Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn: Ngữ Văn

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn: Ngữ Văn

Câu 1: ( 1,5 điểm )

Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ:

" Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Sè sè nắm đất bên đường,

Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh "

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Câu 1: ( 1,5 điểm)

Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ.

Câu 2: ( 7 điểm )

Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1: ( 1,5 điểm)

Học sinh phát hiện các từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu và thấy tác dụng của chúng : vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người.

- Từ láy ở hai dòng đầu : gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn mang cái nét thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhưng nhẹ nhàng tĩnh lặng và nhuốm đầy tâm trạng. Từ láy "nao nao" gợi sự xao xuyến bâng khuâng về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.

- Từ láy ở hai câu sau báo hiệu cảnh sắc thay đổi nhuốm màu u ám thê lương. Các từ gợi tả được hình ảnh nấm mồ lẻ loi đơn độc lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ thật đáng tội nghiệp khiến Kiều động lòng và chuẩn bị cho sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh của âm khí nặng nề trong những câu thơ tiếp theo.

 

doc 15 trang Người đăng thu10 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 1.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
 THỪA THIÊN - HUẾ Khóa ngày 12 tháng 6 năm 2009 
 MÔN: NGỮ VĂN
 ( Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề )
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ:
" Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh "
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ. 
Câu 2: ( 7 điểm )
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Học sinh phát hiện các từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu và thấy tác dụng của chúng : vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người.
- Từ láy ở hai dòng đầu : gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn mang cái nét thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhưng nhẹ nhàng tĩnh lặng và nhuốm đầy tâm trạng. Từ láy "nao nao" gợi sự xao xuyến bâng khuâng về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.
- Từ láy ở hai câu sau báo hiệu cảnh sắc thay đổi nhuốm màu u ám thê lương. Các từ gợi tả được hình ảnh nấm mồ lẻ loi đơn độc lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ thật đáng tội nghiệp khiến Kiều động lòng và chuẩn bị cho sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh của âm khí nặng nề trong những câu thơ tiếp theo.
Câu 2: ( 1,5 điểm)
Chép chính xác 3 dòng thơ được 0,5 điểm, nếu sai 2 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm :
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".
(Đồng chí - Chính Hữu)
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm.
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình
ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Câu 3: ( 7 điểm)
Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức trong những năm đất nước còn 
chiến tranh :
a. Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu.
b. Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên :
- Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc. Các dẫn chứng tiêu biểu : một mình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao.
- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác).
- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn : không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa đàn gà... là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó.
c. Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng.
ĐỀ SỐ 2.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
 HẢI DƯƠNG Khóa ngày 10 tháng 6 năm 2009 
 MÔN: NGỮ VĂN
 ( Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề )
Câu 1. ( 3 điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.
b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.
Câu 2: ( 7 điểm )
Môi trường sống của chúng ta đang kêu cứu. Dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1: ( 3 điểm)
a. Khác nhau và giống nhau :
- Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ.
Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. 
Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót.
Câu 2: ( 7 điểm)
Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau :
a. Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức bảo vệ.
b. Biểu hiện và phân tích tác hại : 
- Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
- Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
c. Đánh giá :
- Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi trường sống tốt đẹp.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
d. Hướng giải quyết :
- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ 
môi trường.
- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
BÀI VĂN MẪU
HiÖn t­îng x¶ r¸c ra n¬i c«ng céng
 	Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa . Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp . Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố . Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường . 
 	Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần . Tuy vậy , họ vẫn thản nhiên , vô tư không có gì áy náy .Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi.
 	Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn .Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình.Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp , hiện đại . Không ở đâu xa , ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Bạch Đằng chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn . Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông , cụ bà và cả các thanh thiếu niên. Mọi người đến để thư giãn , hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ , nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống , bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm , mất mĩ quan cả dòng sông . Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su , khi có một người nào đó vô tình ngổi lên thì việc gì sẽ xảy ra ? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu . Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng ? Bạn thấy đó , chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người ...  nhà bạn có máy tính, số tiền bỏ ra cũng chẳng ít hơn với ti tỉ thứ tiền phải trả: tiền hao tổn máy (sửa chữa); tiền nâng cấp các bộ phận của máy tính để cho hiện đại nhất, đáp ứng những nhu cầu ngày càng khó chiều của các game; tiền điện; tiền internet,
 	 Bạn sẽ mất ít nhất là 4 triệu rưỡi một năm để nuôi cái thú vui xa xỉ này nếu bạn là một tay “nghiện game bình dân”!Bởi vì không chỉ phải trang trải cho tiền chơi hàng ngày mà còn bỏ không ít tiền để “trang trí” thêm cho con nhân vật ảo của mình nếu muốn trông nó đẹp và “chẳng kém ai”.Thậm chí có những game yêu cầu bạn phải “nạp thẻ” (tức là trả tiền chơi cho nhà sản xuất) như “Võ Lâm truyền kỳ” với một thẻ 60 000 được 100 giờ (tất nhiên bạn vẫn phải trả tiền cho hàng net). Một người chơi game online chuyên nghiệp tâm sự: ”Tiền chơi phải bỏ ra là một truyện, nhưng tiền mua đồ cho con character (nhân vật) mới thật sự tốn kém, trung bình mỗi tháng mất không dưới 800 nghìn. Hơn nữa còn phải nạp thẻ Võ lâm. Nhiều khi tiền tiêu vặt bố mẹ cho không đủ đốt, túng quá phải đi chơi bài ăn tiền!”.Thật cay đắng thay!
 	Là một học sinh, bạn làm gì ra mấy trăm nghìn một tháng?Dù là một người lớn, kiếm mấy trăm nghìn cũng đâu có đơn giản.Một công nhân giày da làm việc vất vả với bụi và khói, tính cả tiền độc hại cũng chỉ ước tính 900 nghìn một tháng. Thú vui này nó ngấu của người ta ngày càng nhiều tiền bạc mà người ta không dễ gì nhận ra. Để có được số tiền ấy, nếu bạn chẳng có một ông bố nhà giàu đáp ứng tất tần tật những mong muốn tốn kém của mình thì ngoài việc ăn trộm, cướp giật hay cắt xén chính tiền học bố mẹ cho thì đâu còn cách nào khác? Thật khó để tưởng tượng những trò chơi điện tử đã gián tiếp đẩy những con người còn ngồi trên ghế nhà trường vào con đường phạm pháp.
 	T¸c h¹i v« cïng nghiªm träng cña game lµ ảnh hưởng đến sức khỏe & trí óc. Game có thể ngốn năng lượng của bạn nhiều hơn bất cứ một hoạt động nào.Tin không? Một người chơi game thường xuyên bộc bạch “Đối người chơi, thức qua đêm là khái niệm hết sức bình thường”.3h sáng với thế giới xung quanh chìm trong giấc ngủ im lìm, có ai biết rằng trong một góc phòng nào đó, vẫn có những kẻ còn đang quay cuồng với những đòn, chưởng, đao, thương. Những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng đến quên ăn quên ngủ như vậy, đối với dân nghiền game đã trở thành chuyện thường ngày . Trong số đó, có mấy ai sẽ tỉnh ngộ và dừng lại kịp thời trước khi sức khỏe lần lượt “đội nón ra đi”.
 	Những học sinh đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, đòi hỏi một thời gian biểu hợp lý với ăn, ngủ, nghỉ, học, chơi song lại bị bóp méo đáng sợ để chỉ dành thời gian cho thú vui trong thế giới ảo. Đâu là thời gian để bạn ôn lại những bài học cũ trước khi kiểm tra? Đâu là thời gian cho bạn làm bài tập thầy cô cho về nhà? Bạn Minh Hoàng,16 tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội là một học sinh thông minh, chăm chỉ. Song kể từ khi chơi bắt đầu mải mê chơi điện tử, để có đủ thời gian chơi cho thoải mái, bạn bỏ học nhiều hôm chỉ vì “trót hẹn với anh em” rồi. Từ đầu năm 2007, bạn bỏ hẳn học ở nhà chơi game. 
 	Được tung hoành ngang dọc trong thế giới rộng lớn của các game online là một niềm say mê với nhiều dân ghiền game. Quăng mình vào cuộc chiến, mấy ai nhận ra rằng tất cả những thứ họ có trong tay như tiền bạc, vinh quang, chiến công, đẳng cấp... tất cả chỉ là ảo? Khi ấy, đồng tiền và thời gian bỏ ra cho việc chơi game thu được gì ngoài việc sức khỏe sa sút, tuổi trẻ bị rửa trôi trên bàn phím hằng ngày, hằng tháng, thậm chí hằng năm...
 	 Chơi game liên tục khiến đầu óc bạn mệt mỏi và cả cơ thể rã rời, suy nghĩ lờ đờ và không đủ tỉnh táo để tiếp tục học tập.Theo tiến sỹ Quang cho biết: “Những người bị chứng nghiện games online không muốn ròi chiếc máy tính, nếu không được chơi thì nhớ, thèm, sinh ra buồn phiền, chán nản thậm chú kích động phá phách đồ đạc.Về mặt sinh lý họ có các biểu hiện như vã mồ hôi, chán ăn, mất ngủ, sút cân nhanh”.Đừng bao giờ đánh đồng bạn của thế giới ảo và thế giới thật. Đừng bao giờ đánh mất sức khỏe và đánh mất chính mình chỉ vì bạn đã từng chơi trò chơi điện tử.
 	 Một thiếu niên ở thành phố Ekaterinburg (Nga) đã bị đột quỵ sau khi chơi điện tử liền tù tì suốt 12 tiếng tại một phòng games. Khi về nhà, phát hiện cậu bé có những cách hành xử khá kỳ quặc và gần như không thể thích nghi với cuộc sống bình thường, bố mẹ cậu bé lập tức đưa cậu đến bệnh viện để điều trị.Tuy nhiên mọi chuyện đã không thể thay đổi và cậu bé đã chết. Các bác sĩ kết luận, trò chơi điện tử là nguyên nhân làm phát triển các bệnh về não bộ từ đó dẫn tới việc cậu bé bị đột quỵ
 	 Lại một câu chuyện đau lòng khác ở (TP.HCM), về một người chơi đột quỵ sau khi chơi nhiều giờ liên tiếp. Nguồn tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết rạng sáng 20-9, bệnh nhân Quốc C. (24 tuổi), ngụ P.6, Q.6, đã được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng ngưng thở. Do chơi game quá sức, C. bị rối loạn tâm thần phân liệt, kèm theo hạ đường huyết (lượng đường huyết bằng 0) do không ăn gây biến chứng và hôn mê đến nay. Đây chính là hồi chu«ng cảnh báo gay gắt về tình trạng chơi game liên tục trong nhiều giờ liên tiếp 	
 	 Cậu học sinh vốn hiền lành,học giỏi ngoan ngoãn vì “kẹt” tiền chơi quá nên làm liều trộm tiền bố mẹ bị bắt và từ đấy bố mẹ cậu không còn tin tưởng ở cậu nữa. Học sinh vốn là lứa tuổi đẹp và luôn để lại những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời người. Một người con luôn khiến bố mẹ phải ngưỡm mộ trước các đồng nghiệp khác bởi những giải nhất toán học cấp quận, thành phố giờ lại phải xấu hổ, cũng trước những người kia vì con mình sa đà chơi điện tử đến bỏ học. Một người bà phải khóc vì thương đứa cháu mồ côi của mình vốn “là đứa tử tế” không ngờ lại ngày càng tàn tạ, đổ đốn chỉ vì chơi game nhiều. Tiếc là rất nhiều người không coi đó là một điều xấu, vẫn đắm đuối không nhận thức ra được điều đó.
 	Một phần cũng phải nói đến trách nhiệm xã hội của nhà kinh doanh. Vì mải mê theo đuổi những lợi ích kinh doanh mà không đếm xỉa đến những tác hại mà họ đang gây ra cho xã hội cho đất nước.Dù có thông tư quản lý hoạt động gameonline nhưng họ liên tiếp sử dụng các "chiêu", các mánh khóe kinh doanh để làm sao vắt được các con "bò sữa" game thủ càng nhiều càng tốt.Và nguy hại hơn đó là sự suy đồi của cả một thế hệ!
 	 Với 1/3 thời gian bạn đắm chìm trong game, cộng với thời gian ăn, ngủ, đi học, nếu bạn vẫn còn giữ được nếp sống bình thường, sẽ lấp đầy thời gian biểu của bạn. Vậy đâu sẽ là thời gian bạn dành cho mọi người xung quanh mình? Đâu là thời để bạn giảng bài cho đứa em lớp 2 như mọi khi? Đâu là thời gian để bạn ngồi tâm sự và chia sẻ với bố hay mẹ? Đâu là thời gian để bạn dành một bông hoa cho bà trong ngày 8-3? Bạn đang dần làm mất cân bằng giữa một bên là thế giới ảo trong game và một bên là thế giới thực của chính mình!Có thể trong game, bạn tạo thêm được không ít những mối quan hệ mới, nhưng còn những người thân đáng lẽ phải nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn những người bạn chỉ mới quen trên mạng và chưa kịp biết gì về họ. Bạn đang dần theo khuynh hướng khép kín mình và giảm thiểu các mối quan hệ xuống mức thấp nhất.
 	 Một cuộc khảo sát với nội dung “Bạn chơi games vì?” đã nhận được: 0% chọn “Không có gì để làm”; 56,67% chọn “Games là thú vui, tiêu khiển, sở thích; 43,33% chọn “Games là cuộc sống”. Những cuộc nói chuyện của học sinh với nội dung về game, những hình dán, đồ vật có hình nhân vật trong game, tràn lan đủ thấy sự ăn sâu vào tiềm tàng của game đối với giới học sinh hiện nay! Tháng 4 năm 2001 một học sinh xả súng giết hại 6 người ngay tại trường học ở Michigan, USA sau khi chơi “Serious sam”.
 	“Bản thân từ game đã hàm chứa trong nó ý nghĩa chỉ là một cuộc chơi,và khi đã là trò chơi thì phải có liều lượng.Cái gì quá đà thì đều không tốt, chứ không riêng gì game.Yếu tố quan trọng là liều lượng và nhận thức, tự điều chỉnh của bản thân người chơi” (Phạm Tấn Công, thư ký Vinasa).Trò chơi điện tử như con dao hai lưỡi, nếu bạn chơi đúng mức, nó sẽ có tác dụng tốt, nếu bạn chơi quá mức, nó sẽ có những tác hại xấu! Đã đến lúc mọi người cần có những hồi chuông thức tỉnh thật sự với những người đang chơi và sắp chơi với những tác hại ghê gớm của việc chơi mê mải game.Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng: Game không xấu,bản thân việc chơi game cũng không xấu.Chỉ có điều lạm dụng nó một cách quá ,mức sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.”Biết dừng lại khi nào?”,câu trả lời nằm ở lý trí những người chơi game. 	Để giải quyết tình trạng nghiện game cần có sự phối hợp hoạt động đồng bộ của cả xã hội.Đi đầu là các nhà quản lý trong lĩnh vực Internet với một định hướng tốt và giám sát cụ thể, có thể quản lý thật sự về vấn đề này.Nghiên cứu những người nghiện game, các nhà tâm lý học thấy rằng họ thường thất bại trong đời sống thực và muốn tìm đến sự tự tin trong thế giới ảo. Bên cạnh đó, nhiều em nghiện game vì không có sự quan tâm đúng mức của gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy quan tâm và chia sẻ & có những định hướng tốt cho con em m×nh. Nhà trường và Đoàn thanh niên, hội sinh viên tạo ra nhiều sân chơi giúp các em có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, tránh ảo tưởng và rơi vào tình trạng nghiện game. Nếu thật sự có những dấu hiệu của chứng nghiện game online, hãy đưa con em đến trung tâm tham vấn tâm lý để được giúp đỡ. Tôi nghĩ nên thêm đoạn code để kiểm soát giờ chơi theo giờ đi học, đi làm và tránh tình trạng các gamer chơi liền tù tì suốt 24 giờ. Những cơ quan có trách nhiệm phải xét duyệt thật kỹ các game trước khi phổ biến để người chơi ở Việt Nam có thể qua trò chơi học được nhiều điều bổ ích. 
 	Làm thế nào để có thể vừa chơi vừa giải trí để nâng cao sự hiểu biết mà vẫn là những người học sinh giỏi,là những người con ngoan ?. C©u hái Êy cã rÊt nhiÒu b¹n häc sinh cÇn ®­îc gi¶i ®¸p.Chúng ta phải tập trung tất cả vào việc học tập ,vào thời gian rãnh rỗi thì các bạn cũng cần phải đọc thêm sách báo,rèn luyện sức khỏe vào buổi sáng sớm.Và chúng ta cũng có thể tham gia game để thư giãn qua những ngày học tập mệt mỏi.
 	Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i gìn sức khỏe bằng cách sắp xếp thời gian chơi hợp lý, điều độ - thường không quá 2 giờ mỗi ngày, không nên chơi liên tục mà nên có những khoảng nghỉ ngơi và nên tăng cường các hoạt động thể lực.Khi chơi các trò chơi điện tử cần tránh những nội dung không phù hợp với lứa tuổi vµ cã néi dung kh«ng lµnh m¹nh .Nhà trường cần tổ chức nhiều sinh hoạt tập thể bổ ích cho các em để các em tránh được chuyện mãi chơi điện tử,xao nhãng việc học tập và phạm những sai lầm khác.

Tài liệu đính kèm:

  • doc( Đề-đáp án) Thi thử môn Văn vào lớp 10.doc