Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 27, Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa - Nguyễn Tín Nhiệm

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 27, Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa - Nguyễn Tín Nhiệm

I- MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa về một số loại cây cảnh dùng để trang trí nhà ở.

- Biết được cách lựa chọn, sử dụng cây cảnh để trang trí nhà ở, nơi học tập.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để chọn lựa cây cảnh để trang trí nhà ở, nơi học tập.

2.Kĩ năng: Trang trí được nhà ở bằng cây cảnh.

3.Thái độ: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo và ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.

II- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tham khảo chuẩn KT-KN, tích hợp giáo dục môi trường môn công nghệ.

- Sách trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.

2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.

 

doc 6 trang Người đăng vanady Lượt xem 5102Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 27, Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa - Nguyễn Tín Nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
Tuần 14
Tiết 27
Bài 12: 
TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA 
I- MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu được ý nghĩa về một số loại cây cảnh dùng để trang trí nhà ở.
- Biết được cách lựa chọn, sử dụng cây cảnh để trang trí nhà ở, nơi học tập.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để chọn lựa cây cảnh để trang trí nhà ở, nơi học tập.
2.Kĩ năng: Trang trí được nhà ở bằng cây cảnh.
3.Thái độ: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo và ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Tham khảo chuẩn KT-KN, tích hợp giáo dục môi trường môn công nghệ.
- Sách trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
12’
8’
8’
6’
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
I- Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở:
 - Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên.
 - Góp phần làm trong sạch không khí.
 - Đem lại niềm vui, thư giãn cho con người sau những giờ lao động, học tập mệt mỏi.
 II- Một số loại cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở:
 1.Cây cảnh:
 a) Một số loại cây cảnh thông dụng: cây hoa lan, cây hoa sứ, cây mẫu tử, hoa giấy, cây si, cây tùng
 b) Vị trí trang trí cây cảnh
- Ở ngoài nhà: trước cửa nhà, ở tiền sảnh , đặt trên bờ tường dẫn vào nhà 
- Ở trong phòng: đặt ở góc nhà, trên bàn, treo trên tường
 c) Chăm sóc cây cảnh
- Tưới nước vừa đủ, định kì bón phân cho cây.
- Tỉa cành, lá sâu, làm sạch chậu cây 
- Đưa ra ngoài trời sau một thời gian để trong phòng.
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo
- Nêu công dụng của rèm cửa và cách lựa chọn màu sắc của rèm
* Giới thiệu bài: Cây cảnh và hoa rất gần gũi và cần thiết với con người. Ngày nay, với thành tựu của khoa học kỹ thuật, con người có khả năng duy trì nhiệt độ , ánh sáng, độ ẩm tùy theo ý muốn, nhưng thiên nhiên vẫn không thể thiếu được trong cuộc sống. Cây cảnh, hoa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong trang trí nhà ở.
* Hoạt động 1
- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi: Cây cảnh và hoa có ý nghĩa như thế nào trong trang trí nhà ở?
- Em hãy giải thích vì sao cây xanh có tác dụng làm sạch không khí?
- Công việc trồng cây cảnh, cắm hoa có lợi ích gì?
- Nhà em có trồng cây cảnh và cắm hoa trang trí không?
- Nhà em thường trồng cây cảnh gì và thường trang trí ở đâu?
- GV nhận xét: Cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở rất phong phú, đa dạng 
- GV chốt ý ghi bảng.
* Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS quan sát, nêu tên một số loại cây cảnh trong hình 2.14 SGK.
- Em có nhận xét gì về đặc điểm của các loại cây trên?
- Em có thể kể tên một số loại cây cảnh có những đặc điểm vừa nêu?
- Em có nhận xét gì về các loại cây cảnh?
- Có thể đặt chậu cây cảnh ở những khu vực nào trong nơi ở của gia đình?
-Theo em những khu vực nào ở ngoài nhà thường được trang trí cây cảnh? Hãy quan sát hình 2.15a SGK.
- Theo em những khu vực nào ở trong nhà thường được trang trí cây cảnh?Hãy quan sát hình 2.15b SGK.
- Để có hiệu quả trang trí, cần chú ý những điều gì?
- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận trả lời 2 câu hỏi:
- Tại sao cần phải chăm sóc cây cảnh?
- Chăm sóc cây cảnh như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận
- Lớp trưởng báo cáo
- Che khuất, tạo vẽ râm mát, tăng vẻ đẹp của nhà ở. Màu sắc hài hòa với màu tường, màu của đồ đạc.
- Lắng nghe và suy nghĩ
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời.
- Cây xanh, nhờ có chất diệp lục dưới ánh sáng mặt trời đã hút khí cacbonic , nước và nhả oxi, làm sạch không khí.
-Trồng, chăm sóc cây cảnh và cắm hoa trang trí là một công việc đòi hỏi sự say mê, kiên trì nhưng nó đem lại niềm vui , thư giãn cho con người sau những giờ lao động,học tập mệt mỏi.
 - Nghề trồng hoa, cây cảnh còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình.
- HS trả lời theo thực tế gia đình.
- Thường trồng trước nhà, chậu nhỏ để trên bàn,
- Chú ý ghi bảng
- HS ghi bài
- HS quan sát tranh và nêu tên (dựa vào SGK).
- Có cây có hoa, cây chỉ có lá,
- Cây chỉ có lá: cây si, cây tùng, trúc mây 
- Cây có hoa: cây hoa lan, cây hoa sứ, cây hoa hồng, cây hoa cúc 
- Cây leo cho bóng mát: hoa giấy, thiên lý 
- Cây cảnh rất phong phú, đa dạng. 
- Có thể trang trí cây cảnh ở ngoài nhà và ở trong phòng.
- Trước cửa nhà, ở tiền sảnh , đặt trên bờ tường dẫn vào nhà 
- Đặt ở góc nhà, trên bàn, treo trên tường 
- Chọn chậu phù hợp với cây, chậu cây phù hợp với vị trí cần trang trí.
- HS thảo luận nhóm, trả lời:
- Để cây luôn đẹp và phát triển tốt.
- Tưới nước, bón phân, tỉa cành, 
- Nhận xét, kết luận.
4’
4. Củng cố: 
- Nội dung hoạt động 1
- Nội dung hoạt động 2
- Hãy nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở?
- Hãy kể tên một số loại cây cảnh thông dụng và cách chăm sóc chúng.
- Trả lời nội dung hoạt động 1
- Trả lời nội dung hoạt động 2
5. Dặn dò: (1 phút) 
- Về nhà xem lại nội dung bài đã học.
- Đọc trước phần còn lại của bài - Sưu tầm tranh ảnh, các mẫu vật: hoa tươi, hoa khô, hoa giả.
Tuần 14
Tiết 28
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
Bài 12: 
TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA 
(tiếp theo)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được ý nghĩa về một số loại hoa dùng để trang trí nhà ở.
- Biết được cách lựa chọn, sử dụng hoa để trang trí nhà ở, nơi học tập.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để chọn lựa hoa để trang trí nhà ở, nơi học tập.
2. Kĩ năng: Trang trí được nhà ở, góc học tập bằng hoa.
3. Thái độ: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo và hứng thú sử dụng hoa để trang trí nhà ở, nơi học tập.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Tham khảo chuẩn KT-KN, tích hợp giáo dục môi trường môn công nghệ.
- Sách trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, vật thật về các loại hoa tươi, hoa giả và hoa khô dùng trong trang trí.	
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
10’
8’
8’
8’
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
2. Hoa:
 a) Các loại hoa dùng trong trang trí:
 * Hoa tươi: hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền, 
 * Hoa khô: Hoa tươi được làm khô bằng hóa chất hoặc sấy khô sau đó nhuộm màu --> hoa khô.
 * Hoa giả: tương đối bền, có nhiều màu sắc, đa dạng, đẹp.
 b) Các vị trí trang trí bằng hoa:
 Có thể cắm các bình hoa để trang trí bàn ăn, tủ, kệ sách, bàn làm việc, treo tường
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo
- Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
- Hãy kể tên một số loại cây cảnh thông dụng, vị trí trang trí và cách chăm sóc cây cảnh.
à Giới thiệu bài: Hoa trang trí thường sử dụng loại hoa gì? Thường đặt ở vị trí nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài 12.
* Hoạt động 1
- Em hãy kể tên các thể loại hoa dùng trong trang trí?
- GV gợi ý để HS có thể phân biệt được 3 thể loại: hoa tươi, hoa khô và hoa giả.
- Hãy kể tên các loại hoa tươi mà em biết?
- GV giải thích thêm: Hoa tươi rất đa dạng, phong phú gồm các loại hoa trồng ở trong nước và hoa nhập ngoại.
- GV cho HS xem mẫu hoa khô .
- Hoa khô được làm như thế nào?
-Vì sao hoa khô ít được sử dụng rộng rãi ở nước ta?
- Các nhóm hãy thảo luận và nêu những hiểu biết của em về hoa giả:
- Hình dạng, màu sắc.
- Nguyên liệu?
- Ưu điểm, nhược điểm?
* Hoạt động 2
- Ở gia đình em, thường cắm hoa trang trí vào những dịp nào và đặt bình hoa ở đâu? 
- Ở mỗi vị trí mà các em vừa nêu hoa thường được trang trí như thế nào?
- Lớp trưởng báo cáo
- Học sinh trả lời
- Hoa hồng, hoa mười giờ, hoa cúc,..
- Lắng nghe và suy nghĩ
- HS trả lời theo hình thức liệt kê nhiều loại hoa trong đó có các loại hoa tươi, hoa khô, hoa giả (lẫn lộn giữa các thể loại).
- HS trả lời theo hiểu biết cá nhân.
- Hoa hồng, hoa đào, hoa cẩm chướng, hoa cúc,
- Lắng nghe và suy nghĩ
- HS quan sát mẫu hoa khô
- Hoa tươi được làm khô bằng hóa chất hoặc sấy khô sau đó nhuộm màu -->Hoa khô.
- Do kỹ thuật làm hoa khô phức tạp, công phu nên giá thành cao, ít được sử dụng rộng rãi.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời:
- Hoa giả phong phú, đa dạng.
- Nguyên liệu:giấy mỏng, vải, lụa,nhựa 
- Ưu điểm: tương đối bền,có nhiều màu sắc,đa dạng,đẹp.
-Nhược điểm:không có mùi thơm 
- Dịp tết, đám tiệc,Có thể cắm các bình hoa để trang trí bàn ăn, tủ, kệ sách, bàn làm việc, treo tường 
- HS nêu ví dụ để thấy được mỗi vị trí cần có dạng cắm thích hợp.
4’
4. Củng cố: 
- Nội dung hoạt động 1
- Nội dung hoạt động 2
- Hãy nêu tên một số loại hoa dùng trong trang trí?
- Những vị trí nào thường được trang trí hoa.
- Trả lời nội dung hoạt động 1
- Trả lời nội dung hoạt động 2
5. Dặn dò: (1 phút) 
- Về nhà đọc phần: “Có thể em chưa biết”.
- Xem lại nội dung phần trang trí hoa trong nhà ở, góc học tập.
- Đọc trước bài 13. Sưu tầm tranh ảnh mẫu cắm hoa, vật liệu và dụng cụ cắm hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 12 CN6.doc