I. Mục tiêu :
- Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối.
- Hiểu được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng vật nuôi.
II. Phương tiện dạy học :
- GV : Nghiên cứu Sgk và các tài liệu có liên quan.
- HS : Đọc trước nội dung.
III. Hoạt động dạy học :
1/. Kiểm tra bài cũ :
- Cho biết phương pháp chọn lọc GVN đangdùng ở nước ta?
- Muốn quản lý tốt GVN cần phải làm gì?
2/. Bài mới : Chúng ta đã biết cách tiến hành chọn nlọc giữ lại những cá thể tốt làm giống, những cá thể này sinh sản theo định hướng nào để cho vật nuôi ngày càng tốt hơn, tạo nhiều sản phẩm chăn nuôi? Trả lời câu hỏi đó là mục tiêu bài học hôm nay chúng ta cần đạt.
Tuần 21 : Tiết 41 : Bài 34 : NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI I. Mục tiêu : Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối. Hiểu được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng vật nuôi. II. Phương tiện dạy học : GV : Nghiên cứu Sgk và các tài liệu có liên quan. HS : Đọc trước nội dung. III. Hoạt động dạy học : 1/. Kiểm tra bài cũ : Cho biết phương pháp chọn lọc GVN đangdùng ở nước ta? Muốn quản lý tốt GVN cần phải làm gì? 2/. Bài mới : Chúng ta đã biết cách tiến hành chọn nlọc giữ lại những cá thể tốt làm giống, những cá thể này sinh sản theo định hướng nào để cho vật nuôi ngày càng tốt hơn, tạo nhiều sản phẩm chăn nuôi? Trả lời câu hỏi đó là mục tiêu bài học hôm nay chúng ta cần đạt. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về chọn phối. 1) Thế nào là chọn phối : - Cho hs đọc mục 1 Sgk/91. - GV nêu vấn đề. + Thế nào là chọn phối? + Chọnn phối ntn? => Kết luận - Hs đọc thông tin Sgk/91, thảo luận thống nhất ý kiến. + Chọn con đực ghép đôi con cái. + Chọn con giống để nhân giống thuần chủng. Chọn phối là chọn ghép đôi giữa con đực với con cái để cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi. 2) Các phương pháp chọn phối : - Cho hs đọcthông tin mục 2 Sgk/91, đặt vấn đề. + Thế nào là nhân giống? + Thế nào là lai tạo giống? - Hs mục 2 Sgk/91, giải quyết vấn đề. + Chọn giống tốt trong cùng giống + Chọnn con đực ghép đôi con cái khác giống. Có 2 phương pháp chọn phối : Chọn phối cùng giống là nhân gióng thuần chủng. Chọnn phối khác giống là lai tạo giống. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng. 1) Nhân giống thuần chủng là gì? - Yêu cầu hs đọc thông tin II mục 1 + Nhân giống thuần chủng là gì? + Mục đích nhân giống thuần chủng? + Phương pháp nhân giống thuần chủng? + Kết quả nhân giống thuần chủng? - Cho hs làm bài tập. - Hs đọc thông tin Sgk/91. + Hình thức chọn phối cùng giống + Tăng sản lượng cá thể, củng cố đặc điểm tốt của giống. + Chọn cá thể tốt của giống, giao phối để sinh con, chọn con tốt trong đàn nuôi à tiếp tục chọn. + Tăng sản lượng cá thể, củng cố chất lượng giống. Chọn phối giữa con đựcvới con cái cùng giống để cho sinh sản gọi là nhân giống thuần chủng. 2) Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt hiệu quả? - Cho hs đọc thông tin và tự trả lời. + Xác định rõ mục đích. + Chọn phối tốt. + Không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi. - Hs đọc nội dung mục 2 Sgk/92, nêu được 3 tiêu chí để nhân giống thuần chủng đạt hiệu quả. Muốn nhân giống thuần chủng có kết quả phải xác định rõ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi. Nhân giống thuần chủng nhằm tăng nhanh sản lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có. 3/. Kiểm tra đánh giá : Cho hs đọc phần ghi nhớ. Chọn phối là gì? Thế nào là chọn phối cùng giống và khác giống? Cho ví dụ. Mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng là gì? 4/. Dặn dò : Trả lời 2 câu hỏi cuối bài. Giờ tới mang mỗi nhóm 1 sợi thước dây. Xem trước nội dung bài thực hành bài 