I. MỤC TIÊU BÀI
Qua bài học, giúp HS:
- Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình; mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa Công nghệ 6, những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập.
- Hứng thú học tập môn học.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình Công nghệ THCS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Điều khiển của GV Hoạt động của HS
Tuần 01 tiết 01 Ngày soạn: 15/08/2009 Ngày dạy: 17/08/2009 BÀI MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU BÀI Qua bài học, giúp HS: - Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình; mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa Công nghệ 6, những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập. - Hứng thú học tập môn học. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. - Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình Công nghệ THCS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Điều khiển của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ổn định - Giới thiệu bài 1. Oån định lớp 2. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình Yêu cầu HS đọc mục I SGK, kết hợp với ý kiến riêng của bản thân về vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. GV giải thích cho HS hiểu nghĩa rộng về Kinh tế gia đình. - Vai trò của gia đình: Gia đình là nền tảng của xã hội, trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất, tinh thần cần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống. - Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình: Mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm làm tốt công việc của mình để góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh và hạnh phúc. - Kinh tế gia đình không phải là nguồn thu nhập (bằng tiền, hiện vật) mà còn là việc sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu cho nhu cầu vật chất, tinh thần của gia đình một cách hợp lí, có hiệu quả. Làm công tác nội trợ cũng là công việc kinh tế gia đình. Hoạt động 3: Mục tiêu của Công nghệ 6 Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu mục tiêu và nội dung tổng quát của chương trình SGK Công nghệ 6 và phương pháp học tập môn học. HS đọc SGK để tìm hiểu các nội dung: Kiến thức, kĩ năng, thái độ và phương pháp học tập môn học Hoạt động 4: Tổng kết GV: - Củng cố lại kiến thức cơ bản. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, dặn HS chuẩn bị bài mới. *************** Tuần 01 tiết 02 Ngày soạn: 15/08/2009 Ngày dạy: 17/08/2009 CHƯƠNG I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC . MỤC TIÊU BÀI Qua bài học, giúp HS: - Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha. - Phân biệt một số loại vải thông dụng. - Hứng thú học tập môn học. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh: Quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học. - Các mẫu vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Điều khiển của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ổn định - Giới thiệu bài 1. Oån định lớp 2. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Vải sợi thiên nhiên Cho HS quan sát h.1.1 để nêu tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi để dùng dệt vải. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu? Dựa vào h.1.1 yêu cầu HS nêu quy trình sản xuất vải sợi bông và vải sợi tơ tằm. Cho HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu tính chất của vải sợi thiên nhiên. 1. Nguồn gốc HS: Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật (cây bông, cây đay), động vật (tằm, cừu). HS dựa vào h.1.1 để nêu quy trình sản xuất vải. 2. Tính chất Vải sợi thiên nhiên có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu. Vải bông giặt lâu khô. Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan. Hoạt động 3: Vải sợi hoá học Cho HS quan sát h.1.2 để trả lời câu hỏi: Vải sợi hoá học có nguồn gốc từ đâu? Dựa vào h.1.2 yêu cầu HS nêu quy trình sản xuất vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp. Yêu cầu HS tìm nội dung thích hợp trong h.1.2 để hoàn thành bài tập. Cho HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu tính chất của vải sợi hoá học. 1. Nguồn gốc HS: Vải sợi hoá học có nguồn gốc từ gỗ, tre, nứa, dầu mỏ, than đá Vải sợi hoá học có hai loại: Vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp. HS dựa vào h.1.2 để nêu quy trình sản xuất vải. Vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp. Sợi Visco; axetat, gỗ, tre, nứa. Sợi nilon, sợi polyeste, dầu mỏ, than đá. 2. Tính chất HS học SGK Hoạt động 4: Tổng kết GV: - Củng cố lại kiến thức cơ bản. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, dặn HS chuẩn bị bài mới. Tuần 02 tiết 03 Ngày soạn: 15/08/2009 Ngày dạy: 24/08/2009 Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (tiết 2) . MỤC TIÊU BÀI Qua bài học, giúp HS: - Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha. - Phân biệt một số loại vải thông dụng. - Hứng thú học tập môn học. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh: Quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học. - Các mẫu vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Điều khiển của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ổn định - Kiểm tra - Giới thiệu bài 1. Oån định lớp 2. Kiểm tra bài: 2.1. Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên? 2.2. Phân biệt vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học? 3. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học. HS1 lên bảng HS2 lên bảng Hoạt động 2: Vải sợi pha Cho HS quan sát mẫu vải sợi pha để nêu nguồn gốc và tính chất của vải sợi pha. Cho HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu tính chất của vải sợi pha. 1. Nguồn gốc Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. Sợi pha được sản xuất bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt. 2. Tính chất HS học SGK Hoạt động 3: Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để điền tính chất của một số loại vải theo bảng bên. Yêu cầu HS vò, đốt để phân biệt các mẫu vải. Cho HS quan sát h.1.3 để đọc thành phần các sợi vải. 1. Điền tính chất của một số loại vải Loại vải Tính chất Vải sợi thiên nhiên Vải sợi hoá học Độ nhàu Vải visco, xatanh Lụa nilon, polyeste Độ vụn của tro 2. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải Nhóm HS làm thử nghiệm 3. Đọc thành phần sợi vải HS đọc SGK Hoạt động 4: Tổng kết GV: - Yêu cầu HS đọc phần “ Ghi nhớ” trong SGK - Củng cố lại kiến thức cơ bản. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và chuẩn bị bài mới. *************** Tuần 02 tiết 04 Ngày soạn: 15/08/2009 Ngày dạy: 24/08/2009 Bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC I. MỤC TIÊU BÀI Qua bài học, giúp HS: - Biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục, cách lựa chọn trang phục. - Vận dụng kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ. - Rèn luyện cho HS có ý thức sử dụng trang phục hợp lí. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh ảnh về các loại trang phục, vải màu sắc, hoa văn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Điều khiển của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ổn định - Kiểm tra - Giới thiệu bài 1. Oån định lớp 2. Kiểm tra bài: Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha? 3. Giới thiệu bài: Mặc là nhu cầu cần thiết của con người. Vì vậy, cần phải biết cách lựa chọn vải may mặc để có được trang phục đẹp, hợp thời trang và tiết kiệm. HS lên bảng Hoạt động 2: Trang phục và chức năng của trang phục Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK để nêu khái niệm về trang phục. Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách phân loại trang phục. Cho HS quan sát h.1.4 SGK để nêu tên, công dụng của từng loại trang phục. Yêu cầu HS lấy ví dụ trang phục của một số ngành như: Bộ đội, công an, bác sỹ Hướng dẫn HS rút ra kết luận chung. Yêu cầu HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu chức năng của trang phục. Hướng dẫn HS rút ra kết luận cho cả hoạt động. 1. Trang phục là gì? Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, giày tất, khăn quàng trong đó quần áo là vật dụng quan trọng nhất. 2. Các loại trang phục Phân loại trang phục: - Trang phục theo thời tiết, - Trang phục theo công dụng, - Trang phục theo lứa tuổi, - Trang phục theo giới tính. H.1.4a: Trang phục trẻ em, màu sắc tươi sáng rực rỡ. H.1.4b: Trang phục thể thao. H.1.4c: Trang phục lao động. Kết luận: Tuỳ đặc điểm hoạt động của từng ngành, nghề mà trang phục lao động được may bằng chất liệu vải, màu sắc và kiểu may khác nhau. 3. Chức năng của trang phục - Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường, - Làm đẹp con người trong mọi hoạt động. Kết luận: Mặc quần áo phù hợp với vóc dáng, lưa tuổi, nghề nghiệp, và hoàn cảnh sống, đồng thời biết cách ứng xử khéo léo thông minh. Hoạt động 3: Tổng kết GV: - Yêu cầu HS đọc phần “ Ghi nhớ” trong SGK - Củng cố lại kiến thức cơ bản. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và chuẩn bị bài mới. *************** Tuần 04 tiết 05 Ngày soạn: 25/08/2009 Ngày dạy: 31/08/2009 Bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC ( tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI Qua bài học, giúp HS: - Biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục, cách lựa chọn trang phục. - Vận dụng kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ. - Rèn luyện cho HS có ý thức sử dụng trang phục hợp lí. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh ảnh về các loại trang phục, vải màu sắc, hoa văn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Điều khiển của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ổn định - Kiểm tra - Giới thiệu bài 1. Oån định lớp 2. Kiểm tra bài: Nêu khái niệm và chức năng của trang phục? 3. Giới thiệu bài: Mặc là nhu cầu cầ ... ĐỘNG DẠY HỌC Điều khiển của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Oån định - Kiểm tra bài - Giới thiệu bài 1. Oån định lớp 2. KTBC: Chi tiêu trong gia đình là gì? Nêu các khoản chi tiêu trong gia đình? 3. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học. HS lên bảng Hoạt động 2: Chi tiêu của các loại hộ gia đình Việt Nam Thông tin cho HS thấy được mức độ chi tiêu của các loại hộ gia đình Việt Nam: mức độ chi tiêu giữa nông thôn và thành phố. GV hướng dẫn HS xác định những khoản phải mua, những khoản tự cấp ở bảng 5 SGK. Sự khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố: - Tổng mức thu nhập và cơ cấu thu nhập. - Điều kiện sống và điều kiện làm việc. - Nhận thức xã hội của con người. - Điều kiện tự nhiên khác. Hoạt động 3: Cân đối thu, chi trong gia đình Thông báo khái niệm. Giải thích cho HS sự cần thiết mỗi gia đình phải luôn có ý thức tiết kiệm trong cuộc sống. Thông qua 4 ví dụ về chi tiêu cho HS nhận xét mức độ chi tiêu của gia đình thành phố và gia đình ở nông thôn. Yêu cầu HS liên hệ mức độ chi tiêu của gia đình mình. GV giải thích biện pháp chi tiêu theo kế hoạch và đưa ra 3 trường hợp chi tiêu: rất cần - cần - không cần. Và từ đó hình thành cho HS về khái niệm tích lũy và ý nghĩa của việc tích lũy. Khái niệm: cân đối thu chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể để giành một phần tích lũy cho gia đình. 1. Chi tiêu hợp lí HS tham khảo SGK 2. Biện pháp cân đối thu chi - Chi tiêu theo kế hoạch, là việc xác định trước nhu cầu chi tiêu và cân đối được khả năng thu nhập. - Tích lũy giúp ta có một khoản tiền để chi cho những việc đột xuất mua sắm thêm các đồ dùng khác hoặc để phát triển kinh tế gia đình. Hoạt động 4: Tổng kết GV: - Yêu cầu HS đọc phần “ Ghi nhớ” và củng cố lại kiến thức cơ bản. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài, dặn HS chuẩn bị bài mới. ****************** Tuần 34 tiết 66+67 Ngày soạn:25/04/2010 Ngày dạy: 05/05/2010 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Thông qua bài thực hành, HS: - Nắm vững các kiến thức và kĩ năng về thu, chi, nấu ăn trong gđ. - Vận dụng được một số kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ * HS: - Ôn tập chương II và IV. * GV: - Hệ thống câu hỏi ôn tập phạm vi chương III và IV. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. ổn định lớp: 2. Ôn tập: tiết 1 : HĐ1: Trắc nghiệm: Câu 1: Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau đây: a/ Thu nhập của gđ là tổng các khoản thu bằng ................. hoặc bằng ........................ do ........... của các thành viên trong gđ tạo ra. b/ Mọi người trong gđ đều có trách nhiệm tham gia sản xuất hoặc làm .............. tùy theo sức của mình để góp phần ................... c/ Chi tiêu theo kế hoạch là việc ..................... nhu cầu cần chi tiêu và cân đối với ....................... d/ Mỗi cá nhân và gđ đều phải có kế hoạch ................. để chi cho những việc ................., mua sắm thêm các ...................... hoặc để phát triển.................... e/ Ghi trước một ......................... các thứ cần mua sẽ giúp bạn tiết kiệm được ................... mua sắm và tránh không mua những thứ mà bạn không thật sự ........................ dù là giá rẻ. Đáp án: a/ tiền, hiện vật, lao động. b/ các công việc, tăng thu nhập. c/ xác định trước, khả năng thu nhập. d/ tích lũy, đột xuất, đồ dùng khác, kinh tế gđ. e/ danh sách, thời gian cần thiết. Câu 2: Hãy chọn nội dung ở cột B phù hợp với nội dung ở cột A. Cột A Cột B 1. Người lđ có thể tăng thu nhập bằng cách.... 2. Thu nhập của người nghỉ hưu là...... 3. Người nghỉ hưu, ngoài lương hưu có thể .... 4. Những thu nhập bằng hiện vật có thể sử dụng trực tiếp cho ....... 5. Làm các công việc nội trợ giúp gđ cũng là ..... a. lương hưu, lãi tiết kiệm. b. làm kinh tế phụ để tăng thu nhập. c. nhu cầu hằng ngày của gđ, còn một phần đem bán lấy tiền chi cho các nhu cầu khác. d. góp phần tăng thu nhập gđ. e. làm thêm gì, tăng năng suất lđ. f. có một khoản tiền để chi cho việc đột suất. Đáp án: 1 +e; 2+a; 3+b; 4+c; 5+d. Câu 3: Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào cột Đ (đúng) hoặc S (sai) và giải thích Câu hỏi Đ S Nếu sai, tại sao? 1. Không cần ăn sáng, chỉ cần ăn trưa và tối. 2. Bữa ăn hợp lí là bữa ăn cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. 3. Có thể dọn bàn khi còn người đang ăn. 4. Trẻ đang lớn cần nhiều thức ăn giàu chất đạm những câu em cho là sai. Đáp án: 1- S vì: bỏ bữa sáng gây hại cho sức khỏe vì HTH làm việc không điều độ, không đủ năng lượng cung cấp cho hđ đến bữa trưa. 3 - S: dọn bàn khi còn người ăn sẽ thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người ăn. Câu 3: Hãy đánh dấu x vào vào khung thích hợp để nêu các loại chất dinh dưỡng do mỗi loại đồ uống cung cấp. Đồ uống Vitamin Chất đạm Chất kích thích Nước chanh x Cafê đen x Sữa đậu nành x x Nước ngọt Côcacla x Nước có ga x Nước ép trái cây x Nước cà chua x Nước cam x Sữa tươi x x Cafê sữa x x 3. Dặn dò: - Ôn tiếp các phần còn lại. tiết 2 : III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. ổn định lớp: 2. Ôn tập: HĐ2: Câu hỏi tự luận: Câu 1: Cho biết c/n của chất đạm, chất béo, chất đường bột, VTM? Câu 2: Kể tên các chất dinh dưỡng có trong các t/ă sau: cá, rau cải, bánh kẹo, cà rốt, thịt bò... Câu 3: Mục đích của việc phân nhóm t/ă là gì? Thức ăn được phân làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó? Câu 4: Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc TP? ở nhiệt độ bao nhiêu VK bị tiêu diệt? Câu 5: Nêu các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm thường dùng? Câu 6: Em làm gì khi: a/ Phát hiện gạo của gia đình mình bị mốc? b/ Chuối để trong tủ lạnh bị nhũn ruột? Hãy giải thích cho việc làm của mình. Câu 7: Nêu các PP bảo quản thực phẩm trước khi chế biến? Câu 8: Nêu các PP bảo quản thực phẩm trong khi chế biến? Câu 9: Nhiệt độ có ảnh hưởng ntn đối với các chất dinh dưỡng có trong t/ă? Câu 10: Vì sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn? Câu 11: Tại sao phải làm chín thực phẩm? Câu 12: Hãy kể tên các PPlàm chín TP thường được sử dụng hàng ngày? Câu 13: Phân biệt sự khác nhau giữa nấu và kho; giữa muối chua và muối xổi? Câu 14: Nêu quy trình thực hiện món “trộn dầu giấm rau xà lách” Câu 15: Nêu quy trình thực hiện món “trộn hỗn hợp” Câu 16: Nêu quy trình tổ chức bữa ăn? Thế nào là thực đơn hợp lí? Câu 17: Thu nhập của gđ là gì?Có những loại thu nhập nào? Kể tên các khoản thu nhập của gđ em? Em đã làm gì để tăng thu nhập gđ? Câu 18: Chi tiêu trong gđ là gì? Làm thế nào để cân đối thu, chi trong gđ? 4. Dặn dò: - Ôn tập lại tất cả các bài đã học để kiểm tra học kì II. ******************** Tuần 36 tiết 69+70 Ngày soạn:14/05/2010 Ngày dạy: 18/05/2010 Bài 27: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Thông qua bài thực hành, HS: - Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình. Xác định được mức thu và mức chi của gia đình trong 1 tháng, 1 năm. - Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm trong chi tiêu. II. CHUẨN BỊ * HS: - Ôn tập lại các bài 25, 26. * GV: - Phân chia thời gian thực hành. - Phân chia bài tập cho các nhóm thực hành. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Điều khiển của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Oån định - Kiểm tra bài - Giới thiệu bài 1. Oån định lớp 3. Giới thiệu bài: Thu nhập và chi tiêu luôn là vấn đề được mọi gia đình quan tâm. Làm cách nào để cân đối được vấn đề này... Bài học này sẽ giúp các em biết được điều đó để áp dụng trong cuộc sống gia đình hiện tại và tương lai sau này. TIẾT 1 Hoạt động 2: Xác định thu nhập của gia đình - GV cho các nhóm HS nghiên cứu 3 bài tập trong SGK. - 2 nhóm nghiên cứu 1 bài tập. + Bước 1: Xác định tổng thu nhập 1 tháng của gđ ở thành phố bằng cách cộng thu nhập của các thành viên trong gđ. + Xác định mức thu nhập của gđ ở nông thôn trong 1 năm: 5 tân lúa - 1,5 tân để ăn, sau đó nhân với giá bán 1kg lúa. + Tổng thu nhập của gđ bao gồm tiền thu bằng tiền và tiền bán sản phẩm cộng lại. + Bước 2: Tính tổng thu nhập của gđ. - 2 nhóm HS trình bày, đối chiếu kết quả. - GV so sánh kết quả 2 nhóm và sửa chữa nếu cả 2 nhóm có kết quả không giống nhau. Hoạt động 3: Xác định chi tiêu của gia đình - Với mức thu nhập đã tính ở mục I, hãy ước tính mức chi tiêu từng khoản của gia đình em trong 1 tháng và trong 1 năm. + Chi cho ăn, mặc, ở, mua sắm: vật dụng gđ, quần áo, giày dép, trả tiền điện, điện thoại.... + Chi cho học tập: mua sách, vở, trả học phí, mua sách tham khảo... + Chi cho việc đi lại: xăng, tu bổ xe... + Chi khác: mừng, sinh nhật... + Tiết kiệm. - Cho các nhóm trình bày kết quả tính toán trong 1 tháng và trong 1 năm. - GV nhận xét, nêu kết quả của nhóm đúng cho cả lớp cùng tham khảo. 3. Dặn dò: - Lưu lại các kết quả đã tính toán để tiết sau học tiếp. Tiết 2 Hoạt động 4: Cân đối thu - chi - GV cho HS sử dụng các kết quả đã tính toán ở tiết trước để cân đối thu - chi. + Lấy tổng số tiền thu trong 1 năm hoặc 1 tháng trừ đi số tiền chi trong 1 năm hoặc 1 tháng + Các nhóm HS hoàn thành bài tập trong SGK. Hoạt động 5: Tổng kết GV: - Củng cố lại kiến thức cơ bản. - Tổng kết chương trình học. ******************
Tài liệu đính kèm: