Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 28: Cắm hoa trang trí - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thương

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 28: Cắm hoa trang trí - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Nêu được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết để cắm hoa.

2. Kĩ năng:

Vận dụng được các dụng cụ, vật liệu dùng để cắm hoa trang trí nhà ở.

3. Thái độ:

Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí nhà ở hoặc làm đẹp phòng học của mình.

II. ĐỒ DÙNG

1. Giáo viên:

Một số tranh ảnh mẫu cắm hoa (đẹp và không đẹp), dao, kéo, đế chông, mút xốp dùng để cắm hoa.

2. Học sinh:

Sưu tầm và tìm hiểu một số mẫu cắm hoa, một số dụng cụ và vật liệu cắm hoa.

III. PHƯƠNG PHÁP.

- Đàm thoại, trực quan.

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 28: Cắm hoa trang trí - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/11/2011
Ngày dạy: 24/11/2011
Tuần 14:
Tiết 28
CẮM HOA TRANG TRÍ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
Nêu được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết để cắm hoa.
2. Kĩ năng: 
Vận dụng được các dụng cụ, vật liệu dùng để cắm hoa trang trí nhà ở.
3. Thái độ: 
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí nhà ở hoặc làm đẹp phòng học của mình.
II. ĐỒ DÙNG 
1. Giáo viên: 
Một số tranh ảnh mẫu cắm hoa (đẹp và không đẹp), dao, kéo, đế chông, mút xốp dùng để cắm hoa.
2. Học sinh: 
Sưu tầm và tìm hiểu một số mẫu cắm hoa, một số dụng cụ và vật liệu cắm hoa.
III. PHƯƠNG PHÁP. 
- Đàm thoại, trực quan.
IV. TỔ CHỨC GIỜ DẠY.
1. Khởi động 5 phút
* Kiểm tra bài cũ
? Em hãy cho biết các vị trí trang trí bằng hoa. Liên hệ tại gia đình em.
* Giới thiệu bài.
 Để cắm được hoa để trang trí cần dùng một số dụng cụ và vật liệu cắm hoa. Vậy đó là những vật liệu và dụng cụ nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu và dụng cụ cắm hoa.
- Mục tiêu: Nêu được các dụng cụ, vật liệu cần thiết để cắm hoa.
- Thời gian: 20 phút
- Đồ dùng: Tranh ảnh một số dụng cụ cắm hoa, một số bình cắm
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giới thiệu: Để cắm hoa chúng ta có thể dùng bình cắm, dụng cụ giữ hoa, cắt tỉa hoa
- GV cho HS quan sát H2.19 SGK 
? Hình dáng, kích cỡ các bình cắm hoa như thế nào?
? Chất liệu làm nên các bình đó? 
- Chất liệu làm các bình cắm cũng khác nhau.
? Bình cắm có tác dụng gì với hoa trang trí?
- Cung cấp nước cho hoa giúp hoa tươi lâu
- GV nhận xét, kết luận.
- GV động viên HS sử dụng những loại bình đơn giản, dễ kiếm, độc đáo (lon bia, ống tre).
? Để cắm hoa người ta còn sử dụng những dụng cụ gì?
- GV cho HS quan sát một số dụng cụ giữ hoa và giải thích cách sử dụng.
- GV cho HS quan sát dụng cụ tỉa hoa và giải thích cách sử dụng.
? Em hãy nêu một số dụng cụ phụ trợ để cắm hoa. 
* GV nhận xét, kết luận
? Người ta đã sử dụng những vật liệu nào để cắm hoa.
- GV nhận xét, tổng kết.
* GV cùng HS đọc và tìm hiểu nội dung trong SGK để tiếp thu thêm.
I. Cụng cụ và vật liệu cắm hoa.
1. Dụng cụ cắm hoa.
a. Bình cắm.
- Bình cắm hoa rất đa dạng và phong phú, ngoài tác dụng làm đẹp bình còn là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho hoa.
b. Các dụng cụ khác.
- Dụng cụ giữ hoa: Bàn chông, mút xốp
- Dụng cụ cắt, tỉa hoa: Dao, kéo sắc
- Dụng cụ phụ trợ: đá cuội trắng, bình phun nước, dây buộc
2. Vật liệu cắm hoa
- Các loại hoa, cành, lá, quả.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc cắm hoa.
- Mục tiêu: Nêu được nguyên tắc cắm hoa cơ bản. Xác định được chiều dài các cành chính.
- Thời gian: 15 phút
- Đồ dùng: Tranh ảnh một số nguyên tắc cắm hoa
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giới thiệu các nguyên tắc cắm hoa cơ bản cho HS tiếp thu sau đó cùng HS nghiên cứu từng nguyên tắc.
? Trong thiên nhiên các em thấy vị trí các bông hoa nở trên cây như thế nào?
- GV kết luận: Vậy khi đưa vào bình cắm ta cũng phải tạo sự chênh lệch về độ dài, ngắn của bông hoa mới tạo vẻ sống động cho bình hoa.
? Vị trí các bông hoa trên bình cắm tỉ lệ như thế nào với độ nở của hoa.
- GV HD HS xác định độ dài các cành chính khi cắm hoa theo SGK.
* GV lưu ý: Khi cắt cành chính cao nhất cần cộng thêm số đo phụ (phần ngập trong bình) để đảm bảo hoa cắm được đẹp.
?
 Quan sát H2.22 em có nhận xét gì về cách đặt hoa ở các vị trí đó? Có phù hợp không? Phù hợp ở chỗ nào?
II. Nguyên tắc cơ bản.
1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp với hình dáng, mầu sắc.
- Trong một bình có thể sử dụng một hoa hoặc nhiều loại hoa.
- Bình và hoa có màu tương phản sẽ làm tăng vẻ đẹp của hoa.
2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm
- Cành hoa cắm vào bình có độ dài, ngắn khác nhau tạo nên vẻ mềm mại, sống động.
- Xác định chiều dài các cành chính.
+ Cành chính thứ nhất:= 1- 1,5(D + h)
VD Bình cắm thấp: D = 14cm 
 h = 10cm
 = 1 - 1,5(14 + 10) = 1 - 1,5 x 24 = 35
 = 35 + h = 35 + 10 = 45cm
+ Cành chính thứ hai: = 2 x 45 = 30cm
 3
+ Cành chính thứ ba: = 2 x 30 = 20cm
 3
+ Cành phụ: có chiều dài ngắn hơn cành chính đứng bên cạnh.
3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí
- Đặt bình hoa vào vị trí trang trí thích hợp
3. Tổng kết 5 phút
* Củng cố
? Để cắm hoa ta cần những dụng cụ và vật liệu gì?
? Để cắm hoa tốt ta cần dựa trên những nguyên tắc nào?
* HDH và chuẩn bị.
- Đọc trước bài và tìm hiểu quy trình cắm hoa.
- Chuẩn bị: 3 bông hoa hồng tươi, cành là phụ, bình cắm thấp, xốp( cát, bàn chông), kéo cắt, xô đựng nước giữ hoa.
========================

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 28cam hoa trang tri t1.doc