Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU:Giúp HS:

1.1.Kiến thức:

 - Bắt đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản này.

 - Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.

 - Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.

 - Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.

1.2.Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.

 - Biết làm quen với kĩ năng đọc, hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.

1.3.Thái độ:

 - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS.

2.TRỌNG TÂM:

 - Ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên.

3.CHUẨN BỊ:

3.1.GV:Tranh: Cầu Long Biên.

3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.

 

doc 19 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28 - Tiết 121-122	 	
Tuần dạy: 32	
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả (tả cảnh hoặc tả người).
	- Năng lực vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn luyện các kĩ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp)
	- Viết bài văn hoàn chỉnh.
1.3.Thái độ:	
	- Giáo dục HS tính sáng tạo, cẩn thận trong làm bài.
2.MA TRẬN :
3.ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁP ÁN :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu đề bài.
GV ghi đề lên bảng cho HS làm bài.
GV chuẩn bị dàn ý:
Dàn ý:
1. Mở bài: (1,5đ)
- Giới thiệu khái quát về khu vườn em tả buổi sáng.
2. Thân bài: (7đ)
a. Tả bao quát :
- Từ xa khu vườn rất rộng.
- Cây cối xanh um
b. Tả cụ thể.
- Trong vườn có những loại cây gì ? Màu sắc, hình dạng, hoa quả
- Bướm, ong, chim trong vườn như thế nào ?
-Âm thanh, mùi hương trong khu vườn ?
3. Kết bài: (1,5đ)
- Nêu nhận xét, cảm nghĩ của em về khu vườn vào buổi sáng
đẹp trời. 
Nhắc HS tìm hiểu kĩ đề, lập dàn ý, sau đó mới viết thành bài văn.
Hoạt động 2: HS làm bài. GV theo dõi, nhắc nhở.
GV thu bài để chấm điểm.
GD HS ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, thi cử.
Đề bài : 
 Từ bài văn “Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
.
4.KẾT QUẢ:
*Thống kê chất lượng:
Lớp
Số HS
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
TB
TL
6A1
 32
*Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra:
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
(Thuý Lan)
Bài 29- Tiết 123	 
Tuần dạy: 32 
1.MỤC TIÊU:Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Bắt đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản này. 
	- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
	- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.
	- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.
1.2.Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
	- Biết làm quen với kĩ năng đọc, hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
	- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
	- Ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Tranh: Cầu Long Biên.
3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:
4.2. Kiểm tra miệng:
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Câu hỏi 1:
Yếu tố nào thường không có trong thể kí? (3đ)
	 A. Cốt truyện.
	 B. Sự việc.
	 C. Nhân vật người kể chuyện.
	 D. Lời kể.
Câu hỏi 2:
Làm bài tập 4 vở BT? (7đ)
HS thực hiện.
Câu hỏi 3:
 Văn bản “ Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử” là tác phẩm của ai? Nội dung văn bản này nói về vấn đề gì?
 l Tác giả: Thúy Lan; Nội dung: Cầu long Biên là chứng nhân lịch sử đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh.
Nhận xét, chấm điểm.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài : Để giúp các em có thêm kiến thức về cầu Long Biên - một cây cầu rất nổi tiếng ở Hà Nội đã đi vào lịch sử. Tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu qua văn bản: “ Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – Tìm hiểu chú thích.
Gọi HS đọc phần chú thích trong SGK.
Thế nào là văn bản nhật dụng? Cho biết đôi nét về cầu Long Biên.
Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên : môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em dân số, 
Lưu ý một số từ khó trong SGK.
Chứng nhân có nghĩa là gì?
Người làm chứng, người chứng kiến.
Văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn chính. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
3 đoạn:
-Từ đầu “thủ đô Hà Nội”: Nói tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
-Tiếp đến “dẻo dai vững chắc” : Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
Còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện tại.
Nhắc HS làm câu 1 trong vở bài tập.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản.
Nội dung của đoạn 2 nói về điều gì?
Gọi HS đọc đoạn: “cầu Long Biên mới khánh thành  trong quá trình làm cầu”.
Đoạn nhỏ này nói về điều gì ? Qua đoạn này em biết được điều gì về cầu Long Biên thời thuộc Pháp?
Khi cầu mới khánh thành mang tên toàn quyền pháp.
Là kết quả của cuộc khai thác thuộc đại lần thứ nhất.
Được coi là một thành tựu quan trong về văn minh cầu sắt.
Cảnh ăn ở khổ cực của dân phu ta.
Cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ pháp.
Cho HS làm câu 2 trong vở bài tập.
GD HS về tính chất chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
Tên gọi đầu tiên của cây cầu là Đu-me. Điều đó có ý nghĩa gì?
Đu-me là tên viên toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
Tên cầu Đu-me biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Vì sao cây cầu này được xem là một thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt ?
Cây cầu được các kĩ sư người Pháp thiết kế có quy mô lớn: Dài 2290m, nặng 17000 tấn.
Tại sao cầu cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I của thực dân Pháp ở VN?
Vì sao cầu Long Biên là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa?
Năm 1945 cầu Đu-me được đổi tên là câu Long Biên. Điều đócó ý nghĩa gì?
Đó là cây cầu thắng lợi của CMT8 giành độc lập, tự do cho Việt Nam.
 Những dòng thơ tả cảnh đông vui, nhộn nhịp trên cầu Long Biên, những ấn tượng về màu xanh nơi bờ bãi sông Hồng gợi yên tĩnh trong tâm hồn.
So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn trích đọc thêm về câu Thăng Long và cầu Chương Dương em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cầu Long Biên?
Cho HS thảo luận. Thời gian: 4’.
Ở thời ấy cầu Long Biên là cây cầu sắt hiện đại nhất, đồ sộ nhất ở bán đảo Đông Dương là cây cầu duy nhất vượt qua sông Hồng.
Hiện nay đã rút về vị trí khiêm nhường.
Nhận xét bài của các nhóm.
Cho HS làm câu 2b trong vở bài tập.
Gọi HS đọc đoạn: “từ 1995 đến nay vững chắc” (trang 124-125).
Nội dung chính của đoạn văn này nói về điều gì?
Hãy nêu những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại trong bài văn?
Cầu được đưa vào SGK.
Cầu trở thành mục tiêu ném bom của không lực Hoa Kì, bị đánh hỏng nhiều lần, )
Những cảnh vật và sự việc đó cho biết điều gì về lịch sử?
Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau năm 1954.
Những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
Cho HS làm câu 3 a trong vở bài tập.
Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên?
Vừa chân thực vừa có tác dụng nâng cao ý nghĩa tư tưởng của bài văn, cái tôi hòa quyện với cái ta. Tình cảm đối với quê hương, đất nước của thế hệ sau đã được thế hệ đàn anh nuôi dưỡng.
GD HS biết quý trong những di tích lịch sử, tình cảm đối với quê hương đất nước.
Tìm những chi tiết thể hiện cầu Long Biên, chứng nhân chiến tranh đau thương và anh dũng:
So sánh cách kể ở đoạn này với đoạn trên?
Câu hỏi gợi mở:
Về hình thức biểu hiện của ngôi kể?
Dùng từ tôi 10 lần.
Về phương thức biểu đạt và cách sử dụng từ ngữ?
Danh từ, động từ, tính từ có sắc thái biểu hiện tình cảm rõ nét: trang trọng, nằm sâu, say mê ngắm, quyến rũ, khát khao, bi thương, hùng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu.
Những cách kể và dùng từ ngữ ấy có tác dụng thể hiện tình cảm của tác giả như thế nào?
Tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và thiết tha hơn.
Cho HS làm tiếp câu 3 trong vở bài tập.
Gọi HS đọc đoạn cuối của đoạn văn.
Vì sao tác giả lại đặt tên cho đoạn văn là cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Tác giả dùng thủ pháp nhân hóa đem lại sự sống linh hồn cho vật vô tri, vô giác.
Có thể thay từ nhân chứng bằng chứng tích được không? Vì sao?
Không, vì cầu Long Biên đã trở thành người đương thời của bao thế hệ như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy xúc động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của Thủ đô của đất nước cùng với con người.
Nêu ý nghĩa của việc dùng các tính từ sống động, đau thương, anh dũng?
Như một câu chốt của đoạn đầu đã khẳng định.
Nêu giá trị nghệ thuật của câu cuối?
Không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho bao khách du lịch nước ngoài trầm ngâm, suy nghĩ.
Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?
Vì cầu đã góp phần xóa dần khoảng cách 
Cho HS làm câu 4 vào vở bài tập.
Văn bản đã trình bày các biểu hiện chứng nhân của cầu Long Biên như sau:
Chứng nhân của thành tựu kĩ thuật gắn liền với khai thác thuộc địa và xương máu của con người.
Chứng nhân của những năm tháng hoà bình tại thủ đô Hà Nội.
Chứng nhân của các cuộc chiến tranh đau thương và anh dũng của dân tộc.
Chứng nhân của thời kì đổi mới đất nước và của tình yêu đối với Việt Nam.
Hãy tìm những đoạn văn bản tương ứng với mỗi nội dung chứng nhân đó?
Cầu Long Biên quá trình làm cầu.
Năm 1945 quyến rũ và khát khao.
Nhìn xuống dưới chân cầu khúc ruột.
Bây giờ cầu Long Biên đất nước Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu mới nào khác bắc qua sông Hồng?
Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương.
Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa chứng nhân gì?
Câu văn cuối cùng “Còn tôi”. Câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long Biên và tác giả bài viết này?
Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là “Cầu Long Biên– chứng nhân lịch sử” ? Có thể thay từ “chứng nhân” bằng “ chứng tích” được không?
Tác giả nhân hoá trong việc gọi tên cầu Long Biên không gọi cầu là vật chứng, chứng tích mà gọi là chứng nhân, nhân chứng à đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên đã trở thành người đương thời của bao thế hệ như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy xác định trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của Thủ đô, của đất nước cùng với con người
Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của b ... 972 cầu bị bom la-de.
- Cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.
Cầu Long Biên, chứng nhân cho thời kì đổi mới đất nước và của tình yêu đoi với Việt Nam:
- Nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
- Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN.
- Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện.
- Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
4.Ý nghĩa văn bản:
-Cho thấy ý nghĩa trọng đại của cầu Long Biên: Chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. 
- Chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.
Nghệ thuật:
-Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự, biểu cảm.
-Số liệu rõ ràng, cụ thể.
-Nhân hóa, so sánh.
Ghi nhớ: SGK/128
IV. Luyện tập:
Bài 1:
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV áp dụng kĩ thuật trình bày 1 phút:
Câu 1:
Trình bày một phút những ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên?
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng bi tráng của Hà Nộivẫn mãi trở thành một chứng nhân lịch sử không chỉ của Hà Nội mà của cả nước.
Câu 2:
 Trình bày 1 phút những suy nghĩ của em đối với việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa lịch sử cầu Long Biên cũng như những di sản khác trên đất nước?
óHS trình bày.
óGiáo dục tư tưởng, giáo dục kĩ năng sống cho HS.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
	 ü Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK 128.
 ü Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập.
	 	 ü Hiểu ý nghĩa “chứng nhân lịch sử”.
	 ü Sưu tầm bài viết, hình ảnh về cầu Long Biên.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	ü Soạn bài “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”: Đọc và tìm hiểu nội dung của văn bản.
 ü Đọc, tìm hiểu trước bài “Viết đơn”
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ – VỊ NGỮ (tt)
Tiết 124	 
Tuần dạy: 32
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
	1.1. Kiến thức:
	- HS biết các lỗi do đặt câu thiếu cả CN lẫn VN và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa CN với VN.
	- Biết cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả CN lẫn VN và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa CN với VN.
	1.2. Kĩ năng:
	- phát các lỗi do đặt câu thiếu cả CN lẫn VN và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa CN với VN.
	- Chữa được các lỗi trên, đảm bảo phù hợp với ý định diễn đạt của người nói. v 1.3.Thái độ:
	- Giáo dục tính cẩn thận khi sử dụng câu cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
 	- Chữa lỗi do thiếu cả CN lẫn VN và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa CN với VN.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Bảng phụ ghi ví dụ.
3.2.HS: Tìm hiểu các lỗi sai.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:	:
	4.2. Kiểm tra miệng:
	 * GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Câu hỏi 1:
Hãy phát hiện lỗi cho câu sau: (2đ)
	Năm 1945, với sự thành công của CMT8, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.
	 A. Sai về nghĩa.
	 B. Thiếu CN.
	 C. Thiếu cả CN – VN.
	 D. Thiếu VN.
Câu hỏi 2:
  Làm BT3, VBT? (6đ)
Câu hỏi 3:
Em chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? (2đ)
lĐọc, tìm lỗi sai trong các VD SGK; xem, xác định yêu cầu và làm thử trước các BT phần luyện tập.
* Nhận xét, chấm điểm.
	4.3. Bài mới:
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài:Lỗi về chủ ngữ, vị ngữ là những loại lỗi mà các em rất hay thường gặp. Để giúp các em khắc phục loại lỗi này, tiết này, cô tiếp tục hướng dẫn các em “Chữa lỗi về CN – VN”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về câu thiếu cả CN lẫn VN.
GV treo bảng phụ, ghi VD a, b SGK.
Chỉ ra chỗ sai trong những câu đó và nêu lên cách chữa?
HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
GD HS ý thức viết câu có đủ cả CN lẫn VN.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu VD nói về ai?
Cách sắp xếp như trong câu đã cho làm cho người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy miêu tả hành động của CN trong câu (ta).
Câu trên sai như thế nào? Nêu cách chữa lỗi?
GD hS ý thức viết câu đúng ngữ nghĩa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
GV ghi bài tập 1 trong bảng phụ treo bảng.
Cho HS thảo luận theo nhóm 5’.
Xác định CN-VN của từng câu.
Nhận xét làm bài của các nhóm.
Cho HS làm bài trong vở bài tập.
Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
Hãy chỉ ra chỗ sai của từng câu rồi nêu cách chữa?
Hường dẫn HS dùng câu hỏi để xác định CN-VN cho từng câu. Nêu không trả lời được thì đây là câu thiếu cả CN lẫn VN.
Cho HS lm bi trong vở bi tập.
GV ghi bài tập 4 trong bàng phụ, treo bảng.
Các câu trên sai ở chỗ nào?
Nhắc HS chú ý đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
Nêu cách chữa các câu trên?
Cũng có thể tách thành hai câu đơn.
Cho HS làm bài trong vở bi tập.
I. Câu thiếu cả CN lẫn VN:
a. Chưa có CN và VN.
à Thêm CN và VN: Mỗi khi đi qua cầu Long biên, tôi đều sai mê ngắm nhìn những màu xanh nướt mắt của bãi mía, bãi dâu, bãi ngô, vườn chuối.
b. Chưa có CN và VN.
à Thêm CN và VN: Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng 6 tháng, công nhân nhà máy X đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm.
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
VD: 
Câu sai về mặt nghĩa:
à Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sáo giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
III. Luyện tập:
Bài 1:
- Năm 1945, cầu / được đổi tên Long Biên.
 C V
- Cứ mỗi trong xanh, lòng tôi / lại nhớ  C V
oai hùng. 
- Đứng trên cầu,  đôi bờ, tôi / cảm thấy  C V
vững chắc.
Bài 3:
a/ Giữa hồ, nơi có  cổ kính, hai chiếc thuyền / đang bơi.
 C V
b/ Trải qua  dân tộc anh hùng, chúng ta / đã bảo vệ vững chắc non sông
C V 
 gấm vóc. 
c/ Nhằm ghi lại  ác liệt, ta / nên xây 
 C V
dựng bảo tàng “Cầu Long Biên”. 
Bài 4: 
- Trong các câu trên CN phù hợp với VN 1 không phù hợp với VN 2.
- Cây cầu đưa  còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
- Thúy vừa mới đi học về, mẹ  em Thúy  đi ngay.
- Khi  gọi em và cho em một câu bút mới.
	4.4. Câu hỏi bài tập củng cố:
	 * GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
	  Hãy phát hiện lỗi cho câu sau:
Trải qua bao thế kỉ với biết bao sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất của chúng ta.
 A. Thiếu CN.
	 B. Thiếu cả CN, VN.
	 C. Thiếu VN.
	 D. Sai về nghĩa.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
ü Học bài, xem lại các VD, nhận diện lỗi sai và cách chữa lỗi.
	ü Làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở bài tập
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
ü Soạn bài “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. Tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa cả bức thư.
ü Soạn bài “Ôn tập về dấu câu”: Tìm hiểu về công dụng của dấu câu..
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
VIẾT ĐƠN
Bài 29 – Tiết 124
Tuần dạy: 32	 	
1.MỤC TIÊU:
	Giúp HS.
1.1.Kiến thức:
	- Hiểu các tình huống cần viết đơn: Khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì?
	- Biết cách viết các loại đơn thường và nội dung không thể thiếu trong đơn.
1.2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đơn đúng cách.
	- Nhận ra và sữa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
1.3.Thái độ:	
	- Giáo dục tính cẩn thận cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
	- Viết đơn đúng cách.
3.CHUẨN BỊ:
 3.1.GV: Một số loại đơn từ.
3.2.HS: Tìm hiểu về cách viết đơn..
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài : Để giúp các em nắm được cách viết đơn khi cần thiết, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cách viết đơn.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu: Khi nào cần viết đơn.
Gọi HS đọc VD trong SGK.
Từ những VD đó, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?
Không có đơn, nhất định công việc không được giải quyết, khi có nguyện vọng yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
Gọi HS đọc các trường hợp SGK/131 và cho biết:
Trong các trường hợp đó trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?
Trường hợp (1), (2), (3), (4) cần phải viết đơn.
(1) : viết đơn trình báo công an.
(2) : viết đơn gửi ban tổ chức.
(3) : viết đơn gửi BGH.
(4) : viết đơn tường trình bản thân, bản kiểm điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
Căn cứ vào hình thức và nội dung trình bày trong đơn, người ta chia ra làm mấy loại đơn?
Gọi HS đọc các đơn SGK.
Cho biết các mục trong đơn trên được trình bày theo thứ tự như thế nào?
 Quốc hiệu.
 Tên đơn.
 Tên gửi đơn.
 Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người gửi.
 Sự việc, lí do, nguyện vọng trình bày trong đơn.
 Cam đoan và cảm ơn, ngày tháng năm và nơi làm đơn, người gửi kí tên.
Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn?
Hai lá đơn trên giống nhau về cơ bản nhưng đơn theo mẫu có thêm một vài chi tiết tỉ mỉ hơn như dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ.
GD HS ý thức viết đơn theo đúng mẫu quy định.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách thức viết đơn.
GV hướng dẫn HS cách viết đơn theo mẫu.
GV hướng dẫn HS cách viết đơn không theo mẫu.
Khi nào cần viết đơn? Nêu hình thức và những nội dung bắt buộc trong đơn?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GV nhắc nhở HS lưu ý một số điều cần thiết trong đơn.
GD HS ý thức viết đơn khi cần thiết.
I. Khi nào cần viết đơn:
- Khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn:
1. Các loại đơn: 
 - Đơn theo mẫu.
 - Đơn không theo mẫu
2. Những nội dung không thể thiếu trong đơn:
 - Quốc hiệu.
 - Tên đơn.
 - Tên người viết đơn.
 - Tên người hoặc tên tổ chức, cơ quan cần gửi đơn.
 - Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị của người viết đơn, ngày tháng năm và nơi viết đơn.
 - Chữ kí của người viết đơn.
III. Cách thức viết đơn:
1. Viết đơn theo mẫu : SGK/133.
2. Viết đơn không theo mẫu: SGK/134.
Ghi nhớ: SGK/134.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Nêu các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn? 
Ghi nhớ : SGK /133.
Nêu cách thức viết đơn?
Ghi nhớ : SGK /134
GV treo bảng phụ giới thiệu bài
Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn?
	 A. Em phạm lỗi với thầy giáo và muốn xin thầy tha lỗi.
	 B. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên tại trường.
	 C. Em bị ốm, không đến lớp được.
	 D. Có một vụ đánh nhau, và em là người chứng 
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	 - Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK - 133, 134.
 - L àm hoàn chỉnh các bài tập trong vở BT.
	 - Soạn bài “Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi”. Xem lại cách viết đơn và tìm hiểu cách sửa 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 32(1).doc