Đề thi lý thuyết gioán viên dạy giỏi cấp Huyện bậc THCS môn Sinh học - Năm học 2007-2008

Đề thi lý thuyết gioán viên dạy giỏi cấp Huyện bậc THCS môn Sinh học - Năm học 2007-2008

I. Phần trắc nghiệm

Anh(chị) hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau

Câu 1. Để tăng cường vận dụng phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Sinh học 6 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ta sử dụng các phương pháp

a. Phương pháp dạy học theo nhóm tổ, giải thích minh hoạ

b. Phương pháp quan sát tìm tòi, thí nghiệm

c. Phương pháp thí nghiệm, nghiên cứu tìm tòi

d. Tất cả các phương pháp trên

Câu 2. Để giảng dạy về quá trình quang hợp trong bài 21(gồm 2 tiết) qua 3 thí nghiệm GV cần

a. Tiến hành các bước thí nghiệm tại lớp để HS thảo luận tìm ra kiến thức

b. Không cần tiến hành thí nghiệm mà chỉ cho HS quan sát sơ đồ thí nghiệm để thảo luận câu hỏi tìm ra kiến thức

c. Cho HS tiến hành thí nghiệm để thảo luận câu hỏi và tìm ra kiến thức

d. Các thí nghiệm chỉ tiến hành trên giấy và cho HS biết những điều cân biết trước khi nghiên cứu thí nghiệm để thảo luận các câu hỏi

Câu 3. Khi mổ giun cần xác định mặt lưng, mặt bụng vì:

a. Nhờ xác định mặt lưng và mặt bụng mà ta xác định được cấu tạo ngoài của giun

b. Xác định được đai sinh dục và lỗ sinh dục

c. Mổ động vật không xương phải mổ mặt lưng

d. Cả b và c đúng

Câu 4.Đối với các loài động vật biến nhiệt thì nhiệt độ của môi trường tăng ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục

a. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn

b. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài

c. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục rút ngắn

d.Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài

Câu5. Sự khác nhau cơ bản giữa Nơron và các tế bào khác là

a. Tế bào nơron tạo nên hệ thần kinh

b. Nơron là tế bào đã biệt hoá cao không sinh sản được có khả năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

c. Nơron có khả năng cảm ứng, dẫn truyền xung thần kinh và không có ở các cơ quan như tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn

d. Mọi hoạt động của cơ thể đều là hoạt động của nơron

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lý thuyết gioán viên dạy giỏi cấp Huyện bậc THCS môn Sinh học - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi GVDG cấp huyện bậc THCS
Bộ môn: Sinh học (thời gian lam bài 150’)
năm học 2007-2008
Phần trắc nghiệm 
Anh(chị) hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1. Để tăng cường vận dụng phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Sinh học 6 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ta sử dụng các phương pháp
Phương pháp dạy học theo nhóm tổ, giải thích minh hoạ 
Phương pháp quan sát tìm tòi, thí nghiệm
Phương pháp thí nghiệm, nghiên cứu tìm tòi
Tất cả các phương pháp trên
Câu 2. Để giảng dạy về quá trình quang hợp trong bài 21(gồm 2 tiết) qua 3 thí nghiệm GV cần
Tiến hành các bước thí nghiệm tại lớp để HS thảo luận tìm ra kiến thức
Không cần tiến hành thí nghiệm mà chỉ cho HS quan sát sơ đồ thí nghiệm để thảo luận câu hỏi tìm ra kiến thức
Cho HS tiến hành thí nghiệm để thảo luận câu hỏi và tìm ra kiến thức
Các thí nghiệm chỉ tiến hành trên giấy và cho HS biết những điều cân biết trước khi nghiên cứu thí nghiệm để thảo luận các câu hỏi
Câu 3. Khi mổ giun cần xác định mặt lưng, mặt bụng vì:
Nhờ xác định mặt lưng và mặt bụng mà ta xác định được cấu tạo ngoài của giun
Xác định được đai sinh dục và lỗ sinh dục
Mổ động vật không xương phải mổ mặt lưng
Cả b và c đúng
Câu 4.Đối với các loài động vật biến nhiệt thì nhiệt độ của môi trường tăng ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục
a. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn
b. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài
c. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục rút ngắn
d.Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài
Câu5. Sự khác nhau cơ bản giữa Nơron và các tế bào khác là
Tế bào nơron tạo nên hệ thần kinh
Nơron là tế bào đã biệt hoá cao không sinh sản được có khả năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
Nơron có khả năng cảm ứng, dẫn truyền xung thần kinh và không có ở các cơ quan như tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn
Mọi hoạt động của cơ thể đều là hoạt động của nơron
Câu 6. Trong thực tiễn dạy học sinh học 8 việc cần làm để đổi mới kiểm tra đánh giá là
Thay đổi thói quen và cách suy nghĩ đánh giá cũ
Nâng cao nhận thức bản thân về đổi mới kiểm tra đánh giá và vị trí của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá trong thực tiễn dạy học
Tất cả các việc trên
Câu 7. Câu nào sau đây phản ánh đúng cấu trúc của 1 nuclêôxôm 
Một phân tử ADN quấn quanh 8 phân tử prôtêin
8 phân tử prôtêin loại Histôn tạo thành một khối cầu bên ngoài quấn 1vòng ADN có 146 cặp nuclêôtit
Phân tử ADN quấn 1 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử prôtêin loại Histôn: H1, H2A, H2B, H3, H4
Các phân tử prôtêin loại Histôn liên kết với các vòng xoắn của phân tử ADN
Câu 8. Một loài sinh vật có kiểu gen giả sử rằng trong quá trình giảm phân chỉ xẩy ra trao đổi chéo 1 chỗ thì số loại giao tử tạo thành là
2 loại b. 4 loại c. 6 loại d. 8 loại
Câu9. Điểm nổi bật trong nghiên cứu di truyền của Men đen là
Lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hay một số cặp tính trạng
Sử dụng lý thuyết xác suất và toán học thống kê để thống kê và tính toán số liệu thu được
Phân tích sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng qua các đời lai
Sử dụng lai phân tích để kiểm tra kết quả nghiên cứu
Câu 10. Tác dụng của dung dịch Cônsixin trong việc gây đột biến nhân tạo là
Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi thẩm vào tế bào
Làm rối loạn sự phân ly của NST dẫn tới xuất hiện thể dị bội
Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc và cắt đứt dây tơ vô sắc
Gây ra các đột biến gen dạng thay thế cặp nuclêôtit A-T bằng cặp nuclêôtit G-X
Phần tự luận
Câu 1. Anh(chị) hãy cho biết để ra một đề kiểm tra(1 tiết, học kỳ) chúng ta cần thực hiện theo quy trình nào?
Câu 2. Trong quá trình giảng dạy môn sinh học để hình thành một quy luật sinh học anh(chị) tiến hành như thế nào?
Vận dụng vào việc giảng dạy quy luật “Di truyền liên kết ” của Moocgan
Câu3. ở một loài sinh vật theo dõi sự phân bào của 2 hợp tử có cùng bộ NST(2n) thì nhận thấy: Hợp tử 1 nguyên phân một số đợt liên tiếp số tế bào con tiến hành đợt phân bào cuối cùng bằng số lượng NST lưỡng bội của loài. Hợp tử 2 nguyên một số đợt đã đòi hỏi môi trường nội ,bào cung cấp nguyên liệu tương đương là 600. Số crômatit đếm được trong các tế bào con tiến hành đợt nguyên phân cuối cùng là 3200.
Xác định số NST lưỡng bội(2n) của loài
Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử ./.
Đáp án đề thi GVDG cấp huyện môn sinh học THCS
Phần trắc nghiệm: 4điểm (mỗi câu trả lời đúng đạt 0.4 đ)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
b
d
d
a
b
b
b
c
c
c
Phần tự luận.6 điểm
Câu 1.(1 điểm) Để tiến hành ra một đề kiểm tra(1 tiết, học kỳ) chúng ta cần thực hiện theo quy trình sau:(Mỗi ý đúng đạt 0.2 đ)
Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra
Xác định mục tiêu dạy học: là chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt trong chương, trong một học kỳ hay một năm học
Thiết kế ma trận hai chiều:
Chiều thứ nhất : Nội dung (mạch kiến thức) cần đánh giá
Chiều thứ hai :Mức độ nhận thức của học sinh có thể đánh giá theo 3 mức là nhận biết, thông hiểu và vận dụng
Thiết kế câu hỏi theo ma trận
Xây dựng đáp án biểu điểm
Câu 2. (2.5 điểm)
Phương pháp giảng dạy một quy luật sinh học
Để tiến hành giảng dạy kiến thức một quy luật ta có thể tiến hành theo một quy trình như sau :(Trình bày đầy đủ 5 bước đạt 1đ, thiếu các bước không có điểm)
Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức
Bước 2. Giới thiệu nội dung của quy luật (Có thể thực hiện nội dung này theo 2 cách : Hoặc theo con đường diễn dịch hoặc theo con đường quy nạp)
Bước 3. Phân tích bản chất của quy luật
Bước 4. Phân tích ý nghĩa của quy luật 
Bước 5. Vận dụng quy luật 
Vận dụng giảng dạy quy luật ‘Di truyền liên kết’ của Moocgan
(Nêu được cách tiến hành giảng dạy quy luật theo đầy đủ các bước đạt 1.5 điểm)
Câu 3. (2.5 điểm)
(1.5 điểm) Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n (2n ≥ 2, chẵn) 0.25đ
Theo giả thiết :Số tế bào con của hợp tử 1 tham gia đợt nguyên phân cuối cùng (2n)
Số tế bào con của hợp tử 1 sinh ra là .2n.2 = n (1) 0.25đ
Gọi số đợt nguyên phân của hợp tử 2 là (x ≥ 1)
Số tế bào con của của hợp tử 2 là 2x 
Theo bài ra ta có : 2n( 2x – 1) = 600 (2) 0.25đ
Số Crômatit đếm được trong quá trình phân bào ở đợt nguyên phân cuối cùng là 3200 tức đó chính là số NST trong các tế bào con của 2 hợp tử sinh ra nên ta có
2n(2x + n) = 3200 (3) 0.25
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được : n1 = -20,3 (không thoả mãn điều kiện)
 n2 = 20 thoả mãn điều kiện bài toán
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là: 2n = 40 (0.5đ)
(0.75điểm)Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử:
Thay n = 20 vào phương trình (2) tìm được x = 4(thoả mãn điều kiện bài toán) 0.25đ
Thay n = 20 vào phương trình (1) ta có: Số tế bào con của hợp tử 1 là: 64 0.25đ
Vậy: Số lần nguyên phân của hợp tử 1 là: 6
 Số lần nguyên phân của hợp tử 2 là: 4 0.25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTân VL.doc