Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thập

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thập

A. Mục tiêu

- Khâu được vỏ gối hoàn chỉnh theo yêu cầu của bài học.

- Có tính cẩn thận, thao tác chính xác theo đúng quy trình.

B. Chuẩn bị

1. Của thầy:

- Tranh vẽ vỏ gối phóng to

- Kéo, kim chỉ

- 2 mẫu vỏ gối hoàn chỉnh:

+ Vỏ gối có trang trí đường diềm;

+ Vỏ gối có thêu trang trí mặt gối.

- 1 mẫu vỏ gối kích thước lớn để cả lớp quan sát được.

2. Của trò:

- Sản phẩm của tiết trước đã hoàn thành

- Kéo, kim chỉ

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 – T15
SN: 21/10/09
Bài 7: th: cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật(T3)
A. Mục tiêu
- Khâu được vỏ gối hoàn chỉnh theo yêu cầu của bài học.
- Có tính cẩn thận, thao tác chính xác theo đúng quy trình.
B. Chuẩn bị
1. Của thầy: 
- Tranh vẽ vỏ gối phóng to
- Kéo, kim chỉ
- 2 mẫu vỏ gối hoàn chỉnh:
+ Vỏ gối có trang trí đường diềm;
+ Vỏ gối có thêu trang trí mặt gối.
- 1 mẫu vỏ gối kích thước lớn để cả lớp quan sát được.
2. Của trò: 	
- Sản phẩm của tiết trước đã hoàn thành
- Kéo, kim chỉ
3. Phương pháp giảng dạy.
	- Thực hành
	- Trực quan.
	- Làm việc cá nhân
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
GV hướng dẫn HS quy trình khâu vỏ gối.
GV làm thao tác mẫu để HS quan sát.
HS làm việc cá nhân.
GV quan sát và uốn nắn
 20
GV cần chú ý hướng dẫn HS cách đặt các mặt vải. Cách lồng ruột gối, cách đính khuy. 
I. Chuẩn bị
II. Thực hành
3. Khâu vỏ gối.
d. Lộn vỏ gối sang mặt phải qua chỗ nẹp vỏ gối; vuốt phẳng đường khâu; kẻ đường may xung quanh cách mép lộn 2cm; khâu theo nét vẽ tạo diềm vỏ gối và chỗ lồng ruột gối
4. Hoàn thiện sản phẩm
Đính khuy bấm hoặc làm khuyết, đính khuy nhỏ vào nẹp vỏ gối ở 2 vị trí cách đường may diềm gối 3cm.
D. Củng cố:
- HS tự đánh giá và đánh giá chéo giữa các nhóm kết quả thực hành theo những tiêu chí đã đặt ra trước khi bước vào thực hành.
- GV tổng kết, nhận xét tiết thực hành
- GV thu sản phẩm của HS để về chấm.
E. Hướng dẫn.
	- Thực hiện khâu vỏ gối cho các thành viên trong gia đình
	- Chuẩn bị bài cho tiết sau ôn tập
Tuần 8 – T16
SN: 21/10/09
 Ôn tập chương i(t1)
A. Mục tiêu
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc, cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục.
- Vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình.
- Có ý thức tiết kiệm, ăn mặc lịch sự, gọn gàng.
B. Chuẩn bị
1. Của thầy: 
- Bảng phụ
- Hệ thống câu hỏi ôn tập.
- Sưu tầm tranh ảnh các loại.
2. Của trò: 	
- Đô dùng học tập
3. Phương pháp giảng dạy.
	- Luyện tập
	- Làm việc theo nhóm nhỏ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra(trong giờ học)
3. Bài mới
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 4 câu hỏi, sau đó trao đổi, chấm bài chéo nhau.
GV treo bảng phụ hoặc PHT có các câu hỏi phát cho các nhóm HS thực hiện.
+ Nhóm 1: Câu1,3,5
+ Nhóm 2: 2, 4, 6
+ Nhóm 3: Câu 1,4,5
+ Nhóm 4: Câu 2,3,6
- Các nhóm thảo luận nội dung được phân công.
- Cử một HS đại diện cho nhóm trình bày tại lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung được phân công trước lớp. GV uốn nắn, bổ sung.
I. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Vì sao người ta thích mặc áo vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon, vải polyeste vào mùa hè ? (vì vải bông dễ thấm mồ hôi, mặc thoáng mát)
Câu 2: Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay ?(vì nó có ưu điểm của các loại vải thành phần)
Câu 3: Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học ?(vò vải, đốt vải)
Câu 4: Màu sắc hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đén vóc dáng người mặc ? Hãy nêu ví dụ.
(Có thể làm cho người mặc có vẻ gầy đi hoặc béo lên; cũng có thể làm cho họ duyên dáng xinh đẹp hơn hoặc buồn tẻ kém hấp dẫn hơn)
Câu 5: Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không ? Vì sao ?(Không, vì mặc đẹp phải phù hợp với lứa tuổi, với công việc, với hoạt động, phải đối nhân xử thế)
Câu 6: Hãy mô tả bộ trang phục (áo, quần hoặc váy) dùng để mặc đi chơi hợp với em nhất. Khi ở nhà em thường mặc như thế nào ?(VD: váy ngắn màu đỏ, áo sơ mi cộc tay màu trắng. Loại quần áo may bằng vải sợi bông để thoáng mát, dễ thấm mồ hôi)
II. Thảo luận
D. Dặn dò
- GV nhận xét tiết ôn tập.
- Dặn dò HS về xem lại các kiến thức của phần "Sử dụng trang phục và bảo quản trang phục " để giờ sau tiếp tục ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc