Giáo án: Dạy học khái niệm phân số theo quan điểm hoạt động

Giáo án: Dạy học khái niệm phân số theo quan điểm hoạt động

Giáo án:

Dạy học khái niệm phân số theo quan điểm hoạt động

 Người thiết kế: CVC.Ths.Phạm Phú Cam

 Trường ĐHSP Hà Nội 2

Với các căn cứ và theo phân tích ở trên, chúng ta có thể chia hoạt động dạy học ra thành bốn loại hoạt động thành phần: Hoạt động chuẩn bị của thầy, hoạt động chuẩn bị của trò, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò (cách chia này chỉ là tương đối trên lí thuyết). Các hoạt động của quy trình hiển nhiên phải được thiết kế trên cơ sở bốn loại hoạt động nêu trên.

Do quá trình hình thành hành động học, thao tác trí óc về bản chất là một quá trình tâm lí, cho nên phải triển khai đối tượng học tập. Về mặt kĩ thuật, có 2 mạch: mạch lô gíc và mạch tâm lí.

Ở mạch lôgic: triển khai đối tượng lĩnh hội thành hệ thống các khái niệm khoa học. Phân giải mỗi khái niệm thành các yếu tố cấu thành nó, ngay tại bản thân nó. Kết quả là được một cấu trúc lôgic gồm các yếu tố cấu thành khái niệm và mối liên hệ giữa chúng với nhau.

Ở mạch tâm lí: thực hiện bước chuyển quyết định xét về mặt giáo dục gọi là “chuyển vào trong tâm lí”[3].

Hai mạch này là cơ sở cho việc thiết kế quy trình kĩ thuật dạy học hai giai đoạn thông qua các hoạt động học tập: Giai đoạn thiết kế các hoạt động học tập (của thầy) và giai đoạn tổ chức dạy học trên lớp (cả thầy và trò) như sau:

