Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 32-34

Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 32-34

I. Mục tiêu : Hs phải :

- Nêu và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

- Giải thích mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thuỷ sản.

- Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lý trong thực tiễn nuôi thuỷ sản ở địa phương và gia đình.

II. Phương tiện dạy học :

 - GV : + H82, 83 Sgk/ 141, 142.

 + Các sơ đồ để phục vụ day học.

 - HS : Sưu tâm các nhãn hiệu về thức ăn của gia súc.

III. Hoạt động dạy học :

 1/. Kiểm tra bài cũ :

- Trình bày lại quy trình xác định đo nhiệt độ của nước, đo độ trong và độ PH bằng phương pháp đơn giản?

2/. Bài mới : Các sinh vật nói chung và cá nói riêng đều cần thức ăn để duy trì sự sống, giúp cơ thể trưởng thành, phát triển, thức ăncó đủ thành phần sinh dưỡng thì cá sẽ ít bị bệnh, sinh trưởng nhanh, chóng thu hoạch đó là nội dung của bài học hôm nay.

 

doc 14 trang Người đăng vanady Lượt xem 1508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 32-34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 :
Tiết 63 :	Bài 52 : THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN (TÔM, CÁ)
I. Mục tiêu : Hs phải :
Nêu và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
Giải thích mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thuỷ sản.
Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lý trong thực tiễn nuôi thuỷ sản ở địa phương và gia đình.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + H82, 83 Sgk/ 141, 142.
	 + Các sơ đồ để phục vụ day học.
	- HS : Sưu tâm các nhãn hiệu về thức ăn của gia súc.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Trình bày lại quy trình xác định đo nhiệt độ của nước, đo độ trong và độ PH bằng phương pháp đơn giản?
2/. Bài mới : Các sinh vật nói chung và cá nói riêng đều cần thức ăn để duy trì sự sống, giúp cơ thể trưởng thành, phát triển, thức ăncó đủ thành phần sinh dưỡng thì cá sẽ ít bị bệnh, sinh trưởng nhanh, chóng thu hoạch  đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thức ăn của cá.
- Cho hs đọc mục I Sgk/141, 142, quan sát H82 Sgk/141.
 + Thức ăn tôm cá gồm mấy loại?
 + Thức ăn tự nhiên gồm những loại nào?
 . Kể tên những thực vật phù du?
 . Kể tên những thực vật bậccao sống dưới nước?
 . Kể tên những động vật phù du?
 . Kể tên những động vật đáy?
Thức ăn tự nhiên là gì?
Thức ăn nhân tạo là gì?
- Yêu cầu hs quan sát H83 Sgk/142, trả lời.
 + Thức ăn tinh gồm những loại thức ăn nào?
 + Thức ăn thô gồm những loại nào?
 + Thức ăn hỗn hợp là gì?
- GV ghi sơ đồ câm hs lên bảng điền.
- Hs đọc thông tin + quan sát H82, trả lời câu hỏi GV.
 + 2 loại: tự nhiên và nhân tạo.
 + Gồm 4 loại:
 . Các loài tảo.
 . Các loài rong.
 . Bộ vôi voi, trùng hình tia.
 . Giun, ốc, trai.
 + Là những thức ăn có sẵn trong vùng nước, dễ kiếm, rẽ tiền, có thành phần dinh dưỡng cao.
 + Là những thức ăn do con người cung cấp trực tiếp cho động vật thuỷ sản.
- Hs quan sát H83, trả lời
 + Cám, bột, ngô, bột sắn.
 + Rau, cỏ, phân vô cơ, phân hữu cơ.
 + Có nhiều thành phần dinh dưỡng được trộn với nhau.
ĐV phù du
TV bậc cao
ĐV đáy
TV phù du
Thức ăn tự nhiên
Thức ăn của tôm cá
Thức ăn nhân tạo
Thức ăn hỗn hợp
Thức ăn tinh
Thức ăn thô
Hoạt động 2 : Tìm hiểu quan hệ về thức ăn giữa các nhóm sinh vật trong vực 
nước.
- HS đọc mục II + sơ đồ 16 Sgk/142, HDhs trả lời câu hỏi.
 + Thức ăn của thực vật thuỷ sinh vi khuẩn là gì?
 + Thức ăn của động vật phù du gồm những loại nào?
 + Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào?
 + Thức ăn trực tiếp của tôm cá?
 + Thức ăn gián tiếp của tôm cá?
- GV tổng kết bằng sơ đồ.
- Hs nghiên cứu nội dung II và sơ đồ trao đổi nhóm, thống nhất nội dung.
 + Chất dinh dưỡng hoà tan trong nước.
 + Chất vẫn, TV thuỷ sinh, vi khuẩn.
 + Chất vẫn ĐV phù du.
 + TV thuỷ sinh, ĐV thuỷ sinh, ĐV đáy, vi khuẩn.
 + Mọi nguồn vật chất trong nước, làm thức ăn cho sinh vật để các loài sinh vật này lại là thức ăn cho tôm cá.
	Chất dinh dưỡng hoà tan, chất vẫn.
	Tôm cá	Thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn
	Động vật phù du
	Động vật đáy
=> Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi thuỷ sản cần làm gì?
 + Bón phân hữu cơ + vô cơ tạo ĐK cho sinh vật phát triển, TV thuỷ sinh phát triển làm mồi thức ăn phong phú thêm, tôm cá đủ dinh dưỡng mau lớn.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Đọc phần ghi nhớ.
Ghi sơ đồ lên bảng hs điền vào.
Học kỹ phần sơ đồ.
4/. Dặn dò :
Về nhà trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành.
Mang theo các mẫu thức ăn nhân tạo + tự nhiên nếu dễ kiếm.
Tiết 64 :
	Bài 53 :	THỰC HÀNH
	QUAN SÁT ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI THỨC ĂN
CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN (Tôm, Cá)
I. Mục tiêu :
Quan sát để nhận biết, đọc tên, phân biệt một số loại thức ăn.
Phân biệt 2 loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo.
Có ý thức cẩn thận, tập nghiên cứu quan sát.
II. Phương tiện dạy học :
GV : Tổ chức nhóm, phân công.
HS : Chuẩn bị cá dụng cụ thực hành, nhận sự phân công GV.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Thức ăn của tôm cá gồm những loại nào?
Sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và tự nhiên?
Trình bày mối quan hệvề thức ăn tôm cá?
2/. Bài mới : 
Vật liệu và dụng cụ cần thiết : Sgk.
Quy trình thực hành :
Quan sát tiêu bản thức ăn tự nhiên dưới KHV từ 3 – 5 lần.
Quan sát mẫu thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm cá.
Quan sát hình vẽ và các mẫu thức ăn để tìm thấy sự khác biệt của 2 nhóm thức ăn.
Học sinh tiến hành :
Từng nhóm thực hiện theo các bước của quy trình và ghi lại kết quả.
Trong mẫu nước có những loại thức ăn gì?
Các mẫu thức ăn mà em đã chuẩn bị có mẫu thức ăn nào thuộc nhóm thức ăn nhân tạo, thức ăn tự nhiên?
Căn cứ vào các hình 78, 82, 83 và các mẫu thức ăn các em xếp loại và ghi tóm tắt vào vở bài tập theo bảng mẫu dưới đây.
Các loại thức ăn
Đại diện
Nhận xét: hình dạng, màu sắc, mùi
1. Thức ăn tự nhiên.
- TV thuỷ sinh.
- ĐV phù du.
2. Thức ăn nhân tạo.
- Thức ăn tinh.
Tảo khuê
Bộ vôi voi
Bột cám
IV. Kiểm tra đánh giá : Nhận xét kết quả buổi thực hành, vệ sinh lớp học.
V. Dặn dò : Về nhà nghiên cứu trước nội dung bài “Chăm sóc quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản”
Tuần 33 :
	CHƯƠNG II : QUỶTÌNH SẢN XUẤT – BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tiết 65 : 	Bài 54 : CHĂM SÓC – QUẢN LÝ – PHÒNG TRỊ BỆNH 
CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN
I. Mục tiêu :
Biết được kỹ thuật chăm sóc tôm cá.
Hiểu được cách quản lý ao nuôi.
Biết phương pháp phòng trị bệnh cho tôm cá.
II. Phương tiện dạy học :
Tranh 84, 85 Sgk.
Một số mẫu thuốc tân dược trị bệnh tôm cá (nếu được).
Tham khảo các tài liệu có liên quan.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ : Nêu lại các bước nhận biết thức ăncủa ĐV.
	2/. Bài mới : Chăm sóc quản lý và khâu klỹ thuật quan trọng có tác dụng giúp cho tôm cá sinhtrưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả.
	Sau khi học xong bài này hs phải nắm được các phần cơ bản của kỹ thuật chăm sóc, quản lý ao nuôi cá và phòng trị bệnh cho tôm cá.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc tôm, cá nuôi.
1) Thời gian cho ăn :
- Hs đọcthông tin, trả lời.
 + Tại sao cho ăn vào buổi sáng? 7-8h
2) Cho cá ăn :
 + Cho ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì?
 + Nguyên tắt cho ăn “lượng ít và nhiều lần” có lợi gì?
 + Tại sao khi cho ăn thức ăn tinh phải có máng đựng thức ăn?
- Hs trao đổi thống nhất.
 + Khi trời mát, nhiệt độ 20 – 30oC.
+ Đẩy nhanh tốc độ, tăng trưởng khối lượng tôm cá.
 + Tiết kiệm thức ăn.
 + Thức ăn không rơi ra ngoài lãng phí.
Thời gian cho ăn : 7 – 8 giờ sáng.
Cho ăn : Nuôi dưỡng chăm sóc tốt tôm cá là phải cho ăn đủ số lượng, đảm bảo đủ chất lượng và cho ăn đúng kỹ thuật.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các biện pháp quản lý trong nuôi trồng ĐV thuỷ sản.
1) Kiểm tra ao nuôi cá :
- Yêu cầu hs hoàn thành bảng 9 Sgk.
- Hs nghiên cứu bảng 9, hoàn thành nội dung.
Công việc
Thời điểm
- Kiểm tra đăng cống.
- Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm cá.
- Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá.
- Phát hiện kịp thời biểu hiện bệnh ở tôm cá.
- Mùa mưa lũ.
- Buổi sáng.
- Buổi sáng, lúc nhiệt độ lên cao.
- quan sát mặt nước, quan sát ngoại hình
2) Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá :
- Hs đọcmục II và quan sát H84.
 + Kiểm tra ao nuôi tôm cá phải làm những việc gì?
 + Làm thế nào kiểm tra chiều dài cá?
 + Kiểm tra chất lượng cá bằng cách nào?
 + Đo chiều dài và cân khối lượng theo định kỳ.
 + Dùng thước đo từ đầu đến đuôi.
 + Bắt cá lên cân, theo dõi.
	Quản lý nuôi tôm cá là thường xuyên kiểm tra ao nuôi và kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá theo định kỳ (kiểm tra chiều dài và kiểm tra khối lượng).
Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm cá.
- Yêu cầu hs đọc nội dung mục III Sgk.
 + Tại sao phải đặt phòng bệnh lên hàng đầu?
 + Phòng bệnh gồm những yêu cầu kỹ thuật nào?
 + Kể tên một số thuốc dùng trị bệnh cho tôm cá?
- Hs thảo luận thống nhất.
 + Bị bệnh trị khó, tốn kém, hiệu quả thấp.
 + 4 yêu cầu: Ao nuôi đúng kỹ thuật dùng thuốc hoá chất phòng trị bệnh, vệ sinh môi trường vực nước tốt, ăn no và đủ chất.
 + Hoá chất (thuốc tím, vôi bột).
 + Thuốc tân dược Sunfamit, penixilin, Amoxycillin.
 + Thuốc thảo mộc : cây thuốc cá, tỏi.
	a. Mục đích : Phòng bệnh cho tôm cá thì công việc phòng là chính vì ít tốn kém, tôm cá khó bị bệnh.
	b. Biện pháp :
Ao nuôi kỹ thuật hợp lý
Dùng hoá chất hoặ cthuốc
Vệ sinh môi trường vực nước tốt
Phòng bệnh cho tôm cá
Phòng dịch bệnh
Ao nuôi kỹ thuật hợp lý
	c. Chữa bệnh :
Khi tôm cá mắc bệnh cóthể dùng thuốc thảo mộc hoặc tân dược để chữa trị
	+ Thảo mộc : Tỏi, cây thuốc cá.
	+ Tân dược : Sunfamit, Amoxycillin.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Hs đọc phần ghi nhớ.
Công việc quản lý ao là gì?
Muốn phòng bệnh cho tôm cá cần có biện pháp gì?
4/. Dặn dò :
Xem lại bài 54.
Trả lời 4 câu hỏi cuối bài.
Đọc trước nội dung bài 55.
Tiết 66 :
	Bài 55 : THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM 
THUỶ SẢN
I. Mục tiêu :
Biết được mục đích và 2 phương pháp thu hoạch tôm cá để vận dụng vào thực tiễn.
Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản.
Nêu vai trò, ưu nhược điểm của 2 phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản.
II. Phương tiện dạy học :
H86,87 Sgk/150, 151.
Tham khảo thêm sách tham khảo, sách giáo viên.
III. Hoạt động dạ ... ?
2/. Bài mới : Thu hoạch bảo quản chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất thuỷ sản, khâu kỹ thuật này làm không tốt sẽ làm cho chất lượng sản phẩm giảm, hiệu quả sử dụng kinh tế thấp. Do vậy chúng ta cần thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật đề ra.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch.
- Cho hs đọc thông tin hiểu thu hoạch là gì? Các sản phẩm thu hoạch.
- GV giới thiệu 2 phương pháp thu hoạch.
 + Thông thường người ta tát ao vào mùa nào?
 + Tại sao phải thu hoạch tôm cá có kích cỡ nhất định mới đạt hiệu quả?
 + Có mấy phương pháp thu hoạch tôm cá?
 + Trình bày phương pháp đánh tĩa thả bù?
 + Trình bày phương pháp thu hoạch toàn bộ?
 + Phương pháp thu hoạch nào tốt hơn?
 + Đánh tĩa thả bù có ưu điểm gì?
 + Thu hoạch toàn bộ có khuyết điểm gì?
- Hs đọc thông tin, bằng kiến thức của mình để trả lời câu hỏi của GV.
 + Mùa khô, cuối năm, nước ao ít, dễ tát.
 + Tôm cá có khối lượng lớn, giá bán đắt hơn cá nhỏ.
 + 2 phương pháp : Đánh tĩa thả bù, thu hoạch toàn bộ.
 + Thu hoạch con đạt tiêu chuẩn, thả thêm con giống bù vào lượng cá đã thu hoạch.
 + Tát cạn ao, thu hoạch triệt để sản phẩm, chuẩn bị ao nuôi vụ khác.
 + Đánh tĩa thả bù.
 + Cung cấp thực phẩm thường xuyên và tăng năng suất.
 + Cho sản phẩm tập trung chi phí ít, nhưng năng suất không ccao.
	Thu hoạch nhanh gọn, nhẹnhàng, đúng thời vụ và sản phẩm phải đạt được kích cỡ cần thiết. Có 2 phương pháp :
Đánh tĩa thả bù : thu hoạch những con đạt chuẩn thả thêm vào những con giống bù vào lượng đã thu hoạch.
Thu hoạch toàn bộ : tát cạn ao nuôi, thu hoạch triệt để sản phẩm, chuẩn bị ao nuôi vụ khác.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số biện pháp bảo quản.
1) Mục đích :
- Cho hs đọc thông tin, trả lời câu hỏi.
 + Các sản phảm khong được bảo quản thì sẽ như thế nào?
 + Mục đích của bảo quản là gì?
2) Phương pháp bảo quản :
 + Có mấy phương pháp bảo quản?
 + Hãy nêu các phương pháp bảo quản?
 + Trong 3 phương pháp bảo quản thì phương pháp nào phổ biến nhất? Vì sao
 + Tại sao muốn bảo quản sản phẩm thuỷ sản lâu dài thì phải tăng tỉ lệ muối?
 + Nhìn vào H86a nói lên phương pháp bảo quản có tên là gì?
 + H86b nói lên phương pháp bảo quản gì?
 + H86c nói lên phương pháp bảo quản gì?
 + Địa phương em có những phương pháp bảo quản nào?
- Hs đọc thông tin, quan sát H85, thống nhất nội dung.
 + Bị hư hỏng, hao hụt nhiều.
 + Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.
 + 3 phương pháp .
 + Ướp muối, làm khô, làm lạnh.
 + Ướp muối vì dễ làm, tiện lợi.
 + Sản phẩm thuỷ sản không bị ươn, thối.
 + Ướp muối: để vận chuyển cá từ ngoài khơi về đất liền hoặc chuyển từ cơ sở sản xuất đến nơi chế biến sản phẩm.
 + Làm khô: đang phơi khô bằng các giàn treo cá, mực.
 + Làm lạnh 18 – 30oC lâu ngày để dự trữ cho sản xuất chế biến sản phẩm hoặc bán dần 
 + Ướp muối, làm lạnh.
Bảo quản nhằm nâng hạn chế sự hao hụt về chất và lượng của sdn phẩm, bảo đảm nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Có 3 phương pháp bảo quản : Ướp muối, làm khô, làm lạnh.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản.
- Cho hs đọc mục III Sgk/151 và quan sát H87.
 + Hãy kể các sản phẩm chế biến mà em biết?
 + Chế biến nước mắm, mắm tôm và thịt hộp cá hộp có gì khác nhau?
- Gv HDhs quan sát H87 và ghi đúng tên sản phẩm được chế biến bằng phương pháp thủ công và công nghiệp.
- Hs đọc nội dung và quan sát H87 Sgk/151.
 + Thịt hộp, cá hộp, nước mắm, mắm tôm, 
 + Chế biến nước mắm, mắm tôm bằng phương pháp thủ công.
 + Chế biến thịt hộp, cá hộp bằng phương pháp công nghệ.
=> Hs kết luận.
	Có 2 phương pháp chế biến :
Phương pháp thủ công : là những sản phẩm truyền thống được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản ở địa phương không sử dụng phương tiện cơ khí.
Phương pháp công nghiệp : là những sản phẩm chế biến bằng phương tiện cơ khí (sử dụng máy móc), sản xuất sản phẩm hàng loạt mang tính chất hàng hoá, sản phẩm dùng nội địa và xuất khẩu.
3/. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 1, 2 hs đọc phần ghi nhớ.
GV tóm tắt dạng sơ đồ cho hs lên bảng điền.
Nhận xét tiết dạy – học .
HDhs trả lời câu hỏi cuối bài.
4/. Dặn dò :
Học bài kỹ chuẩn bị thi HKII.
Xem lại đề cương thi.
Tuần 34 :
Tiết 67 – 68 : 	Bài 56 : 	BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
 VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
I. Mục tiêu :
Hiểu được ý nghĩa của bảo vệ môi trường thuỷ sản.
Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản.
Biết cách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sống.
II. Phương tiện dạy học :
Bảng phụ bài tập điền từ.
Sơ đồ câm 17 Sgk/154.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm cá?
Tại sao phải bảo quản sản phẩm tôm cá?
Ở địa phương em chế biến sản phẩm thuỷ sản bằng cách nào?
2/. Bài mới : Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến con người mà còn có tác hại đến môi trường, môi sinh, đến các sinh vật sóng trong nước. Bài học này sẽ giúp chúng ta bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
- Yêu cầu hs đọc thông tin Sgk, thảo luận nhóm, GV nêu câu hỏi:
 + TaÏi sao phải bảo vệ môi trường?
 + Môi trường bị ô nhiễm do nguồn nước thải nào?
Ý nghĩa của bảo vệ môi trường là gì?
- Hs nghiên cứu nội dung thống nhất đáp án.
 + Do môi trường bị ô nhiễm.
 + Do nước thải sinh hoạt, nước thải công và nông nghiệp.
 + Môi trường thuỷ sản có ảnh hưởng xấu đối với sinh vật thuỷ sinh và con người do đó cần được bảo vệ.
	Môi trường thuỷ sản bị ô nhiễm có ảnh hưởng xấu đối với sinh vật thuỷ sinh và con người do đó cần được bảo vệ.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu biện pháp bảo vệ môi trường.
- GV nêu câu hỏi
 + Có mấy biện pháp bảo vệ môi trường?
 + Có những phương pháp xử lý nguồn nước nào? (2 Phương pháp )
 + Nêu môi trường nước nuôi tôm cá mà bị ô nhiễm thì xử lý ntn?
 + Phương pháp quản lý nguồn nước như thế nào? (3 Phương pháp )
- Hs đọc thông tin Sgk.
 + Có 2 biện pháp xử lý.
 + Lắng, dùng hoá chất để diệt khuẩn.
 + Ngừng cho ăn.
