Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 31-36 - Nguyễn Thị Tuyết Minh

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 31-36 - Nguyễn Thị Tuyết Minh

1.Mục tiêu:

a.Kiến thức:

 -HS được củng cố và hệ thống hóa các khái niệm cơ bản của học kì I

b.Kĩ năng:

 -HS vận dụng được kiến thức đã học làm bài kiểm tra

c.Thái độ:

 -Giáo dục HS tính cẩn thận, nghiêm túc, trung thực khi làm bài

2.Chuẩn bị:

a.Giáo viên:

SGK + giáo án

b.Học sinh:

 SGK + nghiên cứu bài trước ở nhà

3.Phương pháp dạy học:

 -Phương pháp kiểm tra đánh giá

4.Tiến trình:

4.1 Ổn định tổ chức:

 Điểm danh

4.2 Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra

4.3 Giảng bài mới:

 

doc 13 trang Người đăng vanady Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 31-36 - Nguyễn Thị Tuyết Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI HỌC KÌ I
Tiết PPCT: 31
ND:// 
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
 -HS được củng cố và hệ thống hóa các khái niệm cơ bản của học kì I
b.Kĩ năng:
 -HS vận dụng được kiến thức đã học làm bài kiểm tra
c.Thái độ:
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, nghiêm túc, trung thực khi làm bài
2.Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
SGK + giáo án
b.Học sinh:
 SGK + nghiên cứu bài trước ở nhà
3.Phương pháp dạy học:
 -Phương pháp kiểm tra đánh giá	
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:
 Điểm danh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra
4.3 Giảng bài mới:
Đề kiểm tra
Đáp án
I.Trắc nghiệm: (5đ)
Câu 1: (2đ)
Hãy ghi lại chữ cái đầu câu mà em chọn
1/Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật như:
A.tơ tằm 	B. đay
C. lanh	D. cả B và C
2/ Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật như:
A.con tằm	B.vịt
C.lạc đà 	D.cả A,B,C
3/Vải có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát lànhưng dễ bị nhàu là:
A.vải bông	B.vải pha
C.vải nilon	D.vải satin
4/Công nhân cạo mủ cao su nên chọn trang phục:
A.màu trắng	B.vải mềm
C.A và B đúng	D.A và B sai
Câu 2: (2đ)
Em hãy tìm chọn các từ thích hợp điền vào ô trống cho phù hợp:
	Sợi thiên nhiên có nguồn gốc thực vật như sợi quả cây (1) và có nguồn gốc động vật như sợi con (2). 
Vải sợi nhân tạo được dệt từ chất (3) của (4)
Câu 3: (1đ)
Hãy nối cột A với cột B để có câu đúng, hoàn chỉnh:
Cột A
Cột B
1.Trang phục có chức năng
2.Quần áo bằng vải sợi bông
3.Vải màu tối, kẻ sọc dọc
4.Người gầy nên mặc
a.làm cho người mặc có vẻ gầy đi, cao lên
b. bảo vệ cơ thề và làm đẹp cho con người
c. nên là ở 1600C
d. vải bông, màu sắc tươi sáng
II. Phần tự luận:(5đ)
Câu 1: (2đ)
Vì sao cần phải giữ nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
Câu 2: (3đ)
Nêu các nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa?
Mỗi câu chọn đúng đạt 0,5 đ
1/D
2/D
3/A
4/D
Mỗi từ điền đúng đạt 0,5 đ
bông
tằm
xenlulo
gỗ, tre, nứa
Mỗi câu ghép đúng đạt 0,25 đ
1 + b
2 + c
3 + a
4 + d
Mỗi ý đúng đạt 0,5đ
Cần giữ nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp vì nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ:
+Đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình
+Tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm dọn dẹp
+Tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm vật dụng
+Làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở
Mỗi ý đúng đạt 1đ
 Có 3 nguyên tắc cắm hoa:
+Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hìng dáng, màu sắc
+Cần có sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm
+Có sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí
4.4 Củng cố và luyện tập:
GV thu bài kiểm tra
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Chuẩn bị phần III của bài “Cắm hoa trang trí”
Tìm hiểu: + Qui trình cắm hoa
5.Rút kinh nghiệm:
CẮM HOA TRANG TRÍ
Tiết PPCT: 32
ND:// 
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
 -HS nắm được qui trình cắm hoa
b.Kĩ năng:
 -HS biết cắm bình hoa đúng kĩ thuật
c.Thái độ:
 -Giáo dục HS biết yêu thích cái đẹp, trang trí làm đẹp phòng học, nhà ở, góc học tập
2.Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
SGK + giáo án
b.Học sinh:
 SGK + nghiên cứu bài trước ở nhà
3.Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan
-Phương pháp vấn đáp, thảo luận	
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:
 Điểm danh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra
4.3 Giảng bài mới:
 Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng nguyên tắc cắm hoa để thực hiện cắm hoa trang trí
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1. Tìm hiểu các vật liệu – dụng cụ cắm hoa
(PP vấn đáp)
GV:Muốn cắm một bình hoa ta cần chuẩn bị những vật liệu gì?
HS:Liên hệ kiến thức cũ trả lời
Dụng cụ: bình cắm, bàn chông, dao kéo, mút xốp
Vật liệu: hoa, lá, cành
HĐ2. Tìm hiểu qui trình thực hiện cắm hoa trang trí
(PP vấn đáp, thảo luận, trực quan)
GV:gọi HS đọc 2.III SGK
HS: đọc SGK
GV: Em hãy nêu qui trình thực hiện cắm một bình hoa trang trí?
HS: thảo luận, trình bày
GV:gọi đại diện nhóm khác nhận xét
HS:nhận xét, rút ra kết luận
GV:thao tác mẫu, cắm một bình hoa theo qui trình
HS: quan sát
GV: Yêu cầu HS còn vướng mắc nêu ý kiến, giáo viên giải đáp
GV: Muốn giữ cho hoa được tươi lâu em cần phải làm gì?
HS:trước khi cắm: cho hoa vào nước, đặt nơi mát mẻ 
Sau khi cắm: cắt cành hoa trong nước, tránh đặt bình hoa nơi có nắng gió, thay nước hàng ngày
III. Qui trình cắm hoa:
1.Chuẩn bị:
Dụng cụ: bình cắm, bàn chông, dao kéo, mút xốp
Vật liệu: hoa, lá, cành
2.Qui trình thực hiện:
-Lựa chọn hoa lá cành, bình cắm, dạng cắm phù hợp
-Cắt cành và cắm cành chính trước
-Cắt cành phụ cắm xen vào cành chính, điểm thêm hoa lá phụ
-Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí
4.4 Củng cố và luyện tập:
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK
Nêu qui trình cắm một bình hoa trang trí? 
-Lựa chọn hoa lá cành, bình cắm, dạng cắm phù hợp
-Cắt cành và cắm cành chính trước
-Cắt cành phụ cắm xen vào cành chính, điểm thêm hoa lá phụ
-Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Học thuộc bài
-Chuẩn bị bài: “Thực hành cắm hoa”
-Nghiên cứu mục I. Cắm hoa dạng thẳng đứng
-Chuẩn bị: vật liệu dụng cụ cắm hoa dạng thẳng đứng
5.Rút kinh nghiệm:
TIẾT PCPT: 33
THỰC HÀNH: CẮM HOA
ND: // 
1/ Mục tiêu:
 a/ Kiến thức:
HS nắm được cách chuẩn bị và qui trình thực hiện cắm hoa dạng thẳng đứng.
 b/ Kĩ năng:
HS vận dụng được kiến thức hoàn thành sản phẩm: cắm một bình hoa dạng thẳng đứng.
 c/ Thái độ:
Giáo dục HS ý thức học tập, vận dụng vào cuộc sống. 
2/ Chuẩn bị:
Giáo viên
SGK + giáo án sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng.
Học sinh
SGK + xem bài ở nhà 
Vật liệu và dụng cụ cắm hoa dạng thẳng đứng
3/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, thực hành.
4/ Tiến trình:
4.1/ Oån định –tổ chức
 Điểm danh
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra
4.3/ Giảng bài mới:
 Chúng ta đã nắm được nguyên tắc cơ bản và qui trình thực hiện cắm hoa trang trí. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng kiến thức đã học cắm một bình hoa trang trí.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ 1: GV hướng dẫn HS cắm hoa dạng thẳng đứng.
(PP thuyết trình trực quan)
GV: Treo sơ đồ cắm hoa H2.24
HS: Nêu qui ước về góc độ cắm các cành vào bình cắm.
GV: hướng dẫn HS cách cắm.
- Cành = 1,5 (d+h) nghiên 15o về trái
-Cành =2/3 nghiên 45o hơi ngả sau.
 -Cành =2/3 nghiên 75o về trái hơi chếch ra phía trước.
Cắm cành 
Cắm cành T xen vào cành chính và che kín miệng bình.
GV: Trên cơ sở cắm hoa thẳng đứng dạng cơ bản ta có thể vận dụng trên thực tế như thế nào cho linh hoạt và phù hợp?
HS: Có thể thay đổi góc độ của cành chính, bỏ bớt 1 hoặc 2 cành chính.
HĐ 2: HS tự thực hành cắm hoa dạng thẳng đứng.
( PP thảo luận, thực hành)
HS: Sử dụng vật liệu và dụng cụ đã chuẩn bị tiến hành cắm một bình hoa dạng thẳng đứng.
GV: theo dõi, uốn nắn kịp thời.
I/ Cắm hoa dạng thẳng đứng
1/ Dạng cơ bản.
a. Sơ đồ cắm hoa:
b.Qui trình cắm hoa
2/ Dạng vận dụng
4.4/ Củng cố và luyện tập:
HS:Các nhóm trình bày sản phẩm.
GV: nhận xét chấm điểm.
GV: nhận xét tiết thực hành: Sự chuẩn bị, thái độ làm việc, hiệu quả đạt được của học sinh.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Vận dụng kiến thức đã học cắm một bình hoa dạng thẳng đứng hoặc dạng vận dụng trang trí góc học tập của em.
-Đọc trước phần II cắm hoa dạng nghiên, chuẩn bị dụng cụ,ï nguyên liệu phù hợp với cắm hoa dạng nghiên.
5 / Rút kinh nghiêm:
THỰC HÀNH: CẮM HOA
Tiết PPCT: 34
ND:../../.
1/ Mục tiêu:
a.Kiến thức:
-HS biết cách chuẩn bị và qui trình cắm hoa dạng nghiêng
b.Kỹ năng:
-HS vận dụng kiến thức hoànnghie6ngsa3n phẩm, cắm một bình hoa dạng nghiêng
c.Thái độ:
-Giáo dục lòng yên nghệ thuật, vận dụng cắm hoa trang trí tại gia đình
2/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK + giáo án
Sơ đồ cắm hoa dạng nghiiêng
Học sinh:
SGK + nghiên cứu bài trước nghie6ie6ngva65t liệu, dụng cụ cắm hoa dạng nghiêng
3/ Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan ,vấn đáp
Phương pháp thực hành, thuyết trình
4/ Tiến trình:
4.1Ổn định tổ chức:
 Điểm danh
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra 
4.3 Giảng bài mới:
 Ở tiết trướe61ca1c em đã thực hành cắm hoa dạng thẳng đứng, tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thực hành cắm hoa dạng nghiêng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1.GV hướng dẫn HS cắm hoa dạng nghiêng
(PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình)
GV:Treo sơ đồ cắm hoa H2.28, nêu qui ước về góc độ cắm các cành hoa vào bình cắm
HS: quan sát
GV:hd HS cách cắm
+Cành 1 nghiêng 450, dài 1,5(D+h)
+Cành 2 dài 2/3 cành 1, nghiêng 150 hơi ngả ra phía sau
+Cành 3 dài 2/3 cành 2, nghiêng 750 hơi ngả ra phía trước
-Cắm cành phụ gồm hoa lá xen vào cành chính và che kín miệng bình
 GV: Em hãy so sánh sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng và sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng?
HS:ở cắm hoa dạng nghiêng vị trí các bông hoa trải rộng và thấp hơn so với cắm hoa dạng thẳng đứng
GV:Trên cơ sở cắm hoa dạng nghiêng cơ bản ta có thể vận dụng trên thực tế như thế nào cho linh hoạt và phù hợp?
HS: Có thể thay đổi góc độ cành chính, bỏ bớt một hoặc hai cành chính, thay đổi độ dài của cành chính
HĐ2. HS tự thực hành cắm hoa dạng nghiêng
(PP thực hành)
HS: Sử dụng vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị cắm một bình hoa dạng nghiêng
GV: theo dõi, uốn nắn kịp thời
II. Cắm hoa dạng nghiêng:
1.Dạng cơ bản:
a.Sơ đồ cắm hoa:
b. Qui trình cắm hoa
2. Dạng vận dụng
4.4 Củng cố luyện tập:
các nhóm trình bày sản phẩm
GV nhận xét, chấm điểm
GV nhận xét tiết thực hành: sự chuẩn bị, thái độ làm việc, hiệu quả đạt được của học sinh
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Vận dụng kiến thức đã học cắm một bình hoa dạng nghiêng trang trí góc học tập của em
-nghiên cứu III Cắm hoa dạng toả tròn
-Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cắm hoa dạng toả tròn
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 35
THỰC HÀNH: CẮM HOA
ND: //
1/ Mục tiêu:
a.Kiến thức:
-HS biết cách chuẩn bị và qui trình cắm hoa dạng toả tròn
b.Kỹ năng:
-HS vận dụng kiến thức hoàn thành sản phẩm, cắm một bình hoa dạng toả tròn
c.Thái độ:
-Giáo dục lòng yên nghệ thuật, vận dụng cắm hoa trang trí tại gia đình
2/ Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
SGK + giáo án
Sơ đồ cắm hoa dạng toả tròn
b.Học sinh:
SGK + nghiên cứu bài trước; 
Vật liệu, dụng cụ cắm hoa dạng tỏa tròn.
3/ Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan ,vấn đáp
Phương pháp thực hành, thuyết trình
4/ Tiến trình:
4.1Ổn định tổ chức:
 Điểm danh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra 
4.3 Giảng bài mới:
 Ở tiết trước các em đã thực hành cắm hoa dạng nghiên, tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thực hành cắm hoa dạng tỏa tròn.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1.GV hướng dẫn HS cắm hoa dạng tỏa tròn
(PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình)
GV:Treo sơ đồ cắm hoa H2.32a
HS: Quan sát
GV: Em có nhận xét gì về độ dài của các cành chính? Vị trí của các bông hoa?
HS: Các cành đều bằng nhau và nằm tỏa đều xung quanh.
GV: Giới thiệu một số tranh ảnh.
GV: Em có nhận xét gì về vật liệu và dụng cụ cắm hoa dạng tỏa tròn?
HS: Bình cắm thấp, hoa có nhiều loại, màu sắc hài hòa hoặc tương phản.
GV:Hướng dẫn HS cách cắm hoa dạng tỏa tròn.
+Cành 1 chính giữa bình có chiều dài bằng D.
+Cắm 4 cành có chiều dài bằng D chia bình thành 4 phần.
+ Cắm 4 cành có chiều dài bằng D xen giữa 
-Cắm cành phụ , điểm thêm hoa lá xen vào cành chính , khoảng trống và tỏa ra xung quanh.
HĐ 2. HS tự thực hành cắm hoa dạng tỏa tròn
(PP thực hành)
HS: Sử dụng vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị cắm một bình hoa dạng tỏa tròn.
GV: theo dõi, uốn nắn kịp thời.
GV: mở rộng:
+Thay đổi độ dài của 2 cành bên phải và bên trái sẽ tạo dạng cắm hình bán nguyệt.
+Thay đổi độ dài cành chính giữa sẽ tạo dạng cắm hình tam giác.
II. Cắm hoa dạng tỏa tròn
1.Sơ đồ cắm hoa:
2. Qui trình cắm hoa
4.4 Củng cố luyện tập:
Các nhóm trình bày sản phẩm
GV nhận xét, chấm điểm
GV nhận xét tiết thực hành: sự chuẩn bị, thái độ làm việc, hiệu quả đạt được của học sinh
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Vận dụng kiến thức đã học cắm một bình hoa dạng tỏa tròn trang trí góc học tập của em
-nghiên cứu IV cắm hoa dạng tự do.
-Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cắm hoa dạng tự do.
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 36
THỰC HÀNH: CẮM HOA
ND:../../.
1/ Mục tiêu:
aKiến thức:
-HS biết cách chuẩn bị và qui trình cắm hoa dạng tự do
bKỹ năng:
-HS vận dụng kiến thức hoàn thành sản phẩm, cắm một bình hoa dạng tự do
cThái độ:
-Giáo dục lòng yêu nghệ thuật, vận dụng cắm hoa trang trí tại gia đình
2/ Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
SGK + giáo án
Sơ đồ cắm hoa dạng tự do 
b.Học sinh:
SGK + nghiên cứu bài trước; 
Vật liệu, dụng cụ cắm hoa dạng tự do
3/ Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan ,vấn đáp
-Phương pháp thực hành, thuyết trình
4/ Tiến trình:
4.1.Ổn định tổ chức:
 Điểm danh
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra 
4.3 Giảng bài mới:
 Ở tiết trước các em đã thực hành cắm hoa dạng nghiên, tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thực hành cắm hoa dạng tỏa tròn.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1.GV hướng dẫn HS cắm hoa dạng tỏa tròn
(PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình)
GV:Treo sơ đồ cắm hoa H2.32a
HS: Quan sát
GV: Em có nhận xét gì về độ dài của các cành chính? Vị trí của các bông hoa?
HS: Các cành đều bằng nhau và nằm tỏa đều xung quanh.
GV: Giới thiệu một số tranh ảnh.
GV: Em có nhận xét gì về vật liệu và dụng cụ cắm hoa dạng tỏa tròn?
HS: Bình cắm thấp, hoa có nhiều loại, màu sắc hài hòa hoặc tương phản.
GV:Hướng dẫn HS cách cắm hoa dạng tỏa tròn.
+Cành 1 chính giữa bình có chiều dài bằng D.
+Cắm 4 cành có chiều dài bằng D chia bình thành 4 phần.
+ Cắm 4 cành có chiều dài bằng D xen giữa 
-Cắm cành phụ , điểm thêm hoa lá xen vào cành chính , khoảng trống và tỏa ra xung quanh.
HĐ 2. HS tự thực hành cắm hoa dạng tự do (PP thực hành)
HS: Sử dụng vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị cắm một bình hoa dạng tỏa tròn.
GV: theo dõi, uốn nắn kịp thời.
GV: mở rộng:
+Thay đổi độ dài của 2 cành bên phải và bên trái sẽ tạo dạng cắm hình bán nguyệt.
+Thay đổi độ dài cành chính giữa sẽ tạo dạng cắm hình tam giác.
IV Cắm hoa dạng tự do
1.Sơ đồ cắm hoa:
2. Qui trình cắm hoa
4.4 Củng cố luyện tập:
Các nhóm trình bày sản phẩm
GV nhận xét, chấm điểm
GV nhận xét tiết thực hành: sự chuẩn bị, thái độ làm việc, hiệu quả đạt được của học sinh
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Vận dụng kiến thức đã học cắm một bình hoa dạng tự do trang trí góc học tập của em
-Chuẩn bị bài: “Cơ sở của ăn uống hợp lí”
Tìm hiểu:
+Nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất đường bột, chất béo
5/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docCN6-31-36.doc