự việc trong văn bản ST-TT.
H: Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc và cho biết mối quan hệ nhân quả giữa chúng ?
-GV có thể đảo lộn trật tự các sự việc và cho HS nhận xét.- Trình chiếu để minh họa.
(Mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc trên: Cái trước là nguyên nhân của cái sau. Cái sau là kết quả của cái trước và lại là nguyên nhân của cái sau nữa. Cứ thế, cứ thế cho đến hết truyện;Không, vì thiếu tính liên tục, vì sự việc sau đó không được GT rõ ST đã thắng TT hai lần và mãi mãi, năm nào cũng thắng. Đó là một sự thật tất yếu vì năm nào “ TT cũng dâng nước đánh ST” và năm nào ST cũng thắng và sớm muộn TT cũng phải rút nước về)
*GV nêu 6 yếu tố cụ thể cần thiết của sự việc trong văn tự sự. - Trình chiếu.
H: Em hãy chỉ ra 6 yếu tố trên trong truyện ST-TT?(HV, ST, TT; Ở Phong Châu, đất của VH; Thời gian xảy ra: Thời VH ;
Nguyên nhân: Sự ghen tuông dai dẳng của TT; Diễn biến: Những trận đánh nhau dai dẳng của hai thần hàng năm; Kết quả: TT thua nhưng không cam chịu. Hàng năm cuộc chiến giữa 2 thần vẫn xảy ra)
H: Theo em có thể xoá bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không? Vì sao?(Không được vì nếu vậy, cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa Tthuyết) 
H: Việc giới thiệu ST có tài, có cần thiết không?(Rất cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi nổi với TT)
H: Nếu bỏ SV Vua Hùng ra đkiện kén rể đi có được không?(Không được, vì không có lí do để hai thần thi tài)
H: Việc TT nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những sự việc nào?(Có lí. Vì:+ Thần rất kiêu ngạo, cho rằng mình chẳng kém ST. Nay chỉ vì chậm chân mà mất vợ, hèn chi chẳng tức.
+ Tính ghen tuông ghê gớm của thần) 
-GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi c(Giong kể trang trọng, thành kính khi nhắc đến VH và ST. Khi nhắc đến TT, ta không thấy có giọng này; Điều kiện kén rể có lợi cho ST, bất lợi cho TT. Đó là dụng ý của VH ; ST thắng TT mỗi năm một lần có ý nghĩa con người khắc phục, vượt qua lũ lụt , đắp đê thắng lợi; Không thể để cho TT chiến thắng ST vì như thế nghĩa là con người thất bại, bị tiêu diệt còn đâu đến ngày nay! ; Không thể bỏ câu: “ Hằng năm,...” Vì đó là hiện tượng xảy ra hằng năm ở nước ta. Đó là qui luật thiên nhiên ở xứ này)
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
- GVchốt lại ý chính như tài liệu chuẩn KTKN, cho HS ghi .
-GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
 (Hết tiết 11)
-GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu mục 2
H: Nhân vật trong tác phẩm tự sự là gì? HS trả lời -GV chốt ý 
H: Trong truyện ST-TT có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất? Nhân vật nào được nói tới nhiều nhất? Nhân vật nào là nhân vật phụ? Có cần thiết không? Có thể bỏ được không?
H: Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
-GV cho HS đọc ở SGK cho HS tìm chi tiết thể hiện trong truyện ST-TT?
-GV gọi HS đọc ghi nhớ phần 2 - GV chốt ý cho HS ghi
*GV chốt ý cho HS đọc lại ghi nhớ SGK
B2: GV hướng dẫn HS luyện tập.
*MT: HS chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự 
sự; xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể. 
*GVgợi ý cho HS làm bài tâp1ở SGK 
- Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện ST, TT đã làm?
Kẻ bảng-gọi hs lên điền:
- Vai trò của các nhân vật?
- Vua Hùng
- Mị Nương
- ST
- TT
GV cho hs chuẩn bị trong 5 p-các nhóm cử đại diện lên tóm tắt truyện theo sự việc ở bảng trên
?Tại sao truyện có tên là ST,TT?
*GV gọi hs đọc y/c bài 2
Cho nhan đề truyện “Một lần không vâng lời”
I/ Tìm hiểu chung về đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
 1.Sự việc trong tác phẩm tự sự:
 a. Bài tập: Truyền thuyết "ST-TT" có 7 sự việc:
 -Sự việc khởi đầu : Vua Hùng kén rể.
 -Sự việc phát triển :
 + ST-TT đến cầu hôn.
 + Vua Hùng ra điều kiện.
 +ST đến trước được vợ.
 -Sự việc cao trào; 
 +TT đến sau dâng nước đánh ST
 + Hai bên giao chiến ,TT thua.
 -Sự việc kết thúc : Hằng năm,TT dâng nước 
* Các sự việc này quan hệ chặt chẽ không thể đảo lộn hay thêm bớt. 
* 6 yếu tố cụ thể, cần thiết của sự việc trong tác phẩm tự sự:
 - Ai làm?
 -Xảy ra ở đâu?
 -Xảy ra lúc nào?
 -Vì sao lại xảy ra?
 -Xảy ra như thế nào?
 -Kết quả ra sao?
*Vậy sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về : Thời gian, địa điểm - nhân vật cụ thể - nguyên nhân, diễn biến , kết quả.
*Tiết 12:
2/ Nhân vật trong văn tự sự:
a/ Bài tập: Truyện "ST-TT":
 - Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
 - Thuỷ Tinh được nói tới nhiều nhất.
b/ Bài học:
 - Nhân vật trong văn tự sự là người được thể hiện trong văn bản:
+ Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu.
+ Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
+ Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...
*Ghi nhớ:(SGK/Tr38)
II/ Luyện tập:
Bài 1: a,Vai trò(cho HS kẻ bảng, điền vào và rút ra vai trò)
b. Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính:
Thời vua Hùng Vương thứ 18, ở vùng núi Tản Viên có chàng ST có nhiều tài lạ...ở miền nước thẳm có chàng TT tài năng không kém. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, hai chàng đến cầu hôn. Vua Hùng kén rể bằng cách đọ tài. ST đem lễ vật đến trước lấy được Mị Nương. TT tức giận đuổi theo hòng cướp lại Mị Nương. Hai bên đánh nhau dữ dội. ST thắng bảo vệ được hạnh phúc của mình, TT thua mãi mãi ôm mối hận thù. Hàng năm TT đem quân đánh ST nhưng đều thua gây ra lũ lụt ở lưu vực sông Hồng.
Bài tập 2: Tưởng tượng để kể
Dự định:
- Kể việc gì?
- Nhân vật chính là ai?
- Chuyện xảy ra bao giờ? ở đâu?
- Nguyên nhân? Diễn biến? kết quả?
- Rút ra bài học?
HĐ 4: Củng cố : - Sự việc trong văn tự sự được trình bày ntn?; - Nhân vật trong văn tự sự được kể ntn?
HĐ 5: Hướng dẫn tự học:- Về nhà làm BT 2 ; - Kể lại một trong bốn truyện mà em yêu thích nhất? Nói rõ lí do vì sao? -Tập phân tích sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự tự chọn. - Chuẩn bị bài sau: “ Sự tích Hồ Gươm”
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNVan6T3 cktkn 20122013.doc