ĐỀ SỐ 1
Câu 1:Thế nào là thành phần chính,thành phần phụ của câu?Cho ví dụ một câu đủ các thành phần nói trên? (1điểm)
Câu 2:Kể ra các phép tu từ đã học và cho ví dụ kèm theo từng phép tu từ đó? (2điểm)
Câu3:Chép nguyên văn hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ và cho biết,vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh. (2điểm)
Câu4:Em hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em yêu mến nhất.
ĐỀ THI HỌC KỲ II Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) ĐỀ SỐ 1 Câu 1:Thế nào là thành phần chính,thành phần phụ của câu?Cho ví dụ một câu đủ các thành phần nói trên? (1điểm) Câu 2:Kể ra các phép tu từ đã học và cho ví dụ kèm theo từng phép tu từ đó? (2điểm) Câu3:Chép nguyên văn hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ và cho biết,vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết: Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. (2điểm) Câu4:Em hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em yêu mến nhất. ---------------------------------------- ĐÁP ÁN Câu 1: -Nêu được thành phần chính của câu. (0.25đ) -Nêu được thành phần phụ của câu. (0.25đ) -Cho ví dụ một câu đủ các thành phần theo yêu cầu.(0.5đ) Câu 2: -Kể được bốn phép tu từ đã học? 1đ (Đúng mỗi phép tu từ 0.25đ) -Có kèm ví dụ cho từng phép tu từ. (1đ) Mỗi ví dụ đúng 0.25đ Câu 3: -Chép đúng nguyên văn hai khổ thơ cuối của bài thơ. (1đ) -Nêu lên được tình thương của Bác đối với dân tộc, Tổ Quốc; đối với đồng bào - chiến sĩ là biểu hiện bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh (Tuỳ theo mức đọ diễn đạt mà cho điểm tối đa 1đ) Câu 4: -Thực hiện được bài viết theo bố cục ba phần. (0.5đ) a.Mở bài: Giới thiệu được đối tượng miêu tả.(0.5) b.Thân bài: -Tả được những nét tiêu biểu của đối tượng (theo tình tự nào tuỳ ý) 2đ -Tả được tính cách (tình cảm) của đối tượng đó. (1đ) Khi miêu tả biết sử dụng các yếu tố so sánh – liên tưởng -nhận xét vào trong đoạn văn thì cho điểm tối đa. c.Kết bài: Nêu lên được cảm nghĩ của mình về đối tượng miêu tả. 0.5đ Bài viết không sai lỗi chính tả cộng thêm 0.5đ Sai từ 2 lỗi trở lên không được cộng 0.5đ. ĐỀ SỐ 2 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) I/Văn học(3đ) Câu 1(1đ):. Từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên "của Tô Hoài, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 2:(2đ) Chép nguyên văn, không sai lỗi chính tả khổ thơ cuối trong bài" Đêm nay Bác không ngủ " của tác giả Minh Huệ . Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó. ( 2đ) II.Tiếng việt(3đ) Câu 1: (1đ) Câu“ Bích Hợp, người học giỏi nhất lớp 61” thiếu thành phần nào? Hãy khôi phục lại thành phần bị thiếu đó? Câu 2:(2 đ) Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 dòng theo chủ đề tự chọn có sử dụng phép nhân hoá và so sánh. III.Tập làm văn (4 đ). Hãy tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi -----Hết----- ĐỀ SỐ 3 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Phần 1: Văn - Tiếng Việt ( 4 điểm ) Bài1: (1điểm )Học xong đoạn trích" Bài học đường đời đầu tiên"của Tô Hoài, em hãy cho biết bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra là gì? (1đ) Bài 2 :.Chép nguyên văn khổ cuối bài thơ" Đêm nay Bác không ngủ"và nêu nội dung khổ thơ đó. Bài 3 :(1điểm ) Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ một câu trần thuật đơn có từ "là" Bài 4: Xác định các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau: (1đ) Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ. ( Viễn Phương) Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. ( Tố Hữu) Phần II: Tập làm văn ( 6 điểm) Đề: Miêu tả ngôi trường em đang học. ĐỀ SỐ 4 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu 1 : So sánh là gì ? Đặt câu có hình ảnh so sánh ? Câu 2 : Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt , Dế Mèn đã có thái đọ như thế nào ?Bài học đường đời đầu tiên được rút ra cho Dế Mèn là gì ? Câu 3 : Chép nguyên văn 2 khổ thơ cuối trong bài thơ Lượm của Tố Hữu và cho biết điệp khúc này có ý nghũa gì ? Câu 4 : Tả người thân của em . ĐÁP ÁN Câu 1 : So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ : Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình Câu 2 : Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn rất ân hận, ăn năn tội lõi của mình. -Bài học đường đời đầu tiên được rút ra cho dế Mèn là :Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang họa vào mình. Câu 3 : 2 khổ thơ cuối trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu “ Chú bé loắt choắt .. Nhảy trên đường vàng” *Ý nghĩa : Sau câu hỏi “Lượm ơi, còn không?” điệp khúc như trả lời : Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta, sống mãi với quê hương, đất nước với hình ảnh chú bé Lượm nhí nhảnh, hòn nhiên yêu đời. Câu 4: *Mở bài: Giới thiệu về người thân *Thân bài : -Miêu tả chi tiết : ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, quan hệ với mọi người *Kết bài : Cảm nghĩ của em về người thân ĐỀ SỐ 5 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu 1:Chép nguyên văn 2 khổ thơ đầu bài thơ“Lượm”củaTố Hữu .Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh của ai? Hình ảnh đó hiện lên như thế nào? ( 2điểm ) Câu 2: Hãy cho biết mỗi câu văn bên dưới thuộc kiếu câu gì? Cho thêm một ví dụ về mỗi kiểu câu đó.( 2 điểm ) a. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt. b. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Câu 3: Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quí mến.(6 điểm) ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 : ( 2đ ) a/ Chép nguyên văn khổ thơ đầu trong bài thơ “Lượm” củaTố Hữu không mắc lỗi chính tả ( 1đ ). b/ Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm. Lượm hiện lên là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh em còn sống mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. (1đ) Câu 2 : (2đ) a/ Câu trần thuật đơn không có từ là. (0.5đ). Vd: 0.5đ. b/ Câu trần thuật đơn có từ là.(0.5đ). Vd: 0.5đ. Câu 3( 6 điểm) 1. Yêu cầu: a. Đúng thể loại miêu tả; diễn đạt lưu loát, trong sáng, mạch lạc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. b. Đảm bảo bố cục ba phần và nhiệm vụ từng phần: *Mở bài: Giới thiệu được em bé mà em yêu thích. *Thân bài: Tả được các nét đáng yêu của một em bé theo một trình tự hợp lí ( nêu được các chi tiết và hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình, hành động, cử chí, ngôn ngữ ) *Kết bài: Nêu được tình cảm của mình đối với em bé. 2. Biểu điểm: 6-5 đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. 4-3 đ: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, có sai một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhưng không quá nhiều. 2-1 đ: Có hướng nhưng còn sơ sài, thiếu sót. Diễn đạt yếu, còn nhiều lỗi chính tả. 0: Lạc đề hoặc không làm bài. ĐỀ SỐ 6 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu 1:Chép nguyên văn 2 khổ thơ đầu bài thơ“Lượm”củaTố Hữu .Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh của ai? Hình ảnh đó hiện lên như thế nào? ( 2điểm ) Câu 2: Hãy cho biết mỗi câu văn bên dưới thuộc kiếu câu gì? Cho thêm một ví dụ về mỗi kiểu câu đó.( 2 điểm ) a. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt. b. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Câu 3: Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quí mến.(6 điểm) ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 : ( 2đ ) a/ Chép nguyên văn khổ thơ đầu trong bài thơ “Lượm” củaTố Hữu không mắc lỗi chính tả ( 1đ ). b/ Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm. Lượm hiện lên là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh em còn sống mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. (1đ) Câu 2 : (2đ) a/ Câu trần thuật đơn không có từ là. (0.5đ). Vd: 0.5đ. b/ Câu trần thuật đơn có từ là.(0.5đ). Vd: 0.5đ. Câu 3( 6 điểm) 1. Yêu cầu: a. Đúng thể loại miêu tả; diễn đạt lưu loát, trong sáng, mạch lạc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. b. Đảm bảo bố cục ba phần và nhiệm vụ từng phần: *Mở bài: Giới thiệu được em bé mà em yêu thích. *Thân bài: Tả được các nét đáng yêu của một em bé theo một trình tự hợp lí ( nêu được các chi tiết và hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình, hành động, cử chí, ngôn ngữ ) *Kết bài: Nêu được tình cảm của mình đối với em bé. 2. Biểu điểm: 6-5 đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. 4-3 đ: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, có sai một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhưng không quá nhiều. 2-1 đ: Có hướng nhưng còn sơ sài, thiếu sót. Diễn đạt yếu, còn nhiều lỗi chính tả. 0: Lạc đề hoặc không làm bài. ĐỀ SỐ 7 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu1 (2đ): Thế nào là so sánh ? Đặt 1 câu có sử dụng phép so sánh . Câu2 (2đ): Chép đúng khổ 1 và 2 bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” Câu3 (6đ): Hãy tả cảnh ngày mùa ở quê em vào mùa gặt. ĐÁP ÁN: Câu1: Trình bày đúng khái niệm (1đ), cho được ví dụ (1đ) Câu2: Chép đúng chính xác khổ thơ 1 và 2 bài “Đêm nay Bác không ngủ” (2đ) Sai một lỗi trừ 0.25 đ Câu 3: (6đ) Yêu cầu cần đạt: a. Nội dung: Biết chọn trình tự quan sát, lựa chọn nét tiêu biểu, cảnh vật gợi cảm phù hợp với cảnh nông thôn vào mùa bội thu. Từ cảnh vật có liên tưởng đến cuộc sông gia đình. b. Hình thức: - Đảm bảo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Các phần liên kết chặt chẽ . - Biết làm văn miêu tả. - Văn phong sáng sủa, sáng tạo, câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. 3. Biểu điểm: Điểm 6: Thực hiện tốt những yêu cầu trên. Điểm 4-5: Thực hiện khá những yêu cầu trên, mắc vài lỗi diễn đạt, ít lỗi chính tả. Điểm 3: Thực hiện tương đối những yêu cầu trên, nắm được cách làm bài văn miêu tả,chưa có ý sáng tạo, sai không quá 6 lỗi diễn đạt, chính tả. Điểm 1-2: Thực hiện sơ sài những yêu cầu trên, nhiều lỗi diễn đạt,chính tả. Điểm 0: Bỏ giấy trắng, hoặc lạc đề Trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng giáo viên cần vận dụng vào thực tế, khuyến khích bài làm sáng tạo, cân nhắc cho điểm những bài làm chép theo văn mẫu(tối đa trung bình). ĐỀ SỐ 8 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu1: a, Thế nào là nhân hoá ? b,Viết một đoạn văn miêu tả( chủ đề mùa xuân) từ 4 đến 5 câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá và so sánh (2đ) Câu2: Chép nguyên văn khổ thơ cuối trong bài" Đêm nay Bác không ngủ " của tác giả Minh Huệ . Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó. ( 2đ) Câu 3: Hãy tả lại ngôi trường hiện nay em đang học. ( 6 đ) Đáp án Câu1 (2điểm) a.Định nghĩa đúng phép nhân hoá ( SGK/57) (0.5 đ) b.Yêu cầu viết đúng chủ đề,số lượng câu. Trong đoạn văn ít nhất biết sử dụng đúng hai phép so sánh và nhân hoá - Biết mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn ( 1.5 đ) Câu 2: (2điểm) Chép đúng số câu của khổ thơ, đúng chính tả (1điểm). Phân tích khổ cuối (SGK/78) .(1điểm) ( sai một l ... củng,sai chính tả nhiều,bố cục chưa rõ ràng. Điểm0:Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. ĐỀ SỐ 11 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Bài1: Thế nào là câu trần thuật đơn? Xác định các thành phần chính trong câu sau: Mẹ bảo em là con ngoan của mẹ. (2đ) Bài2: Chép 4 câu thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của Minh Huệ và nêu ý nghĩa?(2đ) Bài 3: Hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất(6đ) ĐÁP ÁN Bài1(2đ). - Nêu đúng khái niệm(1đ) - Xác định được CN, VN: + CN: Mẹ (0,5đ) + VN: bảo em là con...(0,5đ) Bài2(2đ) - Chép đúng khổ thơ(1đ) - Nêu được ý nghĩa(1đ) Bài 3(6đ) Một số điểm cần lưu ý: - Đề bài yêu cầu tả lại một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất được hiểu là đối tượng miêu tả tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng cá nhân học sinh. Trong gia đình, đã là người thân thì phải yêu quý; Học sinh nào nêu được lý do hợp lý và hay khi chọn lựa đối tượng để miêu tả thì cần khuyến khích. - Dù lựa chọn đối tượng nào thì cũng phải miêu tả một cách toàn diện và thể hiện được tình cảm yêu quý của mình. - Bài viết phải đảm bảo đầy đủ bố cục của bài văn tả người. - Hình thức trình bày rõ ràng, ít lỗi diễn đạt, có cảm xúc. Trên đây là một số gợi ý mang tính định hướng. Trong quá trình chấm, giáo viên có thể nghiên cứu ghi điểm phù hợp. ĐỀ SỐ 12 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) I/ Đề Câu1/ Em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong văn bản Vượt thác của Võ Quảng.(2đ) Câu 2/ Trình bày khái niệm phép tu từ ẩn dụ.Cho ví dụ.(1đ) Câu3/ Chép nguyên văn khổ thơ cuối trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ. Nêu ý nghĩa khổ thơ đó.(2đ) Câu 4/ Tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào hè.( 5 điểm ) -------------------------------------------------------------------------------------------- II/ ĐÁP ÁN Câu 1/ Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Câu 2/ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt . Học sinh tự cho ví dụ. Câu 3/ chép đúng khổ thơ cuối về chính tả,danh từ riêng.Mỗi lỗi trừ 0,25đ Ý nghĩa: Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đó là một “ lẽ thường tình” của cuộc đời Bác.Vì Bác là Hồ Chí Minh, cuộc đời Người dành trọn vẹn cho dân, cho nước.Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu. Câu 4/ Yêu cầu chung: Học sinh xác định được kiểu bài: văn tả cảnh Nội dung: Tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào hè Yêu cầu cụ thể: Bài văn có bố cục 3 phần Xác định đúng đối tượng miêu tả, lựa chọn chi tiết tiêu biểu của cảnh và chọn trình tự phù hợp Biểu điểm: Điểm 4-5: Bài làm sạch sẽ, trình bày đủ nội dung văn viết mạch lạc, lôi cuốn, sai không quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt Điểm 2-3:Bài làm sạch sẽ ,đảm bảo tương đối về nội dung, diễn đạt còn lủng củng, sai không quá 5-6 lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 1: Bài viết sơ sài, bố cục không rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. ĐỀ SỐ 13 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua lời khuyên của Dế choắt là bài học gì? Câu 2: Hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu được tác giả miêu tả qua những phương diện nào? Em có nhận xét gì về hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ ấy? Câu 3: Tìm ẩn dụ trong các câu tục ngữ sau đây: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Uống nước nhớ nguồn. Câu 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bỗng. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy. Câu 5( tập làm văn): (5đ) Miêu tả hình ảnh một dòng sông. ĐỀ SỐ 14 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) I/ Phần Văn - Tiếng việt : (4đ) Câu1: (0,5đ) Hãy chỉ ra sự vật được so sánh và sự vật dùng để so sánh trong đoạn thơ sau : Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng Câu 2: (1đ) Thế nào là nhân hóa ? Cho một ví dụ về nhân hóa . Câu 3 : (0,5đ) Cho biết cấu trúc cơ bản của câu gồm bộ phận nào ? Chỉ ra bộ phận đó ở ví dụ sau : Mùa xuân, hoa mai nở. Câu 4: (1đ) Trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” : Em hãy cho biết bài học đường đời đầu tiên là bài học gì ? Câu 5: (1đ) Trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đề cập đến vấn đề nào ? II/ Phần làm văn : (6 đ) Miêu tả cảnh mặt trời mọc tại làng quê em ? ĐỀ SỐ 15 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu1 (2đ) Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài" Đêm nay Bác không ngủ " của Minh Huệ . Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó. Câu 2 (2đ) Hoàn thiện phép so sánh sau: Đẹp Nhát Câu 3 (6đ) Tả cảnh mặt trời mọc theo quan sát và tưởng tượng của em. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn : Ngữ văn 6 Câu 1(2đ) Chép nguyên văn, không sai lỗi chính tả (1đ). Sai một lỗi trừ 0,25đ Trình bày cảm nhận đúng:(1đ) Người dành trọn vẹn cả cuộc đời mình cho nhân dân cho đất nước. Câu 2 (2đ) Hoàn thiện được một phép so sánh ghi 1đ Đẹp như tiên Nhát như thỏ Câu 3: (6đ) a/ Yêu cầu: Làm đúng kiểu bài văn tả cảnh. Phải kết hợp quan sát, liên tưởng, tưởng tượng so sánh làm nổi bậc những chi tiết đẹp, đặc sắc Trình bày đủ ba phần theo bố cục. Mở bài: Phải nêu được địa điểm quan sát, cảm xúc khái quát khi chứng kiến cảnh mặt trời mọc Thân bài: Miêu tả theo trình tự thời gian: trước khi mọc, khi đương mọc, khi vừa lên cao. Kết bài: Cảm xúc riêng khi chứng kiến cảnh mặt trời mọc. b/ Biểu điểm : Điểm 6 : Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài. Điểm 4 –5 : Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài. Điểm 3 :Thực hiện tương đối yêu cầu của đề bài. Điểm 1 – 2 : Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài. Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc làm lạc đề. HẾT ĐỀ SỐ 16 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu 1: a/ Thế nào là nhân hoá ? 1đ b/ Có những kiểu nhân hoá nào thường gặp ? 0,5đ c/ Đặt một câu văn có dùng phép nhân hoá. 0,5đ Câu 2: Xác định phép tu từ có sử dụng trong các câu thơ sau: 1đ a/ Một tay lái chiếc đò ngang Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày (Tố Hữu) b/ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 3: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu ? 2đ Câu 4: Những năm gần đây quê em có rất nhiều đổi mới, hãy viết bài miêu tả về những đổi mới đó. 5đ ĐÁP ÁN Câu 1: a/ Nêu đúng ghi nhớ SGK/57 1đ b/ Nêu đúng ghi nhớ SGK/58 0,5đ c/ Đặt được câu có dùng phép nhân hoá 0,5đ Câu 2: a/ Hoán dụ 0,5đ b/ Ẩn dụ 0,5đ Câu 3: Nêu được cảm nhận về Lượm với các ý chính: Hồn nhiên, yêu cuộc sống Gan dạ, dũng cảm Thích làm cách mạng Hình ảnh đẹp của thiếu nhi Việt Nam, Lượm sống mãi trong lòng mọi người. Trình bày tốt, có cảm xúc và đảm bảo các ý trên cho điểm tối đa. Ngoài ra tuỳ bài làm của HS giáo viên ghi điểm phù hợp. Câu 4: HS làm bài về hình thức đảm bảo bố cục, trình bày tốt. Nội dung nói được những đổi mới của địa phương mình ( như bê tông hoá nông thôn, trường học được xây mới, đời sống người dân tốt hơn: nhiều nhà xây, có nhà cao tâng,..; cơ giới hoá nông nghiệp) Tuỳ nội dung và cách diễn đạt của HS, giáo viên linh hoạt ghi điểm phù hợp, lưu ý khích lệ những bài hay, có khả năng quan sát và tưởng tượng tốt, trình bày hay, có cảm xúc. ĐỀ SỐ 17 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu 1. (2đ): Chép hai khổ thơ đầu trong bài “Lượm” của Tố Hữu . Câu 2. (2đ): Ẩn dụ là gì? Cho ví dụ ? Câu 3. (6đ): Tả cảnh ngày mùa ở quê em. -Hết- ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 6-HKII. Câu 1. (2đ) Chép đầy đủ, chính xác hai khổ thơ Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau hàng bè Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Câu 2. - Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. (1đ) -Cho ví dụ.(1đ) Câu 3. 1. Nội dung : Đảm bảo gồm 3 phần cơ bản Mở bài : Giới thiệu chung cảnh ngày mùa ở quê em Thân bài : Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự Kết bài : Phát biểu cảm tưởng về cảnh đó Biểu điểm : Điểm 6 : Thực hiện tốt yêu cầu đề bài Điểm 5 : Thực hiện đảm bảo yêu cầu đề bài Điểm 3-4 : Thực hiện tương đối yêu cầu đề bài Điểm 1-2 : Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài Điềm 0 : Bỏ giấy trắng, lạc đề. ĐỀ SỐ 18 ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009 Môn : NGỮ VĂN-lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) ĐỀ : Câu 1: a/ Thế nào là nhân hoá ? 1đ b/ Có những kiểu nhân hoá nào thường gặp ? 0,5đ c/ Đặt một câu văn có dùng phép nhân hoá. 0,5đ Câu 2: Xác định phép tu từ có sử dụng trong các câu thơ sau: 1đ a/ Một tay lái chiếc đò ngang Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày (Tố Hữu) b/ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 3: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu ? 2đ Câu 4: Những năm gần đây quê em có rất nhiều đổi mới, hãy viết bài miêu tả về những đổi mới đó. 5đ ĐÁP ÁN Câu 1: a/ Nêu đúng ghi nhớ SGK/57 1đ b/ Nêu đúng ghi nhớ SGK/58 0,5đ c/ Đặt được câu có dùng phép nhân hoá 0,5đ Câu 2: a/ Hoán dụ 0,5đ b/ Ẩn dụ 0,5đ Câu 3: Nêu được cảm nhận về Lượm với các ý chính: Hồn nhiên, yêu cuộc sống Gan dạ, dũng cảm Thích làm cách mạng Hình ảnh đẹp của thiếu nhi Việt Nam, Lượm sống mãi trong lòng mọi người. Trình bày tốt, có cảm xúc và đảm bảo các ý trên cho điểm tối đa. Ngoài ra tuỳ bài làm của HS giáo viên ghi điểm phù hợp. Câu 4: HS làm bài về hình thức đảm bảo bố cục, trình bày tốt. Nội dung nói được những đổi mới của địa phương mình ( như bê tông hoá nông thôn, trường học được xây mới, đời sống người dân tốt hơn: nhiều nhà xây, có nhà cao tâng,..; cơ giới hoá nông nghiệp) Tuỳ nội dung và cách diễn đạt của HS, giáo viên linh hoạt ghi điểm phù hợp, lưu ý khích lệ những bài hay, có khả năng quan sát và tưởng tượng tốt, trình bày hay, có cảm xúc.
Tài liệu đính kèm: