Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 18: Số thực - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thanh Nga

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 18: Số thực - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thanh Nga

1. Kiến thức

- Học sinh nhận biết được số thực là tên gọi chung cho cả số hữu tỉ và số vô tỉ; biết được biểu diễn thập phân của số thực; hiểu được ý nghĩa của trục số thực

- Thấy được sự phát triển của hệ thống số từ N đến Z ; Q đến R.

- Có kĩ năng so sánh số thực và biểu diễn trên trục số

- Học sinh yêu thích môn học

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Giáo viên Học sinh Ghi bảng

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)

? Thế nào là số vô tỉ. Cho 2 ví dụ về số vô tỉ?

 Định nghĩa(Sgk- 40)

Ví dụ về số vô tỉ: ;

? Định nghĩa căn bậc hai.

- Tìm các căn bậc hai của 5 và 25?

- Tính ?

 Định nghĩa (Sgk- 41)

 Số 5 có 2 căn bậc hai là và -

 Số 25 có 2 căn bậc hai là = 5 và - = -5

 = 2

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 18: Số thực - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/10/2010
Ngày giảng:20/10/2010
TIẾT 18: 
 SỐ THỰC.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết được số thực là tên gọi chung cho cả số hữu tỉ và số vô tỉ; biết được biểu diễn thập phân của số thực; hiểu được ý nghĩa của trục số thực
- Thấy được sự phát triển của hệ thống số từ N đến Z ; Q đến R.
- Có kĩ năng so sánh số thực và biểu diễn trên trục số
- Học sinh yêu thích môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)
? Thế nào là số vô tỉ. Cho 2 ví dụ về số vô tỉ?
Định nghĩa(Sgk- 40) 
Ví dụ về số vô tỉ: ; 
? Định nghĩa căn bậc hai.
- Tìm các căn bậc hai của 5 và 25?
- Tính ?
Định nghĩa (Sgk- 41) 
	Số 5 có 2 căn bậc hai là và - 
	Số 25 có 2 căn bậc hai là = 5 và -= -5 
 = 2 
* Đặt vấn đề (1'): Chúng ta đã được nghiên cứu các tập số N; Z; Q. và được nghiên cứu về số vô tỉ. Vậy có tập số nào bao hàm các tập số trên không? Ta vào bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Số thực (15')
? Hãy cho ví dụ về số tự nhiên, số nguyên âm, phân số, số thập phân, STPHH, STPVH, VHKTH, số vô tỷ viết dưới dạng căn bậc hai?
- Chỉ ra trong các số trên số nào là số hữu tỉ, số nào là số vô tỉ
Số hữu tỉ: 0; 2; -5; ; 0,2 ; 1,(45)
Số vô tỉ: 3,21347...; 
- Tất cả các số trên: SHT và số vô tỉ đều được gọi chung là số thực.
? Thế nào gọi là số thực?
- Số hữu tỉ và số vô tỉ gọi chung là số thực
* Khái niệm: Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực
?Lấy ví dụ về số thực?
-Ví dụ: 2; ;-3;; là số thực.
- Tập hợp số thực được kí hiệu là R. Vậy tất cả các tập hợp số đã học: tập N, tập Z, tập Q, tập I đều là tập con của tập R
- Tập hợp số thực kí hiệu là R
- Yêu cầu học sinh làm ? 1 (Sgk/43)
- Đọc và nghiên cứu bài ? 1
? 1 (Sgk/43)
Giải:
? Cách viết x R cho ta biết điều gì?
- Cách viết x R có nghĩa; x là số thực
Cách viết x R có nghĩa; x là số thực
- Nói: Với 2 số thực x, y bất kỳ ta luôn có hoặc x = y hoặc x > y hoặc x < y
- Biểu diễn dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
Vì số thực là số thập hữu tỉ hoặc vô tỉ
- Với x, y là số thực ta luôn có: x=y hoặc x y
? Số thực được biểu diễn dưới dạng số thập phân như thế nào? vì sao?
- Số thực được biểu diễn dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
- Để so sánh hai số thực ta so sánh tương tự như so sánh hai số hữu tỉ viết dưới dạng số thập phân
* Ví dụ (Sgk/43)
- Ví dụ: So sánh:
a, Số 0,3192... và 0,32(5)
b, Số 1,24598... và 1,24596
? Để so sánh 2 số thực ta so sánh như thế nào?
- So sánh nhau sau:
a, Hai số này có phần nguyên bằng nhau phần mười bằng nhau, hàng phần trăm của số 0,3192.. nhỏ hơn hàng phần trăm của số 0,32(5) = 0,235....
Nên 0,3192... < 0,32(5)
b, Hai số này có phần nguyên bằng nhau, phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn, hàng phần chục bằng nhau hàng phần trăm nghìn của số 1,24598 lớn hơn hàng phần trăm của số 1,24596....
Nên 1,24598... > 1,24596
- Chốt lại cách so sánh hai số thực:
- So sánh phần nguyên: Nếu phần nguyên bằng nhau So sánh phần mười. Nếu phần mười bằng nhau So sánh đến hàng phần trăm ...
- Đối với số thập phân vô hạn tuần hoàn có lúc so sánh ta phải phá chu kì của nó.
? Áp dụng làm ? 2
- Hoạt động cá nhân trong vòng 2'
? 2 (Sgk/43)
- Hai em lên bảng làm (giải thích cách so sánh).
Giải:
- Giới thiệu: Với a, b là 2 số thực dương nếu a > b thì 
a, 2,(35) = 2,353535... < 2,369121...
b, - 0,(63) = - 0,6363...
Vậy 
- Ta đã biết cách biểu diễn một số hữu tỉ trên trục số. Vậy có biểu diễn được số vô tỉ trên trục số không? Ta sang phần 2.
* Chú ý: (Sgk/43)
Hoạt động 3: Trục số thực (8')
2. Trục số thực:
? Hãy đọc và nghiên cứu Sgk và xem hình 6b (Sgk/44) để biểu diễn số trên trục số?
1
-
00
-
-
 - Đọc và nghiên cứu Sgk và xem hình 6b (Sgk/44) để biểu diễn số trên trục số.
Biểu diễn trên trục số:
- Vẽ trục số lên bảng rồi gọi 1 học sinh lên bảng biểu diễn
- là độ dài đường chéo của hình vuông có cạnh là 1.
Vậy ta vẽ hình vuông có cạnh là 1. Vẽ đường chéo của hình vuông đó. Lấy 0 làm tâm quay 1 cung tròn có bán kính là đường chéo hình vuông () cắt trục số ở đâu đấy chính là điểm .
Như vậy ta đã biểu diễn trên trục số.
- Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số
- Ngược lại, mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực
- Nói tiếp: Để biểu diễn được số vô tỉ trên trục số chứng tỏ không phải mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn số hữu tỉ hay các điểm hữu tỉ không lấp đầy trục số. Người ta chứng minh được rằng:
- Mỗi số thực được biểu diễn bởi 1 điểm trên trục số.
- Ngược lại mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn 1 số thực.
Như vậy có thể nói rằng các điểm biểu diễn số thực đã lấp đầy trục số. Vì thế trục số còn gọi là trục số thực.
- Treo bảng phụ hình 7.
- Quan sát H.7 và trả lời câu hỏi sau:
? Ngoài số nguyên trên trục số này có biểu diễn các số hữu tỉ nào? Các số vô tỉ nào?
- Ngoài số nguyên trên trục số này có biểu diễn các số hữu tỉ: 
và các số vô tỉ: 
? Trong tập hợp các số hữu tỉ có các phép toán nào?
- Là: Phép cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa.
- Trong tập hợp các số thực cũng có các phép toán và các tính chất như trong tập hợp các số hữu tỉ.
- Đọc chú ý trong (Sgk/44)
* Chú ý: (Sgk/44)
Hoạt động 4: Luyện tập - củng cố (13')
3. Luyện tập:
? Tập hợp số thực bao gồm những số nào?
- Tập hợp số thực bao gồm số hữu tỉ và số vô tỉ.
? Vì sao nói trục số là trục số thực?
- Nói trục số là trục số thực vì các điểm biểu diễn số thực lấp đầy trục số
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trong vòng 2'
- Gọi một em lên bảng trình bày
- Treo bảng phụ nội dung bài tập sau:
Hãy chọn kết quả "Đúng", "Sai" trong các câu sau:
a. Nếu a là số thực thì a là số hữu tỉ hoặc vô tỉ
b. Nếu b là số vô tỉ thì b dược viét dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn
c. Nếu a là số nguyên thì a cũng là số thực
d. Chỉ cố số 0 không là số hữu tỉ dương và cũng không là số hữu tỉ âm
e. Nếu a là số tự nhiên thì thì a không là số vô tỉ
- Một em lên bảng trình bày
- Chốt lại: Tập Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ đều là Tập con của số thực
* Hướng dẫn về nhà (3')
- Học lí thuyết: Khái niệm về số thực, biểu diễn số thực trên trục số
- Làm bài tập: 91, 92, 93, 94, 95 (Sgk/45)
- Hướng dẫn bài tập về nhà.
Bài 94: Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó
- Xét xem tập Q và tập I; tập R và tập I có phần tử nào chung hay không?
- Nếu không có phần tử chung thì giao bằng rỗng
* Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 18.doc