Giải pháp ''Phương pháp mở rộng và sử dụng vốn từ cho học sinh khối 7" - Trương Văn Định

Giải pháp ''Phương pháp mở rộng và sử dụng vốn từ cho học sinh khối 7" - Trương Văn Định

II . SƠ LƯỢC VỀ TIẾNG VIỆT:

 Tiếng Việt hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức ở nước ta. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với gần ba triệu người Việt hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Ngoài ra, Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

 Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, nhưng được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết.

 Và có thể nói Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Nó thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như:

-Tiếng Việt có nhiều đại từ. Chỉ cần thay đổi đại từ là ý nghĩa và sắc thái của câu thay đổi hoàn toàn.

-Ngữ pháp tiếng Việt uyển chuyển nên một người nước ngoài dù biết ít từ tiếng Việt cũng có thể tạo được rất nhiều câu đúng ngữ pháp mặc dù khi nghe thì không tự nhiên lắm.

 -Số lượng từ láy trong tiếng Việt là bất định. Ai cũng có thể tự tạo ra một từ láy hoàn toàn mới mà ai cũng có thể hiểu. Ví dụ: "Đèn sáng /nhấp nháy/lấp láy/ lấp lánh/ lung linh/ vật vờ/ mờ mờ/ âm ấm/ nong nóng/ đo đỏ ".

 -Các từ mô tả tiếng động trong tiếng Việt có thể nói là rất linh động bởi bản thân tiếng Việt là ngôn ngữ "ghi âm". Hầu hết (chứ không phải tất cả) các tiếng động đều có thể ghi lại và diễn tả bằng tiếng Việt và người nghe hay đọc đều có thể cảm nhận được âm thanh đó như thế nào. Ví dụ về các từ mô tả tiếng động của sự va đập hay bùng nổ: Bốp, chát, uỵch, duỳnh, đoàng, oạch, bùm, xoảng, bòm, đùng, xoạch, phoạch, rầm, xầm, choảng. Và hơn nữa, người ta có thể tạo ra các từ láy dựa trên những từ mô tả âm thanh này: Bôm bốp, chan chát, uỳnh uỵch, duỳnh duỵch, đoàng đoàng, oành oạch, loảng xoảng, bòm bòm, bùm bùm, đùng đùng, đùng đoàng, xoành xoạch, phoành phoạch, rầm rầm, lầm xầm, choang choảng.

 -Sự khác biệt về từ vững giữa 3 miền của Việt Nam cũng làm cho tiếng Việt trở thành một trong những ngôn ngữ có nhiều từ đồng nghĩa nhất.

 -Các từ trong tiếng Việt thường được cấu thành từ hay liên quan đến những từ khác. Vì vậy, ta hoàn toàn có thể tạo ra một từ mới dựa trên những từ có sẵn. Ví dụ, từ "Thành đạt" tạo ra từ hai từ "Thành công" và "Phát đạt" và nó mang ý nghĩa của cả hai từ đó. Một người thành đạt là người thành công trong cuộc và phát đạt trong sự nghiệp kinh doanh.

 -Từ Hán Việt vẫn đóng vai trò lớn trong tiếng Việt hiện đại.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp ''Phương pháp mở rộng và sử dụng vốn từ cho học sinh khối 7" - Trương Văn Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP
 PHƯƠNG PHÁP MỞ RỘNG 
VÀ SỬ DỤNG VỐN TỪ HỌC SINH KHỐI 7
I .LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo quan điểm của Lê Nin: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”, là nền tảng góp phần quan trọng vào sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Ngôn ngữ luôn luôn phát triển và hoàn thiện nên yêu cầu người sử dụng cũng không ngừng học hỏi để trau dồi và học cách sử dụng vốn từ.
 	Nhưng trong thực tế hiện nay, việc hiểu biết và sử dụng ngôn ngữ của học sinh nói chung và học sinh trường Dân tộc Nội trú Huyện Lạc Dương nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: học sinh chưa có ý thức coi trọng ngôn ngữ và tôn trọng sự trong sáng của Tiếng Việt, sự cẩu thả trong việc sử dụng từ hay vốn từ còn quá hạn hẹp... Qua đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học yếu Văn của học sinh hiện nay. Ngoài ra các em đều là người dân tộc, việc giao tiếp hằng ngày thường là tiếng mẹ đẻ ( chủ yếu tiếng k-ho) nên vốn từ tiếng Việt vì thế còn rất yếu. 
Chính vì những nguyên nhân trên, tôi quyết định thực hiện giải pháp “ phương pháp mở rộng và sử dụng vốn từ cho học sinh”. Với giải pháp này, tôi mong sẽ đem lại một số phương pháp cụ thể để giúp học sinh mở rộng và sử dụng vốn từ. Qua đó các em có thể tự tin áp dụng vốn từ của mình vào việc học tốt môn Văn và trong giao tiếp.
II . SƠ LƯỢC VỀ TIẾNG VIỆT:
 Tiếng Việt hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức ở nước ta. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với gần ba triệu người Việt hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Ngoài ra, Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
 Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, nhưng được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết.
	Và có thể nói Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Nó thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như:
-Tiếng Việt có nhiều đại từ. Chỉ cần thay đổi đại từ là ý nghĩa và sắc thái của câu thay đổi hoàn toàn.
-Ngữ pháp tiếng Việt uyển chuyển nên một người nước ngoài dù biết ít từ tiếng Việt cũng có thể tạo được rất nhiều câu đúng ngữ pháp mặc dù khi nghe thì không tự nhiên lắm.
 	-Số lượng từ láy trong tiếng Việt là bất định. Ai cũng có thể tự tạo ra một từ láy hoàn toàn mới mà ai cũng có thể hiểu. Ví dụ: "Đèn sáng /nhấp nháy/lấp láy/ lấp lánh/ lung linh/ vật vờ/ mờ mờ/ âm ấm/ nong nóng/ đo đỏ".
 	-Các từ mô tả tiếng động trong tiếng Việt có thể nói là rất linh động bởi bản thân tiếng Việt là ngôn ngữ "ghi âm". Hầu hết (chứ không phải tất cả) các tiếng động đều có thể ghi lại và diễn tả bằng tiếng Việt và người nghe hay đọc đều có thể cảm nhận được âm thanh đó như thế nào. Ví dụ về các từ mô tả tiếng động của sự va đập hay bùng nổ: Bốp, chát, uỵch, duỳnh, đoàng, oạch, bùm, xoảng, bòm, đùng, xoạch, phoạch, rầm, xầm, choảng... Và hơn nữa, người ta có thể tạo ra các từ láy dựa trên những từ mô tả âm thanh này: Bôm bốp, chan chát, uỳnh uỵch, duỳnh duỵch, đoàng đoàng, oành oạch, loảng xoảng, bòm bòm, bùm bùm, đùng đùng, đùng đoàng, xoành xoạch, phoành phoạch, rầm rầm, lầm xầm, choang choảng...
 	-Sự khác biệt về từ vững giữa 3 miền của Việt Nam cũng làm cho tiếng Việt trở thành một trong những ngôn ngữ có nhiều từ đồng nghĩa nhất.
 	-Các từ trong tiếng Việt thường được cấu thành từ hay liên quan đến những từ khác. Vì vậy, ta hoàn toàn có thể tạo ra một từ mới dựa trên những từ có sẵn. Ví dụ, từ "Thành đạt" tạo ra từ hai từ "Thành công" và "Phát đạt" và nó mang ý nghĩa của cả hai từ đó. Một người thành đạt là người thành công trong cuộc và phát đạt trong sự nghiệp kinh doanh.
 	-Từ Hán Việt vẫn đóng vai trò lớn trong tiếng Việt hiện đại.
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP :
THUẬN LỢI:
a.Giáo viên:
Có đội ngũ giáo viên dày dạn kinh nghiệm, ham học hỏi, nhiệt tình trong quá trình dạy học, giáo dục và quản lý học sinh.
 Hầu hết các giáo viên đều là người Kinh nên sử dụng Tiếng Việt thành thạo và luôn có ý thức nâng cao vốn từ vựng cho học sinh trong quá trình giao tiếp cũng như trong giảng dạy.
Trong chương trình học của các em ở tất cả các bộ môn và nhất là môn Ngữ văn nói riêng, giáo viên đều có có thể tích hợp mở rộng vốn từ cho học sinh, giáo dục học sinh cách sử dụng từ hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Cụ thể :Trong môn Ngữ Văn có nhiều bài giúp các em mở rộng và sử dụng vốn từ của mình.
Lớp 6: 
Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt
Nghĩa của từ
Chữa lỗi dùng từ
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Lớp 7:
Từ Hán Việt
Chuẩn mực sử dụng từ
Luyện tập sử dụng từ 
Lớp 8:
Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Trường từ vựng
- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Lớp 9:
Sự phát triển của từ vựng
Trau dồi vốn từ
b.Học sinh:
Hệ thống thư viện nhà trường có nhiều sách, truyện đọc, tài liệu tham khảo giúp học sinh có điều kiện tự học, tự mở rộng vốn từ.
Ngoài giờ học trên lớp, hàng tháng nhà trường còn tổ chức cho HS tham gia sinh hoạt đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt dưới cờ theo chủ điểm, tổ chức các chương trình: giao lưu, văn nghệ giúp các em học tập thêm vốn từ Tiếng Việt.
Do đặc thù của trường là trường Nội trú học sinh sống trong môi trường tập thể nên có thể trau dồi vốn từ tiếng Việt thông qua giao tiếp với bạn bè thầy cô ở trường.
KHÓ KHĂN
a.Giáo viên:
Tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy học mở rộng vốn từ còn hạn chế.
Tiếng Việt rất phong phú nên đôi khi giáo viên chưa đáp ứng hết nhu cầu mở rộng vốn từ và sử dụng từ của học sinh.
Đôi khi dạy, giáo viên chỉ chú trọng đến phần truyền đạt kiến thức trọng tâm cho học sinh mà mà không chú ý đến việc bồi dưỡng mở rộng vốn từ, hệ thống hóa vốn từ bằng cách sử dụng trường liên tưởng theo chủ đề.Cho nên học sinh ít rèn luyện được khả năng liên tưởng để huy động vốn từ.
b.Học sinh:
Phần lớn học sinh đều là người dân tộc thiểu số ( Chủ yếu là người k-ho ) nên vốn từ và sử dụng từ tiếng Việt còn hạn chế.
Khả năng giải nghĩa từ của học sinh còn yếu do chưa nắm chắc phương pháp giải nghĩa từ. Dẫn đến việc các em nghe được từ nhưng không xác định được nghĩa của từ và từ đó cũng không biết cách sử dụng từ.
Nhiều học sinh chưa chăm, ít chịu khó học hỏi đọc sách, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, ngại phát biểu, chưa tự tin tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của trường. Nhưng bên cạnh đó cũng có những học sinh hiểu từ nhưng lại không biết cách sử dụng từ trong ngữ cảnh thích hợp.
Đa số các em còn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của vốn từ, trên lớp thì tiếp thu bài giảng một cách thụ động dẫn đến dễ mệt mỏi, ngại học môn Văn nên chất lượng môn Văn chưa cao. .
Trình độ học sinh không đồng đều dẫn đến việc tiếp thu vốn từ và sử dụng từ còn ở nhiều mức độ khác nhau . 
 Học sinh trung học cơ sở vẫn ở lứa tuổi thiếu niên, vốn sống còn chưa nhiều nên vốn từ và kinh nghiệm sử dụng từ còn rất hạn chế.
IV. VAI TRÒ CỦA GIẢI PHÁP:
Việc làm giàu vốn từ cho học sinh của Trường Dân tộc Nội trú Huyện Lạc Dương nói chung và học sinh lớp 7 của trường nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Hướng dẫn phương pháp mở rộng vốn từ sẽ tạo cho học sinh năng lực tư duy, giúp học sinh nắm vững tiếng Việt hơn nhất là khi đây không phải tiếng mẹ đẻ của học sinh, tạo điều kiện để học tiếp thu kiến thức và phát triển toàn diện. Cụ thể như sau:
Giúp học sinh nhận biết tầm quan trọng của vốn từ và cách sử dụng vốn từ, để từ đó có ý thức thường xuyên trau dồi vốn từ, biết cách hiểu và sử dụng đúng nghĩa của từ trong quá trình học tập và giao tiếp, suy nghĩ.
 Biết các phương pháp tự học, tự mở rộng và chọn lọc từ để sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 Mở rộng vốn từ góp phần rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm giúp học sinh vận dụng các từ đã biết vào phân môn tập làm văn vốn rất hạn chế bởi việc hiểu nghĩa từ và sử dụng từ còn yếu. Góp phần nâng cao chất lượng học Văn ở học sinh khối 7..
 Củng cố, cung cấp và hệ thống hóa cho học sinh những kiến thức cơ bản về hệ thống từ Tiếng Việt, giúp học sinh yêu Tiếng Việt, hứng thú với việc học Văn khi phát hiện ra nhiều từ mới và biết cách sử dụng nó.
V. YÊU CẦU ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP :
1. Giáo viên:
Xác định đúng mục đích, yêu cầu của giải pháp.
Nắm vững những nội dung cần hướng dẫn cho học sinh.
Tham khảo thêm những tài liệu có liên quan đến việc mở rộng vốn từ và sử dụng từ.
Giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để vốn từ của bản thân thật phong phú và phải có khả năng sử dụng từ ngữ...
Giáo viên nắm vững vai trò mở rộng và sử dụng vốn từ qua đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, các hình thức củng cố luyện tập phù hợp.
Giáo viên luôn có ý thức tôn trọng nhân cách và ý kiến của học sinh trong giờ học. Vận dụng hợp lý các hình thức khen thưởng kịp thời, nhắm khuyến khích học sinh mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham học và ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh.
- Cố gắng áp dụng giải pháp vào những giờ dạy trên lớp một cách hợp lí và hiệu quả nhất.
Luôn có ý thức giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 2.Học sinh:
-Yêu cầu học sinh phải tìm hiểu bài trước khi đến lớp. 
Xem xét lại vốn từ hiện có và cách sử dụng từ của bản thân.
Tích cực học tập, tiếp thu giải pháp.
VI. KẾT LUẬN:
 	Phát triển vốn từ và sử dụng vốn từ giữ vai trò to lớn trong việc hoàn thiện và phát triển ngôn ngữ ở học sinh.Với tầm quan trọng đó cùng với các phương pháp nêu trong giải pháp, giáo viên phải là người chủ động thường xuyên tiến hành việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra, học sinh cần phải thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức để hệ thống vốn từ của mình thêm phong phú.
Qua giải pháp “mở rộng vốn từ và sử dụng vốn từ” tôi hy vọng sẽ giúp các em có khả năng diễn đạt từ một cách thành thạo trong học tập cũng như trong giao tiếp, từ đó củng từng bước nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn.
Lạc Dương, ngày 20 tháng 04 năm 2011
 Người viết
 TRÖÔNG VAÊN ÑÒNH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai phap.doc