Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Tú

Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Tú

I. Mục tiêu:

 Giúp học sinh củng cố về nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn.

II. Đồ dùng dạy và học:

 Một số hình vuông, hình tam giác, hình tròn bằng bìa, gỗ, nhựa, que diêm, que tính.

 Một số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình, tam giác

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: Bài cũ.

Hoạt động 2: Luyện tập

* Bài 1: Dùng bút chì màu khác nhau để tô màu vào các hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

- Chú ý các hình giống nhau phải tô màu giống nhau.

- Giáo viên quan sát sửa sai.

+ Trong các hình các em vừa tô màu có mấy hình vuông, có mấy hình tròn, có mấy hình tam giác.

- Giáo viên nhận xét bổ xung.

Hoạt đồng 3: Thực hiện ghép hình

- Dùng một hình vuông và hai hình tam giác để ghép một hình mới.

- Giáo viên nhận xét và đánh giá.

Hoạt động 4: Thực hành xếp hình

- Dùng que diêm hoặc que tính xếp thành hình vuông, hình tam giác.

- Giáo viên theo dõi sửa sai.

- Tìm đồ vật có hình vuông, hình tròn, hình tam giác ở nhà hoặc ở trường.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ.

- Về tìm thêm các đồ vật có các hình vừa học.

- Xem trước bài tiếp theo.

Học sinh luyện tập theo nhóm, mỗi nhóm tô một loại hình.

- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.

- Có 4 hình vuông, ba hình tròn, ba hình tam giác.

- Học sinh sinh luyện tập ghép hình, thành các hình khác nhau

- Học sinh luyện tập xếp hình

- Học sinh thảo luyện theo nhóm.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

- Các bạn khác nhận xét và bổ xung.

 

doc 27 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2
Soạn ngày:11/9/2010	Ngày dạy: Thứ 2, ngày 13 tháng 9 năm 2010
Học vần
 Bài 4: dấu hỏi, dấu nặng
I. Mục đích -Yêu cầu:
	- Học sinh nhận biết được các dấu hỏi, dấu nặng biết ghép các tiếng: bẻ, bẹ
	- Biết được các dấu thanh hỏi, thanh nặng ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân trong tranh.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Giấy ô li phóng to dâu hỏi, dấu nặng
	- Các vật tựa dấu hỏi, dấu nặng.
	- Tranh minh hoạ các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, nỏ, quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Bài cũ
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu: Dấu thanh hỏi.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và hỏi.
+ Các tranh vẽ ai ? Vẽ cái gì ?
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi ?
- Tranh vẽ: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, nỏ.
- Giáo viên giải nghĩa từng từ.
- Các tiếng có gì giống nhau?
- Các tiếng đều có dấu thanh hỏi.
- Tên của dấu này là: Dấu hỏi 
- Cho học sinh đọc thanh hỏi.
b. Giới thiệu: Dấu thanh nặng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và hỏi.
+ Các tranh vẽ ai ? Vẽ cái gì ?
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi ?
- Tranh vẽ: quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ.
- Giáo viên giải nghĩa từng từ.
- Các tiếng có gì giống nhau ?
- Các tiếng đều có dấu thanh nặng.
- Tên của dấu này là: Dấu nặng.
c. Dạy dấu thanh:
- Giáo viên viết lên bảng dấu hỏi 
* Nhận diện dấu thanh hỏi 
- Dấu hỏi là một nét móc 
- Giáo viên đưa các hình mẫu cho học sinh quan sát 
- Dấu hỏi giống những vật gì ?
- Cho học sinh đọc thanh nặng.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi 
- Dấu hỏi giống cái móc câu đặt ngược giống cái cổ con Ngỗng.
 * Nhận diện dấu thanh nặng
- Dấu nặng là một dấu chấm.
- Giáo viên đưa các hình mẫu cho học sinh quan sát 
- Dấu nặng giống những vật gì ?
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi 
- Dấu nặng giống cái mụn ruồi, ông sao trong đêm, cái đuôi con Rùa.
d. Ghép chữ và ghi âm 
* Dấu hỏi :
- Khi thêm dấu hỏi và tiếng be ta được tiếng gì ?
- Học sinh tự suy nghĩ trả lời
- Giáo viên viết tiếng bẻ và hướng dẫn học sinh ghép tiếng bẻ.
- Học sinh ghép tiếng bẻ trên bộ chữ.
- Dấu hỏi đặt ở đâu ?
- Dấu hỏi đặt ở trên chữ e.
- Giáo viên đọc mẫu: bẻ
- Học sinh luyện đọc
- Tìm các vật được sử dụng bằng tiếng bẻ
- Bẻ cái bánh, bẻ cổ áo, bẻ khục tay
*Dấu nặng:
- Khi thêm dấu nặng vào be ta được tiếng gì ?
- Ta được tiếng bẹ
- Hướng dẫn học sinh ghép tiếng bẹ
- Học sinh ghép tiếng bẹ trên bộ chữ.
- Dấu nặng được đặt ở đâu trong tiếng bẹ ?
- Đặt ở dưới âm e.
- Giáo viên đọc mẫu: bẹ
- Học sinh luyện đọc.
- Giáo viên theo dõi sửa sai
- Tìm các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bẹ ?
- Bẹ ngô, bẹ chuối, bẹ măng.
e. Hướng dẫn viết dấu thanh
- Giáo viên viết mẫu
- Học sinh quan sát
- Giáo viên nhận xét .
- Học sinh luyện bảng 
(Tiết 2)
Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Luyện đọc: Cho học sinh đọc lại toàn bài trong tiết 1:
- Giáo viên theo dõi sửa sai
b. Luyện viết:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vở, chú ý đến tư thế ngồi viết và cách cầm bút của học sinh.
c. Luyện nói:
 Cho học sinh quát sát tranh và hỏi:
- Bức tranh vẽ những gì ?
- Các bức tranh này có gì giống nhau?
- Em thích bức tranh nào vì sao ?
- Trước khi đến trường em có sửa lại quần áo gọn gàng không ? có ai giúp em việc đó không ? Em có hay chia quà cho mọi người không ? Hay thích dùng một mình ? Nhà em có trồng ngô không ? ai là người đi hái bắt về nhà?
- Tiếng bẻ còn dùng ở đâu nữa ?
- Giáo viên nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
- Cho học sinh đọc lại toàn bài
- Tìm tiếng có chứa dấu thanh hỏi, dấu thanh nặng. Về nhà xem lại bài 
- Học sinh luyện đọc theo nhóm, bàn, cá nhân.
- Học sinh luyện vở:bẻ, bẹ.Tập tô trong vở tập viết.
Học sinh quan sát tranh, thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
- Bẻ gãy, bẻ gập, bẻ tay lái. 
Học sinh đọc tiếng bẻ.
Toán
 Luyện tập 
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố về nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
II. Đồ dùng dạy và học:
 Một số hình vuông, hình tam giác, hình tròn bằng bìa, gỗ, nhựa, que diêm, que tính.
 Một số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình, tam giác
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Bài cũ.
Hoạt động 2: Luyện tập 
* Bài 1: Dùng bút chì màu khác nhau để tô màu vào các hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Chú ý các hình giống nhau phải tô màu giống nhau.
- Giáo viên quan sát sửa sai.
+ Trong các hình các em vừa tô màu có mấy hình vuông, có mấy hình tròn, có mấy hình tam giác.
- Giáo viên nhận xét bổ xung.
Hoạt đồng 3: Thực hiện ghép hình 
- Dùng một hình vuông và hai hình tam giác để ghép một hình mới.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 4: Thực hành xếp hình 
- Dùng que diêm hoặc que tính xếp thành hình vuông, hình tam giác.
- Giáo viên theo dõi sửa sai.
- Tìm đồ vật có hình vuông, hình tròn, hình tam giác ở nhà hoặc ở trường.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Về tìm thêm các đồ vật có các hình vừa học.
- Xem trước bài tiếp theo.
Học sinh luyện tập theo nhóm, mỗi nhóm tô một loại hình.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- Có 4 hình vuông, ba hình tròn, ba hình tam giác.
- Học sinh sinh luyện tập ghép hình, thành các hình khác nhau
- Học sinh luyện tập xếp hình 
- Học sinh thảo luyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các bạn khác nhận xét và bổ xung.
Soạn ngày:11/9/2010	Ngày dạy: Thứ 3, ngày 14 tháng 9 năm 2010
Toán
 Các số 1, 2, 3
I. Mục tiêu: -Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 1, 2, 3.Biết đọc, viết các số 1,2,3, biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
-Nhận biết số lượng các nhóm có 1, 2,3 đò vật và thứ tự các số trong bộ phận đầu của dãy số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy và học:
	- Các nhóm có 1,2,3 đồ dùng cùng loại.
	- Ba tờ bìa mỗi tờ vẽ một chấm tròn, hai chấm tròn, ba chấm tròn.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Bài cũ.
Hoạt động 2: Bài mới.
1. Giới thiệu số 1, 2,3.
- Cho học sinh quan sát có số lượng là 1.
- Hướng dẫn học sinh nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng 1.
- Ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó.
- Số 1 viết bằng chữ số một: 1
- Đọc là: một.
- Giáo viên giới thiệu số 2, 3 tương tự như trên.
- Hướng dẫn học sinh quan sát các hình sách giáo khoa và đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
2. Luyện tập thực hành. 
- Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một dòng số 1, một dòng số 2. một dòng số 3. 
- Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập: nhìn tranh viết số 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Bài tập 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu yêu cầu của bài tập theo từng hình vẽ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Trò chơi -Nhận biết số lượng
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Cho một nhóm học sinh lên chơi thử.
- Giáo viên theo dõi sửa sai.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Cho một hai em lên viết lại các số 1,2,3.
- Nêu thứ tự các số và so sánh các sô 1,2,3.
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Về nhà ôn lại bài và xem trước bài sau học. 
- Học sinh quan sát vật mẫu và trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc: Một.
- Học sinh đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
- Học sinh luyện viết vào vở.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
- Học sinh quan sát.
- HS luyện tập thực hành chơi theo tổ.
Học vần
Bài 5: dấuhuyền, dấu ngã
I.Mục tiếp:
- Học sinh biết được các dấu huyền, dấu ngã, biết ghép các tiếng bè, bẽ.
- Biết được dấu huyền, dấu ngã ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên, nói về bè ( bè gỗ, bè tre, bè nứa) và tác dụng của nó trong cuộc sống.
II. Đồ dùng: Giấy ô li phóng to dấu huyền, dấu ngã.
	- Các vật tự như hình dấu huyền, dấu ngã.
	- Tranh minh hoạ các tiếng: Dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, võng.
	- Tranh minh hoạ phần luyện nói.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Bài cũ.
Hoạt động 2: Bài mới.
1. Giới thiệu: * Dấu huyền
- Cho học sinh quan sát tranh để hỏi nội dung.
+ Tranh vẽ ai, vẽ gì.
+ Các tiếng đó có gì giống nhau.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm dấu huyền.
* Dẫu ngã.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Tranh vẽ ai, vẽ gì.
+ các tiếng đó có gì giống nhau.
- Tên của dấu này là dấu ngã.
Hoạt động 3: Dạy dấu thanh.
a. nhận diện.
* Dấu huyền.
- Dấu huyền là một né sổ nghiêng trái, dấu huyền giống những vật gì.
* Dấu ngã:
