Giáo án Công nghệ 6 - Chương trình cả năm 2 cột

Giáo án Công nghệ 6 - Chương trình cả năm 2 cột

 Chương 1: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH

 Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC

 I/ Mục tiêu bài học:

- Học sinh biết được nguồn gốc, qui trình sản xuất, tính chất,công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.

- Biết phân biệt một số loại vải thông thường.

- Thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt các loại vải bằng cách: đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt.

 II/ Chuẩn bị:

- GV: giáo án; một số loại vải thường dùng; tranh H 1.1 SGK; H 1.2; dụng cụ thí nghiệm: bát chứa nước, bật lửa.

- HS: các loại vải, bật lửa.

 III/ Các hoạt động dạy học

 1/ On định lớp

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 - Em hãy nêu phương pháp học tập môn công nghệ 6.

- Em hãy nêu mục tiêu của chương trình công nghệ 6.

 

doc 61 trang Người đăng vanady Lượt xem 2531Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Chương trình cả năm 2 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Tiết 1 BÀI MỞ ĐẦU
I/ Mục tiêu bài học:
 Sau khi học xong bài này học sinh:
 -Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình; mục tiêu chương trình và SGK công nghệ 6(phân môn kinh tế gia đình) những yêu cầu đổi mới phương pháp hiọc tập.
 -Hứng thú học tập môn học.
 II/ Chuẩn bị
 Giáo án; bài nói về kinh tế gia đình.
 Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS.
 III/Các hoạt động dạy và học
 1/ Oån định lớp
 2/ Làm quen lớp
 3/ Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: I/ Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
1/ Vai trò của gia đình (SGK)
2/ Vai trò của kinh tế gia đình
 ( SGK)
Gv gợi ý giúp học sinh hiểu và phát biểu về các nhu cầu thiết yếu của con người về cơ sở vật chất, tinh thần.
GV đặt câu hỏi : Gia đình là gì?
Các nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất và tinh thần.
Nhu cầu về tinh thần các thành viên trong gia đình phải làm gì để góp phần tổ chức cuộc sống văn minh hạnh phúc.
Nguồn thu nhập chính của gia đình các em là gì?
2-3 học sinh trả lời
Nguồn thu nhập của gia đình các em được sử dụng vào những việc gì?
-Công việc nội trợ là những công việc nào? Có thuộc về kinh tế gia đình không?
Hoạt động 2: Mục tiêu chương trình công nghệ 6 - phân môn kinh tế gia đình.
SGK trang 3 và trang 4.
-GV gọi HS đọc SGK cuối trang 3 đầu trang 4.
GV giải thích thêm
Hoạt Động 3: Phương pháp học tập
- HS xem sách giáo khoa
-GV hướng dẫn học sinh phương pháp học tập.
 4/ Kiểm tra đánh giá:
Vai trò của gia đình là gì?
Mục tiêu của chương trình công nghệ 6.
Phương pháp học tập.
 5/ Dặn dò:
 Học sinh về nhà học thuộc bài, xem trước bài 1.
..............................................................................................................................
Tuần: 1,2
Tiết: 2, 3
 Chương 1: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
 Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
 I/ Mục tiêu bài học:
Học sinh biết được nguồn gốc, qui trình sản xuất, tính chất,công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.
Biết phân biệt một số loại vải thông thường.
Thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt các loại vải bằng cách: đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt.
 II/ Chuẩn bị:
GV: giáo án; một số loại vải thường dùng; tranh H 1.1 SGK; H 1.2; dụng cụ thí nghiệm: bát chứa nước, bật lửa.
HS: các loại vải, bật lửa.
 III/ Các hoạt động dạy học
 1/ Oån định lớp
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy nêu phương pháp học tập môn công nghệ 6.
Em hãy nêu mục tiêu của chương trình công nghệ 6.
 3/ Bài mới
 Nội dung
 Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Nguồn gốc, tính chất của các loại vải:
 a/ Nguồn gốc:
 Vải sợi thiên nhiên được dệt từ các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm.
 b/ Tính chất:
 Vải bông, vải tơ tằm mặc thoáng mát, dễ nhàu, lâu khô, tro bóp dễ tan, độ bền kém.
 2/ Vải sợi hoá học
 a/ Nguồn gốc:
