Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU:

2.TRỌNG TÂM:

 - Tấm lòng của Bác đối với đất nước và chiến sĩ ta.

3.CHUẨN BỊ:

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện 6A1:

4.2.Kiểm tra miệng:

Câu hỏi 1:

 Đọc diễn cảm bài thơ Đêm nay Bác không ngủ? (7đ)

Câu hỏi 2:

 Hình ảnh Bác Hồ được miêu tả từ những phương diện nào? (3đ)

 A. Vẻ mặt, dáng hình.

 B. Cử chỉ, hành động.

 C. Lời nói. Vẻ mặt, dáng hình.

 (D). Dáng vẻ, hành động, lời nói.

Câu hỏi 3:

Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay?

Tìm hiểu về tình cảm của Bác đối với chiến sĩ, với nhân dân ta; tìm hiểu nội dung ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản.

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 23 - Tiết 93	 
Tuần dạy: 25
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
(Minh Huệ)
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
	- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, những chi tiết giản dị tự nhiên mà giàu sức truyền cảm, thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc thơ tự sự ở thể 5 tiếng kết hợp vừa tả, vửa kể, vừa nêu cảm xúc trong văn miêu tả kể chuyện.
1.3.Thái độ:	
	- Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu Bác Hồ.
	- Tích hợp giáo dục HS học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2.TRỌNG TÂM:
	-Tình cảm của anh Đội viên đối với Bác Hồ.
3.CHUẨN BỊ:
	3.1.GV: SGK, giáo án, bảng phụ,.
3.2.HS: Xem bài mới
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1:
Phân tích nhân vật thầy Ha-Men? 
	- Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diền lá sen, mũ bằng lụa đen thêu.
	- Thái độ đối với HS: dịu dàng, nhắc nhở chứ không trách phạt, nhiệt tình kiên nhẫn giảng bài.
	- Những lồi nói về việc học tiếng Pháp : hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc
	- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc : Thầy quay về phía bảng, cầm viên phấn dằn mạnh hết sức, cố viết thật to “Nước Pháp muôn năm”.
	à Yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sấu sắc.
Câu hỏi 2:
GV treo bảng phụ.
Em hiểu thế nào về câu văn “khi 1 dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa jkhoá chốn lao tù”?
	A. Dân tộc ấy sẽ không bị đồng hoá, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình.
	B. Tiếng nói sẽ giúp dân tộc ấy không đánh mất bản sắc của mình.
	C. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện lòng yêu nước và chính điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để mở cánh cửa nô lệ.
	(D). Gồm cả 3 ý : A, B, C.
Câu hỏi 3:
Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay?
lTìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, đọc bài thơ, phân đoạn, tìm hiểu về tình cảm của anh đội viên đối với Bác.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
á Giới thiệu bài: Các em thân mến! Tuổi già ít ngủ, thậm chí không ngủ được là chuyện bình thường. Nhưng với Bác Hồ, sự mất ngủ của Người còn vì những lí do cao đẹp, cảm động khác. 
“Cả một đời Bác có ngủ yên đâu” ( Hải Như)
Và, có một đêm không ngủ như thế của Bác nơi núi rừng Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp đã trở thành niềm cảm hứng chân thật và mãnh liệt đối với người con xứ Nghệ -Minh Huệ!
Đêm nay Bác không ngũ.
áHoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.	
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa chữa.	
Cho biết đôi nét về TG – TP?	
Lưu ý 1 số từ ngữ khó SGK.
áHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản	
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì?
Chuyện 1 đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác.
Trong truyện ấy xuất hiện những nhân vật nào?
2 nhân vật: Bác Hồ, anh đội viên chiến sĩ.
Em hãy tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?
GV hướng dẫn HS kể, gọi HS kể.
GV nhận xét, sửa chữa.
Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác Hồ trong hai lần đó? 
HS thảo luận nhóm, trình bày.	 
GV nhận xét, diễn giảng, chốt ý.	
Tâm trạng của anh đội viên cũng thể hiện rõ lòng kính yêu của anh đối với Bác và cuối cùng anh đã thức luôn cùng Bác.
Giáo dục học sinh lòng kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - Hồ Chí Minh.	
Đó là tình cảm của anh đội viên dành cho Bác nói riêng và cũng là tình cảm của tất cả các chiến sĩ bộ đội đối với Bác.
Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác đã khắc hoạ sâu đậm như thế nào?
Bài thơ không kể lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển sang lần thứ ba, điều này cho thấy trong cái đêm ấy anh đã nhiều lần tỉnh thức và lần nào anh cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh mới có sự biến đổi rõ rệt.
Các chi tiết trên đều tập trung thể hiện tình cảm của anh đội viên đối với Bác Hồ. Đó là tình cảm gì?	
Em có nhận xét gì về trật tự cú pháp của hai câu “Mời Bác ngủ Bác ơi !” và “Bác ơi ! Mời Bác ngủ”?
Các từ được nhắc lại hoàn toàn nhưng nó chỉ đảo trật tự. Đây là hiện tượng đảo trật tự cú pháp, có tác dụng nhấn mạnh ý (lên lớp 8 các em sẽ được tìm hiểu)
I.Đọc –hiểu văn bản:
Đọc:
Chú thích: SGK/66
II. Tìm hiểu văn bản:
Tình cảm của anh đội viên đối với Bác:
- Lần đầu thức dậy khi trời khuya lắm rồi, thấy Bác chưa ngủ anh lo lắng cho sức khỏe của Bác.
- Lần thứ ba thức dậy, anh hốt hoảng khi thấy Bác vẫn chưa ngủ anh tha thiết mời Bác ngủ, Bác không ngủ, anh thức luôn cùng Bác. 
Lần sau lo lắng cho Bác nhiều hơn lần trước: thương yêu, cảm phục, biết ơn, tự hào về Bác, vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.
è Rất tôn kính Bác.
4.4.Câu hỏi , bài tập củng cố:
Câu 1:
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả nào?
	A. Tố Hữu.	B. Tế Hanh.
	(C). Minh Huệ.	D. Viễn Phương.
Câu 2:
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
	A. Trước CMT8.
	(B). Trong thời kì chống Pháp.
	C. Trong thời kì chống Mĩ.
	D. Khi đất nước hoà bình.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
üHọc bài ghi, học thuộc lòng bài thơ.
üTìm hiểu kĩ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
üSoạn bài “ Đêm nay Bác không ngủ” (tt): Tìm hiểu hình tượng và tấm lòng Bác Hồ đối với đất nước và chiến sĩ ta.
üChuẩn bị: “Ẩn dụ”: Xem các ví dụ, trả lời các câu hỏi SGK, tìm hiểu đặc điểm của ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
(Minh Huệ)
Bài 23 - Tiết 94	
Tuần dạy: 25
1.MỤC TIÊU: 
2.TRỌNG TÂM:
	- Tấm lòng của Bác đối với đất nước và chiến sĩ ta.
3.CHUẨN BỊ:
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện 6A1:
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1:
Đọc diễn cảm bài thơ Đêm nay Bác không ngủ? (7đ)
Câu hỏi 2:
Hình ảnh Bác Hồ được miêu tả từ những phương diện nào? (3đ)
	A. Vẻ mặt, dáng hình.
	B. Cử chỉ, hành động.
	C. Lời nói. Vẻ mặt, dáng hình.
	(D). Dáng vẻ, hành động, lời nói.
Câu hỏi 3:
Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay?
lTìm hiểu về tình cảm của Bác đối với chiến sĩ, với nhân dân ta; tìm hiểu nội dung ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài:Tình cảm của mọi người đối với Bác là vậy, còn tình cảm của Bác đối với mọi người như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu!
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
Qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?	
HS thảo luận nhóm, trình bày.	
GV nhận xét, diễn giảng, chốt ý.
Hình ảnh Bác được thể hiện ra qua cái nhìn và cảm nghĩ của anh đội viên. Trong đêm khua, bên bếp lửa, mưa lâm thâm, mái lều xơ xác, Bác yên lặng trầm ngâm không ngủ được vì lo cho bộ đội, nhân dân. Đó chính là tâm hồn cao đẹp của Bác.
à Hình ảnh Bác thật lớn lao, vĩ đại nhưng cũng hết sức gần gũi, tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng đối với bộ đội, với nhân dân.
ó GV söû duïng kyõ thuaät ñoäng naõo, neâu caâu hoûi thaûo luaän tröôùc lôùp:
“Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:	
	Đêm nay Bác không ngủ
	Bác là Hồ Chí Minh”
HS phaùt bieåu, ñoùng goùp yù kieán.
Lieät keâ taát caû yù kieán, ghi leân baûng.
óPhaân loaïi yù kieán, löïc choïn ra yù kieán chính xaùc.	óGV nhaän xeùt, laøm saùng toû yù chöa roõ raøng, choát yù.
àGV giaùo duïc cho HS học tập tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ CHí Minh.
Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc thấu hiểu một chân lí đơn giản mà lớn lao: “Đêm nay Hồ Chí Minh”. Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương nhân dân đã là một lẽ thường tình của đời Bác, đó chính là cái lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu.
Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không?
Thể thơ 5 tiếng (ngũ ngôn) phù hợp với bài thơ có yếu tố tự sự như bài “Đêm nay Bác không ngủ”.
GV hướng dẫn, giảng giải cho HS hiểu cách ngắt nhịp, gieo vần của thể thơ: gieo vần trong một khổ dòng 2,3; giữa hai khổ vần ở dòng 4,1 àvần liền.
Bài thơ nói lên điều gì?
Tìm những từ láy trong bài và cho biết giá trị 
biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc?
Giáo dục học sinh ý thức dùng từ láy phù hợp trong bài văn miêu tả làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho bài văn.
Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về Bác Hồ?
Càng thêm kính yêu bác Hồ, 
Về nghệ thuật, bài thơ có nét gì đặc sắc?
Thể thơ 5 chữ, nhiều vần liền, thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả với biểu cảm.
Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ.
GV nhấn mạnh hai ý trong phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập.	
Gọi học sinh tóm tắt yêu cầu bài tập 2
GV hướng dẫn HS làm ( ở lớp hoặc ở nhà)
Gọi học sinh trình bày.
Nhận xét, sửa chữa
Hình tượng Bác Hồ:
Hình dáng : cao
Tư thế : Vẻ mặt trầm ngâm, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.
Cử chỉ, hành động : đốt lửa, đi dém chăn cho từng người, nhón chân nhẹ nhàng.
Chăm sóc bộ đội ân cần chu đáo
Lời nói; tâm tư : Chú cứ việc ngủ ngon Mong trời sáng mau mau.
 à Quan tâm, lo lắng cho mọi người, có tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng.
èBác thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao.
Ý nghĩa khổ thơ cuối
- Cả một đời Bác lo cho dân cho nước nên việc không ngủ với Bác là lẽ thường tình.
4.Ý nghĩa: 
- Thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác với bộ đội và nhân dân, thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của bộ đội và nhân dân đối với Bác.
àNghệ thuật: 
- Dùng nhiều từ láy :lâm thâm, trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, phăng phắc, lồng lộng àtăng giá trị gợi hình.
mơ màng, thầm thì, nằng nặcà tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm, cảm xúc.
Ghi nhớ: SGK/67
III. Luyện tập:
BT2: VBT
Củng cố và luyện tập
GV treo bảng phụ.
Câu 1:
Bài thơ dùng phương thức biểu đạt gì?	
	A. Miêu tả.
	B. Tự sự.
	C. Biểu cảm.
	(D). Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả.
Câu 2:
Trong những từ sau, từ nào không xuất hiện trong bài thơ trên?
	A. Lâmthâm.
	(B). Thâm trầm.
	C. Trầm ngâm.
	D. Thầm thì.
Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
üHọc bài ghi, học thuộc lòng bài thơ, làm BT.
üSưu tầm một số bài thơ, bài hát thể hiện tình cảm của nhân dân đối với Bác.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
ü Học lại các bài để tiết sau kiểm tra Văn.
üChuẩn bị: “Ẩn dụ”: Xem các ví dụ, trả lời các câu hỏi SGK, tìm hiểu đặc điểm của ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
ẨN DỤ
Bài 23 - Tiết 95	
Tuần dạy: 25
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
	- Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng TV.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng tự tạo ra 1 số ẩn dụ (đối với HS khá, giỏi).
- Phát hiện hoặc tạo ra và phân tích được giá trị biểu cảm của ẩn dụ.
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục ý thức vận dụng ẩn dụ trong nói, viết.
	- Giáo dục kĩ năng sống cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
	-Các kiểu ẩn dụ và tác dụng của ẩn dụ.
3.CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, ví dụ.
HS: Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ..
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1:
Nhân hoá là gì?, Có mấy kiểu nhân hoá? (7đ)
	- Nhân hoá là gọi hoặc tả nhân vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi v7í con người, hiển thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.	
	- Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp:
	+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
	+ Dùng những từ vố chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động tính chất của vật.
	+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Câu hỏi 2:
Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá? (3đ)
	A. Cây dừ sải tay bơi.
	B. Cỏ gà rung tay.
	C. Kiến hành quân đầy đường.
	(D). Bố em 
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Trong nói, viết, đôi khi người ta nêu tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. Việc làm đó trong tiếng Việt gọi là gì, có tác dụng gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Ẩn dụ”.
Hoạt động 1: Khái niệm ẩn dụ.	
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK
Trong khổ thơ trên, cụm từ Người Cha được dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví như vậy?
Cụm từ Người Cha được dùng để chỉ Bác Hồ, có thể ví như vậy vì Bác với Người Cha có những phẩm chất giống nhau: Tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo đối với con.
Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh?
Giống: Đều so sánh Bác với Người Cha.
- Khác: Minh Huệ lược bỏ vế A, chỉ còn vế B, trong cách nói ẩn dụ không có vế A cũng không có từ so sánh, so sánh thì phải nói đầy đủ hơn.
Ẩn dụ là gì? Cho VD.
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
VD: Trong đôi mắt sâu thẩm của ông, tôi thấy ánh lên một niềm hi vọng.
 Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn nhuộm màu nắng vàng nằm trải dài trên khắp các sườn đồi.
ó Giáo dục kĩ năng sống cho HS: Biết quan sát, liên tưởng, lựa chọn hình ảnh có tính tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	 
Hoạt động 2: Các kiểu ẩn dụ.	 
GV treo bảng phụ, ghi VD1, 2 SGK.
Các từ in đậm ở VD1 được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy? 
Cách dùng từ trong cụm từ in đậm ở VD2 có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
HS trả lời, GV diễn giảng.	 
Từ những VD đã phân tích ở phần I, II hãy nêu lên 1 số kiểu tương đồng giũa cá sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ ? HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.	
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
Cho HS thảo luận theo nhóm, trong 3’.
So sánh các đặc điểm và tác dụng của các cách diễn đạt trên?
Cách 1: diễn đạt bình thường.
Cách 2: có sử dụng so sánh.
Cách 3: sử dụng ẩn dụ.
Tác dụng: cách 2,3 có tính hình tượng, biểu cảm hơn. Nhưng ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc hơn.
GD HS biết sử dụng ẩn dụ trong khi nói viết để câu văn có tính hình tượng, biểu cảm và hàm súc hơn .Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
Cho HS thảo luận theo nhóm, mổi nhóm 1 câu, trong 3’.
Tìm các ẩn dụ hình tượng và nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau?
Câu a:ăn quả có nét tương đồng cách thức với sự thụ hưởng thành quả lao động.
Kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động người xây dựng
Câu b: có nét tương đồng
Câu c: 
Câu d: tương đồng
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV gọi HS đọc BT3.	
GV hướng dẫn HS làm.
GV nhận xét, sửa chữa
I. Ẩn dụ là gì?
- Người Cha (Bác Hồ).
à Ẩn dụ.
Ghi nhớ: SGK/68
I. Các kiểu ẩn dụ:
- Lửa hồng-“màu đỏ”.
à Ẩn dụ.
- Thắp-“nở hoa”.
à Ẩn dụ cách thức.
- Nắng giòn tan-“nắng to rực rỡ”.
àẨn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Người Cha-“Bác Hồ”.
à Ẩn dụ phẩm chất.
III. Luyện tập:
BT1: 
-Cách 1 diễn đạt bình thường, cách 2 sử dụng so sánh, cách 3 sử dụng ẩn dụ
-Ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc hơn.
BT2: 
-ăn quả, kẻ trồng cây
-mực ,đen, đèn, sáng.
-thuyền, bến
-mặt trời
BT3: 
-Chảy; chảy; mỏng; -ướt
4.4.Câu hỏi củng cố và luyện tập: GV treo bảng phụ.
Câu 1:
Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?
	(A). Người Cha mái tóc bạc.
	B. Bóng Bác cao lồng lộng.
	C. Bác vẫn ngồi đinh ninh.
	D. Chú cứ việc ngủ ngon.
Câu 2:
Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
	Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.
	A. Ẩn dụ hình thức.
	B. Ẩn dụ cách thức.
	C. Ẩn dụ phẩm chất.
	(D). Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
üHọc bài ghi, nhớ khái niệm ẩn dụ,làm BT.
 üViết đoạn văn ngắn có sử dụng phép ẩn dụ.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
ü Soạn bài “Hoán dụ”: Xem bài, trả lời câu hỏi SGK.
ü Xem lại bài nói về văn miêu tả
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài 23- Tiết 96	
Tuần dạy: 25	
LUYỆN NÓI VỀ MIÊU TẢ
1.MỤC TIÊU: Giúp HS.
1.1.Kiến thức:
	- Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩng năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục tính tự giác trong học tập cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
	Phương pháp làm một bài văn tả người, trình bày miệng một đoạn bài văn tả người.
3.CHUẨN BỊ:
GV: bảng phụ.
HS: Xem bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1:
Muốn tả người cầu phải làm gì? Nêu bố cục bài văn tả người? (7đ)
	Muốn tả người cần:
	- Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).
	- Quan sát lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
	- Trình bày kết quả quan sát theo 1 thứ tự.
	MB: Giới thiệu người đựơc tả.
	TB: Miêu tả chi tiết(ngoại hình, cử chỉ, hành động).
	KB: Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
Câu hỏi 2:
Chi tiết nào sau đây không phù hợp với miêu tả 1 em bé chừng 4 – 5 tuổi? (3đ)
	A. Khuôn mặt bầu bĩnh.
	B. Đôi mắt đen sáng, luôn mở to.
	(C). Mái tóc dài duyên dáng thướt tha.
	D. Dáng vẻ bụ bẫm, nhanh nhẹn, tinh nghịch.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài : Tiết này chúng ta sẽ đi vào thực hành luyện nói về miêu tả.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1.	 
HS đọc đoạn văn SGK/ 71
Từ đoạn văn trên, em hãy tả lại bằng miệng 
quang cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng
HS thảo luận nhóm: chú ý các chi tiết:
Giờ học gì? Thầy Ha-men làm gì? HS của thầy 
làm gì?
Không khí trường lúc bấy giờ?
Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý?
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2.	
 Từ truyện buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men?	 
HS thảo luận nhóm.
Lưu ý các chi tiết:
	- Dáng người? Nét mặt, quần áo thầy mặc lên lớp trong buổi học cuối cùng?
	- Giọng nói? Lời nói? Hành động? Cách cư xử đặc biệt của thầy khi Phrăng đến muộn?
	- Tóm lại, thầy là người như thế nào?
	- Cảm xúc của bản thân về thầy?
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT3.	 
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Hãy tả lại hình ảnh thầy giáo rong phút giây xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
Lưu ý các chi tiết:
	- Ai đi cùng ai? Tâm trạng? Cảnh nhà thầy sau nhiều năm xa cách? Thầy đón trò như thế nào? khi nhận ra HS cũ, thầy có biểu hiện gì khác thường? Trong câu chuyện hàn huyên thầy trò, thầy có tỏra ngỡ ngàng? Câu nói nào của thầy hôm ấy làm em nhớ nhất? Phút chia tay như thế nào?
HS làm, GV nhận xét, sửa chữa.
1. Bài tập 1:
- Tả miệng quang cảnh lớp học theo đoạn văn A-Đô-Đê.
2.Bài tập 2:	
- Tả miệng chân dung thầy Ha- men.
3. Bài tập 3:
Nói về giây phút cảm động của Em thầy, cô giáo cũ khi thầy, cô giáo cũ gặp lại học trò nhân ngày 20 –11.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Chi tiết nào giúp em nhận ra đây là cảnh hoàng hôn trên biển?
	A. Không gian bao la ngập trong bóng chiều.
	B. Mặt trời đỏ ối khuất dần về phía chân trời.
	C. Những rặng núi mờ xa nhạt nhòa trong sương khói.
	D. Sóng gợn nhấp nhô, trải dài vô tận trong ánh chiều.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
üLàm BT, VBT.
	üTìm các văn bản miêu tả khác đã được học, gạch chân các ý chính và miêu tả bằng lời.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	ü Xem lại và lập dàn ý đề bài viết ở nhà, chuẩn bị cho tiết trả bài viết TLV ở nhà.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 26.doc