Đề thi chất lượng giữa kỳ II năm học 2010-2011 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút

Đề thi chất lượng giữa kỳ II năm học 2010-2011 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút

Câu 1: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ như thế nào?

A. Lớn hơn trọng lượng của vật hai lần.

B. Nhỏ hơn trọng lượng của vật hai lần.

C. Ít nhất bằng trọng lượng của vật.

D. Nhỏ hơn trọng lượng của vật hai lần.

Câu 2: Cách nào trong các cách sau đây làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng:

A. Tăng chiều dài và chiều cao của mặt phẳng nghiêng.

B. Giảm chiều dài và chiều cao của mặt phẳng nghiêng.

C. Tăng chiều cao của mặt phẳng nghiêng.

D. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chất lượng giữa kỳ II năm học 2010-2011 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD ĐT CƯMGAR 
 TRƯỜNG THCS 
ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
 Môn: Vật lý 6
Thời gian: 45phút
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3Đ )
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ như thế nào?
A. Lớn hơn trọng lượng của vật hai lần.
B. Nhỏ hơn trọng lượng của vật hai lần.
C. Ít nhất bằng trọng lượng của vật.
D. Nhỏ hơn trọng lượng của vật hai lần.
Câu 2: Cách nào trong các cách sau đây làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng:
A. Tăng chiều dài và chiều cao của mặt phẳng nghiêng.
B. Giảm chiều dài và chiều cao của mặt phẳng nghiêng.
C. Tăng chiều cao của mặt phẳng nghiêng.
D. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Câu 3: Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng?
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
Câu 4: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực:
A. Ròng rọc cố định.	C. Mặt phẳng nghiêng.
B. Ròng rọc động.	D. Đòn bẩy.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng.	C. Khối lượng riêng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật giảm.	D. Khối lượng riêng của vật giảm.
Câu 6: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút thủy tinh bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Hơ nóng nút.	C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
B. Hơ nóng cổ lọ.	D. Hơ nóng đáy lọ.
B – TỰ LUẬN KHÁCH QUAN (7Đ)
Câu 1 (2,5đ): Tại sao đổ nước nóng vào cốc thủy tinh chịu lửa thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ vỡ.
Câu 2 (2,5đ): Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng nó lại có thể phồng lên.
Câu 3 (2đ): Thân nhiệt của cơ thể người khoảng 370C. Hỏi thân nhiệt của cơ thể người ứng với bao nhiêu 0F. Tại sao?
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM VẬT LÝ 6
Trắc nghiệm đề I mỗi ý đúng cho 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
B
A
D
B
Câu 1: Vì thủy tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thủy tinh thường tới 3 lần.
Câu 2: Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phổng lên như cũ.
Câu 3: Ta có 370C = 00C + 370C = 320F + 37.1,80F = 98,60F

Tài liệu đính kèm:

  • dockt_giua_HK2_LY6.doc