Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 đến 17 - Năm học 2008-2009 - Trương Thúy Nhung

Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 đến 17 - Năm học 2008-2009 - Trương Thúy Nhung

I/ Mục tiêu

 Giúp học sinh :

- Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu, số trừ .

- Áp dụng giải bài tập có liên quan .

- Củng cố về đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về đoạn thẳng cắt nhau .

II/ Đồ dùng

- Tờ bìa ( kẻ hình như SGK ), kéo

III/ Các hoạt động dạy học

hHoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Kiểm tra bài cũ

- Chữa bài tập 4 ( VBT )

- GV nhận xét .

2/ Bài mới

a/ Giới thiệu bài

b/ Tìm số bị trừ

GV : Có 10 ô vuông, bớt đi 4 ô vuông. Còn lại mấy ô vuông (kéo cắt)

? Làm thế nào để biết còn 6 ô vuông?

? Nêu tên gọi thành phần và kết quả phép tính .

GV : Có một mảnh giấy cắt làm 2 phần . Phần thứ nhất có 4 ô, phần thứ hai có 6 ô. Hỏi mảnh giấy có mấy ô ?

? Làm thế nào để biết được mảnh giấy có 10 ô?

- Nếu gọi ô vuông ban đầu chưa biết là x . Số ô vuông bớt đi là 4, số ô vuông còn lại là 6.

- GV viết phép tính : x – 4 = 6

- Nêu tên gọi thành phần – kết quả .

? Muốn tìm x ta làm thế nào ?

- GV hướng dẫn cách trình bày .

? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?

c/ Thực hành

Bài 1:Tìm x

- HS đọc yêu cầu

? Xlà gì

? Muốn tìm x ta làm như thế nào ?

- 1 HS làm mẫu 1 phép tính

- 3 HS lên bảng làm .

Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống

- HS đọc yêu cầu

? Nêu cách tìm hiệu ?

? Nêu cách tìm số bị trừ

- GV cho HS làm bài tập trong nhóm

- Các nhóm nhận xét .

Bài 4 :- HS đọc yêu cầu

- Cho HS thảo luận nhóm .

- Nhóm cử đại diện thi .

- 1HS lên bảng

- Còn lại 6 ô vuông .

- lấy 10 – 4 = 6

 Số bị trừ Số trừ Hiệu

- Có 10 ô

- Lấy 4 +6 = 10

- HS đọc.

=> Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ .

a/ x – 4 = 8 b/ x – 9 = 18

 x = 8 + 4 x = 18 + 9

 x = 12 x = 27

c/ x – 10 = 25 d/ x – 8 = 24

 x = 25 + 10 x = 24 + 8

 x = 35 x = 32

Số bị trừ

11

 21

 49

62

 94

Số trừ

 4

 12

 34

27

 48

Hiệu

15

 9

 15

35

 46

 - Đoạn thẳng AB căt nhau tại điểm điểm I

 C B

 I

 A D

 

doc 142 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 đến 17 - Năm học 2008-2009 - Trương Thúy Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 21/11/2008
Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008
Tập đọc
Sự tích cây vú sữa
I/ Mục tiêu 
1 Đọc thành tiếng 
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu .
- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc .
2/ Đọc hiểu 
- Từ ngữ : la cà, vùng vẫy 
- Hình ảnh : mỏi mắt chờ mong, đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành ôm cậu.
- Hiểu ý nghĩa sâu nặng của câu chuyện : Tình cảm yêu thương sâu nặng đối với con.
II/ Đồ dùng .
- Tranh minh hoạ 
III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài : Cây xoài của ông em .
? Cây xoài có gì đẹp ?
? Tại sao với bạn xoài cát là thứ quà ngon nhất ?
2/ Bài mới .
 a/ Giới thiệu bài .
- Giới thiệu chủ điểm : Cha mẹ .
- Giới thiệu bài học .
b/ Luyện đọc 
- GV đọc mẫu cả bài 
* Đọc câu .
- Ghi từ khó : chẳng nghĩ, nở trắng, trổ ra, mỏi mắt, khản tiếng, đỏ hoe,vỗ về, 
* Đọc đoạn 
- GV chia đoạn : 3 đoạn 
Lần 1: Đọc vỡ.
Lần 2: - Cho HS đọc đoạn 
+ GV giải nghĩa từ SGK
+ Cho đọc câu dài .
* Đọc đoạn trong nhóm .
- GV chia nhóm .
- Thi đọc gữa các nhóm.
Tiết 2.
c/ Tìm hiểu bài:
? Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ?
? Vì sao cuối cùng cậu lại tìm đường trở về ?
? Trở về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì?
? Thứ quả lạ trên cây xuất hiện như thế nào?
? Thứ quả ở cây có gì lạ.
? Những nét nào của cây gợi lên hình ảnh của mẹ ?
? Theo em nếu gặp được lại mẹ cậu bé sẽ làm gì ?
? Câu chuyện nói lên điều gì?
- Gv ghi nội dung bài – HS nhắc lại.
d/ Luyện đọc lại 
? Theo em khi đọc bài này cần đọc nhấn giọng ở chỗ nào .
? Toàn bài đọc với giọng như thế nào ?
- Tổ chức cho học sinh đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét chấm điểm 
- 2 HS đọc bài .
- HS đọc nối tiếp từng câu 
- HS đọc từ CN + ĐT 
- HS đọc nối tiếp đoạn .
 Đoạn 3: Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé,/ ai cũng thích.// Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi/ và gọi đó là cây vú sữa//.
- Luyện đọc trong nhóm 
- Đại diện nhóm thi đọc 
- Nhận xét chấm điểm .
- 1 HS đọc lại bài .
- Vì bị mẹ mắng do ham chơi.
- Vì bị đói, rét, bị bọn trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ mẹ và trở về nhà.
- Cậu gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy cây trong vườn mà khóc.
- Từ các cành lá các đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây.
- Lớn nhanh, da căng mịn màu xanh óng ánh, tự rơi vào lòng cậu bé. Khi môi cậu vừa chạm vào có một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như mẹ.
- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.
- Cậu bé xin lỗi mẹ .
=> Tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ đối với con .
- 1 số HS thi đọc diễn cảm từng đoạn .
3/ Củng cố – Dặn dò 
? Câu chuyện nói lên điều gì ? (nói lên tình cảm sâu nặng của mẹ đối với con) 
? Các em có đối sử với cha mẹ như cậu bé không? Vì sao?
- GV nhận xét giờ học 
- Về nhà đọc bài chuẩn bị bài sau .
Rút kinh nghiệm .
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................Toán