- Dấu ngã là một nét móc có đuôi đi lên.
- Cho học sinh quan sát vật mẫu hoạt dấu ngã trong bộ chữ.
- Dấu ngã giống vật gì.
b. Ghép chữ và phát âm.
* Dấu huyền
- Khi thêm dấu huyền vào be ta được tiếng gì.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép tiếng bè.
- Dấu huyền đặt ở đâu trong tiếng bè ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm tiếng bè.
- Tìm các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bè.
* Dâu ngã: 
- Khi thêm dấu ngã vào tiếng be ta được tiếng gì ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép tiếng bẽ.
- Dấu thanh ngã trong tiễng bẽ nằm ở vị trí nào ?
- Giáo viên phát âm mẫu tiếng bẽ.
c. Hướng dẫn viết dấu thanh huyền, thanh ngã.
- Giáo viên viết mẫu 
- Giáo viên quan sát sửa sai.
Tiết 2.
Hoạt động 3: luyện tập 
a. Luyện đọc. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm tiếng bè, bẽ.
- Giáo viên theo dõi sửa sai.
b. Luyện viết. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập viết.
c. Luyện nói: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói theo chủ đề: “ bè” và nêu được tác dụng của nó trong đời sống.
- Giáo viên hỏi.
+ Bè đi trên cạn hay dưới nước ?
+ Thuyền khác bè như thế nào ?
+ Bè dùng để làm gì ?
+ Bè thường chở gì ? 
+ Những người trong bức tranh đang làm gì ?
+ Tại sao phải dùng bè mà không dùng thuyền ?
+ Em đã trông thấy bè bao giờ chưa ? 
+ Em đọc lại tên bài này ?
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Giáo viên cho học sinh đọc lại toàn bài.
- nhận xét giờ. 
- Về nhà ôn lại bài bà xem trước bài 6.
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Tranh vẽ: Dừa, mèo, cò, gà.
- Các tiếng đều có dấu huyền.
- Học sinh phát âm dấu huyền.
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ: vẽ, gỗ, võ, võng.
+ Các tiếng đều có dấu ngã. 
- Học sinh phát âm dấu ngã.
- Học sinh quan sát dấu huyền.
- Giống thước kẻ đặt xuôi, dáng cây nghiêng.
Học sinh quan sát dấu ngã hoặc vật mẫu.
- Giống cái đòn gánh, làn sóng khi gió to.
- Ta được tiếng bè
- Học sinh ghép tiếng bè trên bộ chữ.
- Đặt ở trên âm e.
- Học sinh phát âm theo nhóm, cá nhân, lớp.
- Thuyền bè, bè chuối, bè nhóm, to bè bè.
- Ta được tiến ...  vào ô trống.
- Số đồ dùng ít hơn so với số ổ cắm.
- Một số học sinh lên bảng trình bày các bạn khác nhận xét bổ xung
- Hướng dẫn học sinh so sánh và nhận dạng vị trí của các số.
- Trong các số từ 1 đến 5 số lớn nhất là số nào, số bé nhất là số nào ?
- Số bốn đứng trước số nào và đứng sau số nào?
- Cho học sinh đọc các số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1.
- Số lớn nhất là số 5, số bé nhất là số 1.
- Số đứng trước số 4 là số 3, số đứng sau số 4 là số 5.
- Học sinh đọc các số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1.
b.Luyện tập: 
Bài tập 1: Viết số 4, số 5.
- Giao viên viết mẫu
- Học sinh sinh quan sát.
- Học sinh luyện bảng con.
- Học sinh luyện vở.
 Bài tập 2: Điền số còn thiếu và ô trống.
- Cho một học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh thảo luận, trả lời miệng các câu hỏi. 
Bài tập 4: Nối nhóm có 1 đồ vật. Với nhóm có số dấu tương ứng rồi nối với số tương ứng cho học sinh thi theo nhóm.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Các nhóm lên thi đua.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Về nhà ôn lại bài 
Soạn ngày:13/9/2010	Ngày dạy: Thứ 6, ngày 17 tháng 9 năm 2010
Tập viết
Tô các nét cở bản
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cách tô các nét cơ bản.
- Rèn kỹ năng tô đẹp sạch và đúng kỹ thuật
- Giáo dục học sinh luôn có tính cẩn thận
II. Đồ dùng dạy và học 
- Các nét cở bản
III. Các hoạt động dạy và học
1.Hoạt động 1: Bài cũ
2.Hoạt động 2: Bài mới
a. Cho học sinh quan sát và nên tên các
 nét cơ bản 
- Học sinh quan sát và nêu tên các nét cở bản. 
- Học sinh khác nhận xét đặc điểm từng nét
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
b. Luyện bảng:
- Giáo viên viết mẫu 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh luyện bảng con
- Giáo viên nhận xét sửa sai
c. Luyện vở :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện vở 
- Học sinh luyện vở tập viết.
- Giáo viên lưu ý cách cầm bút và tư thế ngồi của học sinh.
- Giáo viên chấm chữa nhận xét 
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ 
- Về nhà xem lại bài và tập viết cho đẹp.
Tập viết
e, b, bé
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết đúng cỡ chữ, loại chữ âm và tiếng.
- Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp.
- Giáo viên dục học sinh luôn có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Chữ mẫu phóng to
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2: Bài mới
1. Phân tích các âm và tiếng cần viết: 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và hỏi cấu tạo các chữ.
+ Âm e gồm mấy nét là những nét nào, âm b gồm mấy nét là những nét nào?
- Học sinh quan sát chữ mẫu và trả lời câu hỏi
2. Hướng dẫn học sinh viết:
- Giáo viên viết mẫu vừa viết vừa nói rõ quy trình: e, b, bé
- Học sinh quan sát.
- Học sinh luyện bảng.
- Học sinh luyện vở.
- Giáo viên theo dõi sửa sai.
- Lưu ý tư thế ngồi viết và cách câm bút của học sinh 
- Học sinh chú ý lắng nghe
 Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Giáo viên chấm chữa và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Về nhà xem lại bài và viết lại cho đẹp.
Thể dục
Thể dục đội hình đội ngũ - trò chơi
I. Mục tiêu
- Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu học sinh viết thêm một số con vật có hại, biết tham gia vào trò chơi, chủ động hơn bài trước.
- Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng có thể còn chậm.
II. Địa điểm và phương tiện
Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
Giáo viên chuẩn bị một còi, tranh ảnh, một số con vật.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, nêu mục đích yêu cầu buổi tập.
- Hướng dẫn học sinh khởi động.
Hoạt động 2: Phần cơ bản.
1. Tập hợp hàng dọc dóng hàng.
- Giáo viên hô khẩu lệnh, cho một tổ ra tập mẫu.
- giáo viên quan sát sửa sai.
2. Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”
- Giáo viên cùng học sinh kể thêm các con vật có hại.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Giáo viên phạt những em diệt nhầm con vật có ích.
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
Hoạt động 3: Phần kết thuc.
- Giáo viên cho học sinh tập những động tác hồi sức.
- Dập chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Về nhà ôn lại các động tác đã học.
Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Cho học sinh tập những động tác hồi sức
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1-2, 1-2 
- Đứng vỗ tay và hát
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Giáo viên nhận xét lại giờ học 
- Về nhà ôn lại bài
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- Học sinh khởi động: đứng vỗ tay và hát, dậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1-2,1-2
- Học sinh quan sát.
- Học sinh thực hanh cho tổ.
Thủ công
xé dán hình chữ nhật
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết cách xé dán hình chữ nhật, hình tam giác.
- Xé dán được hình chữ nhật, hình tam giác theo hướng dẫn.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên có bài mẫu xé dán hình chữ nhật, hinh tam giác 
- Hai tờ giấy khác màu ( không dùng màu vàng).
- Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.
- Học sinh chuẩn bị giấy thủ công màu, giấy nháp có kẻ ô li hồ dán, bút chì, vở thủ công, khăn lau tay.
1. Hoạt động: Quan sát và nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Quan sát xung quanh ta có những đồ vật nào có hình chữ nhật? 
-Có hình chữ nhật nào là hình tam giác ?
Học sinh quan sát vật mẫu và trả lời câu hỏi.
- Quyển sách, quyển vở
- Chiếc khăn quàng đỏ.
2.Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu 
a. Xé dán hình chữ nhật
- Vẽ hình chữ nhật cạnh dài (10 ô) cạnh ngắn (6 ô).
- Tay trái giữ tay phải xé theo đường kẻ.
- Giáo viên quan sát sửa sai.
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành.
b. Xé dán hình tam giác
- Vẽ hình chữ nhật cạnh dài 8 ô cạnh ngắn 8 ô.
- Đếm từ trái sáng phải 6 ô đánh dấu để làm đỉnh tam giác.
- Từ điểm đánh dấu dùng bút chì vẽ nối với hai điểm dưới của hình chữ nhật. Ta có hình tam giác.
- Xé từ đỉnh của tam giác dọc theo các cạnh.
- Giáo viên làm mẫu.
- Giáo viên quan sát sửa sai.
- Học sinh quan sát thực hành theo các bước.
c. Dán hình
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách dán hình tam giác và hình chữ nhật.
- Học sinh thực hành dán các hình đã xé vào vở.
- Lưu ý: Giáo viên nhắc nhở học sinh dán đặt hình vào vị trí sao cho cân đối.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò .
- Giáo viên nhận xét chung tiết học
+ Đánh giá sản phẩm.
+ Về nhà chuẩn bị giấy, hồ dán, bút chì, thước, bài sau học xé dán hình vuông, hình tròn.
Sinh hoạt lớp
I. Muc tiêu:
	- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình của lớp trong tuần. Nắm chắc phương hướng trong tuần tới.
II. Chuẩn bị:
	- Nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giáo viên nêu ưu nhược điểm của lớp trong tuần 
	- Nề nếp: còn 1 số em đi học muộn
- Học tập: còn 1 số em thiếu đồ ding học tập
- Thể dục, vệ sinh, đạo đức, luyện chữ.
Hoạt động 2: Giáo viên nêu phương hướng tuần tới.
	- Phát huy những ưu điểm,khắc phục những nhược điểm của tuần trước.
	- Thi đua học tập hăng hái phái biểu xây dựng bài. 
	- Luôn luôn có ý thức rèn chữ giữ vở.
	- Tu dưỡng đạo đức để trở thanh con ngoan.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường của lớp đề ra.
	- Đi học đều và có đầy đủ dụng cụ học tập.
Học vần
Âm l, h ( 2 tiết)
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được âm l, h, tiếng lê, tiếng hè.
- Đọc được câu ứng dụng ve, ve, ve, lê, hè.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề le le.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ cho các từ lê, hè.
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng ve ve ve, hè về.
- Tranh minh hoạ cho phần luyện nói le le.
III. Các hoạt động dạy và học:
a. Hoạt động 1: Bài cũ 
b. Hoạt động 1: Bài mới.
1. Giới thiệu và ghi đầu bài: Cho học sinh quan sát tranh tìm ra âm mới l, h.
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên phát âm mẫu l, h, le, hè 
- Học sinh luyện đọc
2.Dậy chữ ghi âm
 * Âm l: 
a. Nhận diện:
- Chữ l gồm hai nét là nét khuyết trên và nét móc ngược.
- Trong số các chữ đã học chữ l giống chữ nào nhất.
- Chữ l giống chữ l nhất.
- So sánh âm l và âm b.
+ Giống nhau có nét khuyết trên. 
+ khác nhau: b có thêm nét thắt.
b. Phát âm và đánh vần tiếng.
- Giáo viên phát âm mẫu: l
Lưỡi cong lên chạm lợi hơi đi ra phái hai bên rìa lữa sát nhẹ.
- Giáo viên chỉnh sửa.
- Giáo viên hướng dẫn hoc sinh đánh vần.
- Nêu vị trí của hai chữ trong tiếng lê.
- Giáo viên hướng dẫn cách đánh vần.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh phát âm.
- Học sinh đánh vần.
- Giáo viên chỉ cho học sinh đọc âm e và phất âm, âm e.
- Học sinh đọc cá nhân, đọc đồng thanh và phát âm, âm e.
c. Hướng dẫn viết bảng:
- Giáo viên viết mẫu, vừa viết vừa nói quy trình viết âm l
- Học sinh quan sát
- Học sinh luyện bảng.
- Giáo viên quan sát sửa sai .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tiếng lê.
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
- Học sinh quan sát
- Học sinh luyện bảng.
* Âm h.
a. Nhận diện chữ: 
- Âm h gồm mấy nét là những nét nào ? 
- Gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
- So sánh âm h với âm l.
+ Giống nhau: Đều có nét khuyết trên.
+ Khác nhau: Âm h có thêm nét móc hai đầu, âm l có nét móc ngược.
b. Phát âm và đánh vần.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm và cách đánh vần.
- Giáo viên lắng nghe chỉnh sửa.
- Học sinh phát âm và đánh vần theo lớp, nhóm, cá nhân.
 c. Hướng dẫn học sinh viết bảng:
- Giáo viên viết mẫu h, hè.
- Giáo viên nhận xét .
- Học sinh quan sát, học sinh luyện bảng.
b. Đọc từ ứng dụng: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các tiếng: lê, lề, lễ, he hè hẹ.
- Cho học sinh quan sát tranh minh họa. Cho học sinh đặt câu ứng dụng, đọc trơn: ve ve ve, hè về.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đánh vần và đọc chơn theo bàn cá nhân, lớp.
- Học sinh quan sát tranh, học sinh đọc câu ứng dụng, đọc trơn.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc :
- Cho học sinh đọc lại toàn bài trong tiết 1. 
- Học sinh đọc theo bàn, theo nhóm hoặc cá nhân
b. Luyện viết: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vở. 
- Giáo viên viết mẫu l, lê, h, hè, 
- Giáo viên quan sát sửa sai.
- Lưu ý tư thế ngồi và cách cầm bút cho học sinh. 
- Học sinh quan sát giáo viên viết mẫu.
- Học sinh luyện vở.
c. Luyện nói:
- Cho học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm.
- Giáo viên gợi ý theo câu hỏi sau: 
+ Tranh vẽ gì? Hai con vật đang bơi trông giống con gì? Loài vịt sống tự do không có người nuôi gọi là con gì ? 
- Trong tranh là con gì. 
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các bạn khác nhận xét và bổ xung.
- Con le le.
4. Củng cố dặn dò 
 - Cho học sinh đọc lại toàn bài.
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Về nhà ôn lại bài và xem trước bài 9.
___________________________________________
Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan2.doc