Giáo án Đại số 9 - Trần Thanh Lâm

Giáo án Đại số 9 - Trần Thanh Lâm

- GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa căn bậc hai của một số không âm đã học ở lớp 7 và vài nhận xét như SGK

- HS làm bài tập ?1 và trả lời.

- GV : Mỗi số dương có mấy căn bậc hai và cách viết từng loại căn đó. Số nào chỉ có một căn bậc hai? Số nào không có căn bậc hai?

- GV chỉ vài căn bậc hai số học của các số ở bài tập ?1.

- HS nêu định nghĩa căn bậc hai số học của số dương a và trường hợp đặc biệt nếu a = 0

- HS nêu một vài ví dụ. Giáo viên đưa ra vài phản ví dụ như

- GV hướng dẫn học sinh kết hợp định nghĩa căn bậc hai số học và định nghĩa căn bậc hai để biểu diễn căn bậc hai số học bằng công thức.

- Học sinh giải nhanh bài tập ?2và trình bày trên bảng.

- GV giới thiệu phép khai phương. Cách sử dụng hai định nghĩa căn bậc hai và căn bậc hai số học

HS làm bài tập ?3 bằng giấy hoặc trình bày trên bảng ( Chú ý cách trình bày)

doc 133 trang Người đăng vanady Lượt xem 1181Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 9 - Trần Thanh Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương i - căn bậc hai . căn bậc ba
Tiết: 1	 
Đ 1 . Căn bậc hai
I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần:
Nắm được định nghĩa, ký hiệu căn bậc hai số học của một số không âm .
Biết được mối liên hệ của phép khai phương với quan hệ thứ tự và dùng liên hệ này để so sánh.
I. các hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh.
Hoạt động 2: Giới thiệu sơ lược chương trình Toán Đại số 9 và các yêu cầu về cách học bài trên lớp, cách chuẩn bị bài ở nhà, các dụng cụ tối thiểu cần có ...
 Hoạt động của GV và HS
Ghi nhớ
Hoạt động 3 : Định nghĩa căn bậc hai số học
GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa căn bậc hai của một số không âm đã học ở lớp 7 và vài nhận xét như SGK 
HS làm bài tập ?1 và trả lời.
GV : Mỗi số dương có mấy căn bậc hai và cách viết từng loại căn đó. Số nào chỉ có một căn bậc hai? Số nào không có căn bậc hai? 
GV chỉ vài căn bậc hai số học của các số ở bài tập ?1.
HS nêu định nghĩa căn bậc hai số học của số dương a và trường hợp đặc biệt nếu a = 0
HS nêu một vài ví dụ. Giáo viên đưa ra vài phản ví dụ như 
GV hướng dẫn học sinh kết hợp định nghĩa căn bậc hai số học và định nghĩa căn bậc hai để biểu diễn căn bậc hai số học bằng công thức.
Học sinh giải nhanh bài tập ?2và trình bày trên bảng.
GV giới thiệu phép khai phương. Cách sử dụng hai định nghĩa căn bậc hai và căn bậc hai số học 
HS làm bài tập ?3 bằng giấy hoặc trình bày trên bảng ( Chú ý cách trình bày)
Định nghĩa: SGK
Ví dụ: căn bậc hai số học của 9 là 3, được viết là và trình bày là:
 vì 9 ³0 và 32 = 9
Với a ³ 0, thì
Hoạt động 4: So sánh các căn bậc hai số học 
Gv nhắc lại kết quả đã học ở lớp 7 " với các số a, b không âm, nếu a > b thì ", HS cho ví dụ minh hoạ.
GV giới thiệu khẳng định mới ở SGK và nêu định lý tổng hợp cả hai kết quả trên.
GV đặt vấn đề áp dụng định lý để so sánh các số và làm ví dụ 2 SGK
HS làm bài tập ?4 để củng cố ví dụ 2.
GV đặt vấn đề để giới thiệu ví dụ 3 và cách giải quyết.
- HS làm bài tập ?5 để củng cố ví dụ 3.
Định lý: SGK
Với a ³ 0, b ³ 0 thì
Ví du 2: So sánh: 
a, 1 và 
b, 2 và 
Ví dụ 3: Tìm x không âm biết:
a, > 2
b, < 1
Hoạt động 5: Củng cố toàn bài
HS làm nhanh bài tập 1. Nêu cách làm .
HS làm bài tập theo nhóm bài tập 4.
Hoạt động 6: Dặn dò
GV hướng dẫn hs làm các bài tập 2,3 và 5 SGK và các bài tập 1,4,5 SBT.
Chuẩn bị cho tiết sau: Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức 
III. Rút kinh nghiệm:
......
Tiết: 2 	 Ngày soạn: 18 . 8 . 2009
Đ2 . Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức 
I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần:
Biết cách tìm điều kiện xác định của và có kỹ năng thực hiện điều đó khi biểu thức A không phức tạp
Biết cách chứng minh định lý và vận dụng hằng đẳng thức để rút gọn biểu thức.
II.Chuẩn bị:
	GV chuẩn bị bảng phụ có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong bài kiểm tra 
III. các hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nêu định nghĩa căn bậc hai số học của số không âm a. Muốn chứng minh ta phải chứng minh những điều gì?
Giải bài tập: Tìm những khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
Căn bậc hai của 0,36 là 0,6.	d) 
Căn bậc hai của 0,36 là 0,06.	e) 
Căn bậc hai của 0,36 là 0,6 và -0,6
Câu hỏi 2: Phát biểu định lý so sánh hai căn bậc hai số học .
Giải bài tập: So sánh 1 và rồi so sánh 2 và +1
	So sánh 2 và rồi so sánh 1 và -1
Hoạt động của GV và HS học sinh
Ghi nhớ
Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm căn thức bậc hai	
+ GV cho HS làm ?1 
Qua bài tập trên GV giới thiệu
Căn thức bậc hai. được gọi là căn thức bậc hai của 25-x2, còn 25-x2 là biểu thức lấy căn. Tổng quát: 
+ HS nêu nhận xét tổng quát?
Tổng quát: Với A là một biểu thức đại số, người ta gọi là căn thức bậc hai của A, còn A được gọi là biểu thức lấy căn hay biểu thức dưới dấu căn.
Hoạt động 4: xác định khi nào?
+ GV giới thiệu: xác định khi nào? Nêu ví dụ 1 SGK, có phân tích theo giới thiệu ở trên? 
+ HS: làm bàI tập ?2 Với giá trị nào của x thì xác định?
 xác định( hay có nghĩa) khi A lấy giá trị không âm	
Hoạt động 5:Hằng đẳng thức 
 GV cho HS làm bài tập ?3
+ Cho HS quan sát kết quả trong bảng và nhận xét quan hệ 
 và a
+ GV giới thiệu định lý và hướng dẫn chứng minh
+GV hỏi thêm: Khi nào xảy ra trường hợp ”Bình phương một số, rồi khai phương kết quả đó thì lại được số ban đầu” ?
+GV trình bày ví dụ 2 và nêu ý nghĩa: Không cần tính căn bậc hai mà vẫn tìm được giá trị của căn bậc hai ( nhờ biến đổi về biểu thức không chứa căn bậc hai) 
+HS làm theo nhóm bài tập 7, đại diện nhóm lên trình bày kết quả trên bảng cả lớp nhận xét 
+GV trình bày câu a ví dụ 3 và hướng dẫn HS làm câu b Ví dụ 3
+ HS làm theo nhóm bài tập 8 câu a và b, đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình.
+GV giới thiệu câu a) Ví dụ 4 và yêu cầu HS làm câu b 
Định lý: 
Với mọi số a, ta có=
Chú ý: Một cách tổng quát, với A là một biểu thức ta có 
 có nghĩa là:
	 nếu A
	 nếu A<0
Hoạt động 6:Củng cố & Dặn dò
 	+ HS làm theo nhóm các bài tập 6, 8c, 8d SGK/10
	+ Chuẩn bị bài tập cho tiết sau luyện tập từ bài 11-15 SGK và làm bài tập 9, 10 SGK
IV. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 3	 Ngày soạn: 20 . 8 . 2009
Luyện tập
I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần:
Nắm chắc điều kiện xác định của căn thức bậc hai, hằng đẵng thức 
Rèn kỹ năng sử dụng hằng đẵng thức và các bài toán rút gọn
II.Chuẩn bị:
	GV: Chuẩn bị bảng phụ có hệ thống câu hỏi bài tập 11
	HS: Chuẩn bị các bài tập ở nhà. 
III. các hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: 
Làm 2 bài tập sau: (2 HS)
a) Tìm x để có nghĩa?
	b) Rút gọn biểu thức sau: 
Hoạt động của GV và HS
Ghi nhớ
Hoạt động 3: Chữa bài tập về nhà
 + GV chữa bài tập 9 và 10 SGK
Bài 9: Đưa phương trình về dạng dạng quen thuộc ở lớp 7
Bài 10: 
Câu a: Biến đổi vế trái ( sử dụng hằng đẳng thức)
Câub: Sử dụng kết quả của câu a và HĐT 
Bài 9: tìm x, biết:
a, = 7
b, = 
c, 
d, 
Chú ý: và
Bài 10: Chứng minh: 
a, 
b, 
Hoạt động 4:Hướng dẫn HS làm các bài tập 11, 12,13
Bài11: Thực hiện thứ tự các phép toán: Khai phương, nhân hay chia, tiếp đến cộng hay trừ, từ trái sang phải
Bài12: Dạng tìm điều kiện để có nghĩa
HS cả lớp làm bài 12a và b SGK
Bài13: Sử dụng HĐT lưu ý điều kiện của A
+ HS cả lớp làm bài13a và 13b SGK
+ Sau đó GV sửa từng bài trên bảng cho HS xem kết quả và tự sửa sai cho mình.
Bài 11: Tính:
a, 
b, 36 : 
c, 
d, 
Bài 12: Tìm x để mỗi căn thức sau có nghĩa.
a, b, 
Lưu ý:
 có nghĩa là
	 nếu A
	 nếu A<0
Bài 13: Rút gọn các bỉểu thức sau:
a, với a<0
b, Với a 0
Hoạt động 5:Hoạt động theo nhóm
 Cho HS hoạt động theo nhóm làm các bài tập 12c,d và 13 c,d, bài14 ( Phân tích thành nhân tử) HD: sử dụng phương pháp HĐT Chú ý: Với a thì 
Đại diện từng nhóm lên bảng trình bày, cả lớp nhận xét
Bài 12: c, d, 
Bài 13: c, 
 d, Với a < 0
Chú ý: Với a thì 
Hoạt động 6:Dặn dò
Bài tập về nhà 15 và 16 SGK
Nghiên cứu bài sau :”Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương”
IV: Rút kinh nghiệm:
......Tiết: 4	 Ngày soạn: 25 . 8 . 2009
Đ3 liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần:
- Nắm được nội dung và cách chứng minh định lý về liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- Có kỹ năng dùng các quy tắc khai phương một tích và nhân các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thức.
II.Chuẩn bị:
	GV: Chuẩn bị bảng phụ có hệ thống câu hỏi trong bài kiểm tra và quy tắc khai phương một tích
	HS: Học thuộc quy tắc khai phương một tích. 
III. các hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:
 Tính: a) b) (Gọi 2 em lên bảng và làm 2 bài tập trên)
Hoạt động của GV và HS
Ghi nhớ
Hoạt động 3: Xây dựng định lý
Cho HS nhận xét 2 kết quả trên của 2 HS vừa được kiểm tra?
- Yêu cầu HS khái quát kết quả trên về liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương.
- GV phát biểu định lý: Với hai số a và b không âm ta có:
Định lý:
 Với a và b là hai số không âm ta có:
Hoạt động 4:Chứng minh định lý
- GV hướng dẫn HS chứng minh định lý
HD: Dựa vào định nghĩa căn bậc hai số học 
- Để chứng minh là căn bậc hai số học của ab thì ta phải chứng minh những gì?
- Chú ý: Định lý trên có thể mở rộng cho tích của nhiều số không âm.
SGK
Hoạt động 5: áp dụng
GV giới thiệu quy tắc khai phương của một tích, sau đó hướng dẫn cho HS làm ví dụ 1 trong SGK
- HS chia nhóm làm bài tập ?2 để củng cố quy tắc trên
GV giới thiệu quy tắc nhân các căn bậc hai, sau đó hướng dẫn cho HS làm ví dụ 2 trong SGK
- HS chia nhóm làm bài tập ?3 để củng cố quy tắc trên
Chú ý: Từ định lý ta có công thức tổng quát:
 với A, B là hai biểu thức không âm.
Đặc biệt: 	với A là biểu thức không âm 
GV hướng dẫn cho HS giải ví dụ 3, chú ý bài b.	
a. Quy tắc khai phương một tích:
- Muốn khai phương một tích của các số không âm, ta có thể khai phương từng thừa số rồi nhân các kết quả với nhau.
Ví dụ 1: áp dụng quy tắc khai phương một tích hãy tính:
a)
b) 
b. Quy tắc nhân các căn bậc hai:
- Muốn nhân các căn bậc hai của các số không âm ta có thể nhân các số dưới dấu căn với nhau rồi khai phương kết quả đó.
Ví dụ 2: Tính:
a, 
b, 
Hoạt động 6: Củng cố và dặn dò
- HS làm bài tập ?4 SGK theo nhóm, sau đó cử đại diện nhóm lên sửa bài cả lớp góp ý.
?4: Rút gọn các biểu thức sau(Với a, b không âm)
a, 
b, 
- Bài tập về nhà Từ bài 17 - 21 SGK, xem phần luyện tập
IV: Rút kinh nghiệm:
......
Tiết: 5 	 Ngày soạn: 29 . 8 . 2009
LUYệN TậP
I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần:
Nắm vững quy tắc khai phương của một tích và quy tắc nhân các căn thức bậc hai .
Có kỹ năng dùng các quy tắc khai phương một tích và nhân các căn thức bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thức, rút gọn biểu thức
II.Chuẩn bị:
	GV: Chuẩn bị bảng phụ có hệ thống câu hỏi trong bài kiểm tra và quy tắc khai phương một tích
	HS: Học thuộc quy tắc khai phương một tích, làm các bài tập trong SGK. 
III. các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 HS lên bảng giải các bài tập sau:
Tính: a) 	b) 	
c) Rút gọn: với 	d) Rút gọn: với a
Hoạt động của GV và HS
Ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho HS cả lớp làm bài 22
HD: Dựa vào HĐT hiệu hai bình phương và quy tắc khai của một tích để giải quyết các bài toán trên
- GV: chấm một số bài và cho HS chữa bài trên bảng
Bài 22: Biến đổi các biểu thức dưới dấu căn thành dạng tích rồi tính:
a, ; b, ...  , quãng đường , thời gian .
- HS : Phân tích bài toán theo sơ đồ .
	 tL 	-	 tH = 0,5
	VH - VL = 3
- HS: Dựa vào sơ đồ để chọn ẩn , lập các biểu thức tương quan , lập phương trình 
- HS góp ý chữa bài của bạn , GV treo bảng phụ có lời giải sẵn để HS chữa bài. 
Bài tập 47:
Gọi x(km/h) là vận tốc của cô Liên (x >0)
Vận tốc của bác Hiệp là : x+3
Thời gian cô Liên đi đến nơi : 
Thời gian bác Hiệp đi đến nơi :
Ta có phương trình : - = 0,5
 60 (x +3) - 60x = x2 + 3x
 60x + 180 -60x = x2 + 3x
 x2 + 3x - 180 = 0 
Giải phtrình trên ta được x1=12,x2=-15(loại )
Vậy vận tốc của cô Liên là 12km/h ,vận tốc của bác Hiệp là 15km/h
Hoạt động 5 : Bài toán có nội dung công việc
- HS : Đọc và tìm hiểu đề bài 49 .
- GV : Cho HS trả lời các câu hỏi sau :
- Hai đội làm chung công việc trong 4 ngày thì một ngày hai đội làm được bao nhiêu phần công việc ?
- Giả sử đội một làm một mình xong công việc trong x ngày thì một ngày đội một làm được bao nhiêu phần công việc?
- Công việc đội một và đội hai làm trong một ngày liên quan đến công việc cả hai đội làm trong một ngày như thế nào?
- HS : Lập Phương trình ;
- GV : Cho một em giải Phương trình tìm được ( Ghi điểm miệng)
- GV : Cho HS trả lời cách lập phương trình cho bài toán loại này ta làm như thế nào?
Bài tập 49 :
Gọi x (ngày ) là công việc đội hai làm xong công việc ( x > 4)
Số ngày đội một làm xong công việc là: x - 6
Công việc đội một làm trong một ngày : 
Công việc đội hai làm trong một ngày : 
Công việc hai đội làm trong một ngày : 
Ta có phương trình : 	 +=
4x+4(x -6) = x2-6x4x+4x-24 = x2-6x
 x2 -14x +24 = 0 
Giải phtr trên ta được : x1=12 ; x2 =2 <4 (loại)
Vậy đội hai làm một mình hết xong công việc trong 12 ngày , đội một trong 6 ngày 
Hoạt động 6 : Giải bài toán có nội dung liên quan đến kiến thức vật lý, hoá học
- HS : Đọc và phân tích đề bài 50 .
- GV : Cho HS tìm câu mang nội dung so sánh và tóm tắt đề theo phương trình lời .
- GV : Dùng bảng phụ có sơ đồ phân tích để HS đối chiếu với sự phân tích của mình . Sơ đồ phân tích : 
Bài tập 50 :
Gọi x (g/m3) là khối lượng riêng miếng kim loại I (x >0)
Khối lượng riêng miếng kim loại II là : x-1
Thể tích miếng kim loại I :
	VII - 	VI =	10
 	DI - 	DII =	1
Thể tích miếng kim loại II:
Ta có phương trình : -= 10
850x - 880(x-10) = 10x2 - 10x 
880x - 858x - 440 = 0 
 5x2 +6x - 440 = 0
Giải phtr trên ta được x1=8,8 ; x2 =-10(loại)
Vậy khối lượng riêng của miếng kim loại I là 8,8(g/cm3), của miếng kim loại II là 7,8(g/cm3), 
Hoạt động 6: Dặn dò 
HS hoàn thiện các bài tập đã sửa và hướng dẫn . Tiếp tục làm các bài tập còn lại 
Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập chương và làm các bài tập 54 đén 66 để ôn tập chương trong hai tiết sau .
Tiết thứ : 64 	Tuần :32	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	 ôn tập chương iV
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm vững tính chất và dạng đồ thị của hàm số .
Giải thông thạo các phương trình ở dạng : Phương trình bậc hai đủ và phương trình bậc hai khuyết c, b .
Nhớ kỹ hệ thức Vi-ét , vận dụng tốt để tính nhẩm nghiệm , tính hai số khi biết tổng và tích của chúng .
Thành thạo trong việc giải bài toán bằng cách lập phương trình đối với các bài toán đơn giản .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Cho HS trả lời các câu hỏi ở SGK . (Hình thức kiểm tra : Gọi một em lên bảng trả lời số còn lại làm vào bảng con GV thu bảng con để chấm điểm đối với câu 1a , b câu 2).
Câu hỏi 2 :
Giải bài tập 4 (Cho HS đứng tại chỗ nêu phương trình . Nếu có thể cho các em nhẩm nghiệm .)
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Vẽ đồ thị hàm số . Tìm điểm thuộc đồ thị khi biết hoành độ hoặc tung độ 
- GV cho HS vẽ đồ thị 
- HS nhắc lại các bước vẽ đồ thị hàm số bậc hai .
- HS : Dùng phép gióng xuống trục hoành để ước lượng tung độ .
- GV : Hướng dẫn HS tìm tung độ bằng cách tính toán
- HS : Cho biết M thuộc parabol có tung độ bằng 4, làm thế nào tìm hoành độ của M 
Bài tập 54 a :Bảng giá trị :
x
-2
-1
0
1
2
1
0
1
-1
y
4
1
1
-
0
-
- 1
N
N/
M/
 -2 -1 0 1 2 x
y = 4
 M
- GV : Cho HS tương tự tìm các hoành độ , tung độ các điểm N , N/ 
 M
Bài tập 54 b:
NN/ // 0x (vì cùng song song với MM/)
Điểm M thuộc parabol có tung độ 4 thì hoành độ là : 4= x2 =16 x = ± 4.
Điểm N thuộc parabol có hoành độ bằng 4 thì tung độ bằng yN =-42 = - 4 . Tương tự yN' = - 4
Hoạt động 4 : Giải phương trình bậc hai . Tìm giao điểm của parabol và đường thẳng bằng đồ thị và bằng phương pháp đại số 
- HS : Một em thực hiện giải phương trình : x2 - x -2 = 0, một em vẽ đồ thị y=x2 và y=x+2 trên cùng hệ trục .
- GV : Cho lớp chia thành hai khối nhóm, nhóm chẵn giải phương trình , nhóm lẻ vẽ đồ thị 
- HS : Tìm hoành độ giao điểm của hai đồ thị trên hình vẽ . So sánh với nghiệm thu được khi giải Phương trình .
- GV : Cho HS rút ra cách tìm giao điểm hai đồ thị bằng phương pháp đại số .
- GV : Cho hàm số y=2x2 và y=-x + 5 
Hoành độ giao điểm hai đồ thị trên là nghiệm phương trình nào ?.
- HS : Đưa ra ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp .
Bài tập 55:
a/ x2 - x -2 = 0 do a - b +c =0 nên x1 = -1 ; x2 = 2
b / 	* Vẽ đồ thị y = x2
Bảng giá trị : 
x
-2
-1
0
1
2
y = x2
4
2
0
1
4
 -2 -1 0 1 2 x 
y
4
2
 1
	*Vẽ đồ thị y= x +2 Chọn A (0; 2) ; B(-2 ;0)
* Đồ thị y = x2 và y = x +2 cắt nhau tại hai điểm có hoành độ -1 và 2 nên phương trình x2 -x -2 =0 có hai nghiệm x1 = -1 ; x2 = 2
Hoạt động 5: Giải phương trình đưa về phương trình bậc hai 
HS : Cho biết dạng của các phương trình ở bài 56 .57,. 58, 59 .
 Nêu cách giải và giải phương trình 56a . 57c ,58b 59a
Bài tập 56 a : Phương trình có 4 nghiệm
	x1=1; x2 = 1; x3 = ; x4 = -.
Bài tập 57c : (1)
Điều kiện x ạ 0 ; xạ2 .
(1)x2+2x-10=0 x1=-1+;x2=-1- 
 Bài tập 58b : 5x3-x2 -5x +1=0x2(5x-1)-(5x-1)=0
 	(5x -1) (x2 -1 ) = 0
 x1 = ; x2 =1 ; x3 = -1 
Vậy phương trình có 3 nghiệm x1=;x2=1;x3=-1 
Bài tập 59a : Phương trình có nghiệm x1 = x2 =1 ; 
 x3 = ; x4 = 
Hoạt động 6 : Giải một số bài toán có liên quan đến định lý Vi -ét
- HS : Hãy cho biết khi đã biết một nghiệm của phương trình bậc hai, muốn tìm nghiệm còn lại cần sử dụng kiến thức nào ?
- GV : Cho HS nghiên cứu bài tập 61. Nêu cách thực hiện .
- HS : Ghi phương trình cần giải vào bảng con . Giải phương trình tìm v, u
- GV : Phương trình bậc hai có nghiệm khi nào ?
- HS : Lập ' theo m .
- GV : Cho HS lý luận để chứng minh ' > 0 với mọi mghi .
- HS định lý Vi-ét theo tham số m.
- GV dùng hằng đẳng thức cho HS biến đổi về dạng x12 + x2 2
Bài tập 60a : Ta có x1+x2 =x2=-x1=.=
Bài tập 61a : v,u là nghiệm của phtr : x2-12x+28=0 
 Ta có '= 36 – 28 =8 . = 
Vậy u = 6 + 2 ; v = 6 - 2
Bài tập 62 : 
a) = (m-1)2+7m 2 > 0 với mọi m, nên phương trình đã cho luôn có nghiệm với mọi m.
b) Theo Vi-ét, ta có :
 x12+x22 =
	 = 
Hoạt động 7 : Ôn lại giải bài toán bằng cách lập phương trình .
GV : Nhắc lại các bứoc giải bài toán bằng cách lập phương trình .
HS : Đọc và phân tích đề bài 65. Lập, giải phương trình 
Bài tập 65:
Gọi x (km/h) là vận tốc của xe lửa thứ nhất (x>0), 
vận tốc xe lửa thứ hai là x+5(km/h)
Thời gian xe lửa thứ nhất đi từ Hà Nội đến chỗ gặp nhau là . Thời gian xe lửa thứ hai đi từ Bình Sơn đến chỗ gặp nhau là .
Ta có phương trình : -=1x2+5x-2250=0
Giải phương trình trên ta được : x1=45 ;x2=-50(loại )
Vậy :Vận tốc của xe lửa thứ nhất là : 45km/h
 Vận tốc của xe lửa thứ hai là : 50km/h
Hoạt động 7: Dặn dò 
Hoàn chỉnh các bài tập đã sửa và làm tiếp các bài tập còn lại . 
Nắm kỹ cách giải từng dạng toán . Chuẩn bị tốt để kiểm tra cuối chương ở tiết sau .
Tiết 65,66,67	Tuần 33,34 	ôn tập cuối năm
(Theo đề cương ôn tập của Tổ, Phòng và Sở)
Tiết 68,69	Tuần 34,35 	kiểm tra cuối năm (Kết hợp với Hình học)
(Theo đề kiểm tra chung của Phòng và Sở)
Tiết 70	Tuần 35 	Trả bài kiểm tra cuối năm (Phần Đại số)
Tiết thứ : 65	Tuần :33	Ngày soạn :
kiểm tra cuối chương Iv
Mục tiêu : Qua tiết kiểm tra này nhằm :
Đánh giá sự nhận thức và kỹ năng thực hành toán của học sinh qua chương IV .
Rèn tính kỷ luật và trung thực trong học tập, kiểm tra .
Đề bài
A - Trắc nghiệm : ( 3đ )
Câu 1: Hãy ghi a hoặc b hoặc c vào . để được ý đúng
Cho phương trình : ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) . Có D = b2 - 4ac
1) >0 (.) 	a/ Phương trình có nghiệm kép 
2) < 0 (.)	b/ Phương trình có hai nghiệm phân biệt.
3) = 0 (.)	c/ Phương trình vô nghiệm . 
Câu 2 : Hãy điền vào .. để được ý đúng .
Cho hàm số y = ax2 ( a ≠ 0 )
a) Nếu a > 0 hàm số đồng biến khi .., nghịch biến khi .
b) Nếu a < 0 hàm số đồng biến khi .., nghịch biến khi .
Câu 3 : Hãy đánh dấu (x )vào cột ( Đ) ,( S ) cho thích hợp .
	Cho phương trình : ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1 ; x2 
Các hệ thức
Đ
S
Các hệ thức
Đ
S
a) x1 + x2 = 
c) x1 . x2 = 
b) x1 + x2 = 
d) x1 . x2 = 
Câu 4: Hãy khoanh tròn vào ý đúng ở các ý sau . 
Cho hàm số y = -có đồ thị (P). Điểm thuộc (P) là:
A)A(-2 ; 2)	B) B(2 ; -2)	C) C( ; -1)	D) D( -2 ; 4)	E) Không có điểm nào
B - Tự luận: ( 7,0đ)
	Bài 1 : Cho hàm số y = x2 có đồ thị (P) và đường thẳng (D) : y = 3x - 2 
	a) Vẽ hai đồ thị (P) và (D) trên cùng hệ trục toạ độ 
	b) Xác định giao điểm hai đồ thị trên bằng đồ thị và bằng phép tính .
	Bài 2 : Giải phương trình : 
	Bài 3 : Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình .
	Cạnh huyền của tam giác vuông bằng 10 cm . Hai cạnh góc vuông hơn kém nhau 2m .Tính các cạnh góc vuông .
Hướng dẫn chấm
A -trắc nghiệm :( 3,0 đ) (Mỗi câu (Đ) cho 0,75đ)
Câu 1 : 1b ;2c ; 3a 
Câu 2 : (1) x>0 ; (2) x0 
Câu 3 : a) (S) ; b) (Đ) ; c) (Đ) ; d) (S)
Câu 4 : b) (Đ)
B/ Phần tự luận : (7,0đ)
 	Bài 1 : (3,0đ)
	a) Vẽ đúng hai đồ thị (P) ;(D) . mỗi đồ thị (1đ)	(2,0đ)
	b) Tìm được toạ độ bằng đồ thị 	(0,25đ)
	 Tìm được toạ độ bằng phép tính 	(0,25đ)
Bài 2 : (2,0đ)
Điều kiện : x≠ 2 ; x≠ - 4 	(0,25đ)
	2x(x +4 ) - x(x – 2) = 8x + 8 	(0,25đ)
	2x2 + 8x –x2 + 2x – 8x – 8 =0 	(0,25đ)
	 x2 +2x – 8 =0 	(0,5đ)
	/ = 1 + 8 = 9 , = 3 	(0,25đ)
	x1 = -1 + 3 = 2 ; x2 = -1 -3 = - 4 	(0,25đ)
	So với điều kiện, phương trình đã cho vô nghiệm . (0,25đ)
	Bài 3 : (2,0 đ) 
Chọn ẩn đặt điều kiện cho ẩn 	(0,5đ)
	Viết được biểu thức tương quan 	(0,25đ)
	Lập được phương trình 	(0,5đ)
	Giải phương trình 	(0,5đ)
 	Kết luận	 	(0,25đ)
Tiết 66,67,68,69 	Tuần 33,34,35 	ôn tập cuối năm
Theo SGK, đề cương ôn tập của tổ, và chỉ đạo của Phòng, Sở .
Tiết 70 	Tuần 35	kiểm tra cuối năm
Theo đề kiểm tra của Sở, Phòng .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Dai so 9.doc