 + Tháo bớt nước cũ, thêm nước sạch vào.
 + Nếu nhiễm nặng phải bắt hết tôm cá, và xử lý nguồn nước.
 + Nghiêm cấm huỷ hoại các sinh cảnh đặc trưng: bãi đẻ nớiinh sản của động vật đáy.
 + Quy định nồng độ tối đa của hoá chất, chất độc có trong môi trường nuôithuỷ sản.
 + Sử dụng phân hữu cơ đã ủ phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.
1. Phương pháp xử lý nguồn nước :
Lắng lọc.
Dùng hoá chất diệt khuẩn.
2. Quản lý nguồn 3 :
Bảo vệ bãi đẻ và nơi sinh sống của động vật đáy.
Quy định nồng độ tối đa của hoá chất trong môi trường nước nuôi thuỷ sản.
Sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- GV thông tin cho hs biết tầm quan trọng của nguồn lợi thuỷ sản, nó là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. do đó cần phải bảo vệ.
- Yêu cầu hs làm bài tập điền từ.
 + Nêu nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản? (4 nguyên nhân).
 + Có nên dùng điện và thuốc nổ để khai thác cá không?
 + Chặt phá rừng đầu nguồn có tác hại như thế nào?
 + Xây dựng hồ chứa nước có tác dụng gì?
- Hs tiếp nhận kiến thức từ GV.
- Hs chọn thứ tự các từ điền vào chỗ trống: nước ngọt, tuyệt chủng, khai thác, giảm sút, số lượng, kinh tế.
 + Khai thác với cường độ cao mangtính huỷ diệt.
 + Phá hoại rừng đầu nguồn.
 + Đắp đập ngang sông, xây dựng hồ chứa.
 + Ô nhiễm môi trường nước.
 + Không? Vì sẽ huỷ diệt các loại tôm cá và ĐV khác, đồng thời gây ô nhiễm môi trường nước.
 + Xói mòn đất, gây lũ lụt phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên.
 + Cung cấp nước tươi, tăng diện tích canh tác, cải thiện môi trường sinh thái.
	1. Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước :
Các loài thuỷ sản nước ngọt quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Năng suất khai thác của nhiều loài cá bị giảm sút.
Các bãi đẻ và số lượng cá bột giảm đáng kể.
Năng suất khai thác một số loại cá kinh tế giảm.
2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản :
Khai thác với cường độ cao mang tính huỷ diệt.
Phá hoại rừng đầu nguồn.
Đắp đạp ngang sông, xây dựng hồ chứa.
Ô nhiễm môi trường nước.
- Yêu cầu hs đọcthông tin Sgk để nêu lên các phương pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- GV vẽ sơ đồ mô hình VAC, giải thích thêm cho hs hiểu.
 C
A V
- Hs thảo luận nhóm, thống nhất 4 phương pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
 + Tận dụng tối đa diện tích nước nuôi thuỷ sản.
 + Cải tiến và nâng cao kỹ thuật nuôi thuỷ sản.
 + Chọn cá thể có tốc độ lớn nhanh.
 + Ngăn chặn đánh bắt không đúng kỹ thuật.
- Hs nêu lên những biện pháp cần thực hiện để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
	3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản :
	Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trước hết là chống lại sự ô nhiễm của môi trường nước có hại cho sinh vật thuỷ sản, đồng thời đánh bắt hợp lý.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Nêu ý nghĩa bảo vệ môi trường thuỷ sản.
Trình bày một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản.
Nêu nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Cần tiến hành các biện pháp nào để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?
4/. Dặn dò :
Về nhà xem trước phần ôn tập sơ đồ 18.
Trả lời 8 câu hỏi ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32-33-34.doc