Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 45: Các phương pháp chế biến thực phẩm (Tiết 2) - Năm học 2010-2011

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 45: Các phương pháp chế biến thực phẩm (Tiết 2) - Năm học 2010-2011

I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức: Hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm. Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.

2. Kỹ năng: Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.

3. Thái độ: Có ý thức trong giữ gìn vệ sinh.

II. PHƯƠNG PHÁP: GV gợi mở tìm tòi, dẫn dắt hs đến vấn đề.

III/ CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

1. Giáo viên: Sgk, sgv.

- H3.20- 3.23 (sgk) phóng to.

- Giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến bài học.

2. Học sinh: Vở ghi, SGK.

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 1252Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 45: Các phương pháp chế biến thực phẩm (Tiết 2) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.02.2011
Tiết 45: các phương pháp chế biến 
 thực phẩm (t2).
I/ Mục tiêu bài dạy:
1. Kiờ́n thức: Hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm. Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.
2. Kỹ năng: Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.
3. Thái đụ̣: Có ý thức trong giữ gìn vợ̀ sinh.
II. PHƯƠNG PHÁP: GV gợi mở tìm tòi, dõ̃n dắt hs đờ́n vṍn đờ̀.
III/ Chuẩn bị bài dạy:
1. Giáo viên: Sgk, sgv.
- H3.20- 3.23 (sgk) phóng to.
- Giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Vở ghi, SGK.
IV/ Tiến trình dạy học:
1 . Tổ chức: 2’	
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chỳ (sĩ số, hs vắng)
6
2 . Bài cũ: 10’
- Nhiệt có công dụng gì trong chế biến món ăn? Hãy kể tên những phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt?
- Hấp (đồ) là gì? Nêu quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món hấp?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài mới:
b) Bài mới:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
7’
15’
*/HĐ1: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (nướng):
- Cho học sinh quan sát H3.22 (sgk).
Đưa ra một số ví dụ về món nướng " Phân tích để học sinh hiểu.
- Cho học sinh quan sát một số món nướng, gọi học sinh cho ý kiến nhận xét về: Tên gọi, trạng thái, hương vị, màu sắc?
" Rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật.
- Hãy kể ra các món nướng mà em đã được ăn và cho biết nhận xét.
*/ HĐ2: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:
- Cho học sinh quan sát H3.23 (sgk) và phân tích về món rán.
- Rán là gì?
- Kể tên một vài món rán mà em biết, cho biết nhận xét về trạng thái, hương vị, màu sắc.
" Quy trình thực hiện, yêu cầu kỹ thuật.
- Kể tên 1 số thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật dùng để rang?
- Rang là gì?
- Cho học sưinh xem hình ảnh của món rang " Nhận xét về trạng thái, hương vị, màu sắc?
" Quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật?
- Rang và rán khác nhau như thế nào?
- Nêu tên một số món xào mà em thường dùng trong bữa cơm gia đình " Phân tích " Xào là gì?
- Cho học sinh xem hình ảnh món xào và dựa vào những hiểu biết thực tế của học sinh " Gọi học sinh nhận xét về trạng thái, màu sắc, hương vị của món ăn?
" Quy trình thực hiện, yêu cầu kỹ thuật? 
3. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (nướng):
- K/n: Nướng là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (chỉ dùng lửa dưới) thường là than củi.
- Quy trình thực hiện:
+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm.
+ Sơ chế, tẩm ướp.
+ Nướng vàng đều.
+ Trình bày, trang trí. 
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Chín mền, không dai.
+ Hương vị thơm ngon, đậm đà.
+ Màu sắc đặc trưng của món (vàng nâu).
4. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:
a. Rán:
- K/n: Rán là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian vừa đủ để làm chín thực phẩm.
- Quy trình thực hiện:
+ Sơ chế: Làm sạch, cắt, thái, tẩm ướp gia vị.
+ Rán.
+ Trình bày, trang trí.
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Giòn, xốp, ráo mỡ, chín kỹ, không cháy.
+ Hương vị thơm ngon, vừa miệng.
+ Màu sắc đặc trưng (lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm).
b. Rang:
- K/n: Rang là đảo đều thực phẩm trong chảo với một lượng rất ít hoặc không có chất béo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong. 
- Quy trình thực hiện:
+ Sơ chế.
+ Rang.
+ Trình bày, trang trí.
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Khô, săn chắc.
+ Thơm ngon.
+ Màu sắc hấp dẫn.
c. Xào:
K/n: Xào là đảo qua đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng mỡ hoặc dầu vừa phải.
Quy trình thực hiện:
+ Sơ chế (làm sạch, thái, tẩm ướp).
+ Xào: Xào nguyên liệu động vật trước " múc ra bát " Xào nguyên liệu thực vật chín tới " Cho nguyên liệu động vật đã xào chín vào " Trộn đều " Sử dụng lửa to, xào nhanh " Thêm một ít nước để tăng độ chín " Nêm vừa.
+ Trình bày.
Yêu cầu kỹ thuật:
+ Thực phẩm động vật chín mền, không dai.
+ Thực phẩm thực vật chín tới, không cứng hoặc mền nhũn.
+ Nước ít, hơi sệt, vừa ăn.
+ Giứ được màu tươi của thực vật.
4. Tổng kết, dặn dò: 10’ - Học sinh đọc “ghi nhớ”. Khái quát nội dung bài học.
- Đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời để củng cố bài.
5. Hướng dẫn về nhà:1’ Học bài và trả lời các câu hỏi 2, 3 (sgk- 91) Đọc trước phần II.
V. RÚT KINH NGHIậ́M GIỜ DẠY:............................................................................................. ............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 45.doc