35. Tiết 42 : Bài 35 : THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH-ĐO KÍCH THƯỚNC CÁC CHIỀU I. Mục tiêu : Nhận biết được 1 số giống gà qua quan sát 1 số đựac điểm ngoại hình. Phân biệt được phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào 1 vài chiều cao đơn giản. Rèn luyện ý thức cẩn thận chính xác. II. Phương tiện dạy học : - GV : + Tranh hoặc ảnh chụp 1 số giống gà. + Thước dây, mẫu vật. - HS : + Tìm tranh ảnh về các giống gà ở địa phương. + Mỗi nhóm chuẩn bị một con gà mái. + Thước đo. III. Hoạt động dạy học : 1/. Kiểm tra bài cũ : Chọn phối là gì? Cho ví dụ về chọnn phối cùng và khác giống. Nêu mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng. 2/. Bài mới : Hôm nay chúng ta sẽ tập phân biệt 1 số giống gà qua quan sát ngoại hình và phương pháp đo 1 số chiều đo để chọn gà mái trong việc chọn phối. Hoạt động 1 : Quan sát đặc điểm ngoại hình. Mục tiêu : Phân biệt được 1 số giống gà qua quan sát ngoại hình. - Chia nhóm. - Sắp xếp vị trí các nhóm. - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. - Phân công và giao nhiệm vụ. - HDhs quan sát ngoại hình 1 số giống gà theo các bước. + Quan sát chung: hình dáng toàn thân, màu sắc lông, da, mào, tích, tai, chân. + Tìm đặc điểm đặc thù của mỗi giống. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả quan sát. - Ngồi đúng vị trí sắp xếp. - Chuẩn bị mẫu vật lên bàn. - Nghe + nhận nhiệm vụ. - Quan sát ảnh, tranh vẽ, mẫu vật theo hướng dẫn của GV -> ghi kết quả quan sát vào. + Gà trứng: hình chữ nhật thể hìnhd dài. + Gà hướng thịt thể hình ngắn. - Cử đại diện báo cáo kết quả. Gà LơGo : Thân hình chữ nhật, thể hình dài, lông màu trắng, mào đơn đỏ, ngã về một phía, chân thấp nhỏ màu xám. Gà Ri : Thể hình ngắn, lông màu vàng nâu, hoa mơ nâu, đỏ tía, mào đơn đứng thẳng, đỏ nhạt, chân cao, to, mấu vàng. Hoạt động 2 : HDhs đo 1 số chiều để chọn gà mái. Mục tiêu : Đo 1 số khoảng cách trên thân gà mái. - GV HD làm mẫu cách đo khoảng cách giữa 2 xương háng, giữa xương lưỡi hái và xương háng. - Cho các nhóm thực hành đo. (đơn vị đo là cm) - Kiểm tra kết quả của các nhóm hỏi : + Đo các khoảng cách để làm gì? - Gọi các nhóm bổ sung, chốt lại mục đích của việc đo các khoảng cách này. - HDhs dọn và làm vệ sinh. - Quan sát cách đo. - Đo trên mô hình hay vật thật (khoảng cách giữa 2 xương háng, giữa xương lưỡi hái và xương háng) ghi lại kết quả. + Cử đại diện đọc kết quả. - Bổ sung và ghi vào tập. - Thu dọn dụng cụ làm vệ sinh. Đo khoảng cách giữa 2 xương háng, giữa xương lưỡi hái và xương háng để xác định năng suất trứng cảu gà mái. 3/. Kiểm tra đánh giá : Nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm. Tinh thần thái độ làm việc của nhóm. 4/. Dặn dò : Đọc trước bài 36 Sgk. Nắm vững các quy trình thực hành bài 36. Chuẩn bị theo sự phân công của nhóm trưởng. Tuần 22 : Tiết 43 : Bài 36 : THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ GIỐNG LỢN QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH-ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU. I. Mục tiêu : Phân biệt 1 số giống lợn qua quan sát ngoại hình của giống. Biết được phương pháp đo 1 số chiều đo của lợn. Có ý thức học tập, quan sát các loại vật nuôi. II. Phương tiện dạy học : - GV : Thước dây, mô hình lợn. - HS : Thước dây, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học : 1/ Kiểm tra bài cũ : 2/. Bài mới : Hoạt động 1 : Quan sát đặc điểm ngoại hình. - Chia nhóm, phát mô hình cho mỗi nhóm. - Phân công nội dung quan sát. + Quan sát hình dạng chung: hình dáng đặc điểm (mõm, đầu, lưng, chân). + Màu sắc lông, da: mỗi giống có lông, da khác nhau. - Đặc điểm nổi bậc đặc thù của giống + Lợn ỉ: mặt ngắn, mõm ngắn, trán nhiều nếp nhăn, làm mõm cong lên + Lợn đại bạch: mặt hơi gãy làm mõm hếch lên, tãi to hướng về trước. + Lợn lanđơrat: tai to rũ xuống phía trước mặt. +Lợn Móng cái: có lang hình yên ngựa vắt qua lưng điển hình. - Ngồi theo nhóm, nhận mẫu vật GV phát. - Thảo luận nhóm. * VD : + Lợn đại bạch: lông cứng, da trắng. + Lợn Lanđơrat: lông, da trắng tuyền. + Lợn ỉ: toàn thân đen. + Lợn móng cái: lông đen và trắng. Hs nêu được dạng chung và quan sát màu lông da của lợn ghi vào vở. Hoạt động 2 : Đo một số chiều cao. - GV HDhs sử dụng thước dây đo trên mô hình lợn. - Chú ý tư thế đứng của lợn 2 chân trước và 2 chân sau phải cùng hàng - Đo chiều dài thân: đặt đầu thước dây tại điểm nối 2 gốc tai của lợn đi theo sốg lưng (đặt thước sát lưng) đến khâu đuôi. - Đo vòng ngực: đo chu vi lồng ngực ở vị trí xương bã vai. - Hs quan sát hướng dẫn của GV và cách đo. - Hs để mô hình cho ngay. Hs quan sát cách đo, đơn vị đo là mét. - Đơn vị đo cũng là mét. Hs đo các chiều của lợn sau đó ghi kết quả vào, đơn vị tính là mét. Hs vẽ bảng Sgk/98. 3/. Kiểm tra đánh giá : Tinh thần hoạt động nhóm. Nhận xét thao tác hs đo. 4/. Dặn dò : Xem trước nội dung bài 37. Tiết 44 : Bài 37 : THỨC ĂN VẬT NUÔI I. Mục tiêu : Hs biết được nguồn gốc thức ăn vật nuôi. Biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi. II. Phương tiện dạy học : - GV : Chuẩn bị H63, 64 Sgk. - HS : Thu thập hình vẽ về nguồn gốc thức ăn và thành phần dinh dưỡng thức ăn. III. Hoạt động dạy học : 1/. Kiểm tra bài cũ : 2/. Bài mới : Vật nuôi càn phải ăn mới sống được, chúng ta hãy tìm hiểu về thức ăn vật nuôi. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nguồn gốc thức ăn vật nuôi. 1) Thức ăn vật nuôi : - Cho hs quan sát H63 và cho biết vật nuôi đang ăn thức ăn gì? + Hãy kể thức ăn của trâu bò? + Hãy kể thức ăn của gà? + Tại sao trâu bò tiêu hoá được cỏ khô, rơm rạ? + Con gà ăn thóc rơi rãi trong rơm, còn lợn không ăn được vì không phù hợp với sinh lý tiêu hoá của chúng. - Hs quan sát H63 trả lời. + Trâu ăn rơm, cây cỏ. + Gà ăn thóc, ngô, sâu bọ, côn trùng. + Vì dạ dày trâu bò gồm 4 túi có hệ vi sinh vật trong dạ cỏ. => Rút ra kết luận về thức ăn vật nuôi. Mỗi con vật chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hoá của chúng. Ví dụ : Gà : thích awn hạt ngô, lúa, sâu bọ. Trâu bò chỉ ăn thức ăn thực vật, không ăn thịt cá như lợn. Lợn là động vật ăn tạp (ăn cả động vật, thực vật) nhưng không ăn được rơm rạ như trâu bò. 2) Nguồn gốc thức ăn vật nuôi : - Yêu cầu hs đọc mục 2 Sgk và quan sát H64. - GV treo bảng phân loại thức ăn theo nguồn gốc. - Hs đọc thông tin, quan sát H64. - Hs quan sát bảng -> phân loại từ bảng hs đi đến kết luận. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ động vật, thực vật, chất khoáng. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. - GV HDhs quan sát bảng thành phần dinh dưỡng hoá học của 1 số loại thức ăn. + Thức ăn nào chứa nhiều nước? + Thức ăn nào chứa nhiều gluxit? + Thức ăn nào chứa nhiều Prôtêin? - GV có thể treo 5 hình tròn B, yêu cầu hs nhận biết tên của loại thức ăn. - Hs quan sát bảng xem có bao nhiêu loại thức ăn? (5 loại) + Rau xanh, củ, quả. + Bột, hạt, nhiều xơ: rơm lúa. + Động vật như bột cá. - Hs quan sát H65 đi đến kết luận về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô, phần chất của thức ăn có Prôtêin, gluxit, lipit, vitamin và khoáng chất.Tuỳ loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. 3/. Kiểm tra đánh giá : Cho hs đọc phần ghi nhớ. Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Thức ăn vật nuôi có thành phần dinh dưỡng nào? Cho hs đọc “có thể em chưa biết” Nhận xét tiết học về tinh thần thái độ học tập. 4/. Dặn dò : Trả lời câu hỏi cuối bài. Xem trước nội dung bài 38.
Tài liệu đính kèm: