Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 9-10

Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 9-10

I. Mục tiêu :

- Hiểu được khái niệm về thời vụ và căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng; các vụ gieo trồng chính ở nước ta.

- Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng; các phương pháp xử lí hạt giống.

- Hiểu được các yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp trồng cây con, gieo hạt.

II. Phương tiện dạy học :

 - GV : Phóng to H27 và sưu tầm thêm tranh vẽ về các phương pháp

 gieo trồng.

 - HS : + Kẻ sẵn bảng mẫu vào vở.

 + Nguyên cứu trước nội dung thảo luận.

III. Tiến hành hoạt động :

 1/. Kiểm tra bài cũ :

 2/. Bài mới : Để cây trồng có năng suất cao, 1 trong các biện pháp quan trọng là xác định đúng thời vụ và kĩ thuật gieo trồng tốt. Bài hôm nay ta nguyên cứu gieo trồng như thế nào cho năng suất cao.

 

doc 7 trang Người đăng vanady Lượt xem 1525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 9-10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 : 
Tiết 17 + 18 :	Bài 16 : GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu :
Hiểu được khái niệm về thời vụ và căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng; các vụ gieo trồng chính ở nước ta.
Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng; các phương pháp xử lí hạt giống.
Hiểu được các yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp trồng cây con, gieo hạt.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : Phóng to H27 và sưu tầm thêm tranh vẽ về các phương pháp 
	gieo trồng.
	- HS : + Kẻ sẵn bảng mẫu vào vở.
	 + Nguyên cứu trước nội dung thảo luận.
III. Tiến hành hoạt động :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
	2/. Bài mới : Để cây trồng có năng suất cao, 1 trong các biện pháp quan trọng là xác định đúng thời vụ và kĩ thuật gieo trồng tốt. Bài hôm nay ta nguyên cứu gieo trồng như thế nào cho năng suất cao.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thời vụ gieo trồng. 
Mục tiêu : Biết được thời vụ gieo trồng.
- Cho hs đọc nội dung, nêu câu hỏi
 + Thế nào là thời vụ gieo trồng?
- GV giải thích: Tuỳ loại cây trồng mà thời gian dài ngắn khác nhau.
 + Nêu các loại cây trồng ở địa phương.
 + Lúa, ngô, rau thường gieo trồng ở thời gian nào trong năm?
- Hs đọc nội dung trả lời.
 + Khoảng thời gian ta gieo trồng loại cây nào đó.
 + Lúa, ngô, rau, ...
 + Hs hoạt động cá nhân, trả lời từ tháng 1 đến tháng 4, 5 năm sau.
	Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian gieo trồng (nhất định của mỗi 
	loại cây) 1 loại cây nào đó.
	1) Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng :
 + Muốn xác định thời vụ gieo trồng dựa vào yếu tố nào?
 + Trong đó yếu tố nào quyết định thời vụ gieo trồng? Vì sao?
- GV HDhs thảo luận, nhận xét, bổ sung.
 + 3 yếu tố : khí hậu, loại cây trồng, sâu bệnh.
 + Khí hậu quyết định, vì mỗi loại đòi hỏi một nhiệt độ thích hợp.
VD : lúa 25-350C, cam 23-290C, cà chua 20-250C.
- Hs thảo luận => kết luận
	Yếu tố xác định thời vụ gieo trồng gồm : khí hậu, loại cây trồng, sâu 
	bệnh. Trong đó khí hậu quyết định thời vụ gieo trồng.
	2) Các vụ gieo trồng :
- GV cho hs làm bài tập.
- GV treo bảng phụ, gọi các nhóm ghi hoặc đọc kết quả.
- GV phân tích thêm.
- Hs làm bài tập ở bảng Sgk.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
=> Kết luận.
Vụ gieo trồng
Thời gian
Cây trồng
Đông xuân
Hè thu
Vụ mùa
Vụ đông
Tháng 11-> tháng 4, 5
4 -> 7
6 -> 11
9 -> 12
Lúa, ngô, khoai, đậu,...
Lúa, gnô, khoai
Lúa, rau
Ngô, khoai, rau
Hoạt động 2 : Kiểm tra và xử lí hạt giống.
Mục tiêu : Kiểm tra và xử lí hạt giống.
	1) Mục đích kiểm tra hạt giống :
+ Kiểm tra hạt giống để làm gì?
+ Mục đích kiểm tra hạt giống?
+ Kiểm tra hạt giống theo tiêu chí nào?
+ Loại bỏ hạt xấu.
+ Bảo đảm hạt giống có chất lượng tốt.
+ Tiêu chí 1, 2, 3, 4, 5.
Kiểm tra hạt giống để loại bỏ hạt xấu, phát hiện những hạt tốt.	
Bảo đảm hạt giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đem gieo.
Hạt giống tốt cần có các tiêu chí sau :
+ Tỉ lệ nảy mầm cao.
+ Không có sâu bệnh.
+ Độ ẩm thấp.
+ Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại.
+ Sức nảy mầm mạnh.
	2) Mục đích và phương pháp xử lí hạt giống :
+ Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì?
+ Nêu các phương pháp xử lí hạt giống.
 . Xử lí bằng nhiệt độ.
 . Xử lí bằng hoá chất.
=> Kết luận.
+ Kích thích hạt nả mầm nhanh và diệt trừ sâu bệnh.
 . Ngâm hạt trong nước ấm.
 . Trộn hạt trong hoá chất hoặc ngâm trong hoá chất.
Mục đích xử lí hạt giống : kích thích hạt giống nảy mầm nhanh, vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt.
Phương pháp xử lí hạt giống : Có 2 cách :
	+ Xử lí bằng nhiệt độ : ngâm hạt trong nước ấm.
	+ Xử lí bằng hoá chất : trộn hoặc ngâm hạt với hoá chất.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung về phương pháp gieo trồng.
Mục tiêu : Hs biết được các phương pháp gieo trồng về mặt kĩ thuật.
	1) Yêu cầu kĩ thuật :
- Cho hs đọc thông tin trình bày các yêu cầu.
=> Kết luận.
- Hs đọc thông tin, nêu các yêu cầu.
Phải bảo đảm về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.
Mật độ gieo trồng là số lượng cây, số hạt giống gieo trồng trên 1 đơn vị diện tích đất nhất định.
Mật độ gieo trồng thay đổi tuỳ theo giống cây, loại đất và điều kiện thời tiết.
Độ nông sâu khác nhau tuỳ loại cây, hạt lớn gieo sâu, hạt bé gieo cạn.
2) Phương pháp gieo trồng :
- Cho hs quan sát H27-28, nêu cách gieo trồng và ưu nhược điểm .
- hs quan sát H27-28, nêu được các cách gieo trồng và ưu nhược điểm.
	Có 2 phương pháp :
Cách gieo
Ưu điểm
Nhược điểm
1. Gieo vãi
2. Gieo theo hàng, hốc
- Nhanh, ít tốn công.
- Tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ.
- Số lượng hạt nhiều, khó chăm sóc.
- Tốn nhiều công.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ?
Sử lí hạt giống nhằm mục đích gì?
Nêu các phương pháp gieo trồng và ưu nhược điểm của từng phương pháp.
4/. Dặn dò :
Đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết.
Trả lời 3 câu hỏi Sgk vào tập.
Xem trước nội dung bài 17.
Tuần 10 :
Tiết 19 :	Bài 17 : XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM
I. Mục tiêu :
Biết xử lí hạt giống bằng nước ấm theo đúng quy trình.
Làm được các thao tác quy trình xử lí, biết sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước.
Rèn ý thức cẩn thận, chính xác, an toàn lao động.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : Nhiệt kế đo nhiệt độ, nước ấm, nước lã.
	- HS : 300g hạt lúa, hạt bắp, chậu, rỗ.
III. Tiến hành hoạt động :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Thường xử lí theo cách nào?
Kiểm tra hạt giống nhằm mục đích gì? Hạt giống đủ chuẩn phải bảo đảm tiêu chí nào?
Nêu các yếu tố xác định thời vụ gieo trồng, yếu tố nào xác định thời vụ?
2/. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài thực hành.
- GV phân chia nhóm.
- GV nêu mục tiêu bài.
- Kiểm tra hs về kiến thức đã học.
 + Mục đích của xử lí hạt giống?
 + Phương pháp xử lí hạt giống?
- Hs ngồi theo nhóm.
- Hs biết các thao tác xử lí hạt giống bằng nước ấm.
- Các nhóm thảo luận -> thống nhất.
 + Kích thích hạt nry mầm nhanh, diệt trừ sâu bệnh có ở hạt.
 + Ngâm hạt trong nước ấm, xử lí bằng hoá chất.
Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành.
- Kiểm tra mẫu vật hs.
- Phát dụng cụ cho mỗi nhóm.
- Phân công mỗi nhóm xử lí 2 loại.
- Các nhóm để mẫu vật lên bàn.
- Đại diện nhóm lên nhận.
Hoạt động 3 : Quy trình thực hành.
- HDhs pha nước muối tỉ lệ 1:5
- GV giải thích : với tỉ lệ 1 muối : 5 nước thì mới có thể làm cho hạt giống lép, lừng bị loại ra được. Kiểm tra độ mặn của nước bằng hột gà.
- GV HDhs quan sát tranh quy trình xử lí hạt giống Sgk. Sau đó gọi đại diện nhóm nhắc lại từng bước.
- Gv quan sát các nhóm thực hiện.
 + B1 : Loại bỏ hạt lừng, hạt lép.
 + B2 : Rửa sạch các hạt chìm.
 + B3 : Kiểm tra nhiệt độ nước ngâm.
* Chú ý : không nóng quá hay lạnh quá đều có hại cho hạt giống, hoặc không có tác dụng diệt sâu bệnh.
+ B4 : Ngâm hạt trong nước ấm.
- Hs thực hành theo sự hướng dẫn của GV: pha nước muối dùng ca nhỏ đong 1 ca muối 5 ca nước hoà tan, kiểm tra độ mặn bằng cách thả hột gà vào thẩy nổi lên bằng đồng xu là được.
- Các nhóm quan sát tranh Sgk/42. Cử đại diện nhóm nhắc lại từng bước của quy trình.
- Hs thực hiện từng bước.
+ B1 : Cho hạt vào rỗ để vào thao nước muối, khuấy hạt giống cho đều, hạt nào nổi, hoặc lừng thì bỏ..
 + B2 : cho hạt chìm vào nước lã rửa sạch.
 + B3 : Hs pha nước nóng theo tie lrrj mà GV HD, 3 ca sôi : 2 ca lạnh.
- Hs kiểm tra nhiệt độ nước ngâm bằng cách dùng nhiệt kế nhúng vào thao nước to = 54oC thích hợp cho lúa, to = 40oC (bắp).
 + B4 : Đỗ hạt giống vào rỗ cho vào nước nóng ngâm 10 phút.
- Các nhóm phải nêu tóm tắt các quy trình xử lí hạt giống bằng nước ấm vào phiếu thực hành.
Hoạt động 4 : đánh giá kết quả.
- Nhận xét giờ học về sự chuẩn bị vật liệu, ưu khuyết điểm của các nhóm về quá trình thực hiện, kết quả thực hành.
- Chấm điểm các nhóm.
- Thu dọn vật liệu, thiết bị vệ sinh nơi thực hành.
- Để mẫu hạt giống đã xử lí lên bàn.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Hs đọc bài 18 Sgk/43 “Thực hành xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
Chuẩn bị hạt giống : lúa, bắp, đậu.
Tiết 20 :
	Bài 18 : XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM - TỈ LỆ NẢY MẦM
I. Mục tiêu :
Biết được cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm.
Biết được các thao tác trong quá trình xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm.
Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác.
II. Phương pháp :
Phương pháp trực quan - Thực hành.
Thảo luận báo cáo.
III. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Tranh vẽ Sgk phóng to ( nếu có ).
	 + Mẫu hạt giống : lúa, bắp, đậu.
	- HS : + Mẫu hạt giống : lúa, bắp, đậu.
	 + Khay men hay gỗ, vải khô hoặc bông thấm nước.
IV. Tiến hành hoạt động :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
	2/. Bài mới : Tiết học trước chúng ta xử lí hạt giống bằng nước ấm. Hôm nay chúng ta xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống qua bài thực hành : Xác định sức nảy mầm - tỉ lệ nảy mầm.
Hoạt dộng 1 : Giới thiệu bài thực hành.
- Chia nhóm 2 bàn 4 em (6 em).
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Phân công giao nhiệm vụ cho nhóm
- Ngồi đúng vị trí sắp xếp.
- Chuẩn bị mẫu vật bài thực hành.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
Hoạt động 2 : Quy trình thực hành.
- Giới thiệu từng bước các thao tác xử lí hạt giống và làm mẫu cho hs quan sát.
- Kết hợp trình bày bằng tranh vẽ bảng về quy trình xử lí hạt giống.
- Quan sát và theo dõi ghi nhận
- Bước 1 : Chọn hạt giống ngâm vào nước lã.
- Bước 2 : Xếp 2-3 giấy lọc vào dĩa hoặc khay.
- Bước 3 : Xếp hạt vào đĩa khay đảm bảo khoảng cách luôn giữ ẩm cho giấy, cho cát sạch vào đáy khay chiều dài 1-2 cm. Xếp hạt cho đều, ấn nhẹ hạt cho dính vào cát.
- Bước 4 : Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm.
 Số hạt nảy mầm Số hạt nảy mầm
SNM % = TLNM % =
 Tổng số hạt gieo Tổng số hạt đem gieo 
Hoạt động 3 : Yêu cầu tính được sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt.
- GV theo dõi các nhóm thực hành, uốn nắn, sửa chữa các sai xót của hs.
- Hs thực hành theo nhóm.
- Tiến hành xử lí 2 loại hạt giống theo các bước hướng dẫn.
=> báo cáo kết quả.
	3/. Củng cố :
GV nhận xét về sự chuẩn bị, quá trình thực hành, kết quả thực hành các nhóm.
Nhận xét ưu khuyết điểm.
4/. Dặn dò :
- Chuẩn bị nội dung bài 19.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9-10.doc