I.MỤC TIÊU :
- HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- HS áp dụng làm được phép nhân đơn thức với đa thức.
II.CHUẨN BỊ :
- GV: SGK Thước thẳng.
- HS : xem trước bài học này ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : 3 phút
GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc :
- Nhân hai đơn thức.
- Cộng hai đơn thức đồng dạng
- Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Ở lớp 7 ta đã học xong quy tắc cộng trừ các đơn thức, đa thức. Trong chương đầu của ĐS 8 ta sẽ học tiếp các phép tính nhân chia các đa thức.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 1 Tiết 1 CHƯƠNG I : PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC Bài 1 : NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC I.MỤC TIÊU : - HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức. - HS áp dụng làm được phép nhân đơn thức với đa thức. II.CHUẨN BỊ : - GV: SGK Thước thẳng. - HS : xem trước bài học này ở nhà. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : 3 phút GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc : - Nhân hai đơn thức. - Cộng hai đơn thức đồng dạng - Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. 3. Bài mới : Giới thiệu: Ở lớp 7 ta đã học xong quy tắc cộng trừ các đơn thức, đa thức. Trong chương đầu của ĐS 8 ta sẽ học tiếp các phép tính nhân chia các đa thức. Thời gian Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung Hoạt động 1 : Thực hiện ?1 SGK. 15 phút Gv giới thiệu t/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng : a( b+c ) = ab + ac sau đó chia lớp ra làm 4 nhóm cùng thực hiện ?1, Sau khi thực hiện xong GV nhận xét phiếu học tập và kiểm tra kết quả của HS ( sửa sai nếu có ). Hoàn tất xong GV yêu cầu HS ở mỗi nhóm phát biểu quy tắc, GV chốt lại và nêu rõ quy tắc cho HS yêu cầu vài HS đọc lại quy tắc. GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1a SGK trang 5 x2 ( 5x3 – x - ) GV yêu cầu một vài HS nhận xét Gv nêu trình bày từng bước ở ví dụ ở mục 2 này, đảm bảo HS cả lớp cùng nắm rõ. GV hỏi : Trong biểu thức này đơn thức là bao nhiêu ? Gv : đa thức có mấy hạng tử ? GV nói : đúng chúng ta sẽ thực hiện nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức. HS thực hiện và nêu kết quả HS : - 2x3 HS : có ba hạng tử . 1/ Quy tắc : Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các kết quả với nhau. Ví dụ : x2 ( 5x3 – x - ) = x2. 5x3 - x2.x - x2. = 5x5 – x3 - x2 2/ Aùp dụng : Ví dụ : làm tính nhân ( - 2x3 )( x2 + 5x - ) = ( - 2x3 ).x2 + ( - 2x3 ).5x - ( - 2x3 ). = - 2x5 – 10x4 +x3 Hoạt động 2 : Thực hiện ?2 SGK 8 phút GV yêu cầu từng HS lấy giấy nháp Gv trong ?2 Đơn thức là bao nhiêu ? GV : đa thức có mấy hạng tử ? GV vậy các em hãy áp dụng quy tắc cùng nhau thực hiện ?2. Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu nêu cách làm để HS tự kiểm tra kết quả. HS : 6xy3 HS : có 3 hạng tử ?2 Làm tính nhân ( 3x3y - x2 + xy ). 6xy3 = 6xy3. 3x3y - 6xy3 . x2 + 6xy3. xy = 18x4y4 – 3x3y3 + x2y4 Hoạt động 3 : Thực hiện ?3 SGK 10 phút GV : chia lớp ra 4 nhóm GV hỏi : Công thức tính diện tích hình thang là gì? Gv : Dựa vào công thức đó, em hãy tính, sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả. GV nói thêm : để tính diện tích mãnh vườn các em có thể thay gia trị x và y vào biểu thức trên hoặc tính riêng đáy lớn, đáy bé, chiều cao rồi tính diện tích. Đáy lớn + Đáy bé ) x Chiều cao 2 HS : S = HS : Thảo luận theo nhóm khoảng 5 phút . [ ( 5x + 3 ) + ( 3x + y ) ] . 2y 2 ?3. Diện tích hình thang tính theo x và y. S = = ( 8x + 3 + y ) . y = 8xy + 3y + y2 Cho x = 3, y = 2 ta có : S = 8xy + 3y + y2 = 8.3.2 + 3.2 + 22 = 48 + 6 + 4 = 58 ( m2 ) 4. Củng cố : 6 phút. - HS nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức. - Bài tập 1, 2a, 3a / SGK 5. Dặn dò: 3 phút. - Học thuộc lòng quy tắc nhân đơn thức với đa thức. - Xem lại các vd và các bài tập đã giải. - BTVN : 2b, 3b, 6 / SGK .
Tài liệu đính kèm: