Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 25 đến 27 - Năm học 2013-2014

Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 25 đến 27 - Năm học 2013-2014

I. MỤC TIÊU

- HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

- Học sinh biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố.

- HS biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.

* Trọng tâm: Định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

II. CHUẨN BỊ

GV: Kẻ khung bảng Tr45 SGK. Bảng phụ ghi sẵn các số tự nhiên từ 2 đến 100.

HS: Chuẩn bị sẵn một bảng các số tự nhiên từ 2 đến 100 như SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 1) Ổn định: 1’

 2) Kiểm tra:

 HS1: Thế nào là ước, là bội của một số ?

 Tìm x  N, biết: x 12 và 0 < x="" ≤="">

 HS2: Tìm các ước của các số 2; 3; 4; 5; 6 (GV treo bảng Tr45 SGK)

 Nêu cách tìm ước, tìm bội của một số ?

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 25 đến 27 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 11/10/2013
Ngày dạy : 14/10/2013 
Tiết 25: §13. ƯỚC VÀ BỘI
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số. Kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số . 
- Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản. 
- Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản .
* Trọng tâm: Cách tìm ước và bội của một số.
II. CHUẨN BỊ
GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài tập 111 SGK.
HS: Ôn lại định nghĩa phép chia hết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 1) Ổn định: 
 2) Kiểm tra: 
HS1: Tìm xem 12 chia hết cho những số tự nhiên nào ? 
	Viết tập hợp A các số tự nhiên vừa tìm được.
HS2: Tìm xem những số tự nhiên nào chia hết cho 3 ? 
Viết tập hợp B các số tự nhiên vừa tìm được.
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Ước và bội
GV: Nhắc lại : Khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0?
HS: Nếu có số tự nhiên q sao cho : a = b . q
GV: Giới thiệu nếu a b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a
HS: Đọc định nghĩa SGK.
GV: Ghi tóm tắt lên bảng.
b là ước của a
a là bội của b
a b 
 ♦ Củng cố: 
GV: Cho HS làm ?1SGK.
Số 18 có là bội của 3 không ? Có là bội của 4 không ?
Số 4 có là ước của 12 ? Là ước của 15 ?
HS: Trả lời và giải thích lí do
? Muốn tìm các ước một số hay các bội của một số ta làm như thế nào?
=> Chuyển sang hoạt động 2
HĐ2: Cách tìm ước và bội
GV: GV giới thiệu kí hiệu tập hợp các ước của a là Ư(a), tập hợp các bội của a là B(a)
GV: Để tìm tập hợp các bội của 7 như thế nào ta qua ví dụ 1 mục 2/44 SGK.
Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7.
GV: Cho HS tự đọc ví dụ
Hỏi: Để tìm các bội của 7 ta làm ntn ?
HS: Nêu cách tìm như SGK.
GV: Nêu nhận xét cách tìm bội của một số khác 0 như SGK.
HS: Đọc phần in đậm /tr44 SGK.
♦ Củng cố: Làm ?2
GV: Hướng dẫn HS
- Trước tiên ta tìm B(8) = {0; 8; 16...}
- Vì x B(8) và x < 40
Nên: x {0; 8; 16; 24; 32}
GV: Ghi Ví dụ 2: Tìm tập hợp U(8) ?
Hỏi: Để tìm các ước của 8 ta làm thế nào?
GV: Hướng dẫn cách tìm như SGK.
Cho HS nêu cách tìm ước của một số ?
HS: Đọc phần in đậm /tr44 SGK
♦ Củng cố: Làm?3 SGK:
Viết các phần tử của tập hợp Ư(12)
GV: Cho HS làm ? 4: Tìm Ư(1) và B(1) ?
Nêu các chú ý về ước và bội của số 1.
HS: Thực hiện và trả lời tại chỗ.
GV: Yêu cầu HS tìm B (0) = ? và Ư(0) = ?
Nêu các chú ý về ước và bội của số 0
GV: Chính xác hóa và ghi bảng
1. Ước và bội
* Định nghĩa: (SGK – Tr43)
b là ước của a
a là bội của b
 a b 
* Làm ?1:
18 là bội của 3 vì 18 3
18 không là bội của 4 vì 18 4
4 là ước của 12 vì 12 4
4 không là ước của 15 vì 15 4
2. Cách tìm ước và bội
a) Cách tìm bội.
* Kí hiệu tập hợp các bội của a là: B(a)
Ví dụ 1: Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7
Ta có: B(7) ={0; 7; 14; 21; 28; 35; }
Vậy các bội nhỏ hơn 30 của 7 là:
0; 7; 14; 21; 28
* Cách tìm các bội của 1 số khác 0: 
Ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3;...
* Làm ?2: Ta có
B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; }
Mà x Î B(8) và x < 40
=> x Î {0; 8; 16; 24; 32}
b) Cách tìm ước:
* Kí hiệu tập hợp các ước của a là: Ư(a)
Ví dụ 2: Ư(8) = {1; 2; 4; 8}
* Cách tìm các ước của 1 số:
Ta lấy số đó chia lần lượt cho các số tự nhiên từ 1 đến chính nó. Mỗi phép chia hết cho ta 1 ước.
* Làm ?3: Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
* Làm ?4: Ư(1) = {1}
B(1) = {0; 1; 2; 3; 4; ..}
Hay B(1) = N
* Chú ý: 
- Số 1 chỉ có một ước là chính nó.
- Số 1 là ước của bất kỳ số TN nào.
- Số 0 là bội của mọi số TN khác 0.
- Số 0 k0 là ước của bất kỳ số TN nào.
Củng cố: * GV đưa ra bảng phụ yêu cầu HS làm bài tập: 
Cho biết: a . b = 40 (a, b Î N*); x = 8 . y (x, y Î N*). 
Điền vào chỗ trống cho đúng : a là .......... của . ........, b là .......... của ..........,
 	 x là .......... của .........., y là .......... của ..........
* Làm bài tập 111 (Tr44 - SGK)
a) Tìm các bội của 4 trong các số 8, 14, 20, 25. (Đáp án: Các số 8; 20 là bội của 4)
b) Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30. (Đáp án: {0;4;8;12;16;20;29;28})
c) Viết dạng tổng quát các số là bội của 4. (Đáp án: 4k với k ÎN)
* Làm bài tập 113 a, d (Tr 44 – SGK): Tìm x Î N sao cho:
a) x Î B(12) và 20 £ x £ 50
Ta có B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60; }
Mà x Î B(12) và 20 £ x £ 50 => x Î { 24; 36; 48}
d) 16 x => x Î Ư(16) = {1; 2; 4; 8; 16}
Hướng dẫn về nhà:
- Học kỹ cách tìm ước và bội của một số.
- Đọc và tự tìm hiểu trò chời “Đưa ngựa về đích” – Tr45 SGK.
- Làm bài tập: 112; 113b,c; 114 (Tr45 – SGK); bài 142; 144; 145 (Tr20 - SBT)
- Xem trước bài: “Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố”
- Chuẩn bị sẵn một bảng các số tự nhiên từ 2 đến 100 như SGK - Tr46.
* Hướng dẫn: Bài 113 b (SGK): x 15 => x Î B(15)
Ngày soạn : 13/10/2013
Ngày dạy : 16/10/2013 
Tiết 26 :	 SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
- Học sinh biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố. 
- HS biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số. 
* Trọng tâm: Định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
II. CHUẨN BỊ
GV: Kẻ khung bảng Tr45 SGK. Bảng phụ ghi sẵn các số tự nhiên từ 2 đến 100.
HS: Chuẩn bị sẵn một bảng các số tự nhiên từ 2 đến 100 như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 1) Ổn định: 1’
 2) Kiểm tra: 
	HS1: Thế nào là ước, là bội của một số ? 
 	 Tìm x Î N, biết: x 12 và 0 < x ≤ 36
	HS2: Tìm các ước của các số 2; 3; 4; 5; 6 (GV treo bảng Tr45 SGK)
 Nêu cách tìm ước, tìm bội của một số ?
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Số nguyên tố - Hợp số
Từ kết quả bài làm của HS2,GV đặt câu hỏi 
Hãy so sánh các số trên với 1? Cho biết các số nào chỉ có hai ước? Nhận xét hai ước của nó? 
HS: Các số đó đều lớn hơn 1. Các số chỉ có 2 ước là 2; 3; 5. Hai ước của nó là 1 và chính nó.
GV: Các số nào có nhiều hơn hai ước?
HS: Các số có nhiều hơn hai ước là 4; 6
GV: Giới thiệu các số 2; 3; 5; gọi là số nguyên tố, các số 4; 6 gọi là hợp số.
Vậy thế nào là số nguyên tố ? Thế nào là hợp số?
GV cho HS phát biểu định nghĩa một vài lần. 
♦ Củng cố: Làm ? SGK
HS: Trả lời và giải thích
GV: Số 0; 1 có là số nguyên tố không ? Có là hợp số không? Vì sao?
HS: Trả lời
GV: Dẫn đến chú ý a SGK
GV: Em hãy cho biết các số nguyên tố nhỏ hơn 10?
HS: 2; 3; 5; 7.
GV: Dẫn đến chú ý b SGK và ghi bảng
♦ Củng cố: Cho HS làm Bài 115 (SGK)
Các số sau là số nguyên tố hay là hợp số ? 312, 213, 435, 417, 3311, 67
GV yêu cầu HS giải thích? 
HS: Số nguyên tố là: 67
Hợp số là: 312 ; 213 ; 435 ; 417 ; 3311
HĐ2: Lập bảng các số nguyên tố không vượt qua 100.
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn các số tự nhiên từ 2 đến 100. Bảng này gồm các số nguyên tố và hợp số. 
Tại sao trong bảng không có số 0, không có số 1?
HS: Vì 0; 1 không phải là số nguyên tố
GV: Ta sẽ loại đi các hợp số và giữ lại các số nguyên tố.
GV gợi ý: Hãy lần lượt loại ra các bội số của 2; 3;5; 7
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV trên bảng cá nhân đã chuẩn bị.
GV: Các số còn lại không chia hết cho các số nguyên tố nhỏ hơn 10. Đó là các số nguyên tố không vượt quá 100 . 
Vậy các số nguyên tố không vượt quá 100 là những số nào?
HS: Đọc 25 số nguyên tố đầu tiên: 2; 3;5; 7; 11; 13;..;89 ; 97 
GV: Số nào là số nguyên tố nhỏ nhất? Có số nguyên tố nào là số chẳn không?
HS: số nguyên tố nhỏ nhất là 2 ( là số nguyên tố chẳn duy nhất)
GV: Hãy nhận xét chữ số tận cùng của các số nguyên tố lớn hơn 5?
HS: Chỉ có thể tận cùng bởi các chữ số 1; 3; 7; 9.
GV: Giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000/128 SGK tập 1.
1. Số nguyên tố - Hợp số.
a) Số nguyên tố: 
* Định nghĩa: Số nguyên tố là 1 số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
* Ví dụ: 23 là số nguyên tố vì 23>1 và chỉ có 2 ước là 1 và 23
b) Hợp số:
* Định nghĩa: Hợp số là 1 số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước.
* Ví dụ: 16 là hợp số. Vì 16>1 và có ít nhất 3 ước là: 1, 16 và 2
* Làm ?:
Trong các số 7; 8; 9 thì:
- 7 là số nguyên tố. Vì 7>1 và chỉ có 2 ước là 1 và 7
- 8 và 9 là hợp số. Vì
 +) 8 >1 và có ít nhất 3 ước là: 1; 8 và 2
 +) 9 >1 và có ít nhất 3 ước là 1; 9 và 3
*Chú ý: (SGK)
Số nguyên tố
 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số đặc biệt
Hợp số
* Bài tập 115 (Tr47-SGK)
312, 213, 435, 417, 3311 là hợp số
67 là số nguyên tố
2. Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100 (SGK- Tr46).
* Có 25 số nguyên tố không vượt quá 100 là: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29; 31; 37; 41; 43; 47; 52; 59; 61; 67; 71; 73; 79; 83; 89; 97.
* Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 và là số nguyên tố chẵn duy nhất.
* Chữ số tận cùng của các số nguyên tố lớn hơn 5 chỉ có thể bởi các chữ số 1; 3; 7; 9.
 4) Củng cố:
	* Thế nào là số nguyên tố, hợp số ? Các số nguyên tố và hợp số giống nhau và 	khác nhau như thế nào ?
* Bài 116 (tr.47 - SGK): Gọi P là tập hợp các số nguyên tố.
83 P; 91 P; 15 N; P N
* Bài 118 (tr.47 - SGK)
 5) Hướng dẫn về nhà:
- Học định nghĩa về số nguyên tố, hợp số và ghi nhớ 25 số nguyên tố đầu tiên
- Xem bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở cuối sách . 
- Làm bài tập 117; 118; 119 (Tr47 - SGK)
Hướng dẫn: làm bài 118 (SGK): Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số ?
c) 3 . 5 . 7 + 11 . 13 . 17 (Số lẻ) + (Số lẻ) = (Số chẵn) 2 => là hợp số
d) (16 354 + 67 541) có chữ số tận cùng là 5 5 => là hợp số.
Ngày dạy : 14/10/2013
Ngày dạy : 17/10/2013
Tiết 27 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Học sinh được củng cố, khắc sâu định nghĩa số nguyên tố, hợp số, và biết cách kiểm tra một số có phải là số nguyên tố không dựa vào bảng số nguyên tố.
- Học sinh nhận biết đúng số nguyên tố và hợp số trong các trường hợp đơn giản dựa vào các kiến thức về phép chia hết, dấu hiệu chia hết.
- Học sinh vận dụng hợp lý các kiến thức về hợp số, số nguyên tố để giải các bài toán thực tế.
* Trọng tâm: Kĩ năng nhận biết một số (một tổng) có là số nguyên tố hay hợp số.
II. CHUẨN BỊ
GV: - Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài tập 122, 123 (SGK). 
 - Bảng số nguyên tố không vượt quá 100.
HS: - Ôn tập kiến thức về dấu hiêu chia hết, số nguyên tố, hợp số.
 - SGK, SBT, giấy nháp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 1) Ổn định: 1’
 2) Kiểm tra: 
	- Thế nào là số nguyên tố ? Thế nào là hợp số ? Cho ví dụ ?
	- Đọc 10 số nguyên tố đầu tiên.
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Chữa bài tập
* GV: Gọi 2 HS lên bản chữa bài tập 118 c, d (SGK)
HS1: Phần c: 
?: Kết quả tích 3 . 5. 7 chẵn hay lẻ ?
?: Kết quả tích 11 . 13 . 17 chẵn hay lẻ ?
?: Vậy kết quả tổng là số chẵn lay lẻ?
=> Tổng chia hết cho số nào ? Số ước của tổng ? => KL ?
HS2: Phần d:
?: Chữ số tận cùng của tổng ?
=> Số ước của tổng ? => KL ?
* GV: Đồng thời gọi 1 HS nêu kết quả bài 119 (SGK)
Gợi ý: Dựa vào bảng số nguyên tố không vượt quá 100
HĐ2: Tổ chức luyện tập
Dạng 1: Tìm giá trị của chữ số *
Bài 120/tr47 SGK:
GV: Thay chữ số vào * để được số nguyên tố: ; 
 Gợi ý: dùng bảng số để tìm
HS: Dựa vào bảng số nguyên tố không vượt quá 100 trả lời tại chỗ.
Dạng 2: Giải bằng phương pháp thử chọn, kết hợp suy diễn:
Bài 121/tr47 SGK:
GV: Cho HS đọc đề bài và hoạt động nhóm
Hỏi: Muốn tìm k để tích 3.k ; 7. k là số nguyên tố ta làm như thế nào?
GV: Hướng dẫn cho HS xét các trường hợp: k = 0; k = 1; k > 1 (k N) 
HS: Thảo luận nhóm, trả lời.
Bài 122/tr47 SGK:
GV: Ghi đề sẵn trên bảng phụ, yêu cầu HS đọc từng câu và trả lời có ví dụ minh họa.
GV chốt lại: Đối với câu sai, chỉ cần nêu 1 ví dụ chứng tỏ câu đó sai.
GV: Cho HS sửa các câu sai thành đúng
HS: Trả lời
Dạng 3: Số nguyên tố và hợp số
Bài 123/tr47 SGK:
GV: Trong bài 123 (Sgk) điền vào bảng với mọi số nguyên tố p mà p2 a 
Gợi ý: lấy p = 2; 3; 5; 7.. lần lượt tính p2, so sánh với a thoả mãn p2a và ghi vào ô trống trong bảng
GV: Cho HS hoạt động nhóm, gọi đại diện nhóm lên điền số vào ô trống trên bảng phụ đã ghi sẵn đề.
HĐ3: Có thể em chưa biết
GV: Đặt vấn đề:
 Để biết các số 29; 67; 49; 127; 173; 253 là số nguyên tố hay hợp số? ta học qua phần “có thể em chưa biết”- HS : đọc phần “có thể em chưa biết”/tr48 SGK
GV: Giới thiệu cách kiểm tra một số là số nguyên tố như SGK đã trình bày, dựa vào bài 123/47 SGK đã giải.
I. Bài tập chữa
1. Bài tập 118 (Tr47 – SGK)
c) 3 . 5 . 7 + 11 . 13 . 17
=> (3 . 5 . 7 + 11 . 13 . 17) 2
Vậy (3 . 5 . 7 + 11 . 13 . 17) > 1 và có nhiều hơn 2 ước.
=> (3 . 5 . 7 + 11 . 13 . 17) là hợp số
d) (16 354 + 67 541) có chữ số tận cùng là 5
(16 354 + 67 541) 5 
=> (16 354 + 67 541) là hợp số.
2. Bài tập 119 (Tr47 – SGK)
Số là hợp số khi * Î{0; 2; 4; 6; 8; 5}
Số là hợp số khi * Î{0; 2; 4; 6; 8; 3; 9; 5}
II. Bài tập luyện
1. Bài 120/Tr47 SGK:
Thay chữ số vào dấu *
a/ Để số là số nguyên tố thì * {3; 9} 
Vậy số cần tìm là: 53; 59
b/ Để số là số nguyên tố thì * = 7
 Vậy số cần tìm là: 97
2. Bài 121/Tr47 SGK:
a) * Với k = 0 thì 3 . K = 3 . 0 = 0 k0 phải là số nguyên tố cũng k0 phải là hợp số.
* Với k = 1 thì 3 . k = 3 . 1 = 3 là số nguyên tố.
* Với k > 1 thì 3 . k là hợp số
Vậy: k = 1 thì 3 . k là số nguyên tố.
b/ Tương tự: 
Để 7. k là số nguyên tố thì: k = 1.
3. Bài 122/Tr47 SGK:
Câu a: Đúng
Câu b: Đúng
Câu c: Sai
Câu d: Sai
* Sửa thành câu đúng: 
Câu c: Mọi số nguyên tố > 2 đều là số lẻ.
 Câu d: Mọi số nguyên tố > 5 đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số 1; 3; 7; 9
4. Bài 123/Tr47 SGK:
a
29
67
49
127
173
253
p
2; 3; 5
2;3; 5;7
2;3; 5;7
2;3; 5;7; 11
2; 3; 5; 7; 11;13
2; 3; 5;
7;11;13
* Chú ý : Để kết luận a là số nguyên tố (a> 1) chỉ cần chứng tỏ rằng nó không chia hết cho mọi số nguyên tố mà bình phương không vượt quá a.
VD: 29 là số nguyên tố vì: 29 2; 3 và 5
49 là hợp số vì 49 7
127 là số nguyên tố vì 127 2; 3; 5; 7 và 11
4) Củng cố: 
- Hệ thống lại các bài tập đã làm tại lớp.	
- Khắc sâu cách kiểm tra một số là số nguyên tố hay hợp số.
5) Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc định nghĩa số nguyên tố, hợp số. Xem lại các BT đã làm tại lớp.
- Làm các bài tập : Bài 124 (SGK- Tr 48) ; bài 154; 155; 157/Tr21 SBT toán 6 . * Hướng dẫn bài 124 (SGK): 
+) Số có đúng một ước là 1
+) Hợp số lẻ nhỏ nhất là 9
+) Không phải là số nguyên tố, không là hợp số và khác 1 là số 0.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an toan 6 tuan 9.doc