Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 1-12 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Thúy Hồng

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 1-12 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Thúy Hồng

Tiết 10 - Bài 6

TH: CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH

(Vẽ và cắt theo mẫu)

I. Mục tiêu

- Vẽ tạo mẫu giấy bao tay trẻ sơ sinh.

- Biết cách dùng kéo cắt mẫu bao tay trẻ sơ sinh.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, cắt may đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Chuẩn bị mẫu bao tay hoàn chỉnh một đôi.

- Tranh phóng to, cách tạo mẫu giấy, vải, kéo

- HS: Chuẩn bị hai mảnh vải, kéo thước, bút chì.

III. Phương pháp

- Thực hành, trực quan

IV. Tổ chức giờ học

ã Khởi động

Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ

 Thời gian: 5/

Cách tiến hành: GV đặt câu hởi, hs trả lời

H : Thế nào là mũi khâu thường? Cách khâu mũi khâu thường?

* Hoạt động 1.Vẽ và cắt mẫu giấy

Mục tiêu: Vẽ tạo mẫu giấy bao tay trẻ sơ sinh đúng kích thước

 Thời gian: 20/

 Đồ dùng: Mẫu bao tay tre sơ sinh hoàn chỉnh. Hình 1.17, giấy bìa cứng, kéo, bút chì, thước

 

doc 30 trang Người đăng vanady Lượt xem 1119Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 1-12 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Thúy Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 6a1- 
 6a2- 
Tiết 1 
Bài mở đầu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình; mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa công nghệ 6, những đổi mới phương pháp học tập.
2. Kĩ năng
- Nhận biết phương pháp học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.
3. Thái độ
- Học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên 
- Nghiên cứu SGK sưu tầm tài liệu về kinh tế gia đình và kiến thức gia đình.
2. Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
III. Phương pháp
- Thuyết trình kết hợp với diễn giải
IV. Tổ chức giờ học
 * Khởi động
Mục tiêu: Nhằm dẫn dắt học sinh vào nội dung bài một cách dễ hiểu nhất
Thời gian: 2 phút
Cách tiến hành: Gia đình là nền tảng của xã hội mỗi người đều được sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng và giáo dục.
Hoạt động 1: Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
Mục tiêu: Hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế của gia đình
Thời gian: 20 phút
Đồ dùng dạy học: sách giáo khoa
Cách tiến hành:
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV treo tranh lên bảng, yêu cầu hs quan sát.GV giới thiệu tranh.
GV Gọi 1 HS đọc bài, các em khác theo dõi.
H Quan sát tranh và kết hợp các thông tin sgk em cho biết vai trò của gia đình?
HS trả lời – HS khác nhận xét.
GV nhận xét và kết luận.
I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
1. Vai trò của gia đình. 
+ Gia đình là nền tảng của xã hội , ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng , giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho một cuộc sông tương lai.
GV đưa ra ví dụ về nhu cầu vật chất( ăn uống, may mặc, ở, đi lại, bảo vệ sức khoẻ) và nhu cầu văn hoá tinh thần( học tập, nghỉ ngơi giải trí, giao tiếp xã hội) 
H Vậy nhu cầu về vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong GĐ được đáp ứng dựa vào đâu? 
HS trả lời- HS khác nhận xét.
GV nhận xét và kết luận.
H Trách nhiệm của mỗi thành viên trong GĐ là gì?
GV Tóm tắt ý kiến HS, bổ sung, cho ghi và chuyển ý.
GV tổ chức hoạt động nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu và ghi lại các công việc trong gia đình để tạo ra ktgđ.
GV tiếp tục chia lại nhóm thành nhóm mới và đặt ra câu hỏi thảo luận.
H Trình bày các công việc để tạo ra ktgđ.
GV cho các thành viên của nhóm mới lên trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.
GV kết luận vậy các công việc nêu trên thuộc các công việc của KTGĐ.
H Vậy KTGĐ là gì?
HS trả lời GV kết luận
+ Trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất và tinh thần được đáp ứng và cải thiện dựa vào mức thu nhập của gia đình.
+ Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình là phải làm tốt công việc của mình để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh hạnh phúc.
2. Kinh tế gia đình.
- Các công việc cần làm để tạo ra kinh tế gia đình(KTGĐ)
+ Tạo ra nguồn thu nhập.
+ Sử dụng nguồn thu nhập chi tiêu hợp lí.
+ Làm các công việc nội trợ trong gia đình.
*Khái niệm KTGĐ: SGK- Tr3.
Hoạt động 2: Mục tiêu của chương trình công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình
Mục tiêu: Biết được mục tiêu chương trình và SGK công nghệ 6 
Thời gian: 10 phút
Đồ dùng dạy học: sách giáo khoa
Cách tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV Nêu mục tiêu chương trình
H Cho biết một số kiến thức liên quan đến đời sống?
HS Ăn, mặc, ở lựa chọn trang phục phù hợp giữ gìn trang trí nhà ở, nấu ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp vệ sinh chi tiêu hợp lý.
GV Diễn giải lấy VD
HS Ghi nhớ thông tin
II. Mục tiêu của chương trình CN6 – Phân môn KTGĐ.
1. Kiến thức: Biết đến một số lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, một số quy trình CN.
2. Kỹ năng: Vặn dụng kiến thức vào cuộc sống, lựa chọn trang phục, giữ gìn nhà ở sạch sẽ..
3. Thái độ: Say mê học tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống tuân theo quy trình công nghệ
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tập
Mục tiêu: Biết được những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập.
Thời gian: 10 phút
Đồ dùng dạy học: sách giáo khoa
Cách tiến hành
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
GV giới thiệu nội dung chương trình SGK.
H Chương trình công nghệ 6 là chương trình đổi mới vậy theo em cần phải có phương pháp học tập như thế nào?
HS trả lời- GV nhận xét và k ết luận.
III. Phương pháp học tập
- Tìm hiểu kĩ các hình vẽ, câu hỏi, bài tập liên hệ với thực tế cuộc sống.
- Tích cực thảo luận vấn đề được nêu ra trong giờ học để phát hiện và lĩnh hội các kiến thức mới đã học vào cuộc sống.
V. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (3 phút)
1. Tổng kết
- GV Chốt lại nội dung bài học, yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau
H Nêu vai trò của gia đình và KTGĐ?
Hs Trả lời, hs khác nhận xét
2. Hướng dẫn học bài
- Đọc bài 1
- Chuẩn bị một số vật mẫu thường dùng	
 ________________________________________________
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 6a1- 
 6a2-
Chương I : May mặc trong gia đình
Tiết 2 - Bài 1
 Các loại vải thường dùng trong may mặc
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được nguồn gốc quá trình sản xuất tính chất công dụng của vải thiên nhiên và vải hoá học.
2. Kĩ năng: Phân biệt được vải thiên nhiên và vải sợi hoá học bằng cách vò vải, đốt sợi vải qua quá trình cháy, Tro sợi vải khi đốt.
3. Thái độ: Học sinh hứng thú học tập môn học. Có ý thức tìm hiểu các loại vải dùng trong may mặc và ứng dụng mặc chúng vào từng mùa
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên 
- Nghiên cứu SGK quy trình sản xuất sợi vải thiên nhiên, quy trình sản xuất sợi vải hoá học
- Mẫu các loại vải
- Bát đựng nước, diêm
2. Học sinh 
- Chuẩn bị một số mẫu vải thông dụng
III. Phương pháp
- Hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
IV. Tổ chức giờ học
* Khởi động
Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
Thời gian: 2 phút
Cách tiến hành: Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời
H : Em hãy nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình?
- Gợi ý trả lời: Gia đình là tế bào của XH trong đó mỗi người được nuôi dưỡng và GD
 Bài mới: Cỏc loại vải dựng trong may mặc rất đa dạng, phong phỳ về chất liệu, độ dày mỏng, màu sắc, hoa văn ... Dựa theo nguồn gốc sợt dệt, vải được chia làm nhiều loại. Tiết học hụm nay chỳng ta sẽ tỡm hiểu nguồn gốc, tớnh chất của từng loại vải đú.
Hoạt động 1: Nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên
Mục tiêu : Trình bày được nguồn gốc, tính chất, công dụng của vải thiên nhiên 
Thời gian: 15 phút
Đồ dùng dạy học: SGK, mẫu các loại vải, vaỉ sợi thiên nhiên, tranh hình 1.1 sgk
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV Treo tranh hướng dẫn học sinh quan sát hình 1 SGK em hãy kể tên cây trồng vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải?
HS Trả lời
GV Kết luận
GV hướng dẫn cho HS nờu được quỏ trỡnh sản xuất vải sợi bụng, vải tơ tằm.
- Cho HS lờn bảng điền vào chỗ trống 
+ Cõy bụng đ... đ ...đ vải sợi bụng
+ Con tằm đ... đ ...đ vải tơ tằm
GV dựng vải vũ, nhỳng vào nước , dựng diờm làm thử nghiệm đốt mẫu vải sợi bụng, tơ tằm. 
HS quan sỏt tro và búp tro để nhận xột tớnh chất của nú
HS phỏt biểu tớnh chất của vải sợi thiờn nhiờn
Gv nhận xét và chốt lại 
GV đưa bộ mẫu vải để HS quan sát và nhận biết.
H Để có nguyên liệu diệt vải con người phải trồng cây bông, đay. Vậy ngoài tác dụng 
I. Nguồn gốc, tính chất của các 
 loại vải
1.Vải sợi thiên nhiên
a. Nguồn gốc:
- Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ TV, sợi quả bông, sợi đay, gai, lanh..
- Vải sợi thiên nhiên có nguồn từ ĐV lông cừu, lông vịt, tơ từ kén tắm.
*Quy trình sản xuất.
+Vải sợi bông: Cây bông-> Quả bông-> Xơ bông -> Sợi dệt ->Vải sợi bông.
+ Vải tơ tằm: Con tằm -> Kén tằm -> Sợi tơ tằm -> Sợi dệt -> Vải tơ tằm.
b. Tính chất.
- Vải sợi bông dễ hút ẩm thoáng hơi, dễ bị nhàu, tro ít,dễ vỡ. Tờ tằm mềm mại tro đen vón cục dễ vỡ.
nào nữa.
HS Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc làm xanh môi trường. 
HĐ2. Tìm hiểu vải sợi hoá học
Mục tiêu: Biết được nguồn gốc, tính chất, công dụng của vải hoá học
Thời gian: 20 phút
Đồ dùng dạy học : SGK, mẫu các loại vải, vaỉ sợi thiên nhiên, hình 1.2 sgk
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Cho HS quan sỏt hỡnh vẽ 1.2 SGK và nờu nguồn gốc của vải sợi hoỏ học. 
 GV: Vải sợi hoỏ học cú thể chia làm 2 loại: vải sợi nhõn tạo dược dệt bằng sợi nhõn tạo và vải sợi tổng hợp được dệt bằg sợi tổng hợp.
* Yờu cầu HS quan sỏt hỡnh 1.2 và nờu quy trỡnh sản xuất?
- GV bổ sung và giải thớch quy trỡnh sản xuất vải sợi hoỏ học
- GV cho HS nghiờn cứu hỡnh 1.2 SGK và điền vào khoảng trống ở trang 8.
- GV bổ sung cho hoàn chỉnh cho cỏc em ghi bài.
- GV nờu thờm : Sản xuất vải sợi hoỏ học nhờ cú mỏy múc hiện đại nờn rất nhanh chúng. Nguyờn liệu gỗ, tre nứa, than đỏ, dầu mỏ .... dồi dào, rẻ. 
GV làm thử nghiệm vũ vải, đốt sợi vải cho HS quan sỏt và nhận xột.
- Quan sỏt, nhận xột:
Vải sợi nhõn tạo ớt nhàu, khi đốt tro búp dễ tan.
Vải sợi tổng hợp khụng nhàu khi đốt tro vốn cục, búp khụng tan
H Vỡ sao vải sợi hoỏ học mà nhất là vải sợi tổng hợp được sử dụng nhiều trong may mặc?
- Do giỏ thành rẻ, cú nhiều ưu điểm khỏc như đa dạng, bền, đẹp, giặt mau khụ, ớt hoặc khụng bị nhàu.
2.Vải sợi hoá học.
a. Nguồn gốc
- Là từ chất xenlulơ của gỗ tre nứa và từ một số chất lấy từ than đá dầu mỏ.
+ Sợi nhân tạo.
+ Sợi tổng hợp.
b. Tính chất vải sợi hoá học
- Vải làm bằng sợi nhân tạo mềm mại độ bền kém ít nhàu, cứng trong nước, tro bóp dễ tan.
- Vải dệt bằng sợi tổng hợp độ hút ẩm ít, bền đẹp, mau khô, không bị nhàu tro vón cục bóp không tan.
V. Tổng kết và Hướng dẫn học bài ở nhà . (8’ )
1. Tổng kết
- GV Khái quát lại nội dung bài
- Yêu cầu hs lên bảng vẽ lại sơ đồ sản xuất vải thiên nhiên và vảu sợi hoá học
H So sánh nguồn gốc tính chất giữa hai loại vải trên?
2. Hướng dẫn học bài
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước phần 3 SGK
 ----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 6a1- 
 6a2-
Tiết 3 - Bài 1
 Các loại vải thường dùng trong may mặc
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được nguồn gốc quá trình sản xuất tính chất công dụng của vải sợi pha.
2. Kĩ năng: Nhận biết được vải sợi pha với các loại vải khác thông thường, thực hành chọn các loại vải bằng vò vải, đốt sợi vải qua quá trình cháy, Tro sợi vải khi đốt.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu các loại vải dùng trong may mặc và ứng dụng mặc chúng vào từng mùa
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên : 
- Nghiên cứu SGK quy trình sản xuất sợi vải sợi pha, Quy trình sản xuất sợi vải sợi pha
- Mẫu các loại vải 
- Bát đựng nước, diêm
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị một số mẫu vải
III. Phương pháp
- Hoạt động nhóm, nêu và giải quyế ... à phương pháp đính mép gấp của vải với vải nền bằng các mũi chỉ vắt
- Sử dụng: Trong may nối, khâu vá, khâu lược.
- Sử dụng: Dùng trong may nối mạng, may viền bọc mép
- Sử dụng: Khi may nền gấp mép ở cổ áo hay gấu áo, phần khăn mùi xoa
- Cách khâu: sgk
- Cách khâu: sgk
- Cách khâu :sgk
HĐ2. Thực hành các mũi khâu cơ bản
- Mục tiêu: Luyện kỹ năng khâu trên vải, nhanh, chính xác, đúng kỹ thuật
- Thời gian: 25 phút
- Đồ dùng dạy học: Hình 1.14; 1.15; 1.16 . Bảng 1. Mẫu hoàn chỉnh ba đường khâu. Kim, chỉ, vải, kéo
- Cách tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV Treo các hình 1.14, 1.15, 1.16 , bảng 1 lên bảng và cho hs quan sát các mẫu khâu đã hoàn chỉnh để hs định hình được sản phẩm của mình
HS Quan sát hình vẽ và mẫu vật
GV Thao tác mẫu ba mũi khâu để học sinh quan sát nắm vững.
HS Thực hành khâu lần lượt ba mũi khâu trên vải 
GV Quan sát theo dõi và uốn nắn kịp thời thao tác của hs
- Lưu ý : hs khi lấy chỉ tránh lấy dài sẽ đâm vào bạn bên cạnh và khó làm
GV Thu một số sản phẩm nhận xét về :
- Đường khâu đúng, đẹp và chưa được
- Cách chọn chỉ phù hợp với màu vải, hay chưa phù hợp
- Có nhăn, dúm hay không.
Để hs khắc phục vào những tiết thực hành tới
HS Tự nhận xét đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn qua nhận xét của gv
2. Thực hành khâu
- Mũi khâu thường
- Mũi khâu đột mau
- Mũi khâu vắt
V. Tổng kết và hướng dẫn học bài (3/) 
- GV Nhận xét chung kết quả thực hành của hs.
- Rút kinh nghiệm cho bài thực hành sau
- Về nhà tập khâu các kiểu khâu trên vải ( Khâu mũi thường, khâu đột, khâu vắt ).
- Chuẩn bị bài sau: Vải, kéo, kim chỉ, chun.
Ngày soạn:21/9/2010
Ngày giảng:22/9/2010
Tiết 10 - Bài 6
Th: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
(Vẽ và cắt theo mẫu)
I. Mục tiêu
- Vẽ tạo mẫu giấy bao tay trẻ sơ sinh.
- Biết cách dùng kéo cắt mẫu bao tay trẻ sơ sinh.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, cắt may đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Chuẩn bị mẫu bao tay hoàn chỉnh một đôi.
- Tranh phóng to, cách tạo mẫu giấy, vải, kéo
- HS: Chuẩn bị hai mảnh vải, kéo thước, bút chì.
III. Phương pháp 
- Thực hành, trực quan
IV. Tổ chức giờ học
Khởi động
Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
 Thời gian: 5/
Cách tiến hành: GV đặt câu hởi, hs trả lời
H : Thế nào là mũi khâu thường? Cách khâu mũi khâu thường?
* Hoạt động 1.Vẽ và cắt mẫu giấy
Mục tiêu: Vẽ tạo mẫu giấy bao tay trẻ sơ sinh đúng kích thước
 Thời gian: 20/
 Đồ dùng: Mẫu bao tay tre sơ sinh hoàn chỉnh. Hình 1.17, giấy bìa cứng, kéo, bút chì, thước
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV Cho hs quan sát chiếc bao tay trẻ sơ sinh đã hoàn thiện để hs hình dung sản phẩm của mình.Treo tranh hình 1.17 hướng dẫn hs cách dựng hình và cắt theo nét vẽ 
HS Chú ý quan sát.
GV Làm theo đúng kích thước quy định và trình tự trong sgk
HS Quan sát gv làm mẫu 
Tiến hành dựng hình trên giấy bìa cứng theo các số liệu trong hình 1.17 trên bảng
Sau khi đã tạo được hình, cắt hình tạo được theo mẫu vẽ
GV Theo dõi hs thực hành, chỉnh sửa kịp thời. Kiểm tra một số sản phẩm của hs rồi nhận xét
1.Vẽ và cắt mẫu giấy
- Kẻ hình chữ nhật ABCD có cạnh 
AB =CD = 11cm; AD=BC = 9cm.
AE = DG = 4,5 Cm phần cong đầu các ngón tay. R = 4,5 Cm.
HĐ 2. Cắt vải theo mẫu giấy
Mục tiêu: Cắt được hai mảnh vải đúng theo mẫu giấy
 Thời gian: 14/
 Đồ dùng: Mẫu giấy, hai mảnh vải, kéo
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV Đặt hai mảnh vải trên mẫu giấy vừa hoàn thành, hướng dẫn hs cắt vải theo mẫu
- Làm mẫu cắt vải thành hai mảnh vải có kích thước giống như mẫu giấy
- Lưu ý hs cách cố định vải để tránh xê dịch hay lệch vải
HS Tiến hành cắt vải theo mẫu giấy.Vẽ hoàn chỉnh thì cho cắt vải theo nét vẽ 2.
GV Theo dõi hs thực hành gấp vải và áp mẫu, kiểm tra và chỉnh sửa kịp thời sản phẩm của hs GV Chọn những mẫu vải đã cắt để học sinh tự nhận xét đánh giá.
GV Bổ xung nhận xét.
2. Cắt vải theo mẫu giấy
- Xếp vải.
- Cắt từng lớp vải hoặc cắt hai lớp vải.
- Xếp úp hai mặt vải vào nhau mặt trái vải ra ngoài.
- Đặt mẫu giấy lên vải ghim cố định.
- Dùng phấn vẽ lên bảng theo chu vi mẫu giấy.
- Dùng phấn vẽ đường thứ hai cách đường thứ nhất 0.5 cm để trừ đường may.
- Lấy kéo cắt theo đường phần vẽ lần sau.
* Thực hành:
- Cắt vải theo mẫu giấy.
V. Tổng kết và hướng dẫn học bài (5/)
- GV Nhận xét bài vẽ trên giấy và hình cắt trên giấy của học sinh
- Bài khâu bao tay trẻ sơ sinh tiết hai dừng lại ở bước cắt vải theo mẫu giấy. Các em giữ bài để tiết ba thực hành khâu bao tay.
- Vẽ và cắt trên mẫu giấy cho thuần thục.
- Chuẩn bị bài sau:Vải, kéo, kim chỉ, chun.
Ngày soạn:22/9/2010 
Ngày giảng: 23/9/2010
Tiết 11 - Bài 6
Th: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
(Khâu thành bao tay)
I. Muc tiêu
- Biết cách tạo dựng , cách khâu một chiếc bao tay tre sơ sinh
- Khâu được bao tay trẻ sơ sinh theo đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, cắt may đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Chuẩn bị mẫu bao tay hoàn chỉnh một đôi.
 Tranh phóng to, vải, kéo, kim chỉ, dây chun.
- HS: Chuẩn bị hai mảnh vả chỉ thường, kim khâu, kéo thước, bút chì.
III. Phương pháp 
- Thực hành, trực quan, so sánh
IV. Tổ chức giờ học
Khởi động:
Mục tiêu: Kiểm tra sản phẩm hai mảnh vải mà hs đã hoàn thành giờ trước
 Thời gian: 3/
Cách tiến hành: GV Yêu cầu hs để sản phẩm mình đã chuẩn bị lên bàn cho gv kiểm tra
* Hoạt động: Hướng dẫn ban đầu
 Mục tiêu: Nhằm hướng dẫn cho hs để hs hình dung được cách làm và làm như thế nào cho đúng
 Thời gian: 10/
 Đồ dùng: hình 1.17b, mẫu bao tay trẻ, vải, kim chỉ, kéo, dây chun
 Cách tiến hành: GV Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài thực hành. Kim, chỉ, vải, kéo
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV Treo hình 1.17 lên bảng hướng dẫn hs cách khâu
Làm mẫu khâu vòng ngoài bao tay và khâu viền mép vòng cổ tay và luồn chun
Kết hợp giải thích những thao tác khó như: cổ tay, chỗ vòng cung, viền mép..
Nêu yêu cầu từng công đoạn:
+ Khâu mũi khâu phải đều nhau
+ Không bị dúm, nhăn
+ Đẹp
HS Quan sát gv làm mẫu, ghi nhớ các yêu cầu để vận dụng vào bài tránh được những sai sót
GV Cho hs quan sát một số mẫu bao tay trẻ đã hoàn chỉnh
HS Quan sát kĩ để hình dung được sản phẩm của mình
1. Quan sát gv làm mẫu
HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên
 Mục tiêu: Học sinh biết khâu hoàn chỉnh chiếc bao tay
 Thời gian: 25/
 Đồ dùng: Vải, kim, chỉ, kéo
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV Yêu cầu hs tiến hành khâu bao tay trẻ 
HS Làm việc theo hướng dãn của gv và tuâ theo quy trình thực hành trong sgk
- Thực hiện thao tác mẫu khâu theo thứ tự đường chu vi và khâu viền cổ tay
GV Quan sát học sinh còn lúng túng uốn nắn các em chưa khâu đúng kỹ thuật.
- Lưu ý hs vừa khâu vừa điều chỉnh kiểm tra xem khâu đã đều chưa, đúng chưa, có bị dúm, bị nhăn hay không
HS Khâu hoàn chỉnh bao tay trẻ
2. Thực hành
a. Khâu vòng ngoài bao tay
- úp hai mặt phải vào nhau, xếp bằng mép cắt, khâu theo mép phấn.
Khâu mũi thường, khi kết thúc đường khâu cần lại mũi để chỉ không tuột.
b. Khâu viền mép vòng cổ tay
- Gấp mép viền cổ tay 1cm nên khâu lược trước khi đính nếp gấp với mặt nền.
HĐ3. Hướng dẫn kết thúc
 Mục tiêu: Học sinh tự kiểm tra và đánh giá được sản phẩm của mình 
 Thời gian: 5/
 Đồ dùng: Sản phẩm bao tay 
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV Yêu cầu hs ngừng thực hành
GV Nhận xét một số sản phẩm trước lớp, chỉ ra những lỗi hay mắc phải, chưa làm được, chỗ hs làm tốt, đúng, đẹp để phát huy tính tích cực của hs
HS Tự đối chiếu và đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn qua phần nhận xét của gv
3. Kiểm tra đánh giá
V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà 2/
- Bài khâu bao tay trẻ sơ sinh tiết hai dừng lại ở bước khâu thành bao tay. Các em giữ bài để tiết ba thực hành khâu hoàn chỉnh và trang trí.
- Hoàn thiện khâu bao tay và Tập trang trí trên sản phẩm giấy 
- Chuẩn bị bài sau: Mẫu vẽ, giấy than, bút chì, dây chun, sưu tầm các mẫu dùng trong trang trí
Ngày soạn: 28/9/2010
Ngày giảng: 30/9/2010
 Tiết 12 - Bài 6
Th: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
(Trang trí và hoàn thành)
I. Mục tiêu
- Khâu hoàn chỉnh được một chiếc bao tay.
- Biết cách trang trí trên sản phẩm của mình
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, cắt may đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Chuẩn bị mẫu bao tay hoàn chỉnh một đôi.
- Tranh phóng to, cách tạo mẫu giấy, vải, kéo, kim chỉ, dây chun.
- HS: Chuẩn bị hai mảnh vải chỉ thường, kim khâu, kéo thước, bút chì.
III. Phương pháp	
 - Thực hành, trực quan, so sánh
IV. Tổ chức giờ học
* Khởi động
 Mục tiêu: Học sinh tự kiểm tra và đánh giá được sản phẩm của mình 
 Thời gian: 5/
 Đồ dùng: Sản phẩm bao tay 
Cách tiến hành:
HĐ1. Hướng dẫn ban đầu
 Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài thực hành.
 Thời gian: 5/
 Đồ dùng: Sản phẩm bao tay 
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV Cho hs quan sát một số sản phẩm bao tay trẻ sơ sinh đã được trang trí
HS Quan sát để định hướng cho sản phẩm của mình sẽ trang trí như thế nào
GV Hướng dẫn hs cách trang trí trên sản
phẩm của mình: ở giữa, xung quanh đường diềm
Khuyến khích cho hs tự trang trí sản phẩm bằng cách vẽ hình, thêu, kẻ chữ
Cho hs quan sát một số mẫu thêu, cách phối màu, chọn chỉ
HS Quan sát kĩ các sản phẩm
GV Nêu yêu cầu của các công đoạn
Sản phẩm đẹp
Trang trí hợp lí
Không bị nhăn, dúm
Không quá loè loẹt..
1. Quan sát mẫu
 HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên
 Mục tiêu: Học sinh tự kiểm tra và đánh giá được sản phẩm của mình 
 Thời gian: 5/
 Đồ dùng: Sản phẩm bao tay 
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV Yêu cầu hs tiến hành trang trí trên sản phẩm của mình và luồn chun để sản phẩm hoàn chỉnh
HS Tự trang trí và hoàn chỉnh sản pẩm theo hướng dẫn của gv
GV Quan sát hs thực hành, uốn nắn chỉnh sửa thao tác kịp thời
2. Trang trí và luồn chun
a. Trang trí
b. Luồn chun
 HĐ3. Hướng dẫn kết thúc
 Mục tiêu: Học sinh tự kiểm tra và đánh giá được sản phẩm của mình 
 Thời gian: 5/
 Đồ dùng: Sản phẩm bao tay 
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV Yêu cầu hs ngừng thực hành
GV Nhận xét một số sản phẩm trước lớp, chỉ ra những lỗi hay mắc phải, chưa làm được, chỗ hs làm tốt, đúng, đẹp để phát huy tính tích cực của hs
HS Tự đối chiếu và đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn qua phần nhận xét của gv
3. Kiểm tra đánh giá
V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà 5/
- Nhận xét tinh thần làm việc của học sinh
- Thu bài chấm điểm. 
- Cắt, khâu, bao tay và trang trí theo ý thích.
- Chuẩn bị bài sau: Vải, kim chỉ, kéo.

Tài liệu đính kèm:

  • doct1-12.doc