Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

Sau bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:

- Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

- Nắm được mục tiêu môn kinh tế gia đình, những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập.

- Có hứng thú học tập bộ môn.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

- Dạy học minh hoạ.

- Thuyết trình, giảng giải.

- Nêu và đặt vấn đề.

III/ CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

1.Chuẩn bị nội dung:

- Sgk, sgv.

2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

 - Sưu tầm tài liệu tham khảo về kinh tế gia đình.

IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A.Tổ chức: (1 phút)

B. Kiểm tra: (4 phút)

Giáo viên nêu chương trình môn học, phương pháp học tập môn công nghệ.

 C. Bài mới:

 

doc 148 trang Người đăng vanady Lượt xem 1188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 08/ 2010
Ngày giảng: 	
Tiết 1: bài mở đầu.
I/ Mục tiêu bài dạy:
Sau bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
Nắm được mục tiêu môn kinh tế gia đình, những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập.
Có hứng thú học tập bộ môn.
II/ Phương pháp:
Dạy học minh hoạ.
Thuyết trình, giảng giải.
Nêu và đặt vấn đề.
III/ Chuẩn bị bài dạy:
1.Chuẩn bị nội dung:
- Sgk, sgv.
2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 - Sưu tầm tài liệu tham khảo về kinh tế gia đình.
IV/ Tiến trình dạy học:
A.Tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra: (4 phút)
Giáo viên nêu chương trình môn học, phương pháp học tập môn công nghệ.
 C. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/HĐ1: Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình: (12 phút)
- Đọc TT mục I- sgk.
- Vai trò của gia đình là gì?
- Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình là gì?
- Giải thích nghĩa rộng của kinh tế gia đình.
- Các công việc của gia đình là gì?
*/ HĐ2: Tìm hiểu mục tiêu và nội dung tổng quát của chương trình, sgk: (12 phút)
- Yêu cầu về kiến thức là gì?
- Yêu cầu kỹ năng gì thông qua môn công nghệ?
- Khi học tập học sinh cần có thái độ như thế nào?
*/ HĐ3: Tìm hiểu phương pháp học tập bộ môn: (7 phút)
- Học sinh cần học tập bộ môn công nghệ theo phương pháp nào?
I/ Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình:
Vai trò của gia đình:
Gia đình là nền tảng xã hội.
Trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất và tinh thần được đáp ứng trong điều kiện cho phép.
Trách nhiệm của mỗi thành viên:
Làm tốt công tác của mình.
Tổ chức gia đình văn minh, hạnh phúc.
Các công việc gia đình:
Tạo nguồn thu nhập.
Dùng thu nhập để chi tiêu.
Công việc nội trợ.
II/ Mục tiêu của chương trình Công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình:
1. Về kiến thức:
Biết một số kiến thức cơ bản phổ thông liên quan đến đời sống con người.
VD: ăn uống, mặc, trang trí nhà ở
Biết được quy trình công nghệ tạo ra ở một số sản phẩm đơn giản.
VD: Khâu vá, cắm hoa, trang trí
2. Về kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức vào các hoạt động hàng ngày trong gia đình.
- Biết lựa chọn trang phục hợp lý.
- Nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp.
- Ăn uống hợp lý, chế biết món ăn.
- Chi tiêu hợp lý, tiết kiệm.
3. Về thái độ:
- Say mê học tập.
- Vận dụng vào cuộc sống.
- Thói quen lao động theo kế hoạch.
- Tham gia các hoạt động trong gia đình.
III/ Phương pháp học tập:
Chủ động tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
Tìm hiểu kỹ hình vẽ, câu hỏi, bài tập.
Thảo luận tổ, nhóm.
Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
D. Củng cố, tổng kết: (5 phút) 
- Khái quát nội dung bài học:
+ Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
+ Mục tiêu và phương pháp học tập môn công nghệ 6.
- Đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời để củng cố bài.
+ Gia đình và kinh tế gia đình có vai trò gì?
+ Emn hãy tự xây dựng phương pháp học tập môn Công nghệ 6 cho bản thân mình?
- Đánh giá giờ học.
E. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
+ Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Chuẩn bị giờ sau: các mẫu vải, đọc trước nội dung bài 2.
V/ rút kinh nghiệm sau giờ học: (1 phút)
Ngày soạn: 20/ 08/ 2010
Ngày giảng:
Chương I: May mặc trong gia đình
Tiết 2: các loại vải thường dùng trong may mặc (t1).
I/ Mục tiêu bài dạy:
Sau bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
Biết nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học.
Phân biệt được 2 loại vải.
Có hứng thú tìm hiểu về các loại vải, vận dụng vào thực tế.
II/ Phương pháp:
- Dạy học minh hoạ.
- Trực quan.
III/ Chuẩn bị bài dạy:
1.Chuẩn bị nội dung:
- Sgk, sgv.
2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ quy trình sản xuất 2 loại vải.
- Bộ mẫu các loại vải.
- Học sinh chuẩn bị các mẫu vải.
IV/ Tiến trình dạy học:
A.Tổ chức: (1 phút)
 B. Kiểm tra: (6 phút)
- Nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình?
- Những yêu cầu về: Kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình công nghệ 6?
C. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/HĐ1: Tìm hiểu về vải sợi thiên nhiên: (16 phút)
- Học sinh quan sát H1 " nêu tên cây trồng, vật nuôi?
- Tóm tắt quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên (nhìn vào sơ đồ).
- Dệt bằng phương pháp nào?
*/ HĐ2: Tìm hiểu về vải sợi hoá học: (15 phút)
- Học sinh quan sát H1.2 (sgk)
- Nêu quy trình sản xuất vải sợi hoá học?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thử: 
+ Đốt sợi vải.
+ Vò vải.
" Nhận xét, rút ra kết luận về tính chất.
I/ Nguồn gốc, tính chất các loại vải:
1.Vải sợi thiên nhiên:
a. Nguồn gốc:
- Được dệt bằng các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên.
+ Nguồn gốc thực vật: Bông, đay
+ Nguồn gốc động vật: Con tằm, cừu,...
Quy trình sản xuất:
+ Cây bông " quả bông " xơ bông " sợi dệt " vải sợi bông.
+ Con tằm " kén tằm " ươm tơ " sợi tơ tằm " sợi dệt " vải tơ tằm.
+ Phương pháp dệt: Bằng máy, thủ công.
b. Tính chất:
- Vải sợi bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao.
- Mặc thoáng mát.
- Dễ nhàu, lâu khô.
- Đốt sợi dai, tro bóp dễ tan.
2. Vải sợi hoá học:
a. Nguồn gốc:
- Từ chất xenlulo của gỗ, tre, nứa.
- Từ 1 số chất hoá học lấy từ than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên
- Sản xuất nhờ máy móc hiện đại " Vì thế sản xuất nhanh chóng " Nhiều.
b. Tính chất:
- Độ hút ẩm cao.
- Mặc thoáng mát.
- ít nhàu.
- Bị cứng lại ở trong nước.
 D. Củng cố, tổng kết: (4 phút)
 - Học sinh đọc “ghi nhớ” của T1.
 - Đọc mục “em có biết” 
- Khái quát nội dung bài học.
- Đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời để củng cố bài.
- Đánh giá giờ học.
E. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
+ Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Chuẩn bị giờ sau: các mẫu vải pha. 
 V/ rút kinh nghiệm sau giờ học: (1 phút)
	______________________________ 
Ngày soạn: 24/ 08/ 2010
Ngày giảng: 
Tiết 3: các loại vải thường dùng trong may mặc (t2).
I/ Mục tiêu bài dạy:
Sau bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
Biết nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi pha.
Biết thử nghiệm để phân biệt 1 số loại vải.
Có hứng thú tìm hiểu về các loại vải, vận dụng vào thực tế.
II/ phương pháp:
Dạy học minh hoạ, trực quan.
III/ Chuẩn bị bài dạy:
1.Chuẩn bị nội dung:
- Sgk, sgv.
2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ phóng to H1.3.
- Bộ mẫu các loại vải.
- Học sinh kẻ bảng 1.
IV/ Tiến trình dạy học:
A. Tổ chức: (1 phút)
 B. Kiểm tra: (6 phút)
- Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên?
- Nguồn gốc, tính chất của vải sợi hoá học?
C. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/HĐ1: Tìm hiểu về vải sợi pha: (15 phút)
Học sinh đọc TT mục 3 (sgk).
Nguồn gốc vải sợi pha?
- Nghiên cứu TT về tính chất vải sợi pha.
*/ HĐ2: Thử nghiệm các loại vải: (16 phút)
Trao đổi nhóm a Điền vào bảng 1 (sgk).
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các thao tác:
+ Vò vải.
+ Đốt sợi.
Để phân biệt các loại vải pha.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc H1.3 (sgk- 9).
3.Vải sợi pha:
a. Nguồn gốc:
- Được dệt bằng sợi pha.
- Sợi pha được sản xuất bằng cách kết hợp 2 hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành sợi dệt.
b. Tính chất:
- Hút ẩm nhanh.
- Mặc thoáng mát.
- Bền đẹp.
II/ Thử nghiệm để phân biệt 1 số loại vải:
Điền tính chất của một số loại vải:
Hoàn thành bảng 1- sgk.
Thử nghiệm để phân biệt 1 số loại vải:
Vò vải.
Đốt sợi.
a Đối với từng mẫu vải, xếp mẫu vải thành 2 nhóm: Vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học.
a Số còn lại là vải sợi pha.
Đọc thành phần sợi vải trên các băng:
Vải nhỏ đính trên áo, quần.
Cacalo bằng giấy (mác) áo quần.
 D. Củng cố, tổng kết: (4 phút)
 - Học sinh đọc “ghi nhớ”.
 - Đọc mục “em có biết” 
- Khái quát nội dung bài học.
- Đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời để củng cố bài.
- Đánh giá giờ học.
E. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
+ Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Chuẩn bị giờ sau: Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh các mẫu trang phục. 
V/ rút kinh nghiệm sau giờ học: (1 phút)
 	______________________________ 
Ngày soạn:
Tiết 4: lựa chọn trang phục (t1).
I/ Mục tiêu bài dạy:
Sau bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
Hiểu khái niệm trạng phục là gì?
Phân biệt được các loại trang phục.
Hiểu chức năng của trang phục tránh tác hại của môi trường.
Có hứng thú tìm hiểu và vận dụng các loại trang phục.
II/ phương pháp:
Dạy học minh hoạ, trực quan, nêu và ĐVĐ.
III/ Chuẩn bị bài dạy:
1.Chuẩn bị nội dung:
- Sgk, sgv.
2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ phóng to H1.4.
- Tìm hiểu các loại trang phục.
 IV/ Tiến trình dạy học:
A. Tổ chức: (1 phút)
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
 6
 B . Kiểm tra: (6 phút)
- Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha?
- Nêu cách thử nghiệm để phân biệt 1 số loại vải?
C. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/HĐ1: Tìm hiểu khái niệm trang phục là gì? (8 phút)
- Đọc thông tin mục 1- sgk.
- Trang phục gồm những loại nào?
- Quần áo nguyên thuỷ.
- Quần áo thời nay.
*/ HĐ2: Tìm hiểu các loại trang phục: (10 phút)
- Đọc TT mục 2- sgk.
- Nêu ví dụ các loại trang phục.
- Quan sát H1.4, nêu tên và tác dụng tong loại trang phục.
- Trao đổi nhóm.
*/ HĐ3: Tìm hiểu chức năng của từng trang phục: (13 phút)
- Trang phục có chức năng gì?
- Trao đổi nhóm, VD?
- Thế nào là trang phục đẹp?
Theo em thế nào là mặc đẹp?
I/ Trang phục và chức năng của trang phục:
Trang phục là gì?
Trang phục gồm: Quần áo và 1 số vật dụng khác đi kèm: Mũ, giầy, tất
Quần áo là vật dụng quan trọng.
Các loại trang phục:
Có nhiều loại trang phục.
Phân loại:
+ Theo thời tiết: Nóng, lạnh.
+ Theo công dụng: Mặc lót, mặc thường.
+ Theo lứa tuổi: Trẻ em, người lớn.
+ Theo giới tính: Nam, nữ.
Chức năng của trang phục:
Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường (VD: Mũ bảo hiểm).
Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
Phù hợp với đặc điểm người mặc.
Phù hợp với hoàn cảnh xã hội và ứng xử.
*/ Mặc đẹp:
- Phù hợp dáng vóc, lứa tuổi.
- Phù hợp công việc, hoàn cảnh.
- Giản dị, thanh nhã,vừa vặn.
- ứng xử khéo léo.
 D. Củng cố, tổng kết: ( 4 phút)
 - Học sinh đọc “ghi nhớ”.
 - Đọc mục “em có biết” 
- Khái quát nội dung bài học.
- Đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời để củng cố bài.
- Đánh giá giờ học.
E. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
+ Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Chuẩn bị giờ sau: Đọc trước nội dung “lựa chọn trang phục”.	 
V/ Rút kinh nghiệm sau giờ học: (1 phút)
	_________________________
Ngày soạn: 
Tiết 5: lựa chọn trang phục (t2).
I/ Mục tiêu bài dạy:
Sau bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
Biết cách lựa chọn trang phục: Chọn vải, kiểu may phù hợp với dáng vóc, lứa tuổi, thể hiện tính đồng bộ của trang phục.
Gây hứng thú cho học sinh khi lựa chọn trang phục phù hợp cho bản thân.
II/ phương pháp:
Dạy học minh hoạ, trực quan, nêu và ĐVĐ.
II ... g
HĐ1: Tìm hiểu cách xác định chi tiêu của gia đình.
GV: cho học sinh tính toán các khoản thu nhập trong một tháng và một năm của mỗi gia đình rồi dựa vào đó giáo viên hướng dẫn học sinh tính các khoản chi tiêu của mỗi gia đình trong một tháng rồi tính ra năm. 
- Như chi cho ăn, mặc...
- Học tập
- Chi cho đi lại
- Chi cho vui trơi, giải trí..
HS: Thực hiện tính các khoản chi dưới sự giám sát chỉ bảo của giáo viên.
HĐ2: Tìm hiểu cách cân đối thu, chi.
GV: Hướng dẫn học sinh cách tính cân đối thu, chi theo các ý a,b,c.
HS: Thực hiện dưới sự giám sát chỉ bảo của giáo viên.
GV: Nhận xét bài thực hành
II. Xác định chi tiêu của gia đình.
- Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, giày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình.
- Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí...
- Chi cho việc đi lại: Tàu xe, xăng..
- Chi cho vui chơi...
- Chi cho đám hiếu hỉ...
III. Cân đối thu, chi.
Bài tập.
a) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập 1 tháng là 2000000 đồng ( ở thành phố) và 800000 đồng ( ở nông thôn) Em hãy tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm ít nhất được 100000đồng. 
	4.Củng cố: 
GV: Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của học sinh.
GV: Đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau đó cho điểm.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà học bài và tính toán lại các khoản thu nhập của gia đình.
	 - Đọc và xem trước phần ôn tập để giờ sau ôn tập chương IV.
IV/ Rút kinh nghiệm sau giờ học:
Ngày soạn : 	
Ngày dạy: 
Tiết 68: Ôn tập chương IV
I. Mục tiêu:
Thông qua tiết ôn tập, giúp học sinh:
Nắm vững những kiến thức và kĩ năng về thu, chi trong gia đình.
Vận dụng được một số kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Phương pháp:
Hoạt động nhóm.
Hệ thống hóa kiến thức.
III. Chuẩn bị:
 Thầy: - Sơ đồ hoá kiến thức.
	 - Hệ thống câu hỏi.
 Trò: - Trả lời các câu hỏi ở phần ôn tập.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học 
1. Tổ chức: 
2. Kieồm tra baứi cuừ:
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào trọng tâm bằng hệ thống câu hỏi.
GV: Chọn lọc hệ thống câu hỏi đã được nêu trong SGK, theo từng bài để tạo thành hệ thống câu hỏi ôn tập và yêu cầu học sinh trả lời. 
GV: Yêu cầu học sinh đọc câu trả lời của mình để học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án đúng.
GV: Có thể tạo thêm tình huống để giúp HS tự giải quyết tình huống và nắm vững vấn đề hơn.
HS: Trả lời các câu hỏi do giáo viên đa ra.
HS: Đưa ra câu trả lời và nhận xét kết quả của bạn
HS: So sánh câu trả lời của mình với đáp án.
HS: Giải quyết các tình huống giáo viên đưa ra.
1.Thu nhập của gia đình.
2.Các hình thức thu nhập
3.Chi tiêu trong gia đình
4.Các khoản chi tiêu trong gia đình
5.Cân đối thu chi trong gia đình
Hoạt động 2: Trao đổi, thảo luận những kiến thức trọng tâm của chương.
GV: Điều khiển và hướng dẫn học sinh thảo luận nhũng kiến thức trọng tâm của chương.
GV: Đặt vấn đề, có sự uốn nắn và gợi mở để học sinh thảo luận đi đến trọng tâm.
GV: Hệ thống lại các vấn đề học sinh đã thảo luận và nêu lên kiến thức trọng tâm của chương.
HS: Thảo luận nhũng kiến thức trọng tâm của chương.
HS: Thảo luận theo vấn đề mà giáo viên đặt ra.
1.Thu nhập của gia đình.
2.Các hình thức thu nhập
3.Chi tiêu trong gia đình
4.Các khoản chi tiêu trong gia đình
5.Cân đối thu chi trong gia đình
* Hoạt động 3: Củng cố:
GV: Gọi học sinh nhắc lại trọng tâm của từng bài của chương IV. 
GV: Cho học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn.
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận.
GV: gợi ý HS trả lời một số câu hỏi 
? Thu nhập của gia đình là gì và có những loại thu nhập nào?
? Hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình em.
GV: Nhận xét đánh giá cho điểm từng nhóm.
GV: Có thể thấy phần tích luỹ trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn có tích luỹ phải biết cân đối thu chi.
HS: Nhắc lại trọng tâm của từng bài của chương.
HS: Nhận xét câu trả lời của bạn.
4. Tổng kết, hướng dẫn về nhà :
GV: Dặn học sinh về trả lời lại các câu hỏi trong phần ôn tập đểchuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm. 
V/ Rút kinh nghiệm sau giờ học:
Ngày soạn : 	
Ngày dạy: 
Tiết 69, 70: kiểm tra cuối năm
(lí thuyết+ thực hành)
I/ Mục tiêu :
-Thông qua bài kiểm tra :
GVđánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức, kĩ năng ,thái độ của học sinh về nấu ăn và thu chi trong gia đình.
-Kiểm tra khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tế.
 II/ phương pháp:
- Kiểm tra lý thuyết + thực hành.
III/ Chuẩn bị :
1.HS:
- Ôn cách bài về chương III và IV
2. GV: Chuẩn bị đề cho lớp 
IV/ Tiến trình tổ chức dạy học 
	1. Tổ chức: 	
2.Kiểm tra bài cũ : gv nhắc nhở yêu cầu giờ kiểm tra 
 3. Bài mới:
Tiết 69: kiểm tra lí thuyết
Đề bài
 Câu 1:
 Mẹ em đi chợ mua thực phẩm tươi ngon về để chế biến món ăn gồm: Thịt bò, tôm, rau cải, cà chua, giá đỗ, khoai tây, cà rốt, trái cây tráng miệng (chuối, táo,..). Em hãy nêu biện pháp bảo quản để chất dinh dưỡng có trong thực phẩm ít bị mất đi trong quá trình sơ chế và chế biến món ăn.
Câu 2: 
Theo em cần làm những việc gì để phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình?
Câu 3:
- Hãy nêu khái niệm chi tiêu trong gia đình. Gia đình em thường phải chi tiêu những khoản nào? 
- Em có thể làm gì để tiết kiệm chi tiêu?
đáp án , biểu điểm
Câu 1: ( 2 điểm )
- Thịt bò, tôm,: Không ngâm, rưả sau khi cắt thái vì vitamin và chất khoáng dễ bị mất đi. Không để ruồi bọ bâu vào sẽ bị nhiễm trùng biến chất. ( 1 điểm ) 
- Rau, củ, quả ( rau cải, khoai tây, cà rốt) : rửa thật sạch ; cắt thái sau khi rửa, chế biến ngay ; không để rau khô héo ; củ, quả ăn sống, trái cây ; trước khi ăn mới gọt vỏ ( 1điểm) 
Câu 2 : ( 6 điểm )
- Chọn thực phẩm tươi ngon, không bầm giập, sâu úa, ôi ươn,
- Sử dụng nước sạch để chế biến món ăn và vệ sinh dụng cụ ăn uống.
 - Chế biến, làm chín thực phẩm để diệt vi khuẩn và loại bỏ chất độc.
- Rửa sạch dụng cụ ăn uống, chống ô nhiễm qua bụi bặm, ruồi nhặng,
- Cất giữ thực phẩm ở nơi an toàn, cách xa các chất độc hại, các loại hoá chất.
- Bảo quản thực phẩm chu đáo, tránh sự xâm nhập của côn trùng, sâu bọ và các súc vật khác.
- Rửa kĩ các loại rau quả ăn sống bằng nước sạch, gọt vỏ bảo quản cẩn thận, không để ruồi bọ bâu vào.
 	- Không dùng cácthực phẩm có chất độc : cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ,(sử dụng thịt cóc phải bỏ hết da, phủ tạng, nhất là gan và trứng).
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng).
 (Nêu thiếu mỗi ý ở trên thì trừ 0,7 điểm )
Câu 3 : ( 2 điểm )
- Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. ( 0,5 điểm )
- Nêu được các khoản chi của gia đình (ăn, mặc ở, học tập,) ( 0,5 điểm )
Em có thể làm những việc sau để tiết kiệm chi tiêu :
Bảo quản tốt quần áo, các vật dụng của cá nhân và gia đình, ( 0,5 điểm)
Rất cần mới mua; không mua những thứ vượt quá khả năng của gia đình. ( 0,5 điểm )
Tiết 70: Kiểm tra thực hành
Đề bài
 Hãy xác định mức thu nhập và chi tiêu của gia đình em trong một tháng.
Đáp án – biểu điểm: 
 1. Xác định thu nhập của gia đình: 4 điểm.
 	 2. Xác định mức chi tiêu của gia đình: 4 điểm.
 3. Cân đối thu- chi: 2 điểm.
4.Củng cố:
Gv thu bài 
Nhận xét về tinh thần , ý thức của HS trong giờ kiểm tra 
5.Tổng kết, dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã học và vận dụng vào cuộc sống.
V/ Rút kinh nghiệm sau giờ học:
	____________________________________
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 54: quy trình tổ chức bữa ăn (t1).
A/ Mục tiêu bài dạy:
Sau bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
Hiểu được thực đơn là gì? tác dụng cảu thực đơn?
Hiểu được nguyên tắc xây dung thực đơn, từ đó giúp cho việc tổ chức ăn uống có tác dụng tốt, góp phần tăng cường sức khoé và tạo hứng thú cho người sử dụng.
B/ Chuẩn bị bài dạy:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Sgk, sgv.
- Đọc thêm tài liệu về dinh dưỡng, ẩm thực.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Một số mẫu thực đơn chuẩn của các bữa ăn thường ngày, các bữa tiệc, bữa cỗ.
 C/ Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức: 
 2. Kiểm tra: 
- Trả bài và nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/HĐ1: Tìm hiểu về nguyên tắc cấu tạo và xây dung thực đơn:
- Giáo viên đưa ra mẫu thực đơn:
+ Súp hoặc nộm.
+ Súp lơ xào thịt bò.
+ Thịt lợn kho tầu.
+ Canh rau cải.
+ Tráng miệng (dưa hấu).
+ Đồ uống (bia hoặc nước ngọt).
ð Yêu cầu học sinh nhận xét? (số lượng, chất lượng)
Cho học sinh xem những mẫu thực đơn đã được phóng to trên giấy bìa cứng và phân tích cấu tạo các món ăn của thực đơn?
Các món ăn ghi trong thực đơn cần phải bố trí, sắp xếp hợp lí không? (có)
Cần quan tâm sắp xếp theo trình tự nhất định: Món nào trước, món nào sau, món nào ăn kèm với món nào?
- Cho học sinh đọc TT (sgk).
Việc xây dựng thực đơn cần phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
Mỗi ngày em ăn mấy bữa? (3), bữa ăn thường ngày em ăn những món gì? (3- 4 món ăn: Rau, thịt, cá).
Em có thường ăn cỗ không? Những bữa cỗ của gia đình thường tổ chức như thế nào? 
Những bữa liên hoan, họp mặt, tiệc sinh nhật, tiệc cưới thường ding những món gì?
Hãy kể tên 1 số món ăn của tong loại mà em đã ăn? (Thịt gà: Luộc, rang, quay, rau: Xào, luộc, canh).
Bữa ăn thường ngày gồm những món gì? (canh, mặn, xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm).
Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường gồm những loại món gì?
Cơ cấu thực đơn như thế nào?
(Gồm các món canh hoặc súp; các món rau, củ quả; các món nguội; các món xào, rán; các món mặn; các món tráng miệng).
-
I/ Xây dựng thực đơn:
Thực đơn là gì?
Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hàng ngày.
Tác dụngc ủa thực đơn:
Có thực đơn, công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn:
- Bữa ăn thường ngày: 3- 4 món ăn.
- Bữa cỗ, liên hoan: 4- 5 món ăn.
b. Thực đơn phải đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn:
Mỗi loại thực đơn cần có đủ các loại món ăn theo từng loại thực phẩm và các nhóm thức ăn.
c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt ding dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
 4. Tổng kết, dặn dò: 
- Khái quát nội dung bài học.
- Đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời để củng cố bài.
- Đánh giá giờ học.
Y/c học sinh về nhà:
+ Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2 (sgk- 112)
 + Đọc trước phần II.
	______________________________
 ______________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an CN 6(3).doc