Đề tài Vận dụng ca dao, tục ngữ, thơ trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở các lớp 6, 7

Đề tài Vận dụng ca dao, tục ngữ, thơ trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở các lớp 6, 7

Ca dao, tục ngữ, thơ rất gần gũi và gắn bó với con người Việt Nam.Ngay từ khi mới lọt lòng ca dao, tục ngữ, thơ đã đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ, lớn lên ca dao, tục ngữ, thơ là người thầy răn dạy con người đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Ca dao, tục ngữ, thơ là người từ ngữ được chọn lọc chính xác và được gọt giũa qua nhiều thời gian. Qua truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.

 Chính vì lẽ đó nên trong quá trình giảng dạy môn GDCD theo sách giáo khoa ở các lớp 6, 7.Tôi đã mạnh dạn sử dụng vào trong tiết dạy, để làm gần gũi hơn ca dao, tục ngữ, thơ Việt Nam với các em học sinh, học sinh nhanh chóng nhận biết được các khái niệm của bài và ý nghĩa giáo dục của ca dao tục ngữ,thơ qua bài dạy. Bên cạnh đó học sinh sẽ tiếp xúc bài học hứng thú hơn, giờ học sinh đông hơn.

 

doc 17 trang Người đăng levilevi Lượt xem 6655Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vận dụng ca dao, tục ngữ, thơ trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở các lớp 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
2
1. Lý do chọn đề tài 
2
2. Mục đích nghiên cứu 
2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 
2
5. Phương pháp nghiên cứu 
2
6. Nội dung đề tài 
3
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
3
Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 
3
1. Cơ sở pháp lý 
3
2. Cơ sở lý luận 
3
3. Cơ sở thực tiễn 
3
Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu 
4
1. Khái quát phạm vi 
4
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 
4
3. Nguyên nhân 
4
Chương III: Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 
4
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 
4
2. Các giải pháp chủ yếu
4
2.1. Sử dụng thơ ca để giới thiệu bài 
5
 2.2. Sử dụng thơ ca, tục ngữ trong hoạt động khai thác kiến thức
 mới
6
2.3. Sử dụng thơ ca, tục ngữ trong việc củng cố bài học 
8
2.4.Hướng dẫn học sinh sưu tầm thơ , ca dao, tục ngữ ở nhà 
9
3. Nội dung vận dung ca dao, tục ngữ, thơ qua các bài dạy GDCD lớp 6,7
10-15
III. KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU 
16
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
16
1. Kết luận 
16
2. Kiến nghị 
16
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
17
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ, THƠ TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC LỚP 6,7
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Ca dao, tục ngữ, thơ rất gần gũi và gắn bó với con người Việt Nam.Ngay từ khi mới lọt lòng ca dao, tục ngữ, thơ đã đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ, lớn lên ca dao, tục ngữ, thơ là người thầy răn dạy con người đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Ca dao, tục ngữ, thơ là người từ ngữ được chọn lọc chính xác và được gọt giũa qua nhiều thời gian. Qua truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
  Chính vì lẽ đó nên trong quá trình giảng dạy môn GDCD theo sách giáo khoa ở các lớp 6, 7.Tôi đã mạnh dạn sử dụng vào trong tiết dạy, để làm gần gũi hơn ca dao, tục ngữ, thơ Việt Nam với các em học sinh, học sinh nhanh chóng nhận biết được các khái niệm của bài và ý nghĩa giáo dục của ca dao tục ngữ,thơ qua bài dạy. Bên cạnh đó học sinh sẽ tiếp xúc bài học hứng thú hơn, giờ học sinh đông hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo tự học, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
 - Học sinh học môn GDCD lớp 6, lớp 7 trường THCS Tôn Đức Thắng.
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
Thông qua đối tượng nghiên cứu chúng ta rút ra những giải pháp cần thiết trong quá trình giảng dạy môn GDCD để giúp học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn, vận dụng điều đã học vào thực tế
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những biện pháp sau:
  - Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ của đồng nghiệp cùng bộ môn, điều tra mức tiếp thu của học sinh và việc đánh giá kết quả của từng tiết dạy
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách báo.
  - Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động của học sinh thông qua những câu hỏi nêu vấn đề.
  - Phương pháp thực hành thực nghiệm qua những tiết dạy khối 6,7.Bản thân tôi đã thực nghiệm và rút ra kinh nghiệm. 	 
6. Nội dung đề tài nghiên cứu: 
“ Vận dụng ca dao ,tục ngữ ,thơ trong giảng dạy môn GDCD lớp 6,7”
   II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 
1. Cơ sở pháp lý:
 	Như chúng ta đã biết ngành giáo dục đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách giáo dục và đã phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ,đáp ứng phù hợp với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới .
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 Đó là cơ sở lí do tôi chọn đề tài này 
2. Cơ sở lý luận: 
 Phương pháp vận dụng ca dao tục ngữ ,thơ trong giảng dạy nhằm giúp cho học sinh tham gia chủ động trong quá trình học tập .Học sinh tự biết mình phải nôi theo những tấm gương nào, anh hùng nào, làm điều tốt như thế nào , yêu thương con người cần phải làm gì và có thể nói những câu ca dao,thơ, tục ngữ đã tác động đến tâm lí ,hành vi của các em và từ đó hướng các em đi đúng con đường mà xã hội đang cần và mong muốn.
 3. Cơ sở thực tiễn:
Môn GDCD phải hoàn thành nhiệm vụ cơ bản là tổ chức giáo dục học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đực và pháp luật cơ bản, phổ thông thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.
Hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức pháp luật và hành vi thói quen đạo đức và ý thức pháp luật của mỗi học sinh.
Mục tiêu trên đây có tầm quan trọng to lớn vì:
 Hầu hết học sinh THCS còn nhỏ tuổi. Việc hiểu các khái niệm còn trực tiếp, cảm tính cho nên đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giáo dục thích hợp để học sinh cảm nhận và tự nâng lên thành nhận thức và ý thức của bản thân. 
 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 
1) Khái quát phạm vi nghiên cứu:
 Đây là đề tài đề cập đến sự vận dụng ca dao, tục ngữ, thơ trong giảng dạy, tức là làm thế nào vận dụng những câu thơ, câu ca dao, câu tục ngữ, thiết thực để học sinh khắc sâu kiến thức, giờ dạy hiệu quả .
2) Thực trạng của đề tài: 
 Đa số học sinh có sự vận dụng tốt, biết vâng lời bố mẹ và thầy cô. Nhưng còn nhiều em học sinh cho rằng đây là môn phụ nên thường ít hứng thú trong học tập . Ở lứa tuổi các em tư duy còn rất cụ thể, nên khi truyền thụ kiến thức cho chúng, ta cần vận dụng tất cả các phương pháp trong dạy học. Đặc biệt là phương pháp vận dụng ca dao,tục ngữ ,thơ . Khi vận dụng những câu ca dao, tục ngữ học sinh say mê nghiên cứu những ngôn ngữ trong ca dao, tục ngữ, thơ trong sáng tinh tuý đã được mài giũa qua thời gian.Hơn thế nữa ca dao, tục ngữ, thơ vừa có sức gần gũi vừa có sức thuyết phục kỳ diệu đối với học sinh đến với bài dạy 
 3) Nguyên nhân của thực trạng: 
Trong quá trình dạy học, có một số giáo viên quá đặt nặng kiến thức phần kênh chữ, phần kênh hình nên chỉ sơ lược phần ca dao, tục ngữ, xem nhẹ . 
Hiện nay, với sự bùng nổ thông tin nên ngoài kênh hình có trong SGK thì tranh ảnh, phim tư liệu phục vụ đắc lực cho việc dạy học lịch sử rất nhiều. do đó bỏ qua những câu thơ, ca dao,câu tục ngữ để rút ra kiến thức mới. Hoặc có khai thác nhưng ít ,nên kết quả không cao.
- Ý thức học tập của học sinh chưa cao còn xem nhẹ môn GDCD
- Đồ dùng dạy học chưa đầy đủ
- Kỉ năng sống của các em còn hạn chế nên chưa biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP ,GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 
 1.Cơ sở đề xuất: 
  Thực tế cho thấy qua giảng dạy một số bài GDCD lớp 6,7 tôi thấy các em chưa hiểu sâu các khái niệm, biểu hiện và các biện pháp rèn luyện. có nhiều em chưa phân biệt được đâu là ý nghĩa, đâu là biện pháp, các em chưa thực sự hiểu rõ qua thực tế cuộc sống các em đã có đức tính đó hay chưa? Nếu chưa có thì phải làm thế nào?Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy các em chỉ mới hiểu được 65% yêu cầu bài học đề ra.       
 2.Các biện pháp chủ yếu:
 * Giáo viên lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị toàn bộ 
 -Thiết kế bài dạy một cách cụ thể, hơp lí, kết hợp các phương tiện, thiết bị dạy học với các phương pháp dạy học .
 -Đảm bảo tính hệ thống, liên hệ với thực tiễn 
 -Đặt ra các tình huống học tập vừa sức với học sinh 
 -Hướng dẫn học sinh sưu tầm chọn lọc thơ ca, ca dao, tục ngữ theo chủ đề 
*Học sinh: -Phải có sgk
 -Biết cách sưu tầm, chọn lựa, sắp xếp thơ ca, ca dao, tục ngữ theo chủ đề, theo chuẩn mực đạo đức phù hợp .
 -Sưu tầm ca dao,tục ngữ từ người thân, nười lớn tuổi trong gia đình, tạp chí, sách báo các phương tiện truyền thông đại chúng .
2.1. Sử dụng thơ ca, tục ngữ để giới thiệu bài mới: 
 Để có một sự khởi đầu tốt đẹp, giáo viên cần phải chú ý hoạt động vào bài sao cho hấp dẫn, tạo hướng thú ngay từ đầu để kích thích sự tò mò ham hiểu biết của học sinh,một số ví dụ mà tôi đã làm . Trong chủ đề quan hệ với công việc ở lớp 6, bài siêng năng kiên trì (tiết chương trình 2 và 3), tôi giới thiệu tục ngữ việc nam có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim” ý cưa câu về nghĩa đen sắt là nguyên liệu chưa sử dụng được, phải qua quá trình mài cho bén, sử dụng được, phải qua quá trình mài bén cho nhọn mới thành cây kim. Cây kim có giá trị dùng để may, vá, thêu, nghĩa bóng khuyên con người nên chăm chỉ làm việc, miệt mài, thường xuyên, quyết tâm cho đến cùng để tạo ra những giá trị sử dụng trong cuộc sông. Câu tục ngữ đề cao đức tính siêng năng, kiên trì. Vậy siêng năng, kiên trì là như thế nào, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, học sinh cần rèn luyện đức tính này như thế nào ?. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 2.
*Vận dụng thơ ca:
 Trong chủ đề quan hệ với người khác,ở lớp 7 tiết 5 bài 5 :Yêu thương con người .Tố hữu có hai câu rất hay :
 “ Có gì đẹp trên đời như thế 
 Người yêu người sống để yêu nhau “ 
 Rõ ràng con người sống phải biết yêu thương đồng loại của mình. Không ai có thể sống mà không có tình yêu thương, yêu thương là lẽ sống, là sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn, gian khổ. Vậy thế nào là yêu thương con người, làm thế nào để thể hiện lòng yêu thương với mọi người xung quanh, lòng yêu thương có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống chúng ta cùng gước vào bài học này.
*Vận dụng ca dao :
 Trong chủ đề quan hệ với người khác ở lớp 6, tiết 5 bài 4 lễ độ .
 Trong giao tiếp hằng ngày, để gây thiện cảm với người đối diện, chúng ta phải có cư sử lịch sự, hành vi trang nhã, lời nói tế nhị,cư sử đúng mực vậy nên ông cha ta đã dạy :
 “Lời nói chẳng mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau “
 Nói cho vừa lòng người khác là biểu hiện sự tôn trọng, quan tâm, là người có văn hóa, có đạo đức. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một chuẩn mực đạo đức rất cần thiết đó là tính lễ độ .
 Kho tàng ca dao tục ngữ việt nam rất phong phú về nội dung và cách diễn đạt. Đặt biệt là mảng câu nói về tính cách con người, kể cả những câu mng ý nghĩa tích cực khuyên văn giáo dục hay phê phán thói hư tật xấu .Giáo viên đều có thể vận dụng vào mở đầu bài học sao cho phù hợp.
2.2. Sử dụng thơ ca, tục ngữ trong hoạt động khai thác kiến thức mới: 
 Trong dạy học kiến thức mới, giáo viên phải sáng tạo trong phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, ... nhặt những lỗi nhỏ của nhau, luôn thông cảm, tôn trọng và biết tha thứ cho nhau thì câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại” đã giúp tôi khẳng định điều đó.
  Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc là lòng biết ơn.Thì ca dao, tục ngữ, thơ đã nêu rõ điều đó cho chúng ta.
    Uống nước nhớ nguồn
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
                                                                       (Tục ngữ)
  Vận dụng những câu tục ngữ đó để học sinh dễ hiểu lòng biết ơn là biểu hiện sự trân trọng quá khứ. Những nét đẹp trong truyền thống gia đình, tổ tiên, làng xóm, dân tộc. Nhớ ơn những người đã ngã xuống hoặc hiến một phần xương máu vì độc lập tự do của tổ quốc, nhớ ơn cha mẹ những người đã sinh thành nuôi dưỡng và biết ơn những người đã giúp đỡ mình, và học sinh hiểu đầy đủ hơn “Biết ơn” không phải là một món nợ “Có vay, có trả” mà ý thức được người khác giúp ta nhiều lúc ta không trả ơn được. Ta lại giúp người khác và sống tốt đẹp hơn đó là quy luật của cuộc sống .
  Đến phần tìm ra những biện pháp rèn luyện “Biết ơn” mà sách giáo khoa chưa nêu rõ, với bài thơ “Mẹ ốm” đã khắc hoạ cho các em hiểu rõ, các em cần có thái độ, cử chỉ làm vui lòng cha mẹ , thầy cô như Trần Đăng khoa đã thể hiện.    Mẹ vui con có quản gì
 Ngâm thơ kể chuyện rồi thi múa ca                                                   
 Rồi con diễn kịch giữa nhà. 
 Một mình con đóng cả ba vai chèo
                                                                               (Trần Đăng Khoa)
  Thật là kì diệu nếu chúng ta biết khai thác sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ để áp dụng vào các bài dạy.Giờ học sẽ trở nên sôi nổi, hưng phấn hơn.Giáo viên đưa ra cho học sinh thảo luận sau đó trình bày tự do ý kiến của mình về các câu ca dao tục ngữ, thơ để làm sáng tỏ nội dung bài học.Đó những điểm mới trong đổi mới phương pháp dạy học.
  Trong bài “Tôn sư trọng đạo”lớp 7 tiết 10 bài 7, ca dao,tục ngữ thật quá phong phú khi đưa vào giảng dạy, để nêu bật ý nghĩa quan trọng của“Tôn sư trọng đạo” tôi đưa câu tục ngữ:                                    
  Không thầy đố mày làm nên                      
         Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
    Học sinh sẽ giải thích được không ai có thể trở thành tài giỏi mà không có sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Trong xã hội thầy, cô giáo thực sự là những người đáng kính đáng mang ơn.
  Khi dạy bài “Đoàn kết tương trợ” ở lớp 7, trước khi vào khái niệm “Thế nào là đoàn kết tương trợ?” tôi cho học sinh tìm hiểu phương pháp thảo luận nhóm.Em hãy nêu ca dao,tục ngữ, thơ về qoàn kết tương trợ?
  Tất cả các nhóm thảo luận và đua ra câu phù hợp:
      Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chum lại nên hòn núi cao. 
                                                                                       (Ca dao)
  Qua đó học sinh rút ra được bài học  “Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm chia sẽ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn”, ý nghĩa của đoàn kết tương trợ cũng là nội dung bài học quan trọng. Vận dụng bài thơ “Hòn đá” của Hồ Chí Minh:
       Hòn đá to, hòn đá nặng
 Một người nhấc, nhấc không lên
 Hòn đá nặng, hòn đá bền
 Nhiều người nhấc, nhấc lên đặng 
                                                                      (Hồ Chí Minh)
  Học sinh sẽ say mê khi nghiên cứu tìm tòi qua ca dao tục ngữ, thơ và qua bài “Hòn đá” sẽ nêu lên được “Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm chia sẽ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn”.Qua ca dao, tục ngữ, thơ đã giúp chúng ta hiểu rõ siêng năng là sự cần cù, tự giác, miệt mài, nhưng nếu ta cần mẫn siêng năng mà không biết tiết kiệm,sử dụng hợp lý thành quả lao động cũng vô ích. Để thấy được mặt trái của tính tiết kiệm tôi cho học sinh tìm các câu ca dao, tục ngữ trái với tiết kiệm.
                        Miệng ăn, núi lỡ 
 Vung tay quá trán
 Bóc ngắn cắn dài 
                                         (Tục ngữ)
  Qua đó học sinh sẽ thấy được trái với tiết kiệm là hoang phí, nếu như ta tiêu phí của cải, thời gian, sức lực quá mức cần thiết thì đến một lúc nào đó ta sẽ không còn gì cả, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn, khốn khổ bởi vì không tiết kiệm và phẩm chất tiết kiệm sẽ mãi mãi hằn sâu vào trí thức của các em qua câu ca dao:
   Tiết kiệm sẵn có đồng tiền
 Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai
  Thật là phong phú và thú vị vô cùng nếu như những ai biết vận dụng những câu ca dao, tục ngữ xa xưa của ông cha ta làm sáng tỏ nội dung bài hoc. Những câu ca dao, tục ngữ  đã được ông cha ta chắt lọc và trưởng thành qua thực tế, để cho đến bây giờ. Một thời đại mới đã mở ra quá hiện đại với công nghệ thông tin...Nhưng những cái giản dị, chân chất, mộc mạc ấy vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ và mai sau. Để cho học sinh hiểu rõ đó cũng là một trong những bản sắc văn hoá của dân tộc. Một trong những bản sắc văn hoá của dân tộc đó là lối sống “Giản dị” lớp 7 của con người việt nam được ca dao tục ngữ đem lại cho chúng ta vô số những ví dụ dẫn chứng lý thú, chính xác.Bởi ngôn ngữ trong ca dao, tục ngữ, thơ trong sáng tinh tuý đã được mài giũa qua thời gian.Hơn thế nữa ca dao, tục ngữ, thơ vừa có sức gần gũi vùa có sức thuyết phục kỳ diệu đối với học sinh. Đến với bài dạy “Giản dị”lớp 7, để hình thành khái niệm  “Giản dị” qua mẫu chuyện sách giáo khoa nêu lên đức tính giản dị của Bác Hồ để làm sống lại và toả sáng hơn dức tính đó của Bác Hồ kính yêu, tôi đã minh hoạ thêm các câu thơ của Tố hữu.
    Nhà gác đơn sơ một góc vườn
   Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giường mây chiếu cói đơn chăn gối                                                         
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn 
  Qua hình ảnh của Bác các em sẽ hình thành được người sống giản dị “không sống xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ kiểu cách” các em học sinh sẽ phân biệt được cái đẹp thực chất với sự phô trương bề ngoài bằng các câu tục ngữ.
        Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Tục ngữ)
  Giảng dạy môn GDCD nếu như người giáo viên không sáng kiến tìm tòi các ví dụ các câu thơ, ca dao,tục ngữ thì giờ học sẽ không gây hưng phấn cho học sinh. Bởi có nhiều người quan niệm môn học quá khô khan cứng nhắc. Nhưng đối với người dạy sẽ cảm nhận môn học quan trọng biết bao nhiêu bởi nhân cách học sinh tốt hay xấu cũng phụ thuộc một phần  quan trọng ở kết quả giáo dục của môn GDCD. Để khi ra đời làm con người của xã hội, của tổ quốc, sắn sàng làm tất cả những gì cho đất nước thân yêu, những  người công dân tương lai này hành trang trên vai là những tri thức khoa học, là những phảm chất “Lễ độ” “Biết ơn”, “Yêu thương con người”, “Khoan dung”, “Tiết kiệm”....... không thể thiếu được trong tâm hồn của mỗi người, để sau này các em những người “Sống chan hoà với mọi người” và “Biết tôn trọng Kỉ luật” trong bất cứ lĩnh vực nào. Học sinh không chỉ trao dồi tri thức mà còn rèn luyện phẩm chất đạo đức theo chuẩn mực chung của xã hội . Sau này lớn lên, có đủ tài ,đủ đức để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân.   Tiết 6 bài 5 lớp 6.    Có thể đức tính “Tôn trọng Kỉ luật “ là rất quan trọng đối với mỗi con người khi đang còn là học sinh hay làm ở các cơ quan, nhà máy.... thì việc tôn trọng kỷ luật cũng rất cần thiết. Để  nhấn mạnh thêm về điều quan trọng, khi dạy bài “Tôn trọng kỉ luật” lớp 6 trước khi kết thúc bài học, để giúp học sinh nhớ mãivà lâu hơn đức tính này tôi đã dùng câu tục ngữ
        Đất có lề, quê có thói
 Nước có Vua, chùa có bụt 
  Và học sinh hiểu nhiều hơn, bất cứ lĩnh vực nào? Ở đâu, lúc nàocũng có luật lệ phép tắc mà mọi người tuân theo.
 *Kết luận : Ca dao, tục ngữ, thơ Việt Nam như những phép màu, có thể sử dụng bất kỳ trong lĩnh vực nào của khoa học, xã hội. Đó là sức sống mãnh liệt trong từng câu, tững chữ, trong bài giảng dạy môn GDCD ca dao, tục ngữ, thơ làm phong phú hấp dẫn hơn qua mỗi bài học . Giờ học GDCD không còn như trước đây “Khô khốc khó nuốt”mà bài học giờ đây để lại ấn tượng sâu sắc và học sinh cũng sẽ cảm nhận được môn GDCD cũng đầy hấp dẫn và lý thú. Đó cũng là nhờ sự vận dụng tài tình của giáo viên qua ca dao tục ngữ thơ, đó là một công cụ, một phương pháp sắc bén để bài dạy mãi mãi sống động, cô động trong trí nhớ của học sinh.
  III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 
  Qua sử dụng ca dao tục ngữ và kết hợp với những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.Tôi thấy rằng học sinh dễ hiểu hơn hứng thú say sưa học hỏi hơn, bài học sinh động dễ hiểu hơn. Kết quả so với trứớc học sinh nắm, hiểu bài cao hơn 92% học sinh tiếp thu tốt.
  Qua nhiều năm giảng dạy môn GDCD ở trung học cơ sở bằng sự nỗ lực học hỏi, bằng nhận thức của bản thân. Tiếp thu tinh thần đổi mới phương pháp dạy học kết hợp qua các giờ dạy của bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi thành công trong nhiều bài dạy.
  Kết quả về bộ môn giảng dạy năm 2010- 2011 đạt
  Loại giỏi: 35%        Khá: 55%       Trung bình:10%
  IV.KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
1.Kết luận 
  Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ vào trong giảng dạy môn GDCD là một biện pháp rất cần thiết. Giúp đỡ cho học sinh không nhàm chán môn học nhưng đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào lương tâm, tình cảm của người giảng. Phụ thuộc cách kết hợp các phương pháp với ca dao, tục ngữ, thơ