Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, phương pháp biến đổi chất và ứng dụng của chất đó trong cuộc sống. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm.
MỤC LỤC Trang Mục lục 1 Mở đầu 2 Chương 1 Sơ lược về chuẩn kiến thức, kĩ năng 5 1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông 5 1.2. Các mức độ về kiến thức, kĩ năng 7 1.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá 11 1.4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng 14 1.5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương mol và tính toán hóa học 18 Chương 2: Tìm hiểu về chương mol và tính toán hóa học 20 2.1. Cơ sở lí thuyết 20 2.2. Kiến thức 21 2.3. Bài tập hóa học 22 Chương 3: Thiết kế nội dung dạy học chương mol và tính toán hóa học 35 Kết luận và đề xuất 57 Tài liệu tham khảo 59 MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, phương pháp biến đổi chất và ứng dụng của chất đó trong cuộc sống. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm. Mặc dù tất cả các chất đều được cấu tạo từ một số loại "đá xây dựng" tương đối ít, tức là từ khoảng 80 đến 100 nguyên tố trong số 118 nguyên tố được biết đến nhưng sự kết hợp và sắp xếp khác nhau của các nguyên tố đã mang lại đến vài triệu hợp chất khác nhau, những hợp chất mà đã tạo nên các loại vật chất khác nhau như nước, cát (chất), mô sinh vật và mô thực vật. Thành phần của các nguyên tố quyết định các tính chất vật lý và hóa học của các chất và làm cho hóa học trở thành một bộ môn khoa học rộng lớn. Cũng như trong các bộ môn khoa học tự nhiên khác thí nghiệm trong hóa học là cột trụ chính. Thông qua thí nghiệm các lý thuyết về cách biến đổi từ một chất này sang một chất khác được phác thảo, kiểm nghiệm, mở rộng và khi cần thiết thì cũng được phủ nhận. Nghiên cứu trong hóa học đã phát triển trong thời kỳ chuyển tiếp sang thế kỷ 20 đến mức các nghiên cứu sâu về cấu tạo nguyên tử đã không còn là lĩnh vực của hóa học nữa mà thuộc về vật lý nguyên tử hay vật lý hạt nhân. Mặc dù vậy các công trình nghiên cứu này đã mang lại nhiều nhận thức quan trọng về bản chất của sự biến đổi chất hóa học và của các liên kết hóa học. Các động lực quan trọng khác bắt nguồn từ những khám phá trong vật lý lượng tử thông qua mô hình quỹ đạo điện tử. Tiến bộ trong các chuyên ngành khác nhau của hóa học thường là các điều kiện tiên quyết không thể thiếu cho những nhận thức mới trong các bộ môn khoa học khác, đặc biệt là trong các lĩnh vực của sinh học và y học, cũng như trong lĩnh vực của vật lý (ví dụ như việc chế tạo các chất siêu dẫn mới). Hóa sinh, một chuyên ngành rộng lớn, đã được thành lập tại nơi giao tiếp giữa hóa học và sinh vật học và là một chuyên ngành không thể thiếu được khi muốn hiểu về các quá trình trong sự sống, các quá trình mà có liên hệ trực tiếp và không thể tách rời được với sự biến đổi chất. Đối với y học thì hóa học không thể thiếu được trong cuộc tìm kiếm những thuốc trị bệnh mới và trong việc sản xuất các dược phẩm. Các kỹ sư thường tìm kiếm vật liệu chuyên dùng tùy theo ứng dụng (vật liệu nhẹ trong chế tạo máy bay, vật liệu xây dựng chịu lực và bền vững, các chất bán dẫn đặc biệt tinh khiết,...). Ở đây bộ môn khoa học vật liệu đã phát triển như là nơi giao tiếp giữa hóa học và kỹ thuật. Công nghiệp hóa là một ngành kinh tế rất quan trọng. Công nghiệp hóa sản xuất các hóa chất cơ bản như axít sunfuric hay amoniac, thường là nhiều triệu tấn hằng năm, để thí dụ như dùng trong sản xuất phân bón và chất dẻo. Mặt khác công nghiệp hóa cũng sản xuất rất nhiều hợp chất phức tạp, đặc biệt là dược phẩm. Nếu không có các hóa chất được sản xuất trong công nghiệp thì cũng không thể nào sản xuất máy tính hay nhiên liệu và chất bôi trơn cho công nghiệp ô tô. Ở bậc THCS, môn hóa học cung cấp những hệ thống kiến thức cơ bản bao gồm kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất, tính chất và ứng dụng các loại chất quan trọng nhất. Bắt đầu