 Vải sợi hoá học được dệt từ các dạng sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá học. Có hai loại vải sợi hoá học: vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp.
 b/ Tính chất:
Vải sợi nhân tạo: măïc thoáng mát, ít nhàu hơn vải bông, tro bóp dễ tan, bị cứng lại ở trong nước.
Vải sợi tổng hợp bền đẹp, dễ giặt, không bị nhàu nhưng mặc bí vì ít thắm mồ hôi, mau khô, tro bóp không tan.
 3/ Vải sợi pha:
 a/ Nguồn gốc: 
 Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha.
 b/ Tính chất:
 Vải sợi pha có những ưu điểm của các loại sợi thành phần
GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh, yêu cầu HS nêu tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải.
Nêu tóm tắt quá trình sản xuất vải sợi bông và vải sợi tơ tằm.
HS đọc thông tin dđầu trang 7 SGK.
GV làm thử nghiệm vo,ø đốt, nhúng vải vào nước.
HS rút ra kết luận về tính chất của vải.
HS đọc thông tin trang 7
GV treo tranh H 1.2
HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:
Nguồn gốc của vải sợi hoá học? Có mấy loại? 
Nêu tóm tắt quá trình sản xuất vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp
HS hoàn thành bài tập đầu trang 8 SGK.
HS đọc thông tin phần tính chất.
GV làm thử nghiệm chứng minh đốt vải, vò vải.
HS quan sát, rút ra nhận xét.
HS trả lời câu hỏi vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc.
GV cho HS xem một số mẫu vải có ghi thành phần sợi pha và rút ra kết luận nguồn gốc vải sợi pha.
HS đọc thông tin vải sợi pha.
HS đọc thông tin và rút ra nhận xét về tính chất của vải sợi pha
Hoạt động 2:Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
 1/ Điền tính chất của một số loại vải;
 - GV yêu cầu HS điền tính chất của một số loại vải vào bảng 1 trang 9 SGK.
GV treo bảng 1 lên bảng gọi HS lên điền cả lớp theo dõi sữa chữa.
 2/ Thử nghiệm để phân biệt một só loại vải
Xếp những vải có tính chất điển hình của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học, còn lại là vải sợi pha.
 3/ Đọc thành phần vải sợi trên các băng vải nhỏ đính trên áo quần.
GV yêu cầu HS nhìn H 1.3 SGK và các băng vải nhỏ mà HS sưu tầm, sau đó đọc.
- HS điền tính chất của một số loại vải vào bảng 1 trang 9 SGK.
- HS lên bảng điền cả lớp theo dõi sữa chữa.
- HS làm thí nghiệm vò, đốt vải.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
HS nhìn H 1.3 SGK và các băng vải nhỏ mà HS sưu tầm, sau đó đọc.
 * Tổng kết bài học
 - HS đọc kết luận cuối bài.
 4/ Kiểm tra đánh giá:
Vì sao người ta thích mặc áo vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon, vải polyeste vào mùa hè.
Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay/
Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học?
 5/ Dặn dò:
 - HS học thuộc bài, đọc mục “có thể em chưa biết”.
Sưu tầm một số hoạ báo về trang phục mọi lứa tuổi.
Một số quần áo và tranh có liên quan.
--------------------------------------------
Tuần 2, 3
 Tiết: 4, 5
Bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC
 I/ Mục tiêu bài học:
HS biết được khái niệm trang phục, nắm được chức năng của trang phục.
Biết vận dụng được các kiến thức đã học và lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu về mặt thẫm mĩ.
 II/ Chuẩn bị:
Tranh ảnh về các loại trang phục, cách chọn vải có màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng cơ thể.
Mẫu thật quần áo và tranh ảnh do GV và HS sưu tầm.
 III/ Hoạt động dạy học
 1/ Oån định lớp
 2/ KTBC
Vì sao người ta thích mặc áo vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon?
Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay?
Làm thế nào để phân biệt vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học?
 3/ Bài mới:
 Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Trang phục và chức năng của trang phục.
1/ Trang phục là gì?
 Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dung khác đi kèm như mũ, giầy,... trong đó áo quần là những vật dụng quan trọng.
 2/ Các loại trang phục
 Có nhiều loại trang phục, mỗi loại được may bằng chất liệu vải và kiểu may khác với công dụng khác nhau.