Tìm số bị trừ
I/ Mục tiêu 
 Giúp học sinh :
- Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu, số trừ .
- áp dụng giải bài tập có liên quan .
- Củng cố về đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về đoạn thẳng cắt nhau .
II/ Đồ dùng 
- Tờ bìa ( kẻ hình như SGK ), kéo 
III/ Các hoạt động dạy học 
hHoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ 
- Chữa bài tập 4 ( VBT )
- GV nhận xét .
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài 
b/ Tìm số bị trừ 
GV : Có 10 ô vuông, bớt đi 4 ô vuông. Còn lại mấy ô vuông (kéo cắt) 
? Làm thế nào để biết còn 6 ô vuông?
? Nêu tên gọi thành phần và kết quả phép tính .
GV : Có một mảnh giấy cắt làm 2 phần . Phần thứ nhất có 4 ô, phần thứ hai có 6 ô. Hỏi mảnh giấy có mấy ô ?
? Làm thế nào để biết được mảnh giấy có 10 ô?
- Nếu gọi ô vuông ban đầu chưa biết là x . Số ô vuông bớt đi là 4, số ô vuông còn lại là 6.
- GV viết phép tính : x – 4 = 6 
- Nêu tên gọi thành phần – kết quả .
? Muốn tìm x ta làm thế nào ?
- GV hướng dẫn cách trình bày .
? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
c/ Thực hành 
Bài 1:Tìm x
- HS đọc yêu cầu 
? Xlà gì 
? Muốn tìm x ta làm như thế nào ?
- 1 HS làm mẫu 1 phép tính 
- 3 HS lên bảng làm .
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống
- HS đọc yêu cầu 
? Nêu cách tìm hiệu ?
? Nêu cách tìm số bị trừ 
- GV cho HS làm bài tập trong nhóm
- Các nhóm nhận xét .
Bài 4 :- HS đọc yêu cầu 
- Cho HS thảo luận nhóm .
- Nhóm cử đại diện thi .
- 1HS lên bảng 
- Còn lại 6 ô vuông .
- lấy 10 – 4 = 6 
 Số bị trừ Số trừ Hiệu 
- Có 10 ô 
- Lấy 4 +6 = 10 
- HS đọc.
=> Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ .
a/ x – 4 = 8 b/ x – 9 = 18 
 x = 8 + 4 x = 18 + 9 
 x = 12 x = 27
c/ x – 10 = 25 d/ x – 8 = 24 
 x = 25 + 10 x = 24 + 8 
 x = 35 x = 32
Số bị trừ
11
 21 
 49
62
 94
Số trừ 
 4
 12
 34
27
 48
Hiệu 
15
 9
 15
35
 46
 - Đoạn thẳng AB căt nhau tại điểm điểm I 
 C B
 I
 A D
3/ Củng cố – Dặn dò 
- ? Nêu lại cách tím số bị trừ 
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà làm bài tập 
 Rút kinh nghiệm .
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Quan tâm giúp đỡ bạn (tiết 1)
I/ Mục tiêu .
 Giúp học sinh biết 
- Quan tâm giúp đỡ bạn bè luôn vui vẻ, thân ái với các bạn sẵn sàng giúp đỡ các bạn khi bạn gặp khó khăn.
- Sự cần thiết của việc giúp đỡ bạn.
- Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em .
II/ Đồ dùng 
- Tranh minh hoạ ,VBT đạo đức 
III/ Các hoạt động dạy học 
1 / Kiểm tra bài cũ 
? Như thế nào là chăm chỉ học tập ?
? Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì ?
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài 
b/ Các hoạt động .
Tên hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Kể chuyện 
Hoạt động 2 .
Việc làm nào đúng .
Hoạt động 3.
Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn.
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được biểu hiện cụ thể của việc quan giúp đỡ bạn 
* CTH: 
- GV kể chuyện 
- Chia 4 nhóm giao phiếu học tập .
- Yêu cầu học sinh thảo luận 5’.
? Các bạn lớp 2A làm gì khi bạn Cường bị ngã ?
? Các em có đồng tình với việc làm của các bạn không ? Vì sao ?
* Kết luận: Khi bạn bị nhã em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là sự biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn .
* Mục tiêu : Giúp HS biết được một số biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
* CTH :
- GV chia nhóm bàn .
- HS quan sát tranh nêu nội dung và nhận xét việc làm nào đúng .
+ Tranh 1 : Cho bạn mượn bút 
+ Tranh 2 : Cho bạn chép bài .
+ Tranh 3: Giảng bài cho bạn .
+ Tranh 4 : Nhắc bạn không đọc chuyện trong giờ học .
+ Tranh 5 : Đánh nhau với bạn .
+ Tranh 6 : Chăm bạn ốm .
* Kết luận : Tranh 1, 2, 3, 4, 6 là đúng. Tranh 5 là sai .
=> Luôn vui vẻ chan hoà với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm giúp đỡ bạn bè .
* Mục tiêu : Giúp HS biết được lý do vì sao cần quan tâm , giúp đỡ bạn .
* CTH : 
- Cho hai HS lên thi .
* Kết luận :Đánh dấu vào ý a, b, g,
=> Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS . Khi quan tâm đến bạn sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thân thiết, gắn bó hơn .
- 2 HS đọc lại chuyện.
- HS đọc lại câu hỏi thảo luận .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung .
- HS đọc yêu cầu bài 2 
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày .
- HS giải thích .
- HS đọc yêu cầu 
- Làm VBT.
3 Củng cố – Dặn dò 
- HS đọc câu thơ cuối bài 
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài .
Rút kinh nghiệm .
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------o0o---------------------------
Ngày soạn: 22/11/2008
Thứ ba ngày tháng 11 năm 2007
Thể dục
Trò chơi “nhóm ba nhóm bảy” Ôn bài thể dục .
I - Mục tiêu:
- Học trò chơi nhóm ba nhóm bảy, yêu cầu biết cách chơi và bước đầu thâm gia vào trò chơi .
- Ôn lại bài thể dục, yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, đều, đẹp.
II - Địa điểm - phương tiện:
- Sân bãi, còi.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
T lượng
Phương pháp
1, Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát .
- Chạy nhẹ nhàng trên sân tập . 50m
- Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu .
2, Phần cơ bản:
*Trò chơi : Nhóm ba nhóm bảy 
- HS thu nhỏ vòng tròn 
- GV nêu tên HD cách chơi 
- GV làm mẫu 
- HS đọc vần điệu . 
 Tung tăng .
 nhóm bảy .
- Sau tiếng “bảy’’ dừng lại, GV hô lệnh, HS làm.
+ Nhóm 3 : 3 HS thành 1 nhóm 
+ Nhóm 7 : 7 HS thành 1 nhóm 
- Nhóm nào không hợp được nhóm đó sẽ bị phạt.
- HS chơi thử 
- HS tổ chức chơi, phạt HS vi phạm .
*Ôn lại bài thể dục:
- Cán sự hô - GV sửa sai 
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3/ Phần kết thúc .
- Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng .
- GV hệ thống bài học 
- Nhận xét giờ học, Về nhà ôn bài thể dục 
2’
1’
1’
10’
8’
5’
2’
2’
*
x x x x x x x xx x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
*
x x x x x x x x xx x x x 
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x xx
Rút kinh nghiệm .
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
13 trừ đi một số : 13 – 5 
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh ;
- Tư lập bảng trừ có nhớ, dạng 13 – 5 và bước đầu thuộc bảng trừ đó 
- Vận dụng bảng trừ để làm tính và giải toán.
- Yêu thích môn học
II - Đồ dùng dạy học: 
- 1 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời .
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ: 
GV ghi phép tính ;
 X – 3 = 9 x – 20 = 35 
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Nhân xét chấm điểm 
2, Dạy học bài mới: 
a, Giới thiệu bài, ghi bảng:
b, Giới thiệu phép trừ 13 – 5 .
- Yêu cầu HS lấy 13 que tính .
? Có bao nhiêu que tính 
- GV : Có 13 que tính, lấy đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que?  ... .
- HS đọc yêu cầu .
- GV ghi từ đẹp .
- Yêu cầu HS thêm từ chỉ hình ảnh so sánh .
- GV chia lớp thành 4 nhóm làm vào bảng nhóm .
- Các nhóm trình bày .
- Nối tiếp đặt câu
- Gv ghi bảng .
Bài tập 3: Dùng cách nói trên viết tiếp câu 
- HS đọc yêu cầu .
- GV ghi câu mẫu .
- GV hướng dẫn HS 
- HS làm vở bài tập .
- 2 HS lên bảng .
- 2 HS lên bảng làm.
HS đọc yêu cầu 
1 / Trâu : khỏe 
2/ Rùa : Chậm 
3/ Chó : Trung thành 
4/ Thỏ : Nhanh . 
- Đẹp -> Đẹp như tiên .
- Cao -> Cao như sếu .
- Khỏe -> Khỏe như trâu .
- Nhanh -> Nhanh như cắt .
- Chậm -> Chậm như rùa .
- Hiền - > Hiền như bụt 
- Trắng -> Trắng như bông .
- Xanh -> Xanh như tàu là chuối .
- Đỏ -> Đỏ như gấc .
- Mắt con mèo nhà em tròn như viên bi ve 
- Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như nhung .
- Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non. 
3, Củng cố - dặn dò: 
? HS nêu lại từ chỉ đặc điểm .
-Về nhà đặt thêm câu theo mẫu : Ai thế nào ?
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thủ công
Gấp, Cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe 
(tiết 1)
I / Mục tiêu:
- HS nắm được cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe .
- Thực hiện đúng theo luật lệ giao thông .
II / Đồ dùng dạy học: 
- Biển báo mẫu, giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2, Dạy học bài mới: 
a, Giới thiệu bài:
- GV ghi đầu bài 
b/ Quan sát nhận xét .
- Cho HS quan sát lại biển báo mẫu .
? Biển báo gồm có mấy phần ? Là những phần nào?
? Biển báo là hình gì ? màu gì ?
? Khi gặp biển báo này ta phải làm gì .
c/ Hướng dẫn gấp, cắt, dán biển báo.
* GV vừa làm mẫu vừa giải thích cách làm .
- Bước 1 : Gấp, cắt, dán biển báo .
 + Cắt hình tròn màu đỏ cạnh 6 ô .
 + Cắt hình tròn màu xanh cạnh 4 ô.
+ Cắt chân biển báo màu tím dài 10 ô, rộng 1 ô. 
- Bước 2: Dán biển báo .
+ Dán chân biển báo .
+ Dán hình tròn màu đỏ .
+ Dán hình tròn màu xanh .
+ Dán gạch chéo màu đỏ .
- 3 HS nhắc lại quy trình .
c/ Thực hành 
- Chia nhóm bàn, yêu cầu các nhóm làm biển báo .
- Khi HS thực hành GV lưu ý những HS còn túng lúng .
- HS trưng bày sản phẩm chọn sản phẩm đẹp 
 HS quan sát .
- 2 phần : Phần biển báo và chân biển báo .
- Biển báo là hình tròn, màu đỏ .Bên trong là hình tròn màu xanh có gạch chéo màu đỏ .
- Không được đỗ xe ở đó .
- HS quan sát .
- HS thực hành theo nhóm bàn.
3, Củng cố - dặn dò: 
- HS vệ sinh lớp học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau . 
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------o0o-------------------
Ngày soạn: 1/1/2009
Thứ sáu ngày 2 tháng 1 năm 2009
Toán
Ôn tập về đo lường gian 
I - Mục tiêu :
Giúp học sinh :
- Củng cố về đơn vị đo lường, thời gian .
- Thực hành xem giờ, xem lịch .
II - Đồ dùng dạy học: 
 - Cân, lịch, đồng hồ .
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ: 
 - Cho 2 HS vẽ đường thẳng AB .
- Lấy điểm C để có 3 điểm thẳng hàng. A B C.
- GV nhận xét chấm điểm .
2, Dạy học bài mới: 
a, Giới thiệu bài, ghi bảng:
b/ HD làm bài tập :
Bài 1: HS đọc yêu cầu .
- HS quan sát đồng hồ trong SGK .
- Trả lời một số câu hỏi .
- Cho HS lên bảng nêu .
- 1HS hỏi – 1trả lời .
a/ Con vịt cân nặng bao nhiêu ki lô gam ?
b/ Gói đường cân nặng bao nhiêu ki lô gam ?
c/ Lan cân nặng bao nhiêu ki lô gam.
Bài 2: Xem lịch rồi cho biết .
- HS đọc yêu cầu .
- HS quan sát lịch tháng 10, 11, 12.
- HS thảo luận theo nhóm bàn .
- Các nhóm trình bày .
- 1 nhóm hỏi – 1 nhóm trả lời .
a/ Tháng 10 có bao nhiêu ngày ? Có mấy ngày chủ nhật ? Đó là các ngày nào ?
b/ Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? Có mấy ngày chủ nhật ? Có mấy ngày thứ năm .
c/ Tháng 12 có bao nhiêu ngày ? Có mấy ngày chủ nhật ? Có mấy ngày thứ bảy ? Em được nghỉ các ngày chủ nhật và các ngày thứ bảy, như vậy trong tháng 12 em được nghỉ bao nhiêu ngày .
Bài 3 : Xem tờ lịch bài 2 rồi cho biết
- HS đọc yêu cầu .
- Chia lớp thàng 4 nhóm .
- 4 nhóm làm bảng nhóm .
Bài 4 
- HS đọc yêu cầu 
- HS quan sát hình ảnh và đồng hồ trong SGK .
? Các bạn chào cờ lúc mấy giờ ?
? Các bạn tập thể dục lúc mấy giờ ?
2 HS lên bảng .
- Con vịt cân nặng 3 ki lô gam .
- Gói đường cân nặng 4 ki lô gam. 
- Lan cân nặng 30 ki lô gam.
- Tháng 10 có 31 ngày, Có 4 ngày chủ nhật : 5, 12, 19, 26.
- Tháng 11 có 30 ngày, có 5 ngày chủ nhật, có 4 ngày thứ năm .
- Tháng 12 có 31 ngày ? Có 4 ngày chủ nhật, có 4 ngày thứ bảy . Như vậy tháng 12 em được nghỉ 8 ngày 
- Ngày 1 tháng 10 là thứ tư .
- Ngày 10 tháng 10 là thứ sáu .
- Ngày 20 tháng 11 là thứ năm .
- Ngày 30 tháng 11 là chủ nhật .- 
Lúc 7 giờ .
Lúc 9 giờ .
3, Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chính tả ( tập chép )
Gà “ tỉ tê’’ với gà . .
I - Mục tiêu :
- Chép lại chính xác đoạn “ Khi gà mẹ thong thả ..mồi ngon lắm ’’ trong bài “ Gà tỉ tê với gà ’’
- Viết đúng các dấu câu, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ghi lời gà mẹ .
- Luyện viết đúng những âm, vần dễ lẫn : au/ ao ; et / ec
II Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.VBT 
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc : thủy cung, an ủi, rừng núi, dừng lại.
2, Dạy học bài mới: 
a, Giới thiệu bài, ghi bảng:
b, Hướng dẫn chép bài :
- Gv đọc bài chính tả .
? Đoạn chính tả nói về điều gì ?
? Lời của gà mẹ được ghi trong dấu câu nào?
+ HD viết từ khó .
- GV đọc : kiếm mồi, miệng kêu, nguy hiểm .
- Nhận xét sửa sai .
+ HD viết vào vở 
? Khi viết tên đầu bài viết như thế nào ?
- HS nêu lại tư thế ngồi viết .
- HS nhìn bảng viết bài .
- GV đọc lại cả bài .
- Thu một số bài chấm .
c/ HD làm bài tập.
Bài 1 : Điền ao / au ..
- HS đọc yêu cầu .
- 1 HS lên bảng .
- Lớp làm vào vở .
- Nhận xét - đọc lại từ .
Bài 2 : Tìm các từ có tiếng chứa vần et/ ec .
- HS đọc yêu cầu .
- GV chia lớp thành 4 nhóm .
- 4 nhóm thi tìm từ trong 5’
- Các nhóm trình bày .
- Nhận xét - đọc lại từ .
- 2 HS lên bảng .
- Lớp viết bảng con 
- 2 hS đọc lại bài 
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết 
“ Không có gì nguy hiểm và lại đây mồi ngon lắm ’’
- Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm than .
- lớp viết bảng con .
- Viết chữ cỡ nhỡ, lùi vào 2 ô
- 2 HS nêu lại .
- HS viết bài vào vở .
- HS soát lại bài .
- 2 HS đổi vở soát lỗi chính tả .
 Sau mấy đợt rét đậm, mùa xuân đã về. Trên cây gạo ngoài đồng, từng đàn sáo chuyền cành lao xao.Gió rì rào như báo tin vui, giục người ta mau đón chào xuân mới.
- Chỉ bánh để ăn Tết : bánh tét .
- Gợi tiếng kêu của lợn : eng éc .
- Chỉ mùi cháy : khét .
- Trái nghĩa với yêu : ghét .
3, Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
Ngạc nhiên, thích thú - Lập thời gian biểu.
I - Mục tiêu:
- Biết cách thể hiện sự ngạc nhiên thích thú .
- Biết lập thời gian biểu trong ngày.
II Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ - VBT .- tranh minh họa 
 III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ: 
 -HS đọc; 
+ 1 HS kể về con vật nuôi trong nhà .
+ 1 HS đọc thời gian biểu buổi tối .
 - GV nhận xét chấm điểm .
2, Dạy học bài mới: 
a, Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu bài - ghi đầu bài .
b, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Đọc lời bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây . Cho biết lời nói đó thể hiện thái độ gì .
- HS đọc yêu cầu .
- HS trả lời miệng
? Tranh vẽ gì ?
? Bạn nhỏ nói gì ?
? Lời nói của bạn thể hiện thái độ gì .
- HS nối tiếp đọc lời bạn nhỏ .
Bài 2 : Miệng 
- HS đọc yêu cầu 
- Từng cặp thực hành .
- GV nhận xét .
Bài 3 : Dựa vào mẫu chuyện sau, em hãy viết thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Hà .
- HS đọc yêu cầu .
- 1 HS đọc mẫu chuyện 
- HS viết vào vở .
- 1 HS lên bảng viết .
- HS đọc lại bài .
- GV nhận xét .
- 2 HS dọc lại 
- Đọc yêu cầu .
- Tranh vẽ bạn nhỏ được mẹ cho truyện 
- Ôi quyển sách đẹp quá, con cảm ơn mẹ .
- Sự thích thú ngạc nhiên khi thấy quyển sách đẹp quá. Và thể liện lòng biết ơn mẹ .
Ôi con ốc biển đẹp quá !
 Con cảm ơn bố .
- 6 giờ 30phút :ngủ dậy, tập thể dục 
- 7 giờ : ăn sáng .
- 7 giờ 15 phút : mặc quần áo .
- 7 giờ 30 phút : đến trường .
- 10 giờ : sang ông bà .
3, Củng cố - dặn dò:
? Nói một câu ngạc nhiên, thích thú . Khi được mẹ mua cho một gói kẹo .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Mĩ thuật
Giáo viên bộ môn dạy 
-------------------------o0o------------------------
Sinh hoạt 
Nhận xét tuần 17
I/ Mục tiêu 
- Cho HS thấy được ưu khuyết điểm trong trong tuần vừa qua, vạch ra phương hướng tuần tới .
II/ Nội dung 
+ Nề nếp .
- Lớp đi học đầy đủ , đúng giờ 
- Đã thực hiện tốt việc xếp hàng ra vào lớp 
- 15’ đầu giờ chấp hành chưa nghiêm chỉnh .
+ Học tập 
- Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài : có nhiều tiến bộ : 
- Hùng, Tính cần rèn làm toán nhiều hơn .
- Đã thi xong cuối học kì I . -+ Vệ sinh buổi chiều chưa sạch sẽ .
III/ Phương hướng tuần sau
- Ôn tập sơ kết học kì I .
- Phát huy ưu điểm . - Khắc phục nhược điểm .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12,13...18.doc