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Dạy học khái niệm phân số theo quan điểm hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: 
Dạy học khái niệm phân số theo quan điểm hoạt động
 Người thiết kế: CVC.Ths.Phạm Phú Cam 
 Trường ĐHSP Hà Nội 2
Với các căn cứ và theo phân tích ở trên, chúng ta có thể chia hoạt động dạy học ra thành bốn loại hoạt động thành phần: Hoạt động chuẩn bị của thầy, hoạt động chuẩn bị của trò, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò (cách chia này chỉ là tương đối trên lí thuyết). Các hoạt động của quy trình hiển nhiên phải được thiết kế trên cơ sở bốn loại hoạt động nêu trên.
Do quá trình hình thành hành động học, thao tác trí óc về bản chất là một quá trình tâm lí, cho nên phải triển khai đối tượng học tập. Về mặt kĩ thuật, có 2 mạch: mạch lô gíc và mạch tâm lí.
Ở mạch lôgic: triển khai đối tượng lĩnh hội thành hệ thống các khái niệm khoa học. Phân giải mỗi khái niệm thành các yếu tố cấu thành nó, ngay tại bản thân nó. Kết quả là được một cấu trúc lôgic gồm các yếu tố cấu thành khái niệm và mối liên hệ giữa chúng với nhau.
Ở mạch tâm lí: thực hiện bước chuyển quyết định xét về mặt giáo dục gọi là “chuyển vào trong tâm lí”[3]. 
Hai mạch này là cơ sở cho việc thiết kế quy trình kĩ thuật dạy học hai giai đoạn thông qua các hoạt động học tập: Giai đoạn thiết kế các hoạt động học tập (của thầy) và giai đoạn tổ chức dạy học trên lớp (cả thầy và trò) như sau: 
A. Giai đoạn 1. Thiết kế các hoạt động học tập (Giai đoạn lôgic)
 ( Bắt đầu)
- Bước 1: Tìm hiểu nguồn gốc, phân giải khái niệm, KN thành các yếu tố lôgic tường minh cấu thành chúng
- Bước 2: Tìm vật liệu sư phạm để mô hình hoá, tường minh hoá khái niệm, kĩ năng 
- Bước 3: Tuyến tính hoá cấu trúc của khái niệm, KN sau khi phân giải
- Bước 4: Thiết kế hệ thống hoạt động tương thích với cấu trúc tuyến tính của nội dung khái niệm, kĩ năng, kĩ xảo 
- Bước 5: Phân bậc hoạt động làm cơ sở điều hành PPDH
- Bước 6: Lựa chọn phương pháp, phương tiện và kĩ thuật dạy học 
B. Giai đoạn 2: Tổ chức các hoạt động học tập (Giai đoạn tâm lí)
- Bước 1: Tổ chức hoạt hoá kiến thức, kĩ năng để chuẩn bị kiến thức nền
- Bước 2: Tổ chức hoạt động định hướng kiến thức, gợi động cơ học tập 
- Bước 3: Tổ chức các hoạt động học tập tương thích với nội dung kiến thức, kĩ năng theo thiết kế để kiến tạo tri thức, kĩ năng. 
- Bước 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động 
( Kết thúc)
C. Ví dụ minh hoạ: Dạy học khái niệm phân số (Lớp 4)
- Giai đoạn 1: ( Lôgic) Thiết kế các hoạt động học tập
Bước 1: - Tìm hiểu nguồn gốc KN :Phân số ở lớp 4 được hình thành từ tiếp cận kiểu trực quan diện tích (Nhờ: HĐ chia đều một hình tròn ra thành 6 phần bằng nhau rồi tô màu 5 phần. HĐ so sánh và biểu thị tương quan Toán học giữa phần tô màu với phần toàn thể hình tròn. HĐ mô hình hoá bằng kí hiệu 5/6. ) - Phân giải KN thành các yếu tố lôgic cấu thành : KN phân số được phân giải thành 3 yếu tố lôgic cấu thành: Tử số là số tự nhiên chỉ cái bộ phận (số phần được tô màu), dấu gạch ngang biểu thị sự tương quan giữa hai đại lượng diện tích, mẫu số là số tự nhiên khác 0 chỉ cái toàn thể (tổng số phần được chia ra). 
Bước 2: Vật liệu sư phạm để mô hình hoá, tường minh hoá KN phân số là một hình tròn bằng nhựa, trên đó đã chia thành 6 phần bằng nhau và tô xanh 5 phần (Bộ đồ dùng dạy học Toán 4)
Bước 3: Khái niệm phân số được tuyến tính hoá thành các yếu tố lôgic cấu thành: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau để hình thành khái niệm mẫu số, tô màu 5 phần để hình thành khái niệm tử số, so sánh tương quan Toán học giữa hai đại lượng diện tích, tìm cách biểu thị mối tương quan ấy, trừu tượng hoá thành khái niệm phân số
Bước 4: Thiết kế các hoạt động tương thích với cấu trúc lôgic của khái niệm: Hoạt động 1: chuẩn bị kiến thức nền: Bao gồm các hành động vật chất trên mô hình: Chia đều, tô màu mô hình,; Hoạt đông 2: Xác định tương quan giữa hai đại lượng diện tích: xác định và so sánh diện tích toàn thể và phần tô màu; Hoạt đông 3: Tìm cách biểu thị tương quan trên; Hoạt đông 4: Hình thành khái niệm ban đầu về phân số, nhận dạng phân số tổng quát; Hoạt đông 5: Thực hành luyện tập, củng cố. 
Bước 5: Phân bậc hoạt động làm cơ sở điều hành PPDH: Bậc 1: Chia cái toàn thể ra thành nhiều phần bằng nhau, chọn ra cái bộ phận. Bậc 2: Xác định tỉ số giữa hai đại lượng diện tích 
Bước 6: Lựa chọn PPDH: Trực quan, gợi mở vấn đáp, thực hành luyện tập
	- Lựa chọn phương tiện dạy học: Bộ đồ dùng dạy học. Máy chiếu phim (nếu có), thước thẳng, compa, tài liệu sách giáo khoavà kĩ thuật dạy học khác 
Giai đoạn 2: (Tâm lí) Tổ chức các hoạt động học tập
Bước 1: - Hoạt hoá kiến thức: HS nhắc lại cách tìm một mấy của một số đã học ở lớp 3. 
Bước 2: Hướng đích: GV giao nhiệm vụ: Huy động vốn kiến thức đã biết; Làm các việc theo hướng dẫn của GV. Sử dụng đồ dùng học tập toán để hình thành khái niệm phân số. Gợi động cơ bên trong: Chiếm lĩnh một khái niệm mới là phân số để giải quyết vấn đề ghi số nảy sinh trong thực tiễn. Gợi động cơ bên ngoài: Khuyến khích HS làm đúng, làm tốt sẽ được điểm tốt 
Bước 3: Thực hiện các hoạt động, hành động và thao tác như đã thiết kế, bao gồm các hành động vật chất hoặc tư duy như: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau để hình thành khái niệm mẫu số, tô màu 5 phần để hình thành khái niệm tử số, so sánh tương quan toán học giữa hai đại lượng diện tích, tìm cách biểu thị mối tương quan ấy, trừu tượng hoá thành khái niệm phân số. Phân tích, tổng hợp, mô hình hoá, cụ thể hoáđể hình thành khái niệm ban đầu về phân số; Thực hành luyện tập, củng cố. 
Bước 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học 
 (kết thúc).
3.1.4. Yêu cầu khi thực hiện quy trình kĩ thuật 
- Dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập của học sinh theo quy trình kĩ thuật nêu trên sẽ làm cho giờ dạy hấp dẫn, tự nhiên và phát huy được tính tích cực của mọi cá nhân học sinh, phù hợp với đặc điểm học sinh. 
- Cơ sở khoa học của quy trình, có thể sơ đồ hóa: 
Giáo viên có thể thực hiện quy trình trên một cách tuần tự các bước tuyến tính một chiều. Giáo viên cũng có thể làm gộp hoặc chia nhỏ các bước tùy theo cấu trúc khái niệm hoặc đặc điểm tâm lí học sinh, tuy nhiên trật tự sắp xếp tuyến tính cho các khâu là rất nghiêm ngặt. Sự có mặt của mô hình, ký hiệu, ngôn ngữ là các thao tác không thể thiếu khi hình thành một khái niệm toán học.
- Điểm mấu chốt khi thực hiện quy trình là: 
+ Phải phân giải chính xác được khái niệm thành các yếu tố cấu thành để làm các phương án phân bậc hoạt động (ở mạch lôgic).
+ Khi tổ chức các hoạt động học tập thì phải cho HS thực hiện đầy đủ các hoạt động tương thích với nội dung dạy học(ở mạch tâm lí). Phải biết nội dung của toàn bộ hoạt động hoặc của từng thao tác. Cuối cùng phải biết đạt được kết quả gì sau khi học 
- Về kĩ thuật, mỗi hoạt động phải thực hiện đầy đủ các thao tác thành phần (tránh làm“ nửa vời”,vì chỉ khi có thao tác mới sinh ra sản phẩm học). Ví dụ khi dạy hình thành công thức tính diện tích hình thoi ở lớp 4, nếu chỉ cho học sinh thực hiện các thao tác: cộng, trừ, nhân, chia một cách vu vơ (thao tác chỉ ở cấp độ thao tác vậy thôi), mà không được định hướng theo mục đích là hình thành công thức (các thao tác này chưa phải ở cấp độ hành động vì chưa có mục đích) thì dạy học thất bại. 
- Dạy học ở tiểu học phải chú ý kích thích nhu cầu và hứng thú đối với hoạt động học tập. Khi giao nhiệm vụ cho học sinh nên cho học sinh nhận rõ nhiệm vụ gì, tiến hành bởi thao tác gì, bằng phương tiện nào. Cuối mỗi hoạt động phải kiểm soát được sản phẩm học tập, thông qua các hành động kiểm tra, đánh giá. 
- Giáo viên nên ít thuyết trình, giảng giải, làm mẫu, nhưng lại phải tích cực tổ chức, điều khiển, làm việc với nhóm hoặc cá nhân học sinh, tăng cường kĩ năng thực hành (Việc học của học sinh phải trở thành trung tâm của việc dạy học).
- Khi sử dụng quy trình phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học
 Hà Nội ngày 20 tháng 10 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan so.doc