 3/ Chức năng của trang phục
 -Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.
 - Trang phục thể hiện cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hoá của người mặc.
HS đọc nội dung trang phục là gì?
Trang phục gồm những loại nào? Và vật dụng nào là quan trọng nhất?
GV treo tranh H 1.4 SGK .
Nêu tên trang phục của từng loại trang phục trong tranh.
Mô tả những trang phục khác mà em biết.
HS: TL
GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn. Sau đó GV uốn nắn sữa chữa.
HS nêu ví dụ về chức năng bảo vệ cơ thể của trang phục.
Hoạt động 2: Lựa chọn trang phục
Muốn lựa chọn trang phục đẹp, mỗi người cần biết rõ đạc điểm của bản thân để chọn chất liệu, màu sắc, hoa văn của vải, kiểu mẫu áo quần phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, biết chọn giày dép, túi xách, thắt lưng...
Không chạy theo những mốt cầu kì, đắt tiền, vượt quá khả năng kinh tế gia đình.
HS đọc thông tin “ làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động”
Thảo luận để trả lời câu hỏi theo em thế nào là mặc đẹp bằng cách lựa chọn câu trả lời có sẵn.
HS đọc thông tin cuối trang 12 SGK
GV treo bảng 2 trang 13 SGK 
HS: quan sát.
GV treo tranh H 1.5 SGK
HS: quan sát tranh và nêu nhận xét về ảnh hưởng của màu sắc hoa văn của vải đến vóc dáng người mặc.
GV treo tranh bảng 3 SGK và tranh H 1.6. H 1.7 SGK.
HS: QS và nhận xét ảnh hưởng của kiểu may đối với người mặc.
HS làm bài tập trang 14,15 SGK.
HS đọc thông tin chọn vải kiểu may phù hợp với lứa tuổi.
GV giải thích thêm.
HS đọc thông tin sự đồng bô của trang phục.
GV giải thích thêm
 * Tổng kết bài học:
 HS đọc kết luận cuối bài.
 4/ Kiểm tra đánh giá:
Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc?
Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không? Vì sao?
 5/ Dặn dò:
HS học thuộc bài.
Đọc mục em có biết.
Chuẩn bị tiết sau thực hành “ Lựa chọn trang phục”
--------------------------------------------------------
 Tuần 3
 Tiết 6
Bài 3: THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRANG PHỤC
 I/ Mục tiêu bài học:
Thông qua bài thực hành hS:
Nắm vững hơn kiến thức đã học về lựa chọn vải, lựa chọn trang phục.
Biết chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da của mình, đạt yêu cầu thẫm mĩ góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người.
Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn.
 II/ Chuẩn bị:
Mẫu vải, mẫu trang phục, phục trang đi kèm.
Tranh ảnh có liên quan đe ... ện theo hướng dẫn của GV.
GV theo dõi hS thực hành và uốn nắn sai sót ( nếu có) nhắc nhở những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hành.
 HS trình bày mẫu hoàn chỉnh tùy theo sáng tạo cá nhân.
 Hoạt động 3: Tổng kết buổi thực hành, dặn dò.
 HS tự nhận xét, đánh giá sản phẩm hoàn tất, dọn vệ sinh nơi thực hành.
 GV kiểm tra kết quả thành phẩm, chấm điểm một số sản phẩm tiêu biểu.
 Nhận xét, rút kinh nghiệm: về chuẩn bị, thao tác thực hành, sản phẩm thực hiện, vệ sinh.
-------------------------------
 Tuần: 31 
 Tiêt 61,62 
Chương IV: THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH
Bài 25: THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH
I/ Mục tiêu bài học:
 Sau khi học xong bài này học sinh:
 -Biết thu nhập của gia đình là gì? Các nguồn thu nhập của gia đình, làm gì để có thể tăng thu nhập của gia đình để có thể tăng thu nhập cho gia đình.
- Xác định những việc HS có thể làm gì để tăng thu nhập giúp đỡ gia đình.
 II/ Chuẩn bị
 Giáo án; SGK
 III/Các hoạt động dạy và học
 1/ Oån định lớp
 2/ Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Thu nhập của gia đình là gì?
Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật do các thành viên trong gia đình tạo ra.
Hoạt động 2: Các nguồn thu nhập của gia đình
1/ Thu nhập bằng tiền:
Tiền lương, tiền thưởng, tiền công, tiền lãi tiết kiệm, tiền lãi bán hàng...
2/ Thu nhập bằng hiện vật:
 các sản phẩm từ sản xuất ra: lúa, ngô, khoai, sắn, rau, củ, quả, gia súc, gia cầm...
Những thu nhập bằng hiện vật có thể sử dụng trực tiếp cho nhu cầu hàng ngày của gia đình hoặc có thể đem bán lấy tiền chi tiêu cho các nhu cầu khác.
Hoạt động 3: Thu nhập của các hộ gia đình ở VN
1/ Thu nhập của gia đình công nhân viên
a/ ..............................tiền lương, tiền thưởng
b/ ..............................lương hưu, lãi tiết kiệm.
c/.................................học bổng.
d/ ...............................trơ cấp xã hội, lãi tiết kiệm.
2/ Thu nhập của gia đình sản xuất:
a/ ..........................tranh sơn mài, khảm trai, hàng ren, khăn thêu, giỏ mây, nón, rỗ tre.
b/ .............................. khoai, thóc, ngô, khoai, sắn, lợn, gà.
c/..................................rau, hoa, quả.
d/ ............................... cá, tôm ,hải sản. 
e/...............................muối.
3/ Thu nhập của người buôn bán dịch vụ:
a/ ..........................tiền lãi.
 b/ ..............................tiền công. c/..................................tiền công.
Hoạt động 4: Biện pháp tăng thu 
nhập gia đình.
 Mọi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm tham gia sản xuất hoặc làm các công việc tùy theo sức của mình để góp phần tăng thu nhập, làm giàu cho gia đình và xã hội.
 Để tăng thu nhập cho gia đình ta có thể làm thêm nghề phụ.
- GV giới thiệu bài.
HS quan sát hình đầu chương
Gia đình em ngoài khoản thu nhập bằng tiền của bố mẹ còn khoảng thu nhập nào khác?
HS
Thu nhập của gia đình có mấy loại?
HS:
GV cho HS quan sát H 4.1, 4.2 SGK. Nêu các nguồn thu nhập của gia đình?
Nêu các nguồn thu nhập bằng hiện vật.
Làm việc trên SGK 
Điền chính xác cào các mục a, b, c, d, e SGK.
GV nêu lợi ích về kinh tế, xã hội.
Điền chính xác vào mục IV SGK
Em có để làm gì để tăng thu nhập cho gia đình?
HS:
GV bổ sung.
 * Tổng kết bài học
 HS đọc kết luận cuối bài 
4/ Kiểm tra đánh giá
 Thu nhập của gia đình là gì? Có những loại thu nhập nào?
 Hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình.
 5/ Dặn dò:
 HS học thuộc bài, xem trước bài 26
Tuần 32
Tiết 63, 64 
Bài 26: CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
I/ Mục tiêu bài học:
 Sau khi học xong bài này học sinh:
Biết đưựoc chi tiêu trong gia đình là gì? Các khoản chi tiêu và sự khác nhau về mức chi tiêi của các hộ gia đình ở VN. Ccá biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.
Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu. 
 II/ Chuẩn bị
 Giáo án; SGK .
 III/Các hoạt động dạy và học
 1/ Oån định lớp
 2/ KTBC
 Thu nhập của gia đình là gì? Có những loại thu nhập nào?
 Hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình.
 3/ Bài mới 
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Chi tiêu trong gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình là các khoản chi phí để thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa và tinh thần của các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 2: Các khoản chi tiêu trong gia đình
1/ Chi cho nhu cầu vật chất: ăn, ở, đi lại.
2/ Chi cho nhu cầu văn hóa, tinh thần: học tập, giao tiếp, giải trí, tham quan.
Hoạt động 3: Chi tiêu của các họâ gia đình ở VN.
Chi tiêu của các hộ gia đình ở thành phố lớn hơn chi tiêu của các hô gia đình ở nông thôn.
Hoạt động 4: tìm hiểu về cân đối thu chi trong gia đình:
Cân đối thu chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu để có thể dành một phần tích lũy cho gia đình.
1/ Chi tiêu hợp lí:
Dù ở nông thôn hay thành phố, mức chi của mỗi gia đình đều phải được cân đối với khả năng thu nhập của gia đình, đồng thời phải có tích lũy.
2/ Biện pháp cân đối thu chi:
Để cân đối được thu chi:
- Phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định chi tiêu.
- Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết.
- Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập.
GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa đầu chương SGK và kể tên các hoạt động thường ngày của gia đình.
GV giúp HS xác định rõ những hoạt động tiêu dùng.
GV đặt câu hỏi cho HS liên hệ tới nhu cầu hàng ngày của bản thân về ăn, mặc, ở đi lại, vui chơi, giải trí.
Gv gợi ý để HS suy ngĩ liên hệ từ các hoạt động thực tế của gia đình mình.
