Gián án Sinh học Lớp 6 - Bài 30, Tiết 37: Thụ phấn (tiếp theo)

Gián án Sinh học Lớp 6 - Bài 30, Tiết 37: Thụ phấn (tiếp theo)

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

- Biết: + Những ứng dụng kiến thức về thụ phấn của con người.

+ Phân biệt hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Hiểu: Sự thích nghi của hoa thụ phấn nhờ gió.

1.2 .Kỹ năng : Rèn các kĩ năng sống:

- Kĩ năng phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với hình thức thụ phấn.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức.

 1.3.Thái độ :

*** GDHN : Sự thụ phấn đã được con người ứng dụng rất hiệu quả trong trồng trọt. VD: Nghề làm hàng bông, cây ăn quả

2. TRỌNG TÂM:

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

3. CHUẨN BỊ

3.1/GV: - Máy chiếu. Mẫu vật cây ngô.

3.2/ HS: - Học bài thụ phấn.

- Soạn bài thụ phấn (tt).

- Đem theo mẫu vật cây ngô.

4. Tiến trình:

4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Điểm danh (HS vắng, GV phân công HS cho mượn vở)

6A1:

6A2:

6A3:

4.2/ Kiểm tra miệng:

1/ Thụ phấn là gì? Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? 8đ

2/ Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa còn có thể thụ phấn bằng cách nào? 2đ

Đáp án: 1/ Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ 3đ

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: 5đ Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm và mật ngọt. Hạt phấn to và có gai. Đầu nhụy có chất dính.

2/ Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa còn có thể thụ phấn bằng cách: 2đ Thụ phấn nhờ gió và do người.

 

