Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.1.Kiến thức:

 - Thấy được ưu, khuyết điểm của mình qua bài làm.

 - Lập dàn ý mẫu cho HS nắm được phương pháp làm bài văn miêu tả.

1.2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng sửa lỗi sai cho HS.

1.3.Thái độ:

 - Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

2.TRỌNG TÂM:

 - Cách làm bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.

3.CHUẨN BỊ:

3.1.GV: bảng phụ, bài kiểm tra.

3.2.HS: Xem lại bài văn miêu tả.

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện: 6A1:

4.2.Kiểm tra miệng:

4.3.Bài mới:

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA VĂN
Bài 23- Tiết	97	
Tuần dạy: 26
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
 1.1.Kiến thức:
	- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học đã học từ đàu HKII.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng viết những đoạn văn tự sự và miêu tả. 
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục HS tính tự giác, cẩn thận khi làm bài.
2.MA TRẬN:
CHUẨN
MỨC ĐỘ
Nội dung
Kiến thức - Kỹ năng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1.Văn học Việt Nam hiện đại
KT: HS biết, nhớ tên văn bản, tác giả;
HS hiểu nội dung ý nghĩa của từng văn bản.
KN: -Hệ thống hóa kiến thức; trình bày cảm nhận; nhận biết cách viết đoạn văn bằng lời của mình.
Câu 1:2đ
Câu 2: 1 đ 
Câu 4 : 1 đ
Câu 2 : 1 đ
Câu 4 : 1 đ
Câu 4 : 2 đ
2. Văn học nước ngoài
KT: HS hiểu nội dung ý nghĩa văn bản, diễn biến tâm lý nhân vật
KN: -Hệ thống kiến thức; tìm hiểu, phân tích nhân vật.
 -Viết đoạn văn bằng lời của mình.
Câu 3: 1 đ
Câu 3: 1 đ
Tổng số câu
4 (5 đ)
3 (3 đ)
1 (2 đ)
3.ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : GV phát đề cho HS làm.
Câu 1: (3đ) 
Các văn bản, các tác giả đã học:
 - Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)	
- Sông nước cà Mau ( Đoàn Giỏi)
- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
- Vượt thác (Võ Quảng)
- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô- đê)
- Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ)	 
Câu 2: ( 2 đ) Sống không nên mặc cảm, tự ti, có thói ganh ghét, đố kị với mọi người
Câu 3: ( 2 đ) Lúc đầu Ph răng định trốn học nhưng cưỡng lại được và tiếp tục đến trường. 
Khi biết đây là buổi học Pháp văn cuối cùng, cậu hối hận và xúc động.
Câu 4: ( 4 đ) HS tự viết đoạn văn.
Hoạt động 2:GV nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc, nộp đúng thời gian.	
ĐỀ:
1. Nêu tên các văn bản, các tác giả mà em đã được học Ngữ văn 6 HKII? (2 đ)
 2. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho em có được bài học gì ? (2đ)
3.Tâm trạng của Ph răng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng? ( 2 đ)
 4 . Viết một đoạn văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.(4đ)
4.KẾT QUẢ:
*Thống kê chất lượng:
Lớp
Số HS
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
TB
TL
6A1
 32
*Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra:
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
ü Chuẩn bị: “Trả bài viết văn tả cảnh ở nhà” xem lại bài làm, lập dàn ý.
ü Chuẩn bị: “Mưa”, “Lượm”: Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
Bài 23- Tiết 98 
Tuần dạy: 26
TRẢ BÀI VIẾT VĂN TẢ CẢNH
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Thấy được ưu, khuyết điểm của mình qua bài làm.
	- Lập dàn ý mẫu cho HS nắm được phương pháp làm bài văn miêu tả.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng sửa lỗi sai cho HS.
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
2.TRỌNG TÂM:
	- Cách làm bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: bảng phụ, bài kiểm tra.
3.2.HS: Xem lại bài văn miêu tả.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Để giúp các em thấy được những ưu khuyết điểm trong bài văn của mình, tiết này, cô sẽ trả bài viết Tập làm văn số 5 cho các em.
Hđ2: Hướng dẫn HS phân tích đề:
GV hướng dẫn HS phân tích đề.
Hđ3: Nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm của HS.
- Ưu điểm: Đa số HS nắm được yêu cầu đề bài. 
Một số em làm bài khá tốt, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
 Một số bài làm sạch đẹp.
- Tồn tại: Nhiều em còn nhầm lẫn giữa kể và tả
Kể nhiều tả ít hoặc tả chưa rõ về cảnh
Còn một số HS viết sơ sài, câu văn lủng 
củng, rườm rà, dùng từ, đặt câu chưa chính xác. Sai nhiều lỗi chính tả, tẩy xoá nhiều trong bài làm.
Hđ4: Công bố điểm.
	GV công bố điểm cho HS nắm:
	Trên TB:
	Dưới TB:
Hđ5: Trả bài cho HS.
GV cho lớp trưởng phát bài lại cho HS.
Hđ6: Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài:	
GV hướng dẫn HS lập dàn bài bài văn miêu tả.
Phần MB em làm như thế nào?	 
GV sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh.	 
Nêu trình tự các ý phần TB?	
HS trả lời.	 
GV sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh.	 
 Kết bài:
Phần kết bài em làm như thế nào?	 
GV nhận xét, sửa chữa.	
Hđ7: Hướng dẫn HS sửa lỗi sai.
GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai.
Gọi HS lên bảng sửa lỗi .	
GV nhận xét, sửa chữa.	
GD HS ý thức viết đúng chính tả.	
HS sửa lỗi sai về cách diễn đạt.	 
GV nhận xét, sửa chữa.	 
GD HS ý thức diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác.
1. Đề bài: Hãy tả lại hình ảnh mai vàng vào dịp tết đến, xuân về.
2. Phân tích đề:
- Thể loại: Văn miêu tả.
- Yêu cầu: Tả cây mai vàng vào dịp tết.
3. Nhận xét
- Ưu điểm:
Tồn tại:
4. Công bố điểm
5. Trả bài
6. Dàn bài:
 a. Mở bài:(2đ)
- Giới thiệu cây mai mà em sẽ tả. Em nhìn và quan sát cây mai ấy trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào?
 b. Thân bài:(6đ)
- Lần lượt đi sâu vào miêu tả cụ thể theo một thứ tự nhất định.
-Từ xa trông cây mai ấy như thế nào?
- Đến gần đó hiện lên ra sao: miêu tả các chi tiết theo một thứ tự bắt đầu, từ gốc cây, thân, cành, lá, nụ, tả hình dáng, hương thơm.
c.Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về cây mai và ý nghĩa của chúng đối với mình cũng như với mọi người trong dịp Tết đến.
7. Sửa lỗi:	
a)Lỗi chính tả
thâng mai :	thân mai.
Nhỵ hoa :	nhị hoa
Thon thỏng :	thoang thoảng.
Chen chút : chen chúc
Hương bây : Hương bay
chú ông :	chú ong
ngấm nhìn :	ngắm nhìn
chồng cây : trồng
tưới nước: tứi
tỏ hương : tỏa
vẽ đẹp : vẻ
vàng rực rở: rỡ
mơn mỡn : mởn
gió thỏi : gió thổi 
kĩ niệm : kỉ
làng khói : làn 
thơm ngào ngạc : ngạt
hình giáng: hình dáng.
b) Lỗi dùng từ, viết câu
Cây mai này hình như rất khỏe.
àCây mai tràn đầy nhựa sống.
Lá của cây hoa mai khi nó đã già thì nó chuyển sang vàng.
àNhững chiếc lá mai già có màu ngã vàng.
Tết về, nhà ai cũng nhìn thấy cây và hoa mai nở ở nhà.
àTết về, hoa mai có mặt ở mọi nhà để cùng khoe sắc đón xuân. 
Em thích cây mai và em coi mai như đứa bạn mình.
àEm thích và yêu quý cây mai như một người bạn thân.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
óGV củng cố lại một số kiến thức về cách làm một bài văn miêu tả cho HS.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
	 ü Xem lại kiến thức về văn miêu tả.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 	ü Chuẩn bị bài viết bài làm văn tả người: xem lại cách viết văn tả người..
 	ü Chuẩn bị: “Mưa”, “Lượm”: Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài 24 - Tiết 99	 
LƯỢM 
(Tố Hữu)
Tuần dạy: 26
1.MỤC TIÊU:Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong hi sinh của nhân vật.
	- Nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
	- Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
	- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hoá.
	- Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận thơ 4 chữ, thơ tự do.
	- Đọc –hiểu bài thơ có sự kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
	- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu thiên nhiên.
2.TRỌNG TÂM:
	- Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm.
3.CHUẨN BỊ:
GV: Tranh “Lượm”
HS: Đọc bài thơ, tìm hiểu nội dung.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chứcvà kiểm diện: Kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi:
Cho biết đôi nét về tác giả của bài thơ “ Lượm”? qua cảm nhận của em, nhân vật chính trong bài thơ là người như thế nào?
lTác giả Tố Hữu ( 1920-2002) Lượm là chú bé nhỏ nhắn, hồn nhiên, yêu đời, hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ.
4.3..Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài : Hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn đã được Tố Hữu đưa vào thơ của mình rất cảm động. Để giúp các em tìm hiểu kĩ về nhân vật, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài thơ “Lượm”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa chữa.
Cho biết đôi nét về tác giả Tố Hữu?
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.	
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.	
Trong bài thơ, nhân vật chính gồm những ai?
Lượm, người chú.
Họ xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
Kháng chiến chống TD Pháp.
Nhân vật nào được miêu tả?
Lượm.
Nhân vật nào tự biểu hiện cảm nghĩ của mình?
Người chú.
Hãy xác định bố cục bài thơ và nội dung của mỗi phần?
Từ đầu đến “ xa dần”: Lượm trước khi hi sinh.
	- “Cháu giữa đồng”: Khi Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh.
	- Còn lại: Sau khi Lượm hi sinh.	
 Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai chú cháu được miêu tả qua các chi tiết nào về:
 -Trang phục.	 
	-Hình dáng.	
	-Cử chỉ.	-Lời nói.	
HS thảo luận nhóm, trình bày.	 
GV nhận xét, diễn giảng, chốt ý.	
Sự miêu tả Lượm đã làm nổi bật ở hình ảnh
 Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?	
HS trả lời,GV nhận xét. 	
Những lời thơ nào miêu tả hình ảnh Lượm làm nhiệm vụ?	
HS trả lời	
GV nhận xét, diễn giảng, chốt ý.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả, cách dùng từ của tác giả ở lời thơ này?
Dùng động từ, tính từ miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.
Qua những chi tiết miêu tả trên, em thấy Lượm là một chú bé như thế nào?
Lượm làm công tác liên lạc lần cuối cùng được miêu tả như thế nào?
Từ “vụt” “vèo” là những từ loại gì ? Hai từ này gây cho em ấn tượng gì?
Vụt (động từ);vèo vèo (tính từ): àsự nhanh nhẹn của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.
Những chi tiết trên cho thấy điều gì ở Lượm khi làm liên lạc ?
Cái chết của Lượm được miêu tả qua các chi tiết nào?	
Cái chết ấy gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì?
Xót thương, cảm phục Lượm. Cái chết của Lượm dũng cảm nhưng nhẹ nhàng thanh thản.
GD HS về lòng dũng cảm, lòng yêu quê hương, đất nước, yêu chuộng hòa bình, 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu tình cảm của nhà thơ.
Trong bài thơ này, người kể chuyện gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy?
 HS trả lời, GV nhận xét.
Phân tích tác dụng sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả đối với Lượm? 	
Sự thay đổi cách gọi đã thể hiện các sắc thái quan hệ và tình cảm trong từng trường hợp khác nhau giữa người kể chuyện và nhân vật Lượm.
GV neâu caâu hoûi thaûo luaän tröôùc lôùp:
Trong bài có hai trường hợp câu thơ 4 chữ được cấu tạo đặc biệt.
	Ra thế Lượm ơi!
	Lượm ơi, còn không?
 Em hãy phân tích cấu tạo đặc biệt ấy?
HS phaùt bieåu, ñoùng goùp yù kieán.
Lieät keâ taát caû yù kieán, ghi leân baûng.
óPhaân loaïi yù kieán, löïc choïn ra yù kieán chính xaùc.	óGV nhaän xeùt, laøm saùng toû yù chöa roõ raøng, choát yù.
Tạo ra sự đột ngột và một khoảng lặng giữa dòng thơ, thể hiện sự xúc động đến nghẹn ngào, sững sờ của tác giả trứơc tin đột ngột về sự hi sinh của Lượm;
 Hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	
óGD HS lòng yêu quý Lượm, yêu quê hương, đất nước.
I.Đọc –hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a) Tác giả: 
Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành (1920-2002). Quê :Thừa Thiên – Huế
b) Tác phẩm:
Bài thơ được sáng tác năm 1949, trong thời kì chống Pháp.
c) Từ khó:
SGK – 75,76
II.Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh Lượm:
a. Lượm trước khi hi sinh:
 - Trang phục: cái xắc, ca lô.
 - Hình dáng: bé loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cười híp mí, má đỏ.	
 - Cử chỉ: như con chim chích, huýt sáo.
 - Lời nói: “Cháu ở nhà”: tự nhiên, chân thật.
- Nghệ thuật : Dùng động từ, tính từ, từ láy, miêu tả chính xác hành động, so sánh ấn tượng.
à Lượm rất hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời.
b. Lượm trong khi làm nhiệm vụ và hi sinh:
 - “Vụt qua hiểm nghèo”.
à Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái, quyết hoàn thành nhiệm vụ không sợ nguy hiểm.
-Nghệ thuật:
 + Dùng động từ, từ láy->tạo ấn tượng .
 “Cháu nằm còn không?”.
à Lượm như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương.
 - Lượm sống mãi trong lòng nhà thơ và với quê hương, đất nước.
2. Tình cảm của nhà thơ:
 - Nhà thơ gọi Lượm là “Chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ”.
+ Chú bé: Sự thân mật.
 + Cháu: Tình cảm gần gũi như quê hương ruột thịt.
 + Chú đồng chí nhỏ: Thân thiết, trìu mến, trang trọng.
 + Lượm ơi!:Nghẹn ngào, đau xót.
* Ghi nhớ: SGK/77
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:
Qua bài thơ, em thấy Lượm là một chú bé như thế nào?	
	 A. Hồn nhiên, nhanh nhẹn.
	 B. Say mê tham gia công tác kháng chiến.
	 C. Dũng cảm không sợ nghuy hiểm.
	 D. Tất cả đều đúng.
Câu 2:
 Ý nghĩa câu “Lượm ơi, còn không?”
	 A. Lượm không còn sống nữa.
	 B. Lượm có thể còn sống.
	 C. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, trong lòng mọi người.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
üHọc bài ghi, học thuộc lòng bài thơ.
üTìm hiểu thêm về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
üHiểu ý nghĩa của kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện trong bài thơ.
ü Sưu tầm một số bài thơ nói về những tấm gương nhỏ tuổi mà anh dũng.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
ü Soạn bài “Lượm – Mưa” (tt): Trả lời các câu hỏi SGK. Tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật của hai bài.
üChuẩn bị: “Hoán dụ”: Xem các ví dụ, trả lời các câu hỏi SGK; tìm hiểu đặc điểm của hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
MƯA
(Trần Đăng Khoa)
Bài 24 - Tiết 100	 
Tuần dạy: 27
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
	- HS biết: nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động, trước và trong cơn mưa cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
	-HS hiểu được: tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
2.TRỌNG TÂM:
	- Vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Bảng phụ
3.2.HS:Đọc bài thơ, trả lời câu hỏi SGK.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng
Câu hỏi 1:
Đọc thuộc lòng khổ thơ cuối bài “Lượm”. Nêu nội dung của khổ thơ này? (7đ)
HS đọc 2 khổ thơ.
	 - Lượm như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương.
	 - Lượm sống mãi trong lòng nhà thơ và quê hương đất nước.
Câu hỏi 2:
Từ xưng hô nào không phải để gọi Lượm trong bài thơ? (3đ)
	 A. Cháu.
	 B. Cháu bé.
	 C. Chú bé.
	 D. Chú đồng chí nhỏ.
Câu hỏi 3:
Bài thơ “Mưa” là sáng tác của tác giả nào, có nội dung gì?
l tác giả Trần Đăng Khoa ( 1958). Bài thơ thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: cơn mưa ở vùng quê Bắc bộ.
4.3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Nhà thơ Trần Đăng Khoa là tác giả rất quen thuộc với các em thiếu nhi bởi chất thơ trong sáng, dí dỏm, tình cảm chân thành. “Mưa “ là mộ trong những bài thơ như thế!
Hoạt động 1:	
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa chữa.
Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm	 
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
Hoạt động 2: Phân tích VB.	
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ theo một số gợi ý.	 
Trình tự thời gian và qua các trạng thái, hành động của các sự vật, từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.
Hãy tìm hiểu hình dáng, trạng thái của mỗi loài vào các thời điểm?	
HS trả lời,GV nhận xét
Tìm những động từ, tính từ miêu tả và nhận xét việc sử dụng các từ ấy?	
HS trả lời, GV nhận xét.	 
Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ, phân tích tác dụng của chúng?	
HS trả lời,GV nhận xét	 
Hình ảnh con người ở đây là ai? Được xây dựng theo lối gì? tác dụng của biên pháp tu từ đó?	
HS trả lời,GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 
GD HS lòng yêu cảnh vật thiên nhiên, học tập cách miêu tả của tác giả.
Goi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.	 
GV hướng dẫn HS làm BT2.	
HS làm bài tâp, trình bày.
GV nhận xét, chốt ý.	
I. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
* Chú thích (*) SGK/75.
II. Phân tích VB:
1. Tìm hiểu chung bài thơ:
- Trình tự miêu tả.
- Bố cục bài thơ.
2. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong bài thơ:
- Lúc sắp mưa.
- Trong cơn mưa.
- Các động từ, tính từ.
- Nghê thuật :nhân hóa. 
3. Hình ảnh con người ở đoạn cuối:-Đẹp, lớn lao.	
*Ý nghĩa: Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và sự vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình.
* Ghi nhớ: SGK/81
III. Luyện tập:
Bài 2:
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:
Nêu nội dung chính của bài thơ “Lượm” , “Mưa”?
Bài thơ Lượm: khắc họa hình ảnh chú bé lượmhồn nhiên, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn sống mã
Bài thơ”Mưa”:miêu tả cảnh vật trước cơn mưa ở làng quê rất chính xác và sinh động
Câu 2:
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Ai là tác giả của bài thơ Lượm?
	 A. Huy Cận.	B. Tế Hanh.
	 C. Tố Hữu.	D. Xuân Diệu.
Câu 3:
Trong bài thơ Lượm, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
	 A. Miêu tả, tự sự.	C. Biểu cảm.
	 B. Tự sự, biểu cảm.	 	D. Cả miêu tả, tự sự và biểu c
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
	 ü Học thuộc bài thơ, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK trang 77.
üLàm hoàn chỉnh các bài tập trong vở BT.
üHiểu nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 	ü Chuẩn bị bài viết bài làm văn tả người: xem lại cách viết văn tả người.
	ü Soạn bài “Tập làm thơ 4 chữ”: Tham khảo các bài thơ 4 chữ để làm.
 	ü Chuẩn bị: “Cô Tô”: Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 27.doc