1 HS kể tên các sản phẩm dùng cho việc ăn uống của gia đình.
1 HS liệt kê các sản phẩm may mặc mà bản thân và gia đình dùng hàng ngày.
1 HS miêu tả ở nhà và phưưong tiện đi học của mình.
GV hoàn thiện
Gv hướng dẫn HS qua sát tranh và xác định các loại nhu cầu văn hóa tinh thần như học tập, thông tin ( xem sách báo, truyền hình )
HS kể tên các hoạt động văn hóa tinh thần phải chi tiêu.
Theo em mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn có khác nhau không? Vì sao?
HS làm bảng 5 SGK trang 129
GV nêu khái niệm.
Thông qua 4 ví dụ về cân đối thu chi của gia đình ở thành phố và ở nông thôn. GV hướng dẫn học sinh nhận xét về cơ cấu chi tiêu và mức chi tiêu của các gia đình.
Chi tiêu như vậy đã hợp lí chưa? Như thế nào là chi tiêu hợp lí.
HS liên hệ gia đình em chi tiêu như thế nào? Bản thân em có tiết kiệm hay không và làm gì để tiết kiệm?
GV làm rõ ý nghĩa của việc cân đối thu, chi trong gia đình.
GV nêu các loại tích lũy cho HS làm quen và liên hệ thực tế.
 * Tổng kết bài học:
 HS đọc kế luận cuối bài.
 4/ Kiểm tra đánh giá:
 Chi tiêu trong gia đình là gì?
 Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình.
 5/ Dặn dò:
 Học sinh về nhà học thuộc bài, xem trước bài 27.
----------------------------------------------
Tuần: 33
 Tiết: 65,66
Bài 27 : THỰC HÀNH BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ THU CHI TRONG GIA ĐÌNH 
 I/ Mục tiêu:
 Thông qua bài thực hành học sinh:
 Nắm vững các kiến thức về thu, chi trong gia đình, xác định được mức thu, chi của gia đình trong 1 tháng, 1 năm.
 Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
 II/ Chuẩn bị:
 Đọc kĩ bài thu nhập và chi tiêu trong gia đình.
 Nghiên cứu kĩ các VD trong phần cân đối thu chi trong gia đình.
III/ Hoạt động dạy và học:
 1/ Oån định lớp
 2/ Kiểm tra bài cũ
 Chia nhóm.
3/ Tiến hành:
A/ Giới thiệu bài
Xác định mức thu nhập và chi tiêu của gia đình ở thành phố trong một tháng ( 1 năm đối với gia đình ở nông thôn ) và tiến hành cân đối được thu, chi tiêu trên số liệu thu nhập trong bài.
 Kiểm tra kiến thức đã học.
- GV gợi ý HS trả lời câu hỏi.
 +Thu nhập của gia đình gồm những loại nào?
 +Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào?
 +Gia đình ở nông thôn chi tiêu như thế nào?
 B/ Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
 -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 Phân công :
 +2 nhóm xác định thu, chi của gia đình ở thành phố.
 +2 nhóm xác định thu, chi của gia đình ở nông thôn.
 Sau đó từng nhóm lập phưưong án thu chi, theo đầu bài đã cho.
 Thực hiện theo qui trình.
 Bước 1:
 +Xác định tổng thu nhập 1 tháng của gia đình ở thành phố bằng cách cộng thu nhập của các thành viên trong gia đình.
 +Xác định tổng thu nhập 1 năm của gia đình ở nông thôn: 5 tấn thóc trừ 1,5 tấn để ăn. Sau đó nhân với giá bán 1 kg thóc. Tổng thu nhập của gia đình bao gồm: tiền bán thóc, rau, quả và ác sản phẩm khác.
 Bước 2
 HS tính tổng thu nhập của gia đình.
 GV theo dỏi, kiểm tra và sửa chữa cho HS.
 C/ Hoạt động 2: Đánh giá bài thực hành
* GV tổ chức cho HS:
 -Tự đánh giá.
 -Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả trước lớp.
 -HS khác nhận xét, bổ sung.
* GV: Đánh giá kết quả tính toán, thu, chi và cân đối thu chi của các nhóm HS. Sau đó GV nhận xét tiết thực hành.
 4/ dặn dò:
Chuẩn bị tiết sau ôn tập chương 3 và chương 4.
------------------------------
Tuần 34
Tiết 67,68
ÔN TẬP
 Câu 1: Tại sao phải ăn uống hợp lí.
 Câu 2: Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm.
 Câu 3: Em hãy liên hệ kiến thức đã học để nêu cách lựa chọn thưc phẩm cho phù hợp.
 Câu 4; Hãy nêu những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm. Cho VD minh họa.
Câu 5: Thu nhập của gia đình là gì ? Và có những khoản thu nhập nào?
Câu 6: Em phải làm gì để tăng thu nhập cho gia đình?
Câu 7: Chi tiêu trong gia đình là gì?
Câu 8: Em có đóng góp gì để cân đối thu, chi trong gia đình?
-----------------------------
 Tuần 35
 Tiết 69,70
KIỂM TRA HỌC KÌ II

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 6 tron bo 2 cot.doc