Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.1.Kiến thức:

 - Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.

- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. Nắm được tác dụng của kiểu câu này.

1.2.Kĩ năng:

 - Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu câu trần thuật đơn không có từ là.

- Rèn kĩ năng đặt câu, sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là.

1.3.Thái độ:

 - Giáo dục HS tính sáng tạo trong học tập.

2TRỌNG TÂM:

 - Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là

3.CHUẨN BỊ:

3.1.GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I.

3.2.HS: Tìm hiểu về đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là.

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:

4.2.Kiểm tra miệng: Kiểm tra VBT của học sinh.

4.3Bài mới:

 

doc 16 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28 - Tiết 117	
ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
Tuần dạy: 31
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
Kiến thức:
	- Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện kí trong loại hình tự sự.
	- Nhớ được nôị dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng củng cố lại kiến thức đã học.
Thái độ:
	- Giáo dục tinh thần tự giác học tập cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
	- Đặc điểm truyện và kí.
3.CHUẨN BỊ:
GV: Bảng hệ thống hóa kiến thức.
HS: Ôn lại nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1:
Em hãy nêu nội dung, nghệ thuật của bài “Lao xao”? (8đ)
Bằng sư quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả bài văn đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
Câu hỏi 2:
Trong những dòng sau, dòng nào không phải là thành ngữ? (2đ)
	 A. Kẻ cắp gặp bà già.
	 B. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn.
	 C. Dây mơ rễ má.
	 D. Cụ bảo cũng không dám đến..
Nhận xét, chấm điểm.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Để giúp các em củng cố hệ thống kiến thức đã học, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập Truyện – Kí.
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về nội dung cơ bản của các truyện –kí đã học.
GV treo bảng phụ, ghi bảng kê SGK.
HS lên bảng làm GV nhận xét, sửa chữa.
I. Bảng hệ thống: 
Câu 1:Thống kê các tác phẩm đã học:
STT
Tên TP (hoặc đoạn trích)
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung (đại ý)
1.
Bài học đường đời đầu tiên.
(Trích: Dế Mèn phiêu lưu kí).
Tô Hoài
Truyện. 
(Đoạn trích)
- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng Dế thanh niên, nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra đươc bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2.
Sông nước Cà Mau. (Trích “Đất rừng phương Nam”).
Đoàn Giỏi.
Truyện ngắn.
 - Cảnh quan độc đáo của rừng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp ngay trên mặt sông.
3.
Bức tranh của em gái tôi.
Tạ Duy Anh.
Truyện ngắn.
 - Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.
4.
Vượt thác. (Trích “ Quê nội”).
Võ Quảng
Truyện (đoạn trích).
 - Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước và hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.
5.
Buổi học cuối cùng.
An-phông-xơ Đô-đê (Pháp).
Truyện ngắn.
- Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An-dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn, tâm trạng của chú bé Phrăng.
6.
Cô Tô (Trích).
Nguyễn Tuân.
Kí.
 - Vẻ đẹp tươi sáng phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
7.
Cây tre Việt Nam.
Thép Mới.
Kí.
 - Cây tre là người bạn gần gũi thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và trong chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
8.
Lòng yêu nước (Trích bài báo Thử lửa).
I-li-a Ê- ren-bua (Nga).
Tuỳ bút -chính luận.
 - Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường, gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
9.
Lao xao (Trích tuổi thơ im lặng).
Duy Khán.
Hồi kí tự truyện (Đoạn trích).
 - Miêu tả các loài chim ở đồng quê qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hóa dân gian.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập về đặc điểm của truyện – kí.
GV treo bảng phụ, ghi bảng thống kê SGK.
HS làm bài, GV nhận xét, sửa sai.
II. Lập bảng thống kê:
Câu 2:Đặc điểm truyện và kí:
Tên TP (hoặc đoạn trích)
Thể loại
Cốt truyện
Nhân vật
Nhân vật kể chuyện
Bài họctiên
Truyện.
X
Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc
 Là nhân vật chính, ngôi kể thứ I.
Sông nướcMau
Truyện.
Không
Ông hai, thằng An, thằng Cò
Thằng An, ngôi kể thứ I.
Bức tranhtôi
Truyện.
X
Người anh, Kiều Phương, chú Tiến Lê, bé Quỳnh, bố mẹ Kiều Phương.
Người anh, ngôi kể thứ I.
Vượt thác
Truyện
Không
Dượng Hương Thư cùng các bạn bè.
Hai chú bé Cục và Cù Lao, ngôi kể thứ nhất.
Buổi họccùng
Truyện
X
Chú bé Phrăng, thầy Ha- men, cụ Hô-de
Chú bé Phrăng, ngôi kể thứ nhất..
Cô Tô.
Kí-tuỳ bút.
Không
Anh hùng Châu Hòa Mãn và vợ con, những người dân trên đảo, tác giả.
 Tác giả, chọn ngôi kể thứ nhất..
Cây tre Việt Nam.
Tuỳ bút.
Không
Cây tre, họ hàng tre, nhân dân, nông dân, bộ đôi Việt Nam
Giấu mình, xưng ngôi thứ nhất..
Lòng yêu nước
Bút kí-chính luận.
Không
Nhân dân các dân tộc, các nước cộng hòa trong đất nước Liên-xô (cũ).
 Giấu mình, xưng ngôi thứ ba.
Lao xao.
Hồi kí tự truyện.
Không
 Các loài hoa, ong, bướm, chim.
 Tác giả, ngôi kể thứ nhất..
Những yếu tố nào thường có chung ở truyện và kí?
Truyện và phần lớn các thể kí đều thuộc loại hình tự sự.
Trong truyện và kí đều có người kể chuyện hay người trần thuật, có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc người gián tiếp ở ngôi thứ 3 thể hiện qua lời kể.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nêu những cảm nhận sâu sắc và hiểu biết mới của mình về đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.
Những tác phẩm truyện, kí đã học để lại cho em những cảm nhận gì về đất nước, về cuộc sống và con người?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa.
Giúp ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở vùng miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam thế giới, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả lắm thác ghềnh Cùng với cảnh sắc thiên nhiên, đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động.
Hoạt động 4: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.
Nhân vật nào em thích nhất và nhớ nhất trong các truyện đã học? Em hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ấy?
HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
Nêu đặc điểm của truyện và kí.
HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS lòng yêu mến các tác phẩm truyện kí việt nam.
III. Những cảm nhận sâu sắc và hiểu biết mới của mình về đất nước, con người qua các truyện, kí.
Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật:
Ghi nhớ: SGK/118.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Thế nào là tác phẩm thuộc loại hình tự sự?
	 A. Là tác phẩm miêu tả cảnh vật, con người trong cuộc sống.
	 B. Là tác phẩm trình bày những nhận xét, đánh giá của người viết về một vấn đề trong cuộc sống.
	 C. Là tác phẩm tái hiện bức tranh đời sống một cách khách quan qua lời của người kể.
	 D. Là tác phẩm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của người viết về cảnh vật, con người, cuộc sống.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
ü Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 118.
	ü Làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở bài tập
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	ü Soạn bài “Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử”. Tìm hiểu về cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
ü Chuẩn bị bài “Câu trần thuật đơn không có từ là”: Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài 28 - Tiết 118	 
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
Tuần dạy: 32
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. Nắm được tác dụng của kiểu câu này.
1.2.Kĩ năng:
	- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Rèn kĩ năng đặt câu, sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là.
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục HS tính sáng tạo trong học tập.
2TRỌNG TÂM:
	- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I.
3.2.HS: Tìm hiểu về đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là.
4.TIẾN TRÌNH: 
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng: Kiểm tra VBT của học sinh.
4.3Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được tìm hiểu về câu trần thuật đơn có từ là. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về câu trần thuật đơn không có từ là.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Xác định CN – VN trong các câu VD đó?
HS trả lời, GV nhận xét, sửa chữa.
VN của những câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước VN của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải?
 Phú ông không mừng lắm.
Chúng tôi không tụ họp ở góc sân.
Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS ý thức sử dụng câu trần thuật đơn có từ là phù hợp.
Hoạt động 2: Câu miêu tả và câu tồn tại.
GV treo bảng phụ, ghi VD1 SGK.
Xác định CN-VN trong các câu ở VD?
HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
Chọn trong 2 câu đã dẫn một câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây (SGK/119). Giải thích vì sao em chọn câu này mà không chọn câu khác?
Chọn câu b để điền vào chỗ trống. 
Lí do: 2 cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã được biết từ trước.
Thế nào là câu miêu tả? Thế nào là câu tồn tại?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS ý thức sử dụng tốt câu miêu tả và câu tồn tại.
Hoạt động 3: Luyện tập.
GV ghi bài tập trong bảng phụ treo bảng.
Cho Hs thảo luận theo nhóm.
Thời gian 4’ mỗi nhóm một câu.
Xác định chủ ngữ vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là miêu tả? Câu nào là câu tồn tại?
Gọi HS đọc đoạn từ nước Việt Nam nam xanh đđến chí khí như người.
GV đọc cho HS viết, thu một số tập chấm điểm.
 óGiáo dục HS ý thức viết đúng chính tả.
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là:
VD :
a. Phú ông / mừng lắm.
 C V
b. Chúng tôi / tụ họp ở góc sân.
 C V
à Câu trần thuật đơn không có từ là.
Ghi nhớ: SGK/119
II. Câu miêu tả và câu tồn tại:
VD :
Đằng cuối bãi, hai câu bé con / 
 C 
 tiến lại. 
 V
à Câu miêu tả.
b. Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con. 
 V	C
à Câu tồn tại.
Ghi nhớ: SGK/119.
III. Luyện tập:
Bài 1:
Câu miêu tả :
Bóng tre trùm  xóm thôn.
Dười bóng , ta  ... từ là?
Ghi nhớ SGK – 119.
Câu 2:
Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại?
	 A. Chim hót líu lo.
	 B. Những đoá hoa thi nhau khoe sắc.
	 C. Trên đồng ruộng, những cánh cò bay lượn trắng phau.
	 D. Trên đồng ruộng trắng phau những cánh cò.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Đối với bài học ở tiết học này:
ü Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 119, làm hoàn chỉnh các BT vào VBT.
	ü Nhớ đặc điểm và nhận diện câu trần thuật đơn không có từ là và ccác kiểu cấu tạo của nó.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
ü Soạn bài “Chữa lỗi về CN – VN”. Nhận diện lỗi sai và xem kĩ cách sửa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
ü Chuẩn bị bài “ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”: Đọc, trả lời các câu hỏi SGK.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài 28- Tiết 1119	
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
Tuần dạy:31
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Nắm vững đặc điểm yêu cầu, bố cục của một bài văn miêu tả.
	- Sự khác nhau của văn miêu tả và tự sự; tả cảnh và tả người.
1.2.Kĩ năng:
	- Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng.
- Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí.
	- Xác định đúng đặc điểm khi miêu tả.
- Rút ra những điểm cần ghi nhớ chung cho cả văn tả cảnh và văn tả người
1.3.Thái độ:	
	- Giáo dục tinh thần tự giác học tập cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
	- Đặc điểm của văn miêu tả.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Các nội dung về văn miêu tả.
3.2.HS: Ôn lại các nội dung đã học về văn miêu tả.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Để giúp các em nắm vững kiến thức về văn miêu tả, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em “Ôn tập văn miêu tả”.
Hoạt động 1: Những yêu cầu cần nắm về văn miêu tả.
GV nhắc lại kiến thức về văn miêu tả cho HS nắm.
Miêu tả ở lớp 6 có hai loại chủ yếu: tả cảnh và tả người (tả chân dung người, tả người trong hoạt động, tả người trong cảnh).
Các kĩ năng cần có để làm bài văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn, hồi tưởng, hệ thống hoá.
Cho HS nắm lại bố cục của bài văn miêu tả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm các BT.
Gọi HS đọc BT1.
Theo em điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?
TG đã lựa chọn được những chi tiết hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của cảnh vật.
Có những liên tưởng, so sánh, nhận xét độc đáo.
Có người phong phú, biết diễn đạt một cách sống động, sắc sảo.
Thể hiện rõ tình cảm và thái độ của người tả với đối tượng được tả.
Nếu tả cảnh quang của một đầm sen đang mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài văn đó như thế nào?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh.
Gọi HS đọc BT3.
Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnhvà chi tiết tiêu biểu đặc sắc nào? Em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
Gọi HS đọc BT4.
Đọc lại “Bài họcđầu tiên” của Tô Hoài và Buổi học của A . Đô-đê, sau đó hãy tìm ở mỗi bài một đoạn văn miêu tả và một đoạn văn tự sự. Căn cứ vào đâu mà em nhận ra điếu đó? chỉ ra một bài liên tưởng ví von, so sánh mà em cho là độc đáo và thú vị của hai tác giả trong hai bài văn trên?
 Căn cứ vào:
Hành động kể hay hành động tả?
Tả, kể về ai?
Chân dung hay việc làm, hành động?
Phổ biến là ĐT hay TT?
Vài hình ảnh liên tưởng ví von, so sánh:
Hai cái răng đen nhánh
Trên mái tường, chim bồ câu
Nêu các yêu cầu của bài văn tả cảnh?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS ý thức làm văn đúng phương pháp.
Văn miêu tả: 
 - Tả cảnh 
 - Tả người (tả chân dung người, tả người trong hoạt động, tả người trong cảnh).
Bố cục một bài văn miêu tả:
MB: Tả khái quát.
TB: Tả chi tiết.
KB: Nêu ấn tượng, nhận xét về đối tượng.
Bài tập:
Bài1: SGK/120.
- Tả cảnh biển, đảo Cô Tô rất hay và độc đáo.
Bài 2: SGK/120.
 Dàn ý tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở.
1. MB: Đầm sen nào? Mùa nào? Ở đâu?
2. TB: Tả chi tiết.
- Theo trình tự nào? Từ bờ hay từ giữa đầm? Hay từ trên cao?
- Là? Hoa? Nước? Hương? Màu sắc? Hình dáng? Gió? Không khí?
3. KB: Ấn tượng của du khách?
Bài 3: SGK/121.
 Tả một em bé bụ bẫm, ngây thơ đang tập đi, tập nói.
Dàn ý:
1. MB: Em bé con nhà ai? Họ? Tên? Tuổi? Quan hệ với con?
2. TB: Tả chi tiết.
- En bé tập đi (chân, tay, mắt, dáng đi).
- Em bé tập nói (miệng, môi, lưỡi, mắt).
3. KB: Hình ảnh chung về em bé.
- Thái độ của mọi người đối với em.
Bài 4: SGK/121.
- Đoạn văn miêu tả trong:
 + Bài họctiên: Bởi tôi ăn uống vuốt râu.
 + Buổi họccùng : Chỉ đến lúc ấy trang sách.
- Đoạn văn tự sự trong:
 Bài họctiên : Bỗng thấy chị cốc chùi mép.
 Buổi họccùng : Buổi sáng hôm ấy đồng nội.
Ghi nhớ: SGK/121.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi:
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Theo em, chi tiết nào sau đây là tiêu biểu nhất khi miêu tả nhân vật ông Tiên?
	 A. Gương mặt sáng đẹp nhân từ, chòm râu trắng bạc như cước.
	 B. Mặc áo thụng vàng, tay chống gậy trúc.
	 C. Bước đi khoan thai, giọng nói hiền từ.
	 D. Mỗi khi ông xuất hiện, xung quanh ông toả hào quang lấp lánh.
4.4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Đối với bài học ở tiết học này:
ü Nhớ các bước, dàn ý của bài văn miêu tả.
ü Lập dàn ý và viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh.
ü Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK 121.
	ü Làm hoàn chỉnh các bài tập trong phần luyện tập.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
ü Soạn bài “Chữa lỗi về CN – VN”. Nhận diện lỗi sai và xem kĩ cách sửa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
ü Chuẩn bị bài để làm bài viết miêu tả sáng sạo. Lập dàn ý cho các đề trong SGK – 122.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài 28 - Tiết 120	 
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ –VỊ NGỮ
Tuần dạy:31
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Hiểu được thế nào là câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
	- Cách chữa lỗi về CN, VN.
1.2Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng tự phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
	- Sữa được lỗi do đặt câu thiếu CN, thiếu VN.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức nói, viết câu đúng.
2.TRỌNG TÂM:
	- Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu CN, VN.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Bảng phụ gji ví dụ .
3.2.HS: Tìm hiểu về các lỗi câu trong SGK.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1:
Thế nào là câu miêu tả? Thế nào là câu tồn tại? (7đ)
Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm của sự việc nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả.
- Những câu dùng để thông báovề sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự việc được gọi là câu tồn tại.
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Câu hỏi 2:
Hãy chuyển những câu miêu tả sang câu tồn tại? (3đ)
	 a. Xa xa, một hồi trống nổi lên.
	à xa xa, nổi lên một hồi trống.
	 b. Trước nhà, những hàng cây xanh mát.
	à Trước nhà, xanh mát những hàng cây.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Để giúp các em viết câu không bị thiếu chủ ngữ, vị ngữ, Tiết này cô sẽ hướng dẫn các em chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chữa lỗi về câu thiếu CN.
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Tìm CN, VN của mỗi câu?
HS trả lời, GV nhận xét, sửa chữa.
Chữa lại câu viết sai cho đúng?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa.
GD HS ý thức viết câu đủ chủ ngữ ,.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa lỗi về câu thiếu VN.
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Tìm CN – VN của mỗi câu?
HS trả lời, GV nhận xét, sửa chữa.
Chữa lại câu viết sai cho đúng.
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa.
GD HS ý thức viết câu đủ vị ngữ.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Hãy đặt câu hỏi để kiểm tra xem các câu sau có thiếu CN-VN không?
GV treo bảng phụ. Giới thiệu bài tập.
Cho HS lm bi trong vở bi tập.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Cho HS thảo luận nhóm, trong 4’
Trong những câu trên, câu nào viết sai?
Câu b, c.
Những câu sai đó có thể sửa lại như thế nào?
Nhận xét bài làm của nhóm 
Cho HS làm bài trong vở bài tập.
Hãy chuyển mỗi câu ghép dưới đây thành hai câu đơn?
Cho HS làm bài theo nhóm. 
2 nhóm một câu, thời giai 4 phút.
.
Nhận xt bi của cc nhóm
Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
GD HS ý thức nói viết đúng đủ các thành phần câu.
I. Câu thiếu chủ ngữ:
VD:
a. Không tìm được CNà câu cầu khiến.
b. Câu có đầy đủ C - V.
Sửa lại câu a:
- Thêm CN: Qua truyện “Dế Mèn”, tác giả em thấy 
- Thêm TN thành CN: Truyện “Dế Mèn” cho em thấy
- Biến VN thành 1 cụm C – V: Qua truyện “Dế Mèn”, em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
II. Câu thiếu vị ngữ:
Câu a, d: đầy đủ thành phần.
Câu b: chưa thành câu mới chỉ là một CDT à câu thiếu VN.
Câu c: chưa thành câu mới có cụm từ và thành phần giải thích cho cụm từ đóà Câu thiếu VN.
 Sửa lại.
b. Thêm VN: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đã để lại trong em niềm kính phục.
 Biến CDT đã cho thành một bộ phận của cụm C – V: Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cượi ngựa sắt
c. Thêm một cụm từ làm VN: Bạn Lan người học giỏi nhất lớp 6A, là người bạn thân của tôi.
 Biến câu đã ch thành một cụm C – V: Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
 Biến câu đã cho thành một bộ phận của câu: tôi rất quý bạn Lan, người
III. Luyện tập:
Bài 1: 
Ai không làm gì nữa?
Từ hôm đó, cô mắt  bác tai thế nào?
Đủ CN-VN.
CN: Hổ; Vn: đẻ được
CN: Bác tiều; VN: giá rồi chết.
Bài 2:
 - Câu viết sai:
Câu b, c.
 - Sửa lại: 
b/ thiếu: CN; chữa: bỏ từ “với”
c/ thiếu: VN; chữa: những câu chuyện dân gian mà chúng tôi rất thích nghe kể luôn đí theo chúng tôi suốt cuộc đời.
Bài 5: Chuyển câu ghép thành hai câu đơn:
a/ Hổ dực mừng rỡ đùa giỡn với con. Cịn hổ ci  mệt mỏi lắm.
b/ Mấy hôm nọ trời mưa lớn. Trên những hồ ao  mặt nước  mông.
c/ Thuyền xuôi hơn ngàn thước. trông hai bên bờ, rừng đước  vô tận
Cách sửa:
Tách riêng từng câu ghép thành câu đơn.
Thay dấu phẩy hay các quan hệ từ bằng các dấu chấm viết hoa chữ cái đầu câu.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Trong 2 câu dưới đây, câu nào là câu sai? Vì sao?
	 A. Những câu chuyện về tình bạn sâu sắc và cảm động mà em đã được nghe kể.
	 B. Em đã được nghe kể về những câu chuyện về tình bạn sâu sắc và cảm động.
 Câu A thiếu VN.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Đối với bài học ở tiết học này:
ü Học bài, làm bài tập 3,4 và làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
ü Soạn bài “Chữa lỗi về CN – VN” (tt). Tìm hiểu các lỗi về câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và câu về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
ü Chuẩn bị bài “ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”: Đọc, trả lời các câu hỏi SGK.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 32.doc