tiếp xúc và làm quen là học sinh lớp 8 và lớp 9, vì thế việc hình thành và phát triển khái niệm cơ bản hóa học cho học sinh là rất quan trọng và đặc biệt là hình thành khái niệm mol và tính toán hóa học. Những khái niệm và công thức tính toán là cơ sở hiểu biết ban đầu về mol, chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất, tỉ khối của chất khí, là nền tảng để hình thành kĩ năng giải bài tập của học sinh. Các dạng bài tập không ngừng ở đó mà tiếp tục được phát triển cụ thể hơn khi học lên các cấp trên và mở rộng thêm các công thức mới góp phần hoàn thiện kiến thức hóa học giúp học sinh hiểu thêm về bản chất, tầm quan trọng, ý nghĩa của các khái niệm, tính toán trong hóa học nói riêng và trong sản xuất nói chung. Chương mol và tính toán hóa học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học hóa học ở hóa học 8. Các khái niệm và công thức tính toán được đưa vào chương trình nhằm cung cấp các khái niệm cơ bản và đánh giá trình độ nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh. Tất cả những vấn đề trên nhằm phát triển năng lực tư duy, lôgic, sáng tạo, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức hóa học một cách hiệu quả nhất. Với lí do đó tôi đi sâu nghiên cứu mảng đề tài: “Vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng thiết kế nội dung dạy học chương mol và tính toán hóa học trong chương trình hóa học lớp 8 THCS” Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu chương trình SGK hóa học, chuẩn kiến thức và kỹ năng môn hóa học để thiết kế nội dung dạy học chương mol và tính toán hóa học. Vận dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn hóa học để đề ra mục tiêu, phương pháp phù hợp với kiến thức trọng tâm từng bài, qua đó thiết kế nội dung dạy học chương mol và tính toán hóa học. Nhiệm vụ của đề tài Tìm hiểu cấu trúc, nội dung chương trình SGK hóa học lớp 8 và tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn hóa học để nghiên cứu nội dung dạy học chương mol và tính toán hóa học. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan, nghiên cứu SGK, SGV và sách bài tập hóa học lớp 8. Phỏng vấn, trao đổi với những giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy hóa học. Khách thể, đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học hóa học ở trường THCS. - Đối tượng nghiên cứu: SGK, bài tập hóa học ở trường THCS. Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các chương trình cấp học. Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hóa thành chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học, chương trình cấp học. 1.1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học Là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện ở mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. Mỗi yêu cầu về kiến thức, kĩ năng có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cụ thể, tường minh hơn; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kĩ năng và mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. 1.1.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp học Là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình các cấp học đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từng lớp học và cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học. Việc thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cuối chương trình cấp học thể hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết trong công tác quản lý, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Chương trình cấp học đã thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng không phải đối với từng môn học mà đối với từng lĩnh vực học tập. Trong văn bản về chương trình của các cấp học, các chuẩn kiến thức, kĩ năng được biên soạn theo tinh thần: - Các chuẩn kiến thức, kĩ năng không được đưa vào cho từng môn học riêng biệt mà cho từng lĩnh vực học tập nhằm thể hiện sự gắn kết giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của các cấp học. - Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong chương trình cấp học là các chuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ thể mà học sinh cần đạt được ở cuối cấp học. Cách thể hiện này tạo một tầm nhìn về sự phát triển của người học sau mỗi cấp học, đối chiếu với những gì mà mục tiêu của cấp học đã đề ra. 1.1.3. Những đặc điểm của chuẩn kiến thức, kĩ năng Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về chuẩn kiến thức, kĩ năng. Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi học sinh cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình giáo dục phổ thông. Trong chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hóa ở các chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập; đồng thời chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình giáo dục phổ thông. Việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn kiến thức, kĩ năng vào dạy học, kiểm tra, đánh giá; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá và thi theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 1.2. Các mức độ về kiến thức, kĩ năng Các mức độ về kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể trong Chuẩn kiến ... tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất: Nguyên tử K: 1 mol; nguyên tử N: 1 mol; nguyên tử O: 3 mol. + Thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất: %K = 39 ×100%101 = 38,6% %N = 14 ×100%101 = 13,8% %O = 100% - (38,6 + 13,8)% = 47,6% - HS đọc bài tập và suy nghĩ tìm cách giải. - HS tóm tắt đề bài: Cho: Thành phần % các nguyên tố: 40%Cu; 20%S và 40%O. Khối lượng mol của hợp chất 160g. Tìm: CTHH của hợp chất. - Nêu các bước tiến hành: + Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. + Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. + Suy ra CTHH của hợp chất. - HS dựa vào các bước để giải. + Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. mCu = 160×40100 = 64 (g) mS = 160×20100 = 32 (g) mO = 160-(64 + 32) = 64(g) + Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. nCu = 6464 = 1 (mol) nS = 3232 = 1 (mol) nO = 6416 = 4 (mol) + Suy ra trong 1 mol phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 mol nguyên tử O. Vậy CTHH của hợp chất là: CuSO4. * Qua 2 bài tập trên HS nắm được các bước tiến hành xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất đó và xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất đó. Nội dung dạy theo chuẩn HS có thể tính được thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất, sau này áp dụng tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp HS sẽ dễ nắm bắt hơn. Bài 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Mục tiêu: Giúp HS viết được PTHH. Biết cách tính khối lượng, thể tích của chất tham gia và sản phẩm từ những dữ kiện đề bài cho. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu vấn đề: Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập sau. - GV ghi bài tập lên bảng. Nung đá vôi, thu được vôi sống và khí cacbonic: CaCO3 " CaO + CO2 Hãy tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50 g CaCO3. Mục tiêu: Giúp HS củng cố việc viết PTHH và qua phương trình HS tính được khối lượng của chất tham gia hay sản phẩm. - GV gọi HS lên bảng tóm tắt đề. - GV hướng dẫn HS cách tính khối lượng của CaO: + Tính số mol của CaCO3 ( dựa vào các dự liệu đề bài cho ). + Viết phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số mol? + Từ phương trình hoá học hãy tính số mol của CaO? + Nêu công thức tính khối lượng ? + Hãy tính khối lượng của CaO? - GV nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành thí dụ 2 SGK trang 72. Yêu cầu: + Viết phương trình hoá học. + Tìm số mol CaO. + Tìm số mol CaCO3. + Tìm khối lượng CaCO3. - GV gọi đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV sửa chữa những phần sai sót của HS. - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm? - GV nêu vấn đề: Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm. Xét bài tập sau: Cacbon cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra khí cacbonic: C + O2 t0 CO2 - Hãy tìm thể tích khí cacbonic CO2 ( điều kiện tiêu chuẩn) sinh ra nếu có 4g, khí oxi tham gia phản ứng. Mục tiêu: Giúp HS củng cố việc viết PTHH và qua phương trình HS tính được thể tích của chất tham gia hay sản phẩm. - GV yêu cầu HS đọc thí dụ 1 SGK trang 73. - GV hướng dẫn HS cách thể tích chất khí trong 1 phản ứng hoá học, các bước tính như theo khối lượng nhưng chuyển sang tính thể tích. - GV gọi HS tóm tắt đề bài. + Nêu công thức tính số mol khi biết khối lượng. + Hãy tính số mol của oxi ? + Hãy viết phương trình phản ứng Cho biết tỉ lệ số mol? + Tính số mol của CO2? + Nêu công thức tính thể tích? + Tính thể tích khí CO2 ? + Nêu các bước tính thể tích chất khí tham gia và sản phẩm? - GV lưu ý HS tính thể tích của 1 chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn và điều kiện bình thường. Đktc: 22,4l Đk bình thường : 24l. - GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành thí dụ 2 SGK trang 74. Yêu cầu tính được: + Tìm số mol cacbon. + Tìm số mol oxi. + Tính thể tích oxi. - GV gọi đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, sửa chữa những phần sai sót của HS. - HS đọc bài tập, suy nghĩ tìm cách giải. - HS tóm tắt đề bài. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. + HS lên bảng. Ta có phương trình: CaCO3 à CaO + CO2 1mol 1 mol 0,5mol 0,5mol m = n x M - HS thảo luận nhóm hoàn thành thí dụ 2 SGK trang 72. CaCO3 t0 CaO + CO2 CaCO3 t0 CaO + CO2 1mol 1mol 0,75mol 0,75mol - HS tự sửa chữa. Tìm khối lượng chất tham gia và sản phẩm qua 4 bước. - Viết phương trình hoá học: - Chuyển đổi khối lượng chất thành số mol chất: - Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành. - Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng. - HS đọc đề bài. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS tóm tắt đề. + mO2 = 4 g + - Hãy viết phương trình phản ứng. C + O2 t0 CO2 1mol 1mol 0,125mol 0,125mol Nêu các bước tính thể tích chất khí tham gia và sản phẩm từ phương trình hoá học qua 4 bước. - Viết phương trình hoá học. - Chuyển đổi thể tích chất khí thành số mol. - Tìm số mol chất tham gia và sản phẩm - Chuyển đổi số mol thành thể tích. - HS thảo luận nhóm hoàn thành thí dụ 2 SGK trang 74. C + O2 t0 CO2 1 mol 1mol 2mol 2mol V = n x 22,4= 2 x 22,4 = 44,8 (l). Nội dung dạy theo chuẩn Đây là bài đầu tiên hướng dẫn HS về cách làm bài tập. Qua bài này HS có thể áp dụng quy tắc tam suất để tìm khối lượng mol của các chất khác. Bài 23: BÀI LUYỆN TẬP 4 Mục tiêu: HS biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng: - Số mol chất (n) và khối lượng chất (m). - Số mol chất (n) và thể tích của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (V). - Khối lượng của chất khí (m) và thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn (V). - Biết ý nghĩa tỉ khối chất khí. - Biết cách xác định tỉ khối của chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí. - Giải các bài toán hoá học đơn giản tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học . Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiến thức cần nhớ - GV treo bảng phụ, sơ đồ câm. - GV yêu cầu HS thảo luận điền các đại lượng vào ô trống. Khối lượng (m) Số mol chất (n) Thể tích (V) - GV yêu cầu HS viết công thức chuyển đổi tương ứng. - GV gọi đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về tỉ khối chất khí. + Hãy nêu công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B và tỉ khối của khí A so với không khí? - GV gọi HS trình bày. - GV nhận xét, bổ sung.. 2. Luyện tập - GV treo bảng phụ đề bài tập - GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành BT 1, 2, 3, 4 SGK trang 79. - GV phân công nhóm mỗi nhóm hoàn thành 1 BT. - GV lưu ý cho HS nhắc lại các bước tiến hành xác định CTHH. Yêu cầu xác định được: 1) CTHH: SO3 2) CTHH: FeSO4 3) %K = 56,52% %C = 8,7% %O = 34,78%. 4) a) b) - GV gọi đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, bổ sung. - GV sửa chữa những phần sai sót của HS. HS quan sát. - HS thảo luận điền các đại lượng vào chỗ trống. + HS viết công thức chuyển đổi tương ứng. 1) m = n . M 2) 3) V = n . 22,4 4) 5) 6) - HS đọc đề bài tập. - HS thảo luận hoàn thành BT 1, 2, 3, 4 SGK trang 79. - Mỗi nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV. 1. Bài tập 1: SGK trang 79 + mS = 2g +MS = 32g à + mO = 3g +MO = 16g à - Vậy: CTHH : SO3 2. Bài tập 2: ( SGK trang 79 ). Công thức hoá học của hợp chất FeSO4. 3. Bài tập 3: ( SGK trang 79 ). a) b) Thành phần % về khối lượng: %O = 100% - ( 56,52% + 8,7%) = 34,78%. 4. Bài tập 4: ( SGK trang 79). a) b) - Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. à Kết luận: Muốn xác định số mol, khối lượng, thể tích chất khí ta phải dựa vào những đại lượng đề bài cho. Nội dung dạy theo chuẩn - HS xác định được tỉ khối của chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí. - HS giải được các bài toán hoá học đơn giản tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học. - Giúp HS nắm vững các kiến thức đã học và khắc sâu kiến thức. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Trên cơ sở tìm hiểu chương trình SGK hóa học, chuẩn kiến thức và kỹ năng môn hóa học tìm hiểu cấu trúc, nội dung chương trình hóa học lớp 8, nghiên cứu các khái niệm mol và tính toán hóa học giúp HS biết được định nghĩa mol, khối lượng mol, thể tích mol, vì kiến thức về mol khá trừu tượng và khó hiểu đối với HS lớp 8, chương mol và tính toán hóa học là chương cung cấp những công thức cơ bản của hóa học cũng như hình thành kĩ năng tính toán hóa học ban đầu cho HS khi bắt đầu làm quen với môn hóa học. HS hiểu rõ kiến thức chương này sẽ là nền tảng vững chắc để giải được các bài tập ở những chương sau, từ đó rèn luyện thêm kĩ năng tính toán hóa học của HS. Thông qua việc thiết kế và giải các dạng bài tập hóa học định tính, định lượng để thấy được khái niệm phản ứng hóa học phát triển theo một trình tự logic, từ đơn giản đến phức tạp. HS dễ dàng nhận ra các dạng bài tập và đưa ra cách giải hợp lí. Từ đó rèn luyện thêm kĩ năng giải bài tập hóa học, viết phương trình hóa học cho HS, giúp HS có thể học tốt môn hóa học ở chương trình hóa học phổ thông. 2. Đề xuất Để giúp cho việc giảng dạy môn hóa học ở trường THCS đạt hiệu quả cao tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Cần tăng thêm một tiết dạy trái buổi/tuần để củng cố kiến thức cho học sinh vì môn hóa học là môn mới so với học sinh lớp 8 và kiến thức khá trừu tượng, khó hiểu. - Cần trang bị thêm cho GV, HS những loại sách mở rộng, nâng cao, sách tham khảo và các tài liệu có liên quan đến hoá học. - Trang bị đầy đủ hóa chất trong phòng thí nghiệm và tăng thời gian thực hành cho HS. - GV cần ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để cập nhật kịp thời các kiến thức hiện đại. - Cần có sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí để trang bị đầy đủ các dụng cụ, hóa chất, phương tiện dạy học hiện đại ở các trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao cự giác (Chủ biên) Vũ Minh Hà. Thiết kế bài giảng hóa học 8, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên) – Nguyễn Cương (Chủ biên) – Đỗ Tất Hiển. Sách giáo khoa hóa học 8, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên) – Nguyễn Cương (Chủ biên) – Đỗ Tất Hiển – Nguyễn Phú Tuấn. Sách giáo viên hóa học 8, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên) – Nguyễn Cương (Chủ biên) – Ngô Ngọc An – Đỗ Tất Hiển. Bài tập hóa học 8, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Vũ Anh Tuấn – Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Cương – Nguyễn Hồng Thúy. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn hóa học trung học cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Tài liệu đính kèm: