A- Mục tiêu.
- Đọc được bản vẽ vòng đai có hình cắt và bản vẽ côn có ren.
- Rèn kx năng đọc bản vẽ.
- Có ý thức làm việc theo quy trình công nghệ.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các dụng cụ: Thước dài, eke, com pa, bản vẽ chi tiết côn có ren và bản vẽ vòng đai.
HS: Đọc trước nội dung bài 10 và bài 12. Chuẩn bị dụng cụ: Thước, eke, compa, giấy A4.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biêu diễn, các kích thước và thông tin cần thiết để xác định chi tiết máy. Để nâng cao kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết chúng ta cùng tìnm hiểu 2 bản vẽ chi tiết có hình cắt và bản vẽ chi tiết côn có ren.
Tiết 9. Tuần 5. Thứ ngàytháng.năm 200.. Bài 11. Biểu diễn ren. A- Mục tiêu. - Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết. - Biết được quy ước vẽ ren. - Rèn kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị tranh vẽ và mẫu vật của bài học. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 11- SGK. Tìm và quan sát các chi tiết có ren. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. ? Nêu khái niệm hình cắt, tác dụng của hình cắt? ? Nội dung và trình tự đọc bản vẽ chi tiết? 3- Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong thực tế các em đã gặp nhiều chi tiết có ren. Ren được lắp ghép các chi tiết với nhau hay dùng để truyền lực. Ren được hình thành ở mặt trong hay mặt ngoài của chi tiết. Vậy các chi tiết này được biẻu diễn như thế nào trong bản vẽ chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt dộng 2: Chi tiết có ren. Em hãy kể tên các chi tiết có ren trong thực tế? Quan sát hình 11 và gọi tên các chi tiết? Nêu công dụng của các chi tiết có ren? * Tên gọi: Ghế xoay, lọ mực, đuiđèn, đinh vít, đai ốc * Tác dụng: - Xiết chặt. - Truyền lực. Hoạt động 3: Quy ước vẽ ren. Gv cho học sinh quan sát mẫu vật và hình 11.2, 11.3 SGK rồi trả lời câu hỏi: Ren được hình thành ở mặt nào của chi tiết? Học sinh trả lời sau khi quan sát. Làm bài tập SGK. Gv nhận xét và kết luận chung. Học sinh quan sátmaux vật và hình vẽ 11.4, 11.5 và trả lời câu hỏi: ? Ren được hình thành ở mặt nào của chi tiết? Làm bài tập SGK. Gv nhận xét và kết luận chung. Trong hình chiếu thì những cạnh khuất được vẽ bằng nét gì? Ren ngoài (ren trục). Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm. Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh. Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm. Vòng đỉnh ren được vẽ kín bằng nét liền đậm. Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh. Ren trong (ren lỗ) - Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm. Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh. Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm. Vòng đỉnh ren được vẽ kín bằng nét liền đậm. Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh. Chú ý: Khi sử dụng hình cắt thì nét gạch gạch được vẽ đến đường đỉnh ren. Ren che khuất. Ren bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt. 4- Củng cố. - Gv yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. - GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và làm baì tập trong SGK. 5- Hướng dẫn về nhà - Học kĩ bài và hoàn thành các câu hỏi và bài tập trong SGK. - Đọc và chuẩn bị trước bài thực hành. . Tiết 10. Tuần 5. Thứ ngàytháng.năm 200.. Bài 10 + Bài 12 Thực hành. Đọc bản vẽ đơn giản có hình cắt. Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren. A- Mục tiêu. - Đọc được bản vẽ vòng đai có hình cắt và bản vẽ côn có ren. - Rèn kx năng đọc bản vẽ. - Có ý thức làm việc theo quy trình công nghệ. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các dụng cụ: Thước dài, eke, com pa, bản vẽ chi tiết côn có ren và bản vẽ vòng đai. HS: Đọc trước nội dung bài 10 và bài 12. Chuẩn bị dụng cụ: Thước, eke, compa, giấy A4. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biêu diễn, các kích thước và thông tin cần thiết để xác định chi tiết máy. Để nâng cao kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết chúng ta cùng tìnm hiểu 2 bản vẽ chi tiết có hình cắt và bản vẽ chi tiết côn có ren. Hoạt động 2: Nội dung thực hành. GV gọi học sinh đọc nội dung bài thực hành. GVyêu cầu học sinh đọc bản vẽ hình 10.1 và hoàn thành bảng theo mẫu. Học sinh hoàn thiện vào báo cáo. GV yêu cầu học sinh đọc và hoàn thiện nội dung bài thực hành. Gv giảng từng nội dung để đọc bản vẽ côn có ren. Học sinh hoàn thiện nội dung bài thực hành và hoàn thiện báo cáo thực hành. Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren. Khung tên. Tên gọi chi tiết: Vòng đai. Vật liệu: Thép. Tỉ lệ: 1:2. Hình biểu diễn. Tên gọi hình chiếu: Hình chiếu bằng. Vị trí hình cắt: Hình cắt ở vị trí hình chiếu đứng. Kích thước. Kích thước chung: 140,50, R39. Kích thước từng phần: Dày 10, đường kính 2 lỗ 20, khoảng cách 2 lỗ 10. Yêu cầu kĩ thuật. Kĩ thuật gia công: làm tù cạnh. Xử lí bề mặt: Mạ kẽm. Tổng hợp. Mô tả h ình dạng, cấu tạo chi tiết: Phần giữa chi tiết là nửa ống hình trụ, hai bên là hình chữ nhật có lỗ tròn. Công dụng: Dùng để ghép nối giữa các chi tiết hình trụ với các chi tiết khác. Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren. a- Khung tên. Tên gọi chi tiết: Côn có ren. Vật liệu: Thép. Tỉ lệ: 1:1. b- Hình biểu diễn. Tên gọi hình chiếu: Hình chiếu cạnh. - Vị trí hình cắt: Hình cắt ở vị trí hình chiếu đứng. c- Kích thước. - Kích thước chung của chi tiết: 18, 10, ren M8X1, dài 10. d- Yêu cầu kĩ thuật. - Tôi cứng. - Làm tù cạnh. e- Tổng hợp. - Côn có dạng hình nón cụt có lỗ ren ở giữa. - Dùng để lắp với trục của cọc lái xe đạp. 4- Củng cố. - GV tổng kết đánh giá bài thực hành. - Gọi 1-2 học sinh lên bảng làm lại bai thực hành. 5- Hướng dẫn về nhà. - Học kĩ bài. - Chuẩn bị trước bài 13: Bản vẽ lắp. . Hết tuần 5 Tiết 11. Tuần 6. Thứ ngàytháng.năm 200.. Bài 13. Bản vẽ lắp. A- Mục tiêu. - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp. - Biết đọc nội dung bản vẽ lắp đơn giản. - Rèn luyện kĩ năng lao động kĩ thuật, tư duy tổng hợp. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGv và các tài liệu tham khảo. Chuẩn vị tranh vẽ và bộ mẫu vòng đai. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 13 SGK, tìm và quan sát bộ mẫu vòng đai trong thực tế. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. ? Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết? Đọc bản vẽ hình 10.1 và hình 12.1 3- Bài mới. Hoạt động 1: Nội dung của bản vẽ lắp. GV cho học sinh quan sát bộ mẫu vòng đai, thực hiện quy trình tháo lắp các chi tiết để học sinh biết được mối quan hệ của các chi tiết. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 13.1 và phân tích. ? Bản vẽ chi tiết có những hình chiếu nào? Mỗi hình chiếu diễn tả chi tiết nào? ? Vị trí tương đối giữa các chi tiết? ? Các kích thước ghi trên bảnvẽ có ý nghĩa gì? ? Bảng kê chi tiết có những nội dung gì? ? Nội dung của khung tên? Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi. Gv kết luận cung. Phân tích nội dung bản vẽ: Bô vòng đai. Bản vẽ gồm có hình chiếu đứng có sử dụng hình cắt riêng phần, hình chếu bằng. Vị trí tương đối giữa các chi tiết: Đai ốc, vòng đệm, vòng đai, bulông Kích thước của bản vẽ: + Kích thức chung: 140, 50, 78. + Kích thước lắp: M10. + Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết: 50, 110. Bảng kê chi tiết: Gồm thứ tự, tên chi tiết, số lượng, vật liệu, ghi chú. Nội dung khung tên: Tên gọi, tỉ lệ, nơi sản xuất. Hoạt động 2: Đọc bản vẽ lắp. GV yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật và bản vẽ hình 13.1 rồi đọc theo trình tự bảng 13.1? ? Nêu tên gọi sản phẩm, nơI sản xuất chi tiết, tỉ lệ bản vẽ? ? Nêu tên gọi, số lượng và vật liệu của các chi hiết trong sản phẩm? ? Bản vẽ bộ vòng đáỉư dụngnhững hình biểu diến nào? ? Các kích thước ghi trên bản vẽ cho ta biết điều gì? ? Nêu vị trí chi tiết trên bản vẽ? ? Nêu trình tự tháo lắp và công dụng của sản phẩm? Khung tên. Tên gọi: Bộ vòng đai. Tỉ lệ: 1:2. NơI sản xuất: Nhà máy cơ khí Hà Nội. Bảng kê. TT Tên gọi S.lượng Vật liệu 1 Bộ vòng đai. 2 Thép 2 Đai ốc. 2 Thép 3 Vòng đệm. 2 Thép 4 Bulông. 2 Thép Hình biểu diễn. Hình chiếu bằng có sử dụng hình cắt riêng phần. Hình chiếu bằng. Kích thước. Kích thước chung: 140, 50, 78. - Kích thước lắp: M10. Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết: 50, 110. Phân tích chi tiết. 1- Đai ốc, 2- Vòng đệm, 3- Vòng đai, 4- Buông. Tổng hợp. Trình tự tháo: 2-3-4-1 Trình tự lắp: 1-4-3-2. Công dụng: Ghép các chi tiết hình trụ với các chi tiết khác. 4- Củng cố. - Gv yêu cầu học sinh đọc lạibản vẽ lắp: Bộ vòng đai. - Đọc phần ghi nhớ và hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài. 5- Hướng dẫn về nhà. - Hoàn thành câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị trước bài 14. . Tiết 12. Tuần 6. Thứ ngàytháng.năm 200.. Bài 14: Thực hành. đọc bản vẽ lắp đơn giản. A- Mục tiêu. - Đọc được bản vẽ lắp bộ ròng rọc và hình thành kĩ năng đọc băn vẽ. - Rèn tác phong làm việc theo một quy trình công nghệ. - Ham thích tìm hiểu bản vẽ cơ khí. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các đồ dùng: Tranh vẽ bộ ròng rọc. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 14 SGK, ôn lại trình tự đọc bản vẽ. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. ? So sánh nội dung của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp? bản vẽ lắp dùng để làm gì? ? Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp? Đọc bản vẽ: Bộ vòng đai? 3- Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệubài. Trong quá trình tìm hiểu môn học vẽ kĩ thuật, chúng ta phải tìm hiểu thông qua các bản vẽ đẻ tìm hiểu về cấu tạo, cách vận hành máy móc thiết bị. Vì vậ việc đọc bản vẽ lắp có tầm quan trọng rất lớn. Để hình thành kĩ năng đọcbản vẽ lắp chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài thực hành: Đọc bản vẽ lắp đơn giản. Hoạt động 2: Nội dung thực hành. Gv gọi học sinh đọc nội dung thực hành. GV hướng dẫn học sinh đọc nội dung bản vẽ: Bộ ròng rọc. ? Nêu tên gọi của sản phẩm? Tỉ lệ bản vẽ? Nơi sản xuất ra chi tiết? ? Nêu tên gọi và số lượng các chi tiết trong sản phẩm? ? Bản vẽ bộ ròng rọc sử dụng những hình biểu diễn gì? ? Các kích thước ghi trên bản vẽ cho ta biết điều gì? ? Nêu vị trí các chi tiết trong ban rvẽ? ? Em hãy nêu trình tự tháo lắp và công dụng của ròng rọc? Đọc khung tên. Tên gọi: Bộ ròng rọc. Tỉ lệ: 1:2. Nơi sản xuất: nhà máy cơ khí Hà Nội. Đọc bảng kê. Bánh ròng rọc-1- Chất dẻo. Trục - 1- Thép. Móc treo-1- Thép. Giá-1- Thép. Hình biểu diễn. Hình chiếu đứng có sử dụng hình cắt riêng phần. Hình chiếu cạnh. Kích thước. Kích thước chung: 75; 100; 40. Đường kính rãnh: 60. Phân tích chi tiết. - Chi tiết 1 bánh ròng rọc ở giữa lắp với chi tiết trục 2 trục được lắp với giá chữ U 4.Móc treo 3 ở phía trên lắp với giá chữ U Tổng hợp. Trình tự tháo lắp: + Dũa 2 đầu trục, tháo cụm 2-1, sau đó dũa móc treo tháo cụm 3-4. + Lắp cụm 3-4 và tán đầu móc treo và lắp cụm 2-4 và tán 2 đầu trục. - Công dụng: Nâng vật lên cao. 4- Củng cố. - GV nhận xét bài thực hành và hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài thực hành theo mục tiêu cảu bài học. - GV thu và chấm một số bài thực hành. 5- Hướng dẫn về nhà. - Tìm và quan sát cấu tạo của bộ ròng rọc và công dụng của nó trong thực tế. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 15: Bản vẽ nhà. . Hết tuần 6 Tiết 13 ... C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3- Bài mới. Hoạt động 1: Hướng dãn ban đầu. GV nêu rõ mục tiêu của buổi thực hành và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS Nhắc nhở HS về kỷ luật, an toàn trong giờ học về phân bố thời gian và tiến trình công việc sẽ tiến hành trong bài theo mục tiêu bài học ( Phân biệt kim loại màu và kim loại đen, phân biệt giữa gang và thép) - Nhận biết các vật liệu cơ khí phổ biến trong cùng nhóm, khác nhóm qua quan sát mặt gẫy, màu sắc, ước lượng khối lượng riêng các vật liệu cùng kích thước - So sánh tính chất cơ học chủ yếu của vật liệu như: Tính cứng, tính giòn, dẻo GV thao tác làm mẫu về về thử cơ tính của một vài loại vật liệu, HS ghi vào mẫu báo cáo thực hành. Kết luận: - Để xác định được (ở mức động định tính) tính chất của các vật liệu bàng cách dùng lực bẻ bằng tay các thanh vật liệu. Hoạt động 2: Hướng dẫn tổ chức thực hành. GV yêu cầu học sinh chuẩn bị: Gang, thép, đồng, nhôm và các hợp kim của chúng cùng các vật liệu như cao sư, chất dẻo, nhựa GV hướng dẫn làm mẫu. HS quan sát và làm theo rồi hoàn thành vào mục I BCTH HS chuẩn bị cấc đoạn dây: Đồng, nhôm, thép, mẫu gang, búa, đe GV làm mẫu. HS quan sát và thực hiện theo. Hoàn thiện vào mục II của báo cáo thực hành. GV và học sinh chuẩn bị mẫu vật: Gang và thép. GV làm mẫu. HS quan sát và thực hiện theo. Hoàn thiện vào mục III của báo cáo thực hành. 1. Nhận biết và phân biệt vật liệu kim loại và phi kim loại. - Về màu sắc, khối lượng riêng - So sánh tính cứng và tính dẻo bằng cách bẻ, uốn các vật liệu để ước lượng định tính 2. So sánh kim loại đen và kim loại màu * Phân biệt các nhóm bằng cách quan sát màu dây đồng, nhôm, thép, mầu gang, thép và các dụng cụ khác. - Quan sát màu sắc và mặt gẫy. - Thử tính dẻo, cứng bằng cách bẻ cong, dũa các đoạn vật liệu. - Thử khả năng biến dạng bằng cách dùng búa đập vào đầu các mẫu vật liệu . 3. So sánh vật liệu gang và thép . - Quan sát màu sắc và mặt gẫy mẫu gang và thép. Gang xám có màu xám giống chì mặt gẫy thô, hạt to. Thép có màu sáng trắng, mặt gẫy nhỏ hạt mịn. - Dùng lực tay bẻ và dũa thử tính cứng hoặc dùng 2 vật liệu va chạm vào nhau vật liệu nào lõm sâu hơn thì vật liệu đó có tính cứng nhỏ hơn. - Dùng búa đập vào đầu mẫu vật mãu nào vỡ vụn là gang, không vỡ vụn là thép. 4- Củng cố. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình dựa theo mục tiêu bài học. - GV yêu cầu HS nộp báo cáo thực hành. GV nhấn mạnh cho HS rõ phương pháp thực hành vừa qua chỉ là mang tính chất định tính, kiểm nghiệm... - GV yêu cầu HS thu dọn về sinh phòng thực hành, các dụng cụ, vật liệu và nhận xét chung tinh thần thái độ và nhận thức trong giờ thực hành... 5- Hướng dẫn về nhà. Về nhà tiếp tục tìm hiểu các vật liệu khác có trong thực tiễn, tìm hiểu trước bài 20 - Dụng cụ cơ khí . . Hết tuần 9 Tiết 19. Tuần 10. Thứ ngàytháng.năm 200.. Bài 20. Dụng cụ cơ khí. A- Mục tiêu. - Biết được hình dáng, cấu tạo, vật liệu của các vật liệu cơ khí và phân biệt được các dụng đó - Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí - HS có ý thức giữ gìn, sử dụng và bảo quản cách dụng cụ cơ khí B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội udng bài dạy trng SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Bộ tranh vẽ về các dụng cụ cơ khí. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 20 SGK, Chuẩn bị một số dụng cụ cơ khí đơn giản. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. Hoạt động 1: Dụng cụ đo và kiểm tra. GV cho HS quan sát hình 20.1 đ 20.3 SGK và các dụng cụ trực quan sau đó yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi sau ? Hãy mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ? HS thảo luận đ trả lời , nhóm khác nhận xét, bổ sung ... GV nhận xét và kết luận... - Thước lá: Dày 0,9-1,5, rộng 10-25mm, dài 150-1000mm, có vạch dấu cách nhau 1mm, dùng đo chiều dài - Thước cặp: Ngoài thân thước còn có má động, má tĩnh dùng để đo đường kính trong, ngoài và chiều sâu lỗ... - Thước đo góc: Êke, thước đo góc vạn năng và êke vuông dùng để do và kiểm tra các góc... KL: Tên goi của nó nói nên công dụng và tính chất của nó Tất các các dụng cụ trên thường được chế tạo bằng thép không rỉ (Inox) Hoạt động 2: Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt. Gv cho HS quan sát hình 20.4 và vật thật. ? Nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ ? Mô tả hình dạng, cấu tạo của chúng HS thảo luận đ trả lời , nhóm khác nhận xét, bổ sung ... GV nhận xét và kết luận... Mỏ lết: Dùng để tháo, lắp cá bulong, đai ốc.. Cờ le: Dùng để tháo, lắp cá bulong, đai ốc.. Tuavít: Dùng để vặn các vít có đầu xẻ rãnh. Êtô: Dùng để kẹp chăt phôi khi gia công. Kìm: Dùng để kẹp chặt các vật bằng tay. Chú ý: Khi dùng mỏ nết hoặc êtô ta sẽ sử dụng sao cho má động tiến vào kẹp chặt vật Tất các các dụng cụ đó phải tôi cứng. Hoạt động 3: Dụng cụ gia công. GV cho HS quan sát hình 20.5 SGK ? Nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ ? Mô tả hình dạng, cấu tạo của chúng HS thảo luận đ trả lời , nhóm khác nhận xét, bổ sung ... GV nhận xét và kết luận... Búa: Có thân gỗ đầu búa bằng thép, dùgn để đạp tạo lực. Cưa: Dùng để cắt các vật gia công làm bằng sắt, thép.. Đục: Dùng để chặt các vật gia công. Dũa: Dùng để làm nhẵn bang các bề mặt, làm tù cạnh săc làm bằng sắt thép. 4- Củng cố. - Ngoài các dụng cụ đo, tháo lắp, kẹp chặt và dụng cụ gia công mà em đã học, em còn có biết những dụng cụ nào khác? - GV tổng kết lại bài tương tự như nội dung phần ghi nhớ SGK 5- Hướng dẫn về nhà. - Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những dụng cụ khác cùng loại mà em biết - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK - Đọc và tìm hiểu trước bài 21, 22. . Tiết 20. Tuần 10. Thứ NgàyTháng Năm 200. Bài 21+Bài 22. Cưa và dũa kim loại. A-Mục tiêu. - Hiểu được ứng dụng của hai phương pháp cưa và dũa kim loai. - Biết được các thao tác cơ bản về cưa và dũa kim loại. - Biết được các quy tắc an toàn trong quá trình gia công. B-Chuẩn bị. GV: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. - Các hình vẽ 21.1; 21.2; 22.1; 22.2 - Các dụng cụ: Cưa và dũa các loại HS: - Tìm hiểu trước bài 21 và 22 - Tìm hiểu các phương pháp cưa và dũa kim loại trong thực tế. C-Tiến trình dạy học. 1-Tổ chức ổn định. 2-Kiểm tra bài cũ. ? Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra ? Công dụng của chúng ? ? Nêu các tạo của thước cặp? Nêu cách sử dụng và công dụng của các dụng cụ tháo lắp và dụng cụ kẹp chặt? 3-Bài mới Hoạt động 1:Giới thiệu bài. Từ vật liệu ban đầu để gia công được một sản phẩm có thể phải sử dụng một hay nhiều biện pháp gia công khác nhau theo một quy trình nhất định. Trong bài hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số những phương phấp gia công đó. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp cưa và dũa kim loại. - GV yêu cầu HS đọc nội bài 21 và 22 SGK - GV gợi ý, yêu cầu HS tự lợc tìm ý hoàn thành bảng theo nội dung sau PPháp Khái niệm Kỹ thuật An toàn lao động Cưa Là dạng gia công thô dùng lực tác dụng làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu. a-Chuẩn bị: SGK b-Thao tác: Kết hợp 2 tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. -Kẹp vạt cưa phải đủ chặt. -Lưỡi cưa phải căng. -Không dùng cưa không có tay cầm hoặc tay cầm bị vỡ. Dũa Dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ khác. a-Chuẩn bị:SGK. b-Thao tác: +Tay phải cầm dũa ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa. +Đẩy tạo lực, kéo nhanh, nhẹ nhàng. -Bàn nguội phải chắc chắn vật dũa phải kẹp chặt. -Không dùng dũa vỡ cán. -Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt. 4- Củng cố. - GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. - GV giới thiệu và làm mẫu các thao tác cưa và dũa kim loại (nếu có thể). 5-Hướng dẫn về nhà. - Học kỹ bài và tra lời các câu hỏi cuối bài. - CB các dụng cụ, vật liệu cho bài thực hành ở bài 23. . Hết tuần 10 Tiết 21. Tuần 11. Thứngàytháng năm 200 Bài 23: Thực hành. Đo và vạch dấu. Mục tiêu. Biết sử dụng dụng cụ để đo và kiểm tra và kiểm tra kích thước. Sử dụng được thước, mũi vạch, chấm dấu để vạch dấu mặt phẳng, Rèn luyện tác phong làm việc một cách khoa học theo quy trình. Chuẩn bị. GV: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. - Chuẩn bị các mẫu vật bao gồm: Khối hình hộp, khối hình trụ có lỗ ở giữa. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Tấm tôn có kích thước 120´120cm; dày từ 0,8 đến 1mm; thước lá; thước cặp; ke vuông; êke; mũi vạch; mũi chấm dấu; búa nhỏ. HS: - Đọc trước bài 23- SGK. - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Đo và vạch dấu là bước không thể thiếu khi gia công. Nừu đo và vạch dấu sáỉan phẩm gia công sẽ không đạt yêu cầu gây lãng phí công và nguyên liệu. Để nắm vững nguyên tắc và cách sử dụng dụng cụ đo và vạch dấu chúng ta cùng thực hiện bài thực hành hôm nay. Hoạt động 2: Lý thuyết liên quan. Cách sử dụng thước cặp. GV phát thước cặp cho học sinh và yêu cầu học sinh đối chiếu vật thật với hình vẽ 20.2. SGK và nhận biết các bộ phận của thước cặp. GV thao tác mẫu và hướng dẫn học sinh cách sử dụng thước cặp. Học sinh quan sát và làm theo. * Các bộ phận của thước cặp: Cán, mỏ, khung động, vít kẹp, du xích, thang chia. * Điều chỉnh mỏ động để di chuyển thử mỏ động. * Kiểm tra vị trí O của thước. * Thao tác đo: SGK trang78+79. * Cách đọc trị số: SGK Trang 79. b-Cách vạch dấu trên mặt phẳng. Gv hướng dẫn học sinh cách sử dụng dụng cụ vạch dấu và nêu rõ cấu tạo. ? Quy trình lấy dấu được thực hiện như thế nào? Gv thao tác mẫu và hướng dẫn học sinh cách đo. Học sinh quan sát và thực hiện theo. Dụng cụ vạch dấu bao gồm: bàn vạch dấu, mũi vạch và mũi chấm dấu. Quy trình thực hiện. - CB phôi và dụng cụ. - Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt của phôi. - Dùng mũi vạch, dụng cụ đo đeer vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi. -Vạch dấu các đường bao của chi tiết.. Hoạt động3: Tổ chức thực hành. GV yêu cầu học sinh về vị trí thực hành của nhóm. Chuẩn bị các dụng cụ vật liệu theo nhóm. Thực hiện các thao tác theo yêu cầu của GV. GV theo dõi và sửa sai. - Nhóm 1-2-3: Đo kích thước khối hộp, kiểm tra kích thước bằng thước lá, thước cặp và ghi kết quả vào báo cáo. - Nhóm 4-5-6: Vạch dấu theo quy trình vừa học. - Các nhóm nộp sản phẩm. Củng cố. Các nhóm thu nộp báo cáo và sản phẩm. GV nhận xét, đánh giá bài thực hàmh. Học sinh thu dọn vệ sinh và nộp dụng cụ. Hướng dẫn về nhà. Về nhà áp dụng các thao tác vào thực tế. Chuẩn bị bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép.
Tài liệu đính kèm: