Giáo án Công nghệ 6 - Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiết 2)

Giáo án Công nghệ 6 - Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiết 2)

I. Mục tiêu: Qua tiết 2 Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn, HS phải đạt được:

1. Kiến thức

 - Từ thực đơn lựa chọn được thực phẩm cho thực đơn.

2. Kĩ năng

 - Vận dụng vào thực tiễn đời sống của gia đình.

3. Thái độ

 - Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Đồ dùng dạy học.

- Bảng phụ, bút dạ.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đồ dùng học tập: bút, sách, vở.

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp hỏi – đáp.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

 

doc 6 trang Người đăng vanady Lượt xem 3576Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22: QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Qua tiết 2 Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn, HS phải đạt được:
1. Kiến thức
	- Từ thực đơn lựa chọn được thực phẩm cho thực đơn.
2. Kĩ năng
	- Vận dụng vào thực tiễn đời sống của gia đình.
3. Thái độ
	- Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, bút dạ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đồ dùng học tập: bút, sách, vở.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp hỏi – đáp.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn đinh-tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi:
1. Muốn tổ chức tốt bữa ăn ta cần phải làm gì?
2. Thực đơn là gì? Hãy nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn?
* Đáp án:
1. Muốn tổ chức bữa ăn tốt cần thực hiện các qua 4 bước:
- Xây dựng thực đơn.
- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
- Chế biến món ăn.
- Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn.
2. Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày.
* Các nguyên tắc:
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn.
- Thực đơn phải có đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
3. Bài mới
a. Mở bài
Muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo cần phải có 4 bước: Xây dựng thực đơn, lựa chọn thực phẩm cho thực đơn, chế biến món ăn, trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn. Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu phần xây dựng thực đơn. Ở tiết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần 2: Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. Đó là nội dung bài học hôm nay, “Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn”.
b. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Đưa ra ví dụ về 1 thực đơn:
Cơm
Cá thu sốt cà chua
Canh khổ qua nhồi thịt nạc
Rau muống xào tỏi
GV: Thực đơn trên đã hợp lí chưa?
HS: Trả lời
(Thực đơn trên đã hợp lí).
GV: Vậy, với thực đơn trên thì khi đi chợ em sẽ mua những loại thực phẩm nào?
HS: Trả lời
(Cá thu, cà chua, khổ qua, thịt nạc, rau muống và gia vị cần thiết).
GV: Em căn cứ vào đâu để lựa chọn những thực phẩm trên?
HS: Trả lời
(Căn cứ vào các món ăn có trong thực đơn).
HS: Trả lời
GV: Vậy, khi mua thực phẩm thì ta chú ý đến điều gì?
HS: Trả lời
(Chú ý + Các loại thực phẩm phải tươi ngon.
 + Số lượng thực phẩm định mua: đủ dùng).
HS: Trả lời
GV: Ở nhà khi đi chợ giúp cha mẹ thì em mua những loại thực phẩm như thế nào?
HS: Trả lời
(+ Mua rau, củ,quả: Tươi ngon, không bị dập nát
 +Thịt, tôm, cá: Thơm mùi đặc trưng, không bị nát, không ôi thiu, được bảo quản đúng quy cách).
GV: Khi mua thực phẩm cho thực đơn thì em sẽ mua bao nhiêu?
HS: Trả lời
(Mua đủ dùng -> tránh lãng phí).
GV: Vậy căn cứ vào đâu mà em có thể mua như thế?
HS: Trả lời
(Căn cứ vào số người trong gia đình).
GV: Tổng kết: Mua thực phẩm đủ dùng phù hợp với thực đơn, tránh lãng phí cũng là một bài toán trong nguyên tắc xây dựng thực đơn. Vì vây, khi mua ta cần chú ý không những đến chất lượng mà phải chú ý đến số lượng thực phẩm, tránh lãng phí.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lựa chọn thực phẩm đối với thực đơn thường ngày
GV: Bữa trưa qua em ăn những món ăn gì?
HS: Trả lời
GV: Gọi một HS đứng dậy nhận xét thực đơn của bạn có đầy đủ các nhóm chất không? 
HS: Trả lời
GV: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết thực đơn bữa ăn hằng ngày gồm có mấy món và đó là những món gì?
HS: Trả lời
(Gồm có 3 – 4 món: món canh, mặn, xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm. Thường sử dụng các thực phẩm thông dụng, đơn giản, dễ làm).
GV: Con người cần cung cấp năng lượng cho hoạt động sống và làm việc. Vậy, đối với thực đơn hằng ngày ta phải lựa chọn như thế nào?
HS: Trả lời
(Lựa chọn đủ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày).
GV: Gia đình em gồm có mấy người và đó là những ai?
HS: Trả lời
GV: Nhu cầu của các thành viên trong gia đình có giống nhau không?
HS: Trả lời
GV: Vậy, khi chuẩn bị thực đơn thường ngày cần quan tâm đến điều gì?
HS: Trả lời
(Cần chú ý đến tuổi tác, tình trạng sức khỏe, công việc, sở thích về ăn uống).
GV: Quan tâm đến số người trong gia đình để làm gì?
HS: Trả lời
(+ Tránh mua nhiều, gây lãng phí.
 + Về tuổi tác: người già có nhu cầu khác trẻ em
 + Về công việc: 
Làm nông: Cần ăn nhiều để làm việc, nhưng cũng phải đầy đủ chất dinh dưỡng.
Công nhân viên chức: Ăn ít, nhưng cũng phải đầy đủ chất dinh dưỡng).
GV: Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày phải đầy đủ giá trị dinh dưỡng, vệ sinh, đủ dùng cho gia đình trong ngày nhưng không chi tiêu nhiều hơn số tiền dự định cho việc ăn uống. 
Hoạt động 2: Tìm hiều cách lựa chọn thực phẩm đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi.
GV: Đặt vấn đề: Em đã đi dự một bữa tiệc liên hoan, đám cưới hay cỗ chưa, hình thức phục vụ ở đó như thế nào? (Tiệc đứng hay ngồi)?
HS: Trả lời
HS: Em hãy kể tên và phân loại các món ăn đó.
HS: Trình bày
GV: Qua phân tích trên thì em có nhận xét gì bữa tiệc, bữa cỗ?
HS: Trả lời 
(Có rất nhiều món ăn, đa dạng về mặt hình thức, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng).
GV: Vậy, khi tổ chức một bữa tiệc thì ta có cần phải quan tâm tới số người dự bữa và ngân sách gia đình không?
HS: Trả lời
(Cần phải quan tâm, tránh lãng phí).
GV: Vậy khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn của bữa tiệc, bữa cỗ, cần chú ý điều gì?
HS: Trả lời
(Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện sẵn có, kết hợp với tính chất của bữa ăn mà chuẩn bị thực phẩm phù hợp, cân đối với số người dự. Không nên quá cầu kì, tiêu xài hoang phí cho các bữa tiệc để thiếu hụt ngân sách gia đình).
GV: Thảo luận nhóm, và đưa ra một thực đơn cho bữa tiệc.
HS: Thảo luận nhóm và trình bày.
GV: Nhận xét.
II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
- Căn cứ vào loại món ăn trong thực đơn để mua thực phẩm.
- Khi lựa chọn thực phẩm, cần lưu ý:
+ Mua thực phẩm phải tươi ngon.
+ Số lượng thực phẩm đủ dùng.
1.Đối với thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày
-Lựa chọn đủ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày.
-Cần chú ý đến tuổi tác, tình trạng sức khỏe, công việc, sở thích về ăn uống.
2. Đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi
-Hình thức tổ chức: Tự phục vụ hoặc có người phục vụ.
- Gồm nhiều loại món ăn theo trình tự cấu trúc của thực đơn.
- Tùy hoàn cảnh và điều kiện sẵn có kết hợp với tính chất bữa ăn mà chuẩn bị thực phẩm phù hợp, cân đối, tránh lãng phí.
c. Tổng kết
- GV: Gọi 1-2 HS đứng dậy đọc phần ghi nhớ.
	- Gọi 1-2 HS nhắc lại nội dung bài học hôm nay. 
4. Kiểm tra – đánh giá
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng mà em cho là đúng
Câu 1: Đối với thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày ta chọn:
Chọn nhiều thực phẩm giàu chất đạm.
Chọn đủ các loại thực phẩm ở 4 nhóm thức ăn thiết cho cơ thể trong một ngày.
Cần chọn nhiều rau và nhiều chất bột cho đủ no.
Thực phẩm được lựa chọn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh nhưng không chi tiêu nhiều hơn số tiền dự định cho việc ăn uống.
Quan tâm đến sức khỏe, tuổi tác, sở thích, công việc của các thành viên trong gia đình.
ĐÁP ÁN: B, D,E 
Câu 2: Đối với thực đơn dùng cho bữa tiệc, bữa cỗ, liên hoan. Ta chọn:
Chọn thực phẩm đủ cho các loại món ăn theo cấu trúc của thực đơn.
Chọn nhiều thực phẩm quý hiếm, trái mùa cho món ăn đặc sản mặc dù giá tương đối tốn.
Số lượng thực phẩm đủ cho số người dự bữa, không mua quá thừa, gây lãng phí.
Tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN: A, C
5. Hướng dẫn về nhà
+ Về nhà học bài, trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
	+ Đọc, chuẩn bị phần tiếp theo của bài 22.
V. Phụ lục
VI. Rút kinh nghiệm
Kon tum, ngày 12 tháng 03 năm 2011
GVHD	
Mai Thị My

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 22 cn6.doc