I-MỤC TIÊU:
1.Về kiến thức:Học xong bài này học sinh nắm được.Nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của các chất dinh dưỡng:đạm,đường bột,béo.Vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày.Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
2.Về kỹ năng: Biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể,có chế độ ăn uống hợp lý trong từng bữa ăn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
3.Về thái độ: Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
II-CHUẨN BỊ:
1-Chuẩn bị của giáo viên:
1.1 Đồ dùng dạy học: Tranh phoùng to 3.1, 3.2,3.3,3.4,3.5,3.6,
1.2.Phiếu học tập: Các chất dinh dưỡng chính có trong thức ăn sau đây là:
Ngày soạn: 26/12/2010 TUẦN 20 TIẾT 37 CHƯƠNG III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ I-MỤC TIÊU: 1.Về kiến thức:Học xong bài này học sinh nắm được.Nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của các chất dinh dưỡng:đạm,đường bột,béo.Vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày.Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 2.Về kỹ năng: Biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể,có chế độ ăn uống hợp lý trong từng bữa ăn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. 3.Về thái độ: Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng. II-CHUẨN BỊ: 1-Chuẩn bị của giáo viên: 1.1 Đồ dùng dạy học: Tranh phoùng to 3.1, 3.2,3.3,3.4,3.5,3.6, 1.2.Phiếu học tập: Các chất dinh dưỡng chính có trong thức ăn sau đây là: Sữa: ............................... Khoai:................................. Lạc:................................. Gạo: .............................. Bơ:...................................... Bánh kẹo:.............. Đậu nành: ................. Thịt gà,thịt lợn:................. Dầu gấc: 2-Chuẩn bị của học sinh: Söu taàm tranh aûnh coù lieân quan ñeán dinh döôõng. -Xem tröôùc baøi. III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1-Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra học kì 1 2-Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài + Tại sao chúng ta phải ăn uống ? + Gọi HS quan sát hình 3-1 trang 67 SGK và rút ra nhận xét. +HS quan sát, nhận xét. + Trong thiên nhiên, thức ăn là những hợp chất phức tạp bao gồm nhiều chất dinh dưỡng kết hợp lại. +Nêu tên các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người? +HS trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất dinh dưỡng. GV cho HS quan sát hình 3-2 trang 67 SGK +HS quan sát nhận xét. + Con người từ lúc mới sinh đến khi lớn lên sẽ có sự thay đổi rỏ rệt về thể chất (kích thước, chiều cao, cân nặng ) và về trí tuệ. Do đó chất đạm được xem là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để cấu thành cơ thể và giúp cho cơ thể phát triển tốt. * Tóc bị rụng, tóc khác mọc lên, răng sũa ở trẻ em thay bằng răng trưởng thành. Bị đứt tay, bị thương sẽ được lành sau một thời gian. * GV cho HS quan sát hình 3-4 trang 68 SGK và nêu lên nguồn cung cấp đường bột. * Quan sát hình 3-5 trang 68 SGK +HS quan sát nhận xét. + Nêu thiếu chất đường bột cơ thể ốm, yếu, đói, dễ bị mệt. Quan sát hình 3-6 trang 69 SGK +HS quan sát. + Hãy kể tên các loại thực phẩm và sản phẩm chế bíến cung cấp chất béo. +HS trả lời. + Nếu thiếu chất béo cơ thể ốm yếu, lở ngoài da, sưng thận, dễ bị mệt đói. Có 5 chất dinh dưỡng chính là : Chất đạm, béo, đường bột, khoáng, sinh tố. Ngoài ra, còn có nước và chất xơ là thành phần chủ yếu trong bửa ăn, mặc dù không phải là chất dinh dưỡng, nhưng rất cần cho sự chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể. Muốn được khoẻ mạnh, cần ăn nhiều loại thức ăn mỗi ngày, để cơ thể hấp thu được đủ các loại chất dinh dưỡng. I-VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG. 1-Chất đạm (Protein) a/ Nguồn cung cấp: _ Đạm động vật: thịt, cá, trứng _Đạm thực vật: các loại đậu (đậu đen, đỏ, nành, phộng ) b/ Chức năng dinh dưỡng: _ Giúp cơ thể phát triển về thể chất và trí tuệ. _ Góp phần tái tạo các te bào đã chết. _ Cung cấp năng lượng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 2-Chất đường bột (Gluxit). a/ Nguồn cung cấp: các loại trái cây có đường, mật ong, mạch nha, mía, kẹo. _ Chất bột: gạo, bắp, củ, quả, khoai. b/ Chức năng chất dinh dưỡng: _ Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. _ Chuyển hoá các chất dinh dưỡng. 