Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU:

2.TRỌNG TÂM:

- Thế giới các loài chim, tình yêu thiên nhiên của tác giả.

3.CHUẨN BỊ:

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:

4.2.Kiểm tra miệng:

Câu hỏi 1:

 Cảnh ong bướm trong vườn được tác giả miêu tả như thế nào? (7đ)

 Ong vàng, vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật.

Bướm hiền lành từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

  Bức tranh sinh động về sự sống của ong và bướm trong vườn.

Câu hỏi 2:

 GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :

 Trong các loài chim sau, chim nào là chim ác? (2đ)

 A. Sáo đen. C. Ngói.

 B. Nhạn. D. Diều hâu.

 Nhận xét, chấm điểm.

Câu hỏi 3:

  Thế giới các loài chim được nhà văn Duy Khán miêu tả như thế nào? (1đ)

  Tác giả miêu tả các loài chim lành: Sáo, ri, tu hú ; các loài chim ác: bìm bịp, quạ, diều hâu ; các loài chim trị ác: chèo bẻo

 

doc 17 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LAO XAO
(Duy Khán)
Bài 27 - Tiết 113	 
Tần dạy: 30	
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê miền Bắc qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
	- Thấy, hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc, hiểu tác phẩm hồi kí.
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên cho HS.
 - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
2.TRỌNG TÂM:
	- Sự phong phú của thiên nhiên: Lao xao ong bướm trong vườn.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Tranh “Lao xao”
3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu bài.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1:
Bài văn “Lòng yêu nước” được ra đời trong bối cảnh nào? (2đ)
	 A. Cách mạng tháng 10 Nga.
	 B. Chiến tranh thế giới thứ I.
	 C. Chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức.
	 D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ.
Câu hỏi 2:
Ngọn nguồn của lòng yêu nước là gì? (7đ)
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
Lòng yêu nước thiêng liêng được nâng lên từ lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê bình thường, giản dị.
Lòng yêu nước là thứ tình cảm có thật từ lòng yêu người chứ không hư ảo, trừu tượng.
Câu hỏi 3:
 Bài “Lao xao” của tác giả nào, sáng tác năm nào? Nội dung nói về điều gì? ( 1đ)
 l Tác giả Duy Khán; nội dung: Vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên nơi làng quê.
Nhận xét, chấm điểm.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
á Giới thiệu bài : Cảnh thiên nhiên của làng quê bao giờ cũng đi sâu vào tâm trí mỗi người. Chúng ta sẽ hiểu điều đó hơn qua văn bản “Lao xao” của tác giả Duy Khán.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa chữa.
Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm?
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản.
Văn bản “ Lao xao” tái hiện một bức tranh thế giới loài vật ở làng quê với ong, bướm và chim.
Theo em :
Phần VB nào tả lao xao ong, bướm trong vườn?
Từ đầu đến râm ran.
Phần VB nào tả lao xao thế giới loài chim?
Còn lại.
Thống kê theo trình tự các loài chim được nói đến? Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau không?
Sáo sậu, sáo đen, tu hú, ngói, nhạn à chim lành.
Bìm bịp, diều hâu, quạ, cắt à chim ác, chim xấu.
Chèo bẻo à chim trị ác.
Cái gì làm nên sự sống lao xao trong vườn quê vào thời điểm chớm hè?
Hoa của cây cối.
Ong và bướm tìm mật.
Lao xao ong, bướm được tả bằng các chi tiết nào?
HS trả lời, GV nhận xét.
Nhận xét của em về cách miêu tả loài vật trong đoạn văn này?
HS trả lời, GV nhận xét.
Bài văn tả về kể về các loại chim ở làng quê theo một trình tự nào không hay là hoàn toàn tự do?
Trình tự tương đối chặt chẽ và hợp lí với cách dẫn dắt mạch kể khá tự nhiên.
Tìm xem xác loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm gần nhau hay không?
Các loài chim được tả theo hai nhóm và tạo thành hai đoạn của bài.
Đoạn trên tả các loài chim lành gần gũi với con người (bồ các, sáo sậu, tu hú). Một nhóm là các loài chim ác (diều hâu, quạ, cắt và chèo bẻo).
Cho HS làm bài tập 1 trong vở bài tập.
Hãy tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể và tả, cách xâu chuỗi hình ảnh chi tiết của bài văn?
Từ việc nói về hoa, ong, bướm chuyển sang nói về chim.
Dựa vào một câu hát quen thuộc để chuyển từ chim bồ các sang các loài sáo rồi tu hú. Từ tiếng kêu của bìm bịp chuyển sang tả các loài chim ác.
Cho HS làm ý (c) câu 1 vào vở bài tập.
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim của tác giả?
Miêu tả về tiếng kêu, màu sắc, hình dáng hoặc đặc điểm, tính chất của chúng.
Em hãy nêu dẫn chứng cụ thể và nhận xét?
Bồ các: tiếng kêu, sáo: hót; các loài chim dữ: miêu tả qua hành động.
Tác giả đã kết hợp kể và tả như thế nào?
Đan xen vào nhau làm cho bài văn thêm hấp dẫn.
Nêu dẫn chứng?
Chuyện con sáo nhà bác Vui to tọc nói, chuyện về sự tích con bìm bịp
Tác giả đã miêu tả như thế nào trong đoạn nói về các loài chim ác và chèo bẻo, cuộc giao chiến giữa chúng?
Tác giả đã kết hợp giữa tả kệ nhận xét và bình luận.
Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên làng quê trong việc miêu tả loài chim?
Tác giả có vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ về các loài chim làng quê và tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên ở làng quê.
óGD HS lòng yêu thiên nhiên và gắn bó với làng quê; ý thức bảo vệ các loài chim trong tự nhiên để giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống.
I. Đọc –hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích : Chú thích (*) SGK/112
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lao xao ong bướm trong vườn:
- Ong vàng, vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật.
- Bướm hiền lành từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
- Nghệ thuật : nhân hóa 
àLàm bức tranh thiên nhiên thêm sinh động.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:
Theo lời kể của tác giả, Loài chim nào không cùng họ trong các loài sau:
	 A. Bồ ác.	C. Sáo sậu.
	 B. Bìm bìp.	D. Tu hú.
Câu 2:
Tác giả của văn bản “ Lao xao” là ai?
	 A. Tô Hoài.	C. Đoàn Giỏi.
	 B. Võ Quảng.	D. Duy Khán.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Đối với bài học ở tiết học này:
	ü Đọc lại văn bản, tìm hiểu kĩ về tác giả, tác phẩm.
	üXem lại kiến thức vừa học: lao xao ong bướm trong vườn.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	ü Soạn bài “Lao xao” (tt): Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu về: thế giới loài chim được miêu tả trong bài.
	ü Chuẩn bị bài để kiểm tra TV: Ôn lại các bài tiếng Việt đã học từ đầu HKII.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
LAO XAO
(Duy Khán) (tt)
Bài 27 - Tiết 114	
Tuần dạy: 30
1.MỤC TIÊU:
2.TRỌNG TÂM:
- Thế giới các loài chim, tình yêu thiên nhiên của tác giả. 
3.CHUẨN BỊ:
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1:
Cảnh ong bướm trong vườn được tác giả miêu tả như thế nào? (7đ)
Ong vàng, vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật.
Bướm hiền lành từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
 à Bức tranh sinh động về sự sống của ong và bướm trong vườn.
Câu hỏi 2:
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Trong các loài chim sau, chim nào là chim ác? (2đ)
	 A. Sáo đen.	C. Ngói.
	 B. Nhạn.	D. Diều hâu.
Nhận xét, chấm điểm.
Câu hỏi 3:
  Thế giới các loài chim được nhà văn Duy Khán miêu tả như thế nào? (1đ)
 l Tác giả miêu tả các loài chim lành: Sáo, ri, tu hú; các loài chim ác: bìm bịp, quạ, diều hâu; các loài chim trị ác: chèo bẻo
Giảng bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài : Tiết trước, các em đã được tìm hiểu về sự sinh động của những loài ong trong vườn. Tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tiếp tục phân tích văn bản “Lao xao” với khung cảnh không kém phần sinh động của thế giới những loài chim.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản (tt).
Trong số các loài chim mang vui đến, tác giả tập trung kể về loài nào? Chúng được kể bằng những chi tiết nào?
HS trả lời, GV nhận xét. 
Chúng được kể trên phương diện nào hình dáng, màu sắc hay hành động?
Đặc điểm hành động: hót, học nói, kêu mùa vải chín.
Các loài chim này mang đến điều gì cho đất trời, con người
Tại sao tác giả gọi chúng là chim “mang vui đến cho giời đất”?
HS trả lời, GV nhận xét.
Trong số các loài chim xấu, chim ác, tác giả tập trung kể về loài nào? chúng được kể và tả trên các phương diện nào?
Diều hâu, quạ, cắt à hình dáng, lai lịch, hành động.
Diều hâu, quạ, cắt có những điểm xấu và ác nào?
HS trả lời, GV nhận xét.
Tại sao tác giả gọi chúng là chim ác, chim xấu?
HS trả lời, GV nhận xét.
Tại sao tác giả gọi chim chẻo bẻo là chim trị ác?
Dám đánh lại các loài chim ác, chim xấu.
Chèo bẻo đã chứng tỏ là chim trị ác qua những điểm nào về hình dáng và hành động?
HS trả lời, GV nhận xét.
Miêu tả những hành động đó, tác giả muốn ca ngợi điều gì ở chèo bẻo?
Đang kể chuyện chèo bẻo diệt ác, tác giả viết “chèo bẻo ơi, chèo bẻo!”. Điều đó có ý nghĩa gì?
HS trả lời, GV nhận xét.
Cho HS thảo luận trong 3’.
Văn bản sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm dẫn chứng?
Thành ngữ: dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già, lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn.
Đồng dao: bồ các là bác chim ri  tu hú là chú bồ các.
Truyện cổ tích: sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo.
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Nhận xét về cách cảm nhận đậm chất dân gian của tác giả về các loài chim?
Thể hiện trong cái nhìn và cảm nhận của người kể về các loài chim. Đó là cách nhìn chúng trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, những thiện cảm hoặc ác cảm  đôi khi gắn cho chúng những tính nết và phẩm chất như người.
Bên cạnh đó còn có điều gì chưa xác đáng?
Việc phân chia các loài chim hiền chim ác 
Cách nhìn mang định kiến thiếu căn cứ khoa học.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.(câu 3)
Bài văn đã cho em những hiểu biết và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh của các loài chim ?
Yêu quý các loài vật quanh ta;yêu làng quê, dân tộc. 
Gọi HS nhắc lại phần chi nhớ.
GD HS tư tưởng yêu thiên nhiên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Viết một đoạn văn miêu tả các loài chim quen thuộc ở quê em.
Gợi ý cho HS cách viết.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi một HS lên bảng làm bài.
Nhận xét chấm điểm.
 óGD HS ý thức bào vệ các loài chim, lòng yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật quê hương, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và các loài động vật hoang dã.
2. Lao xao thế giới các loài chim:
 a. Chim mang vui đến cho giời đất:
 - Sáo : học hót, học nói.
 - Tu hú: báo mùa vải chín.
à Đem lại niềm vui cho đất trời, cho con người.
b. Chim ác, chim xấu:
 - Diều hâu: mũi khoằm, đánh hơi xác chết và gà con rất tinh. Lao như mũi tên xuống, tha được gà con, lao vụt lên mây xanh, vừa lượn vừa ăn.
 - Quạ: bắt gà con , ăn trộm trứng, ngó nghiêng ở chuồng lợn.
 - Cắt: cánh nhọn như mũi dao bầu chọc tiết lợn, khi đánh nhau, xỉa bằng cánh, vụt đến vụt biến như quỷ.
 - Nghệ thuật :so sánh độc đáo 
->tăng sức gợi hình, gợi cảm
=> Nhấn mạnh loài động vật ăn thịt hung dữ.
c. Chim trị ác:
 - Chèo bẻo dám đánh lại các loài chim ác, chim xấu.
 - Hình dáng: như những mũi tên đen hình đuôi cá.
 - Hành động: lao vào đánh diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải nhả con mồi, hú vía.
- Vây tứ phía đánh quạ.
- Cả đàn vây vào đánh chim cắt để cứu bạn, khiến cắt rơi xuống ngắc ngoải.
à Ca ngợi hành động gan dạ, dũng cảm của chèo bẻo.
Ghi nhớ: SGK/113
III. Luyện tập:
Viết đoạn văn: 
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:
Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Ghi nhớ – SGK – 113.
Câu 2:
Trong những dòng sau, dòng nào không phải là thành ngữ? 
	 A. Kẻ cắp gặp bà già.
	 B. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn.
	 C. Dây mơ rễ má.
	 D. Cụ bảo cũng không dám đến.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Đối với bài học ở tiết học này:
ü Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 113, làm hoàn chỉnh các BT vào VBT.
	ü Nhớ những hình ảnh miêu tả tiêu biểu về các loài chim.
ü Nhớ các câu đồng dao, thành ngữ trong văn bản.
ü Tìm hiểu thêm các văn bản viết về đồng quê Việt Nam.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	ü Chuẩn bị bài để kiểm tra TV: Ôn lại các bài tiếng Việt đã học từ đầu HKII.
ü Chuẩn bị bài tiết sau: “Trả bải KT Văn, Trả bài Tập làm văn tả người”: Xem lại đề bài và tìm đáp án đúng cho các câu hỏi.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Bài 27 – Tiết 115	
Tuần dạy:30
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Củng cố lại kiến thức tiếng Việt đã học ở HKII.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng làm một bài kiểm tra hoàn chỉnh.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, sáng tạo khi làm bài cho HS.
2.MA TRẬN:
CHUẨN
MỨC ĐỘ
Nội dung
Kiến thức - Kỹ năng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1.Nhân hóa
KT: Khái niệm nhân hóa; các kiểu nhân hóa
KN: -Hệ thống hóa kiến thức.
Câu 1:2 đ 
2. So sánh
KT: BPNT so sánh là gì?
KN: -Viết đoạn văn vận dụng phép nhân hóa.
Câu 4: 1 đ
Câu 4: 2 đ
Các thành phần chính của câu
KT: Biết các thành phần chính của câu, cấu tạo của chúng.
KN: Kĩ năng nhận diện và cấu tạo của các thành phần chính (CN-VN)
Câu 2: 2 đ
Câu 2: 1 đ
Câu trần thuật đơn
KT: Khái niệm và tác dụng của câu trần thuật đơn
KN: Đặt câu đúng yêu cầu.
Câu 3: 1 đ
Câu 3: 0,5 đ
Câu 3: 0,5 đ
Tổng số câu
3 (5 đ)
3 (2,5 đ)
2 (2,5 đ)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áHoạt động 1: Giáo viên phát đề cho HS làm.
Đáp án:
1. ( 2 đ) Nhân hóa: Gọi tên hoặc gọi hoạt động, tính chất của sự vật, hiện tượng bằng tên, hoạt động, tính chất của người nhằm làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
Có 3 kiểu nhân hóa: 
+ Dùng từ gọi người để gọi vật
+Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
+Xưng hô với vật như với người.
2. ( 3đ)
a. Tôi (CN,đại từ) / đã trở thành 1 chàng Dế thanh niên cường tráng (VN, CĐT).(1,5đ)
b. Đôi càng tôi (CN, CDT) / mẫm bóng (VN, TT).(1,5đ)
3. HS tự đặt, mỗi câu 1 đ.( 2đ)
4. HS viết đoạn văn.(3đ)
 áHoạt động 2:
Nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
áHoạt động 3: Hết giờ, GV thu bài làm của HS.
Đề:
1. Nhân hóa là gì, có mấy kiểu nhân hóa? Nêu ra? ( 2 đ)
2.Xác định chủ ngữ – vị ngữ trong các câu sau. Cho biết mỗi chủ ngữ hoặc vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (3đ)
a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng.
b. Đôi càng tôi mẫm bóng.
3. Đặt hai câu trần thuật đơn, một câu dùng để tả, một câu dùng để nhận xét.(2đ)
4. Viết đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép so sánh, xác định phép so sánh có trong đoạn văn.? (3đ)
3.ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁP ÁN:
4.KẾT QUẢ:
*Thống kê chất lượng:
Lớp
Số HS
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
TB
TL
6A1
 31
*Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra:
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
ü Chuẩn bị: “Trả bài KT văn, trả bài viết văn tả người”: Xem lại đề, lập dàn ý bài TLV.
ü Chuẩn bị: “Ôn tập truyện và kí” xem lại các văn bản đã học ở HKII.
ü Chuẩn bị: “Câu trần thuật đơn không có từ là”: Đọc, trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu đặc điểm.
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
TRẢ BÀI VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI
Bài: 27 - Tiết 116	
Tuần dạy: 30	
1.MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Củng cố lại kiến thức về các văn bản đã học, vể thể loại văn tả người.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đánh giá được chất lượng bài làm của mình, sửa lỗi sai.
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục ý thức tự giác sửa lỗi sai cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
GV: Đáp án, bài kiểm tra.
HS: Tìm đáp án đúng.
3.CHUẨN BỊ:
	3.1.GV: Bài làm của HS, đáp án, điểm .
	3.2.HS: Xem lại các các đề kiểm tra, lập dàn ý đề văn tả người.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3.Bài mới:	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài :Để giúp các em nắm được ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra văn, bài tập làm văn tả người, tiết này, cô sẽ trả hai bài kiểm tra trên cho các em.
Hoạt động 1: Cho HS nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS phân tích đề.
Nêu yêu cầu đề?
Hoạt động 3. Nhận xét.
GV nhận xét.
- Ưu điểm: HS hiểu yêu cầu đề bài, trình bày sạch đẹp.
- Tồn tại: Một số HS chưa làm được phần viết đoạn văn.
Hoạt động 4. Công bố điểm.
 Trên TB:
 Dưới TB:
Hoạt động 5. Trả bài.
GV gọi HS lên phát bài cho cả lớp.
GV công bố điểm cho HS nắm.
Hoạt động 6.Đáp án:
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 7.Sửa lỗi :
GV treo bảng phụ, ghi lỗi sai của HS.
Gọi HS sửa sai.
GV sửa lại cho hoàn chỉnh.
Hoạt động 1.Cho HS nhắc lại đề bài:
GV ghi đề lên bảng.
Hoạt động 2.Hướng dẫn HS phân tích đề:
 - Kiểu bài: văn tả người.
 - Yêu cầu: Tả 1 người bạn thân của em.
Hoạt động 3.Nhận xét bài làm:
GV nhận xét.
- Ưu điểm: HS hiểu yêu cầu đề bài, trình bày sạch đẹp, tả được người bạn thân của mình.
 Đọc bài văn hay.
- Tồn tại: một số HS chưa biết cách làm bài văn tả người, làm sơ sài.
Hoạt động 4. Công bố điểm.
Trên TB:
Dưới TB:
Hoạt động 5: Trả bài cho HS.
GV công bố điểm cho HS nắm
Hoạt động 6.Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài:
GV hướng dẫn HS lập dàn ý.
Gọi một HS nêu phần mở bài.
Gọi HS nêu các ý phần thân bài.
Gọi HS nêu phần KB.
Hoạt động 7: Sửa lỗi:
GV treo bảng phụ, ghi lỗi sai của HS.
Gọi HS sửa sai.
GV sửa lại cho hoàn chỉnh.
GD HS ý thức viết đúng chính tả.
GD HS ý thức diễn đạt mạch lạc.
A.Bài kiểm tra Văn:
1. Đề bài:
2. Phân tích đề
3. Nhận xét.
 - Ưu điểm:
 - Tồn tại: 
4. Công bố điểm:
5. Trả bài.
6.Đáp án:
Câu 1: (3đ) 
Các văn bản, các tác giả đã học:
 - Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)	
- Sông nước cà Mau ( Đoàn Giỏi)
- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
- Vượt thác (Võ Quảng)
- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô- đê)
- Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ)	 
Câu 2: ( 2 đ) Sống không nên mặc cảm, tự ti, có thói ganh ghét, đố kị với mọi người
Câu 3: ( 2 đ) Lúc đầu Ph răng định trốn học nhưng cưỡng lại được và tiếp tục đến trường. 
Khi biết đây là buổi học Pháp văn cuối cùng, cậu hối hận và xúc động.
Câu 4: ( 4 đ) HS tự viết đoạn văn.
 7. Sửa lỗi
 a) Lỗi chính tả.
 - hóng hếchà hóng hách.
 - bịnh tậtà bệnh tật
 - chờm rau à chòm râu.
 b) Lỗi diễn đạt:
 Viết đoạn văn lủng củng, lặp từ...
B: Bài Tập làm văn:
 1.Đề bài:
 2. Phân tích đề:
 3.Nhận xét 
 - Ưu điểm: 
 - Tồn tại:
 4. Công bố điểm.
5.Trả bài
 6. Dàn bài:
a. Mở bài:
 - Tả những nét khái quát về người bạn: Tên? Ấn tượng nổi bật? Lí do chọn tả?
b. Thân bài: 
 - Tả những nét tiêu biểu về hình dáng, chân dung bên ngoài của bạn: Đầu tóc, nét mặt, da dẻ, chân tay, tiếng nói, nụ cười.
 - Tả tình nết trong công việc, trong tình cảm gia đình, bạn bè, trong học tập, thể hiện trong lời nói, trong cử chỉ hành động.
c. Kết bài: 
- Ấn tượng sâu sắc về người bạn? Vì sao?
7. Sửa lỗi:
 a) Lỗi chính tả:
giại họcà dạy học
cuộc tócà cột.
mặp mạpà mập
xong gồi à rồi
dây chiềnà dây chuyền
quánhà đánh
đi điềuà đi đều.
thắt mắc à thắc mắc
 b) Lỗi dùng từ, diễn đạt:
 - Người mà em định tả là bà nội em.
- Bà có những cái răng trắng như hột bắp, da như bông bưởi.
- Ông em hiền lắm nhưng nhiều lức dữ như con cọp trong khu rừng già.
- đầu ông trọc lốc chỉ còn có leo ngoe vài cọng.
-Ánh mắt ông móm mém nhìn em cười.
- Mẹ của em hiền như cô tiên xanh trong chiện của em đọc.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
	 óGV nhắc nhở HS chú ý hơn trong học các văn bản về văn tả người, đọc đề và làm bài cẩn thận.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Đối với bài học ở tiết học này:
ü Xem lại các đề bài văn, tập làm văn.
	ü Nhớ và sửa những lỗi sai vừa mắc phải.
ü Nắm vững thao tác làm một bài văn tả người.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	ü Chuẩn bị: “ Ôn tập truyện và kí”: Ôn lại các văn bản đã học từ đầu HKII.
ü Chuẩn bị bài “Câu trần thuật đơn không có từ Là ”: Đặc điểm của loại câu trầ thuật đơn không có từ “là”.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 31.doc