Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng trừ nhân chia số thập phân- Năm học 2011-2012 - Dương Thị Thanh Nga

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng trừ nhân chia số thập phân- Năm học 2011-2012 - Dương Thị Thanh Nga

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ

- Xác định được giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng cộng, trừ, nhân chia số thập phân

- Có ý thức vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lí.

3. Thái độ

- Học sinh hứng thú học bài, yêu thích môn học

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học

2. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Giáo viên Học sinh Ghi bảng

Hạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5')

? Làm bài tập 11a, d(Sgk/12) a. . = = =

d. ( ):6 = . =

*Đặt vấn đề: ở tiểu học chúng ta đã được học về giá trị tuyệt đối của số nguyên Vậy giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ được định nghĩa như thế nào, cách cộng, trừ, nhân chia số thập phân ta vào bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ ( 10') 1. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.

- Tương tự như giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ x là k/c từ điểm x tới điểm O trên trục số. - Nhắc lại đ/n giá trị tuyệt đối của số hữu tỷ x. Định nghĩa:

Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x, kí hiệu là là khoảng cách từ điểm x tới điểm 0 trên trục số.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng trừ nhân chia số thập phân- Năm học 2011-2012 - Dương Thị Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 4: 
GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ. 
CỘNG TRỪ NHÂN CHIA SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ
- Xác định được giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ
2. Kĩ năng 
- Có kĩ năng cộng, trừ, nhân chia số thập phân
- Có ý thức vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lí.
3. Thái độ
- Học sinh hứng thú học bài, yêu thích môn học	
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học
2. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Hạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5')
? Làm bài tập 11a, d(Sgk/12)
a. .= = = 
d. ( ):6 = . = 
*Đặt vấn đề: ở tiểu học chúng ta đã được học về giá trị tuyệt đối của số nguyên Vậy giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ được định nghĩa như thế nào, cách cộng, trừ, nhân chia số thập phân ta vào bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ ( 10')
1. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.
- Tương tự như giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ x là k/c từ điểm x tới điểm O trên trục số.
- Nhắc lại đ/n giá trị tuyệt đối của số hữu tỷ x.
Định nghĩa:
Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x, kí hiệu là là khoảng cách từ điểm x tới điểm 0 trên trục số.
- Giới thiệu kí hiệu giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x. 
Ký hiệu: 
- Yêu cầu h/s đọc và nghiên cứu ?1
? 1 (Sgk/13):
Giải:
a. Nếu x = 3,5 thì = 3,5
 Nếu x = thì = 
b. Nếu x > o thì = x
 Nếu x = 0 thì = 0
 Nếu x < 0 thì = -x
Ta có:
= x nếu 0
 -x nếu x<0
? Vậy = x; = - x khi nào?
 = x nếu x 0; = x khi x < 0
- Công thức xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ cũng tương tự như đối với số nguyên.
- Cho h/s đọc ví dụ trong Sgk/14
? vì sao?
- Vì 
? x = - 5,75 thì = ? tại sao?
x = - 5,75 thì 
 = (vì -5,75 <0)
? So sánh với 0; với ; với x? 
- Đây chính là phần nhận xét 
- Đọc nhận xét trong Sgk/14
* Nhận xét: (Sgk/14)
? Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ có thể là số âm không? Vì sao?
- Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ không thể là số âm vì là khoảng cách giữa hai điểm thì không âm
- Yêu cầu h/s làm ?2 . Tìm biết.
- Hai em lên bảng làm
Hs1: a, b
Hs2: c, d
? 2 Tìm x biết:
x= = = 
b. x=1 == 
x= -3= = = 
x = 0 = 0
? Hai số đối nhau thì giá trị tuyệt đối của chúng như thế nào?
- Bằng nhau
- Giới thiệu chú ý và yêu cầu HS đọc lại
* Chú ý: Hai số đối nhau có trị tuyệt đối bàng nhau.
Hoạt động 3: cộng, trừ, nhân, chia số thập phân (8')
2. cộng, trừ, nhân, chia số thập phân 
- Học sinh đọc phần cộng, trừ, nhân, chia số thập phân trong sách giáo khoa.
* Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân( SGK/14)
- Giáo viên chốt lại trong 2 phút
Khi cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ ta cũng thực hiện tương tự như số nguyên.
- Yêu cầu h/s làm ?3 tính
- Hai em l ên bảng làm - cả lớp làm vào vở
? 3 (Sgk/14)
a,-3,116+0,263 = - (3,116 - 0,263) 
 = - 2,853
b.(-3,7) . (-2,16) = 7,992
Hoạt động 4: Củng cố - Luyện tập (6')
3. Củng cố - Luyện tập 
? Định nghĩa giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ, viết CT tổng quát?
- Yêu cầu h/s nghiên cứu và làm bài 18 Sgk/15 theo nhóm
 - Học sinh ở 4 nhóm lên bảng Trình bày 3 phút
Bài 18 (Sgk/15): Tính
a, - 5,17 - 0,469 = - (5,17+0,469)
 = - 5,639
b, - 2,05 + 1,73 = - (2,05 - 1,73) 
 = - 0,32
c, (- 5,17).(-3,1) = (5,17 . 3,1)
 = 16,027
d, (- 9,18) : 4,25 = - 2,16
- Chốt lại 2 phần: 
- Cộng trừ nhân 2 SHT theo quy tắc về giá trị tuyệt đối và về dấu tương tự như đối với số nguyên.
- Chia số thập phân x cho số thập phân y ( y 0) ta áp dụng quy tắc thương của 2 số thập phân x, y là thương của và với dấu "+" đằng trước nếu x, y cùng dấu và dấu "-" đằng trước nêu x, y khác dấu.
Hướng dẫn về nhà: (2')
- Học lí thuyết: Định nghĩa giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ, công thức, cách cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ 
- Làm bài tập: 20, 21,22, 24, 25, 26 (Sgk/15,16)
- Hướng dẫn bài tập về nhà bài 24
Thực hiện trong ngoặc trước, nhóm các thừa số để nhân chia hợp lí, dẽ dàng
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 4.doc