I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết chọn các dụng cụ, vật liệu cần thiết để cắm hoa
- Nêu được quy trình cắm hoa trang trí nhà ở
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích
3. Thái độ: Hình thành tính thẩm mĩ và hứng thú cắm hoa trang trí làm đẹp cho ngôi nhà
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
- Dụng cụ vật liệu cắm hoa
- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan
2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu bài mới
III. Dự kiến phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Em hãy nêu các nguyên tắc cắm hoa cơ bản. Trình bày nguyên tắc chọn hoa và bình cắm phụ thuộc vào hình dáng, màu sắc.
- Em hãy nêu các nguyên tắc cắm hoa cơ bản. Trình bày cách tính các cành chính, phụ.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài (2’): Chúng ta đã biết rằng hoa có một ý nghĩa rất lớn trong đời sống của con người. Vì thế, việc sử dụng hoa để trang trí cho ngôi nhà đẹp hơn là một việc cần thiết và đòi hỏi tính thẩm mĩ, sáng tạo.khá cao. Trong nhà ở, chúng ta thường cắm hoa trang trí. Vậy cắm hoa như thế nào cho đẹp và đạt hiệu quả trang trí cao nhất, chúng ta sẽ có được câu trả lời trong bài học này.
TUẦN 15 Ngày soạn: 25/11/2011 Ngày dạy: 28/11/2011 Tiết 29 Bài 13: CẮM HOA TRANG TRÍ (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết chọn các dụng cụ, vật liệu cần thiết để cắm hoa - Nêu được quy trình cắm hoa trang trí nhà ở 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích 3. Thái độ: Hình thành tính thẩm mĩ và hứng thú cắm hoa trang trí làm đẹp cho ngôi nhà II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Dụng cụ vật liệu cắm hoa - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu bài mới III. Dự kiến phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Em hãy nêu các nguyên tắc cắm hoa cơ bản. Trình bày nguyên tắc chọn hoa và bình cắm phụ thuộc vào hình dáng, màu sắc. - Em hãy nêu các nguyên tắc cắm hoa cơ bản. Trình bày cách tính các cành chính, phụ. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài (2’): Chúng ta đã biết rằng hoa có một ý nghĩa rất lớn trong đời sống của con người. Vì thế, việc sử dụng hoa để trang trí cho ngôi nhà đẹp hơn là một việc cần thiết và đòi hỏi tính thẩm mĩ, sáng tạo...khá cao. Trong nhà ở, chúng ta thường cắm hoa trang trí. Vậy cắm hoa như thế nào cho đẹp và đạt hiệu quả trang trí cao nhất, chúng ta sẽ có được câu trả lời trong bài học này. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu việc chuẩn bị cắm hoa (12’) - Cần chuẩn bị những gì trước khi cắm hoa ? - Em có cách nào để bảo quản và giữ hoa tươi lâu ? (thảo luận nhóm 4’) - GV nhận xét, và giới thiệu cách bảo quản và giữ hoa tươi lâu từ trước khi cắm đến trong và sau khi cắm -GV cần chú ý đến nhắc hs không nhầm lẫn giữa giai đoạn 1 (trước khi cắm) và giai đoạn 2 (trong và sau khi cắm) - HS theo dõi tài liệu và trả lời - HS thảo luận và đưa ra các phương án, nhận xét, bổ sung cho nhau +Giai đoạn 1: trước khi cắm: cắt hoa sớm, tỉa lá, cắt vát cuống, ngâm vào nước +Giai đoạn 2: Trong và sau khi cắm: cắt hoa, xử lí nước... - Nghe giảng Tiết 29 Bài 13: CẮM HOA TRANG TRÍ (tt) III. Quy trình cắm hoa: 1. Chuẩn bị - Bình cắm (loại thấp, cao, lẵng, ống, giỏ, vỏ chai...) - Dụng cụ cắm hoa: mút, xốp, dao, kéo... - Hoa: *Cách bảo quản và giữ hoa tươi lâu: + Giai đoạn trước khi cắm: - Cắt hoa vào lúc sáng sớm - Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ 0,5cm + Giai đoạn trong và sau khi cắm - Xử lý nước: Đốt cháy phần gốc trên lửa, sau đó nhúng ngay vào nước lạnh (thường dùng với hoa đào, trạng nguyên, hoa hồng). - Phương pháp hoá học: trước khi cắm, cắt phần cuối thân nhúng ngay vào dấm, muối hoặc phèn, hoặc có thể thả thêm 1 vài viên B1, C, 1/2 viên Aspirin - Thay nước thường xuyên mỗi ngày. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hiện (20’) [ -Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu để nắm rõ các công việc cần làm ? - GV thao tác mẫu, cắm 1 bình hoa theo quy trình, trong khi làm mẫu kết hợp nhắc hs những điều cần chú ý để khắc sâu hơn lí thuyết cho hs. -GV lưu ý HS 1 số mẫu thao tác như: + Cắt tỉa cành không dập nát + Đo các cành chính và các cành phụ, chú ý các cành chính lần lượt bằng 2/3 cành trước (Sau khi tính độ dài cành chính 1, dùng cành 2 đặt song song cành 1, thấp hơn cành 1 1/3 lần, tương tự như vậy với các cành còn lại) + Có thể cắm cành phụ trước rồi đến cành chính. - Nêu lại quy trình thực hiện cắm hoa trang trí - Nghiên cứu tài liệu và trả lời - HS quan sát GV làm mẫu - HS quan sát, ghi nhớ những vấn đề cơ bản - HS trả lời 2. Quy trình thực hiện a. Chọn hoa, bình cắm, dạng cắm và vị trí trang trí cho phù hợp, hài hòa. b. Cắt cành và cắm cành chính trước. c. Cắt các cành phụ độ dài khác nhau cho tự nhiên, cắm xen vào cành chính và che miệng bình, có thể trang trí thêm hoa, lá...Cũng có thể cắm hoa phụ trước rồi cắm hoa chính sau. d. Đặt bình hoa vào vị trí trang trí. 4. Củng cố: (4’) - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK - Trả lời câu hỏi: + Hãy nêu các công việc cần làm trước khi cắm hoa + Khi cắm hoa cần tuân theo quy trình nào 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học bài cũ - Đọc bài 14: thực hành cắm hoa, tìm hiểu cách cắm hoa dạng thẳng đứng, sưu tầm một số tranh ảnh về cắm hoa dạng thẳng đứng V. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: