Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 3, Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Năm học 2010-2011 (2 cột)

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 3, Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Năm học 2010-2011 (2 cột)

I - Mục tiêu:

- HS biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha.

- HS phân biệt được một số loại vải thông dụng, đọc thành phần sợi dệt trên nhãn mác quần, áo.

- Thực hành chọn các loại vải, biết phân loại vải bằng cách vò vải, đốt sợi vải,

II - Chuẩn bị:

- Giáo viên:

+ Bộ mẫu các loại vải, một số sản phẩm may mặc:quần áo, khăn.Diêm, hương để đốt mép vải.

- Học sinh:

+ Vải vụn các loại.

- Phương pháp dạy học:

+ Vấn đáp, chia nhóm nhỏ, phát hiện VĐ và giải quyết VĐ.

III – Các hoạt động dạy học.

- Ổn định lớp (1)

- Kiểm tra bài cũ: 3phút

1. Vì sao vào mùa hè người ta thích mặc áo vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon, vải polyeste?

2. Làm thế nào để phân biệt vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học?

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 3, Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Năm học 2010-2011 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 
Ngày soạn: 02/9/2010 
Ngày dạy : 04/9/2010 
Bài 1
Các loại vải thường dùng trong may mặc
I - Mục tiêu:
- HS biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha.	
- HS phân biệt được một số loại vải thông dụng, đọc thành phần sợi dệt trên nhãn mác quần, áo.
- Thực hành chọn các loại vải, biết phân loại vải bằng cách vò vải, đốt sợi vải,
II - Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Bộ mẫu các loại vải, một số sản phẩm may mặc:quần áo, khăn...Diêm, hương để đốt mép vải.
- Học sinh: 
+ Vải vụn các loại.
- Phương pháp dạy học:
+ Vấn đáp, chia nhóm nhỏ, phát hiện VĐ và giải quyết VĐ.
III – Các hoạt động dạy học.
- ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra bài cũ : 3phút
1. Vì sao vào mùa hè người ta thích mặc áo vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon, vải polyeste?
2. Làm thế nào để phân biệt vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học? 
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1 : Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất vải sợi pha :
- Cho HS xem một số mẫu vải sợi có ghi thành phần sợi pha.
+ Em cho biết nguồn gốc của vải sợi pha ?
+ Vải sợi bông pha sợi tổng hợp có tính chất gì ?
+ Vải tơ tằm pha sợi nhân tạo có tính chất gì ?
+ Vải polyste pha len có tính chất gì?
- HS nêu nguồn gốc của vải sợi pha, tên vải sợi pha :
+, Cotton +Polyste(vải sợi bông pha sợi tổng hợp) .
+, Tơ tằm + visco (vải tơ tằm pha sợi nhân tạo) . 
- HS nhắc lại tính chất của vải sợi bông và vải tơ tằm, vải nhân tạo, vải tổng hợp.
- Hút ẩm nhanh , thoáng 
mát không nhàu, giặt chóng khô, bền đẹp. 
- Hút ẩm nhanh, thoáng mát, bóng đẹp.
- Bóng đẹp, mặc ấm, giữ nhiệt tốt ,dễ giặt.
*HĐ 2: Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải :
- GV hướng dẫn HS điền nội dung vào bảng 1/VBT
- GV phát vải hướng dẫn HS thao tác theo nhóm tổ:
+ Vò vải
+ Đốt sợi vải
- GV giới thiệu nghĩa của một số từ trên băng vải:
+Wool: len
+ Silk : tơ tằm
+Line : lanh
 35% cotton
 65% polyste
- GV đọc mẫu :35% sợi cotton và 65% sợi polyste.
- HS điền nội dung về tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học vào bảng 1 /VBT -6
- HS vò vải và đốt sợi vải.Xếp các loại vải có cùng tính chất vào một nhóm.
- Tương tự từng em đọc thành phần sợi vải ở băng 2,3,4 và các băng vải các em sưu tầm được.
* HD 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV nhận xét và đánh giá giờ học. 
 + Hướng dẫn tự học: Đọc trước bài 2 để tìm hiểu trang phục là gì và chức năng của trang phục.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 3.doc