doc 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Gián án Sinh học Lớp 6 - Bài 30, Tiết 37: Thụ phấn (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 30 – Tiết 37 
THỤ PHẤN (tt)
Tuần 20 
ND:
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Biết: + Những ứng dụng kiến thức về thụ phấn của con người.
+ Phân biệt hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Hiểu: Sự thích nghi của hoa thụ phấn nhờ gió.
1.2 .Kỹ năng : Rèn các kĩ năng sống:
- Kĩ năng phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với hình thức thụ phấn.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức.
 1.3.Thái độ : 
*** GDHN : Sự thụ phấn đã được con người ứng dụng rất hiệu quả trong trồng trọt. VD: Nghề làm hàng bông, cây ăn quả 
2. TRỌNG TÂM: 
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
3. CHUẨN BỊ
3.1/GV: - Máy chiếu. Mẫu vật cây ngô.
3.2/ HS: - Học bài thụ phấn.
- Soạn bài thụ phấn (tt).
- Đem theo mẫu vật cây ngô.
4. Tiến trình:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Điểm danh (HS vắng, GV phân công HS cho mượn vở)
6A1: 	
6A2: 	
6A3: 	
4.2/ Kiểm tra miệng:
1/ Thụ phấn là gì? Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? 8đ
2/ Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa còn có thể thụ phấn bằng cách nào? 2đ
Đáp án: 1/ Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ 3đ
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: 5đ Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm và mật ngọt. Hạt phấn to và có gai. Đầu nhụy có chất dính. 
2/ Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa còn có thể thụ phấn bằng cách: 2đ Thụ phấn nhờ gió và do người.
4.3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm thích nghi như thế nào? Con người đã vận dụng những hiểu biết về thụ phấn trong đời sống ra sao? Đây là nội dung của bài học.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
 MT: Hiểu sự thích nghi của hoa thụ phấn nhờ gió Phân biệt hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
 GV: Chiếu hình cấu tạo của hoa (hình 1).
HS: Xác định các bộ phận của hoa và phân biệt hoa tự thụ và hoa giao phấn.
HS: Quan sát mẫu vật cây ngô.
GV: Chiếu hình cây ngô với cụm hoa đực và cụm hoa cái (hình 2).
HS: Quan sát, đối chiếu với mẫu vật cây ngô
? Xác định vị trí cụm hoa đực và cụm hoa cái của cây ngô?
@ Cụm hoa đực ở ngọn cây. Cụm hoa cái ở nách lá.
? Đặc điểm của nhụy và nhị của cây ngô?	
@ Hoa đực ở trên có chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ. Hoa cái đầu nhuỵ có lông dính.
? Vị trí của cụm hoa đực và hoa cái cây ngô có tác dụng gì trong lối thụ phấn nhờ gió ?
@ Hoa đực ở trên dễ tung hạt phấn, còn hoa cái đầu nhụy có chất dính nên giúp giữ hạt phấn. 
GV: Chiếu hình hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (hình 3)
 HS: Nhắc lại đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
GV: Treo bảng phụ bài tập và hướng dẫn HS thực hiện (hình 4).
HS: Thảo luận nhóm thực hiện, báo cáo, nhận xét.
GV: Hoàn chỉnh: 
I/ Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: 
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoa thụ phấn nhờ gió
Bao hoa
Đầy đủ có cấu tạo phức tạp, có màu sắc sặc sỡ .
Đơn giản hoặc tiêu biến 
không có màu sắc sặc sỡ 
Nhị
Hạt phấn to dính và có gai 
Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ 
Nhụy
Đầu nhuỵ có chất dính 
Đầu nhuỵ có nhiều lông dính.
Đặc điểm khác
Có hương thơm mật ngọt 
Hoa thường ở ngọn cây hoặc đầu cành
? Đặc điểm của hoa thụ phấn gió?
? Những đặc điểm trên có lợi gì cho thụ phấn?
GV: Chiếu hình cây ngô và cây phi lao (hình 5).
? Hoa ngô và hoa phi lao thuộc loại hoa gì?Tự thụ phấn hay giao phấn?
@ Đơn tính. Giao phấn.
* Hoạt động 3:Tìm hiểu ứng dụng kiến thức về thụ phấn
MT: Biết những ứng dụng kiến thức về thụ phấn của con người.
? Hai hình thức thụ phấn tự nhiên mà em đã học?
@ Nhờ sâu bọ và nhờ gió.
? Con người đã vận dụng như thế nào để làm tăng tỉ lệ hoa thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ sâu bọ?
GV mở rộng: Hoa thụ phấn nhờ gió nếu không có gió thì hạt phấn không tung ra, còn gió nhiều thì hạt phấn bị bay đi. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ mà không có sâu bọ thì quá trình thụ phấn không xảy ra.
? Lúc đó con người cần làm gì?
@ Thụ phấn bổ sung.
GV: Chiếu hình thụ phấn bổ sung (hình 6).
HS: Nêu các bước tiến hành như hình.
? Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì ?
HS: Liên hệ sự thụ phấn bổ sung của con người trong đời sống.
GV: Chiếu hình môt giống ngô lai và lúa lai. Cây cà chua lai với khoai tây (hình 7, 8).
*** GDHN : Sự thụ phấn đã được con người ứng dụng rất hiệu quả trong trồng trọt. VD: Nghề trồng hàng bông, cây ăn quả 
- HS: Ghi nội dung ở bảng (đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió).
=> Giúp cho hạt phấn dễ được gió thổi đi, nhụy có lông dính giúp giữ hạt phấn. Làm tăng tỉ lệ thụ phấn của hoa.
II. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn
- Trồng cây ở nơi thoáng gió.
- Nuôi ong trong vườn cây ăn quả.
- Thụ phấn bổ sung.
=> Tăng khả năng thụ phấn, tăng khả năng tạo quả và hạt của cây.
4. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
GV sử dụng bảng đồ tư duy sau:
 4.5/ Hướng dẫn HS tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này :
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- GV : Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2 ở SGK/ 102.
- Đọc mục em có biết.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Đọc bài và tìm hiểu bài 31
- Soạn các yêu cầu của VBT của bài 31.
- Chuẩn bị mẫu vật quả cà chua, quả hồng.
- Ôn lại sinh sản sinh dưỡng.
5/ RÚT KINH NGHIỆM
* Ưu điểm:
Nội dung	
Phương pháp	
ĐDDH	
* Khuyết điểm :
Nội dung	
Phương pháp	
ĐDDH	
* Khắc phục:
Bài 31 - Tiết 38 
Tuần: 20 
ND: 
THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Biết: + Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
+ Phân biệt thụ tinh và thụ phấn.
+ Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính 
+ Xác định được biến đổi các bộ phận của hoa sau khi thụ tinh . 
- Hiểu: + Hiện tượng thụ tinh.
1.2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận dạng và phân tích.
- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng trong đời sống. 
1.3. Thái độ:
***GDHN: Ngày nay con người đã biết ứng dụng các phương pháp lai tạo để tạo ra những giống mới ít hạt, hạt lép để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Giáo dục ý thức chăm sóc cây và bảo vệ hoa.
2. TRỌNG TÂM: 
- Hiện tượng thụ tinh.
3. CHUẨN BỊ
3.1/ GV: - Máy chiếu, mẫu vật hoa lưỡng tính.
- Mẫu vật quả cà chua, quả xoài.
3.2/ HS: - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu và soạn bài 31.
- Đem theo mẫu vật: Quả cà chua, quả hồng.
4. Tiến trình:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Điểm danh (HS vắng, GV phân công HS cho mượn vở)
6A1: 	
6A2: 	
6A3: 	
4.2/ Kiểm tra miệng:
1/ Trình bày đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? 8đ
2/ Sau khi thụ phấn, có hiện tượng gì xảy ra? 2đ
Đáp án: 1/ Trình bày đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:8đ
- Bao hoa: Đơn giản hoặc tiêu biến, không có màu sắc sặc sỡ .
- Nhị: Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ 
- Vị trí: Hoa thường ở ngọn cây hoặc đầu cành
- Nhụy: Đầu nhuỵ có nhiều lông dính
2/ Sau khi thụ phấn, có hiện tượng gì xảy:2đ Nảy mầm của hạt phấn.
4.3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Vào bài:
Tiếp theo sự thụ phấn là thụ tinh, kết hạt và tạo quả mà bài học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
GV: Chiếu hình 31.1 (hình 1)
HS: Nhắc lại cấu tạo của nhị và nhụy.
GV: Chiếu hình sự thụ phấn (hình 2).
HS: Nhắc lại khái niệm thụ phấn.
GV: Sau khi thụ phấn, đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. Đầu nhụy của đa số các loài hoa có rất nhiều chất nhày.
GV: Chiếu hình sự nảy mầm thành ống phấn và di chuyển của ống phấn (hình 3).
? Để hạt phấn nảy mầm thành ống phấn, hạt phấn cần làm gì?
? Tế bào sinh dục đực nằm ở vị trí nào của ống phấn?
? Ống phấn di chuyển như thế nào?
HS: Xác định lại toàn bộ hiện tượng nảy mầm của hạt phấn trên hình.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu thụ tinh
MT: Hiểu hiện tượng thụ tinh. Phân biệt thụ tinh và thụ phấn. Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
GV: Chiếu hình sự nảy mầm của hạt phấn và hình phóng to 1 lá noãn trong bầu nhụy. (hình 4).
HS: Xác định vị trí của đầu ống phấn và noãn
? Vị trí của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái?
@ Tế bào sinh dục đực nằm ở đầu ống phấn, tế bào sinh dục cái nằm trong noãn.
GV: Chiếu hình động sự thụ tinh và hướng dẫn HS quan sát (hình 5)
GV: Chiếu câu hỏi và hướng dẫn HS thảo luận:
1/ Phân biệt thụ phấn và thụ tinh?
2/ Mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh?
HS: Thảo luận nhóm (4), báo cáo, nhận xét.
GV: Hoàn chỉnh: 1/ - Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cài của noãn tạo thành tế bào mới gọi là hợp tử.
2/ Có thụ phấn thì mới có thụ tinh, thụ tinh chỉ xảy ra khi có thụ phấn.
GV: Rút ra kết luận:
? Sự thụ tinh xảy ra tại đâu?
@ Bầu nhụy.
HS: Nhắc lại khái niệm sinh sản sinh dưỡng.
GV: Phân tích cho HS khái niệm sinh sản vô tính và hữu tính.
? Sinh sản có thụ tinh được gọi là gì?
GV mở rộng: Xét về tiến hóa thì sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính.
* Hoạt động 3 :Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả
MT: Xác định được biến đổi các bộ phận của hoa sau khi thụ tinh . 
GV: Chiếu hình cấu tạo của noãn sau khi thụ tinh (hình 6).
HS: Xác định cấu tạo gồm: Hợp tử, cỏ noãn, phần còn lại của noãn.
GV: Chiếu bản đồ các thành phần cấu tạo của noãn sau khi thụ tinh (bảng 1).
HS: Độc lập thự hiện.
I/ Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn .
- Sau khi thụ phấn, hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhị trương lên nảy mầm thành ống phấn .
- Tế bào sinh dục đực nằm ở đầu ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu nhụy gặp noãn
II/ Thụ tinh.
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (của hạt phấn) kết hợp với tế bào sinh dục cái (của noãn) tạo thành tế bào mới gọi là hợp tử.
- Sinh sản có thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính.
III/ Sự kết hạt và tạo quả.
Phôi
Hợp tử
Tạo thành hạt
Cấu tạo của noãn
(Sau thụ tinh)
Vỏ hạt
Vỏ noãn
Phần còn lại của noãn
Chất dự trữ của hạt
HS: Rút ra kết luận từ sơ đồ
GV: Hạt gồm có 3 thành phần là cỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ mà những tiết sau các em sẽ được tìm hiểu.
? Hạt do bộ phận nào tạo thành?
HS: Liên hệ thực tế quả ít hạt và quả nhiều hạt.
? Vì sao có quả ít hạt, có quả lại nhiều hạt?
@ Mỗi noãn thụ tinh tạo thành 1 hạt.
GV: Chiếu hình sự tạo quả (hình 7).
? Quả do phần nào phát triển thành?
? Quả và hạt có chức năng gì?
@ Duy trì nòi giống, mang lại hiệu quả kinh tế
***GD: Chúng ta cần bảo vệ cây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển để cây có thể cung cấp sản phẩm.
GV: Chiếu hình liên hệ đến một số quả còn lại vết tích của đài và vòi nhụy (hình 8)
GV: Chiếu hình một số quả ít hạt, hạt lép (hình 9).
***GDHN: Ngày nay con người đã biết ứng dụng các phương pháp lai tạo để tạo ra những giống mới ít hạt, hạt lép để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
* Sự kết hạt:
- Hợp tử phát triển thành phôi. 
- Vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt.
- Phần còn lại của noãn tạo thành chất dự trữ của hạt.
=> Noãn tạo thành hạt.
* Sự tạo quả: Do bầu nhụy biến đổi thành, có chức năng chứa hạt.
44. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
1/ HS hoàn thành bài tập: (Bảng 2)
Cột A
Cột B
1/ Thụ phấn
a/ Tế bào sinh dục đực + tế bào sinh dục cái => hợp tử.
2/ Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn:
b/- Hợp tử => phôi.
- Vỏ noãn => vỏ hạt.
- Phần còn lại của noãn => chất dự trữ của hạt.
- Noãn được thụ tinh => hạt.
3/ Thụ tinh:
c/ Hạt phấn hút chất nhày của đầu nhụy nảy mầm thành ống phấn. Đầu ống phấn có nhiều tế bào sinh dục đực xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào bầu nhụy gặp noãn.
4/ Hình thành hạt:
d/ Bầu nhụy => quả chứa hạt.
5/ Tạo quả:
e/ Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
ĐA: 1/ e. 2/ c. 3/ a. 4/ b. 5/ d.
4.5/ Hướng dẫn HS tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này :
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- GV : Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2 ở SGK/ 104.
- Đọc mục em có biết.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Đọc bài và tìm hiểu bài 32
- Soạn các yêu cầu của VBT của bài 31.
- Mỗi tổ chuẩn bị mẫu vật quả cà chua, đu đủ, quả táo, quả chò
- Sưu tầm thêm mẫu vật: Quả chò, quả cải, quả bông
5/ RÚT KINH NGHIỆM
* Ưu điểm:
Nội dung	
Phương pháp	
ĐDDH	
* Khuyết điểm :
Nội dung	
Phương pháp	
ĐDDH	
* Khắc phục:

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 6 bai Thu phan.doc