3-Chất béo( Lipit): a/ Nguồn cung cấp: _ Mở động vật: heo, bò, gà, cá _ Dầu thực vật: đậu phụng, mè, đậu nành. b/ Chức năng dinh dưỡng: _ -Cung cấp năng lượng tích trử dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể. -Chuyển hoá một số vitamin cần thiết cho cơ thể. 4.Tổng kết bài học: Giaó viên cho học sinh làm phiếu học tập -Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: Về nhà tìm hiểu chức năng của chất dinh dưỡng có thể vận dụng để có chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với từng cá nhân trong gia đình. - Học thuộc bài, tìm hiểu tiết 2 Ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng duyệt Ngày soạn: 26/12/2010 TUẦN 20 TIẾT 38 BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ ( tt ) I-MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức:HS biết được vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày. - HS hiểu được nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của các chất dinh dưỡng: sinh tố, chất khoáng, nước, chất xơ và giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. - HS vận dụng để có chế độ ăn uống trong từng bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 2.Về kỹ năng: Có chế độ ăn uống hợp lý trong từng bữa ăn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng ăn uống khoa học, hợp lý. 3.Về thái độ: Biết vận dụng ăn uống khoa học, hợp lý II-CHUẨN BỊ: 1-Chuẩn bị của giáo viên: 1.1 Đồ dùng dạy học Tranh phóng to H3.7-> 3.10/70SGK 1.2.Phiếu học tập: -Trẻ em dưới 36 tháng tuổi được bổ sung thêm vita min A bằng cách nào và vào thời điểm nào trong năm? - Nguyên nhân của trẻ em mọc răng chậm;1 số người dễ bị gãy xương? 2-Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh có liên quan III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1-Kiểm tra bài cũ: Tại sao chúng ta phải ăn uống? Các chất dinh dưỡng chính có trong thức ăn sau đây là: Sữa:................................. Khoai:................................. Lạc:................................. Gạo:................................. Bơ:...................................... Bánh kẹo:.............. Đậu nành:................. Thịt gà,thịt lợn:................. Dầu gấc: 2-Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò dinh dưỡng của các chất khoáng, Vitamin, nước. Em hãy kể tên các loại sinh tố mà em biết ? * GV cho HS quan sát hình 3-7 trang 69 SGK. -Sinh tố A có trong dầu cá, gan, trứng, bơ, sữa,kem, sữa tươi, rauquả. -Sinh tố B có trong hạt ngủ cốc, sữa, gan, tim, lòng đỏ trứng. -Sinh tố C có trong rau, quả tươi. -Sinh tố D có trong dầu cá, bơ, sữa, trứng, gan. * Quan sát hình 3-7 trang 69 SGK nhắc lại chức năng chính của sinh tố A,B, C, D. * Nếu thiếu các sinh tố cơ thể mắc một số bệnh : -Thiếu sinh tố A : Da khô và đóng vảy, nhiễm trùng mắt, bệnh quáng gà. -Thiếu sinh tố B : Dễ cáu gắt và buồn rầu, thiếu sự tập trung, bi tổn thương da, lở mép miệng. -Thiếu sinh tố C : Lợi bị tổn thương và chảy máu. Rụng răng, đau nhức tay chân, mệt mỏi toàn thân. -Thiếu sinh tố D: Xương và răng yếu ớt, xương hình thành yếu. + Chất khoáng gồm những chất gì ? Can xi, phốt pho, Iốt, sắt. * GV cho HS xem hình 3-8 SGK + Nếu thiếu canxi và phốt pho xương phát triển yếu -Dễ bị gảy xương, xương và răng không cứng cáp. -Thiếu sắt dáng vẻ xanh xao yếu ớt. -Thiếu Iốt, tuyến giáp không làm đúng chức năng gây ra dễ cáu gắt và mệt mỏi. + Ngoài nước uống còn có nguồn nào khác cung cấp cho cơ thể. Học sinh trao đổi, trả lời * + Chất xơ có trong những loại thực phẩm nào ? Rau xanh, trái cây và ngủ cốc nguyên chất. * Nước và chất xơ cũng là thành phần chủ yếu trong bửa ăn mặc dù không phải là chất dinh dưỡng. Hoạt động 2: Phân tích giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. * GV cho HS xem hình 3-9 trang 71 SGK. + Có mấy nhóm thức ăn ? 4 nhóm + Tên thực phẩm của mỗi nhóm ? -Nhóm giàu chất đạm, đường bột, chất béo, khoáng và vitamin. Ý nghĩa việc phân chia các nhóm thức ăn nhằm mục đích gì ? + Tại sao phải thay thế thức ăn ? Cho đở nhàm chán, hợp khẩu vị đảm bảo ngon miệng. + Cách thay thế thức ăn như thế nào cho phù hợp ? * Cho HS liên hệ từ thực tế của các bửa ăn gia đình. Cho học sinh làm phiếu học tập Giáo viên thu phiếu của một số em, nhận xét ,giải đáp câu hỏi I-VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG. 4-Sinh tố ( Vitamin) _ Gồm các nhóm vitamin: B,C,D, PP, E,K. a/ Nguồn cung cấp: Các sinh tố chủ yếu có trong rau, quả tươi. Ngoài ra còn có trong gan, tim, dầu cá, cám gạo b/ Chức năng dinh dưỡng: _ Giúp hệ thần kinh, tiêu hoá, tuần hoàn hoạt động bình thường. _ Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. 4-Chất khoáng: a/ Nguồn cung cấp: Can xi, phốt pho, iốt, sắt, có trong tôm, cua, sò, ốc, trứng b/ Chức năng dinh dưỡng: _ Giúp cho sự phát triển của xương hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu. _ Chuyển hoá chất cho cơ thể. 6-Nước. _* Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể _ Là môi trường chuyển hoá trao đổi chất. _ Điều hòa thân nhiệt. 7-Chất xơ. Chất xơ là phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hoá được, giúp ngăn ngừa bệnh táo bón làm cho những chất thải mềm, dễ dàng thải ra khỏi cơ thể. II-GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC NHÓM THỨC ĂN. 1-Phân nhóm thức ăn:. a-Cơ sở khoa học :SGK/ 71 b-Ý nghĩa : Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bửa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi thức ăn cho đở nhàm chán, hợp khẩu vị, hợp thời tiết mà vẩn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. 2/ Cách thay thế thức ăn lẫn nhau Để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm 4.Tổng kết bài học : : Các món ăn từ cà rốt: Nộm, nước sinh tố, sào thì món ăn nào cơ thể dễ hấp thụ nhất? Giáo viên nhận xét tiết học 5. Dặn dò:Học bài,Đọc trước phần còn lại của bài Sưu tầm tranh ảnh có liên quan. . Ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng duyệt Ngày soạn: 2/1/2011 TUẦN 21 TIẾT 39 BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ ( tt ) I-MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Học sinh xác định được nhu cầu các bữa ăn cần bao niêu chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh, làm việc và học tập tốt. 2. Về kỹ năng: có chế độ ăn uống hợp lý trong từng bữa ăn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. 3.Về thái độ: : Giáo dục HS biết cách ăn uống đủ chất, rẻ tiền phù hợp với kinh tế gia đình. II-CHUẨN BỊ: 1-Chuẩn bị của giáo viên: 1.1 Đồ dùng dạy học Tranh phóng lớn hình em bé thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng. _ Tháp dinh dưỡng _ Tư liệu liên quan đến dinh dưỡng. 1.2.Phiếu học tập: Câu hỏi Đúng Sai 1, Nếu bữa ăn chúng ta có đủ chất bổ dưỡng, chúng ta không cần đến những viên thuốc vitamin. 2, Chúng ta cần vitamin và chất khoáng với lượng lớn. 3, Vitamin và chất khoáng không cần cho sự phát triển. 4, Cam, chanh, quýt và các loại rau tươi có nhiều vitamin C. 5, Cà rốt có nhiều vitamin A. 6, Iốt cần cho sự hình thành răng và xương. 7, Nước giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. 2-Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến dinh dưỡng. _ Xem trước bài. III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1-Kiểm tra bài cũ: a.Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡngcủa nhóm sinh tố, chất khoáng và vai trò của chúng đối với cơ thể? b. Vai trò của nước, chất xơ đối với cơ thể như thế nào? Trẻ nhỏ bị mất nhiều nước sẽ dẫn đế ... i. Sưu tầm một số câu tục ngữ, thành ngữ nói về tiết kiệm III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1-Kiểm tra bài cũ: a, Hãy kể tên các loại thu nhập của các loại hộ gia đình ở Việt nam? b, Sự khác nhau về thu nhập của gia đình ở thành thị và gia đình ở nông thôn? c, Em có thể làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình? 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, để có sản phẩm vật chất tiêu dùng chi gia đình và bản thân, người ta phải chi một khoản tiền nhất định để mua sắm hoặc trả công dịch vụ. Hoạt động 2: Tìm hiểu “ Chi tiêu trong gia đình là gì?” Con người sống cần ăn mặc, ở và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống,hoạt động, công tác, vui chơi giải trí. Để có được những sản phẩm thỏa mãn về các nhu cầu ăn mặc ởngười ta phải chi một khoản tiền phù hợp:Vậy chi tiêu trong gia đình là gì ? Hoạt động 3: Tìm hiểu “Các khoản chi tiêu trong gia đình Sự chi tiêu trong gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào qui mô gia đình, tổng thu nhập của từng gia đình Em hãy kể các khoản chi của gia đình em cho việc ăn uống, may mặc và ở? Giải thích nhu cầu về văn hóa tinh thần là những nhu cầu như: nghỉ ngơi, giải trí, học tập, xem phim ảnh. Gia đình các em phải chi những khoản gì cho nhu cầu về văn hóa tinh thần? Giáo viên kết luận về các khoản chi cho gia đình Phát phiếu học tập cho học sinh, cho học sinh làm giáo viên thu lại nhận xét một số bài của học sinh I. Chi tiêu trong gia đình là gì ? Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ 2.Các khoản chi tiêu trong gia đình 1. Chi cho nhu cầu vật chất - Chi cho ăn uống, may mặc, ở -Chi cho nhu cầu đi lại -Chi bảo vệ sức khỏe 2. Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần - Chi cho học tập. -Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí. -Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội. 4.Tổng kết bài học: Gọi h/s trả lời câu hỏi 1,2 SGK -Gọi h/s đọc ghi nhớ phần 1 -Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: Học bài. Xem trước phần II của bài Ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng duyệt Ngày soạn: TUẦN 34 TIẾT 65 Bài 26: CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH( tt ) I- MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức-- Hoc sinh biết được sự khác nhau về mức chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam: - HS biết các biện pháp cân đối thu, chi trong gia đình. - Vận dụng vào việc làm thế nào để chi tiêu trong gia đình cho hợp lý? 2. Về kỹ năng:-Tham gia các công việc vừa sức để tăng thu nhập cho gia đình. 3. Về thái độ: --Có ý thức tiết kiệm trong các khoản chi tiêu của gia đình. II-CHUẨN BỊ: 1-Chuẩn bị của giáo viên: 1.1 Đồ dùng dạy học: Hình 4. 3( SGK ) 1.2.Phiếu học tập: 2-Chuẩn bị của học sinh: Xem trứớc bài.Chi tiêu gia đình phần II III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1-Kiểm tra bài cũ: Chi tiêu trong gia đình là gì? Em hãy kể các khoản chi tiêu trong gia đình 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Chi tiêu trong gia đình là một vấn đề không đơn giản,càng không phải là một việc làm giống nhau trong các gia đình. Tiết học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu việc chi tiêu ở các hộ gia đình Việt Nam Hoạt động 2: Tìm hiểu “ Chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam Giáo viên nhắc lại các hình thức thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố và nông thôn Vậy em hãy cho biết mức chi tiêu ở thành phố có gì khác với mức chi tiêu ở các hộ gia đình nông thôn? Treo bảng 5 (129 SGK Gọi học sinh hoàn thành Nêu nhận xét về việc chi tiêu của các hộ gia đình ở nông thôn và thành thị ? tại sao có sự khác nhau đó. Hoạt động 3: Tìm hiểu Cân đối thu chi trong gia đình Tại sao phải cân đối thu chi? Giáo viên dẫn dắt và giảng giải để H/S hiểu thu chi phải hợp lý và có tích lũy Gọi h/s đọc SGK Chi tiêu như 4 hộ gia đình trên đã hợp lý chưa? Thế nào là chi tiêu hợp lý? Giáo viên gợi ý, dẫn dắt. giảng giải Nếu chi tiêu không hợp lý thiếu phần tích lũy sẽ dẫn đến vấn đề gì Muốn chi tiêu theo kế hoạch cần phải làm gì? Treo hình 4.3 Các em mua hàng khi nào? Theo em phải làm thế nào để mỗi gia đình có phần tích lũy? Bản thân em đã làm gì đề góp phần tích lũy cho gia đình? Giáo viên kết luận theo Sgk III.Chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam Gia đình nông thôn Sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng Gia đình thành thị: Thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả IV. Cân đối thu chi trong gia đình Cân đối thu chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu để có thể dành một phần tích lũy cho gia đình 1. Chi tiêu hợp lý Chi tiêu hợp lý là mức chi tiêu phù hợp với khả năng thu nhập của gia đình và phải có tích lũy 2. Biện pháp cân đối thu, chi a. Chi tiêu theo kế hoạch (sgk ) Là xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối được với khả năng thu nhập b-Tích lũy (tiết kiệm) Mỗi cá nhân gia đình đều phải có tích lũy -Có tích lũy nhờ tiết kiệm chi tiêu hàng ngày -Tích lũy giúp chúng ta có một khoản tiền để chi cho những việc đột xuất, mua sắm hoặc để phát triển kinh tế gia đình 4.Tổng kết bài học: Gọi h/s trả lời câu hỏi 3,4 SGK -Gọi h/s đọc ghi nhớ - Giáo viên nhận xét tiết học 5. Dặn dò: Học bài. Về nhà tìm hiểu mức thu, chi hàng tháng của gia đình Ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng duyệt Ngày soạn TUẦN 33 TIẾT 66 BÀI 27:THỰC HÀNH BÀI TẬP VỀ TÌNH HUỐNG THU CHI TRONG GIA ĐÌNH I-MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức- Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình. 2. Về kỹ năng: Biết xác định được mức thu nhập của gia đình trong một tháng 3. Về thái độ: Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu II-CHUẨN BỊ: 1-Chuẩn bị của giáo viên: 1.1 Đồ dùng dạy học: Đọc kỹ bài, nghiên cứu kỹ các ví dụ trong phần cân đối thu chi trong gia đình. _ Chia 4 nhóm học sinh , tuỳ tình huống thực tế giáo viên có thể điều chỉnh nội dung thu chi và số liệu cụ thể cho phù hợp. 1.2.Phiếu học tập: 2-Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu mức thu, chi hàng tháng của gia đình III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1-Kiểm tra bài cũ: -Thu nhập của gia đình bao gồm những loại nào? -Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào? 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài. _ Giáo viên phổ biến kế hoạch thực hành + Thu nhập của gia đình gồm những loại nào? + Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào? + Gia đình ở thành phố chi tiêu như thế nào? Hoạt động 2:Hướng dẫn thực hành. _ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Phân công học sinh thực hành + Thực hiện theo quy trình. Bước 1: _ Xác định tổng thu nhập trong 1 tháng của gia đình ở thành phố bằng cách cộng thu nhập của các thành viên trong gia đình. Bước 2: _Học sinh tính tổng thu nhập của gia đình - Tổng thu- Tổng chi = Tích lũy. _ Giáo viên kiểm tra, theo dõi, sửa chữa cho học sinh. Hoạt động 3: Đánh giá bài thực hành + Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh gía. + Giáo viên: _ Đánh giá kết quả tính toán thu chi và cân đối thu chi của các nhóm học sinh. _ Giáo viên nhận xét tiết thực hành. + Khâu chuẩn bị ( tốt hay chưa tốt của từng nhóm học sinh) + Quy trình tiến hành ( đúng, sai) + Kết quả tính tóan( đúng, sai) + Cho điểm theo nhóm thực hiện. I. Giới thiệu tiết thực hành _ Giới thiệu mục tiêu của bài xác định được mức thu nhập và chi tiêu của gia đình ở thành phố trong 1 tháng và tiến hành được cân đối thu chi trên cơ sở số liệu thu thập trong bài. II.Tổ chức thực hành. 1. Xác định mức thu chi trong một tháng -Thực hiện theo quy trình a/ Xác định mức thu nhập của gia đình +Gia đình CBCNVC -Gia đình có 6 người. Mẹ ở nhà nội trợ Cha có mức lương:5.000.000đ/tháng -C Ông bà có mức lương tháng là: 1000.000đ/ tháng Anh có mức lương: 4.000.000/tháng Em còn đi học Mỗi tháng gia đình chi hết 8 triệu đ Em hãy tính tổng thu, tổng tích lũy một tháng của gia đình 4.Tổng kết bài học: Nhận xét tiết thực hành 5. Dặn dò: Học sinh chuẩn bị bài thực hành phần II Ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng duyệt Ngày soạn: TUẦN 34 TIẾT 67 BÀI 27:THỰC HÀNH BÀI TẬP VỀ TÌNH HUỐNG THU CHI TRONG GIA ĐÌNH (tt) I-MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức- Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình. 2. Về kỹ năng: Biết xác định được mức thu nhập của gia đình trong một năm. 3. Về thái độ: Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu II-CHUẨN BỊ: 1-Chuẩn bị của giáo viên: 1.1 Đồ dùng dạy học: Đọc kỹ bài, nghiên cứu kỹ các ví dụ trong phần cân đối thu chi trong gia đình. 1.2.Phiếu học tập: 2-Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu mức thu, chi hàng tháng của gia đình III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1-Kiểm tra bài cũ: -Thu nhập của gia đình bao gồm những loại nào? -Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào? 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài. _ Giáo viên phổ biến kế hoạch thực hành _ Giới thiệu mục tiêu của bài xác định được mức thu nhập và chi tiêu của gia đình ở nông thôn trong 1 năm và tiến hành được cân đối thu chi trên cơ sở số liệu thu thập trong bài + Gia đình ở nông thôn chi tiêu như thế nào? Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. _ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh _ Phân công học sinh thực hành: + Thực hiện theo quy trình. Bước 1: _ Xác định tổng thu nhập trong 1 tháng của gia đình ở nông thôn bằng cách cộng thu nhập của các thành viên trong gia đình. _ Xác định mức thu nhập của gia đình ở nông thôn trong 1 năm Tổng thu nhập của gia đình bao gồm tiền bán thóc, rau, quả và sản phẩm khác. Bước 2: _Học sinh tính tổng chi của gia đình. -Tổng thu- Tổng chi= Tích lũy _ Giáo viên kiểm tra, theo dõi, sửa chữa cho học sinh. Hoạt động 3: Đánh giá bài thực hành + Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh gía. _ Đánh giá kết quả tính toán thu chi và cân đối thu chi của các nhóm học sinh. _ Giáo viên nhận xét tiết thực hành. + Khâu chuẩn bị ( tốt hay chưa tốt của từng nhóm học sinh) + Quy trình tiến hành ( đúng, sai) + Kết quả tính tóan( đúng, sai) + Cho điểm theo nhóm thực hiện. I. Giới thiệu tiết thực hành Xác định được mức thu nhập và chi tiêu của gia đình nông thôn trong 1 năm II.Tổ chức thực hành. 1. Xác định mức thu chi trong một năm Gia đình em có 6 ngừơi: Ông, bà, cha, mẹ, chị, và em Một năm nhà em thu đựơc: 1 tấn điều 5 tạ tiêu 1 tấn thóc Nuôi đựơc 20 con gà Mỗi tháng nhà em chi hết 3 triệu đồng Tính tổng thu, chi ,tích lũy của gia đình em Biết: 35.000 đ / 1kg điều 90.000/ 1kg tiêu 9000/ 1 kg thóc 60.000/ 1con gà 4.Tổng kết bài học: Nhận xét tiết thực hành 5. Dặn dò: Học sinh chuẩn bị bài Ôn tập theo câu hỏi giáo viên cho các nhóm Ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng duyệt
Tài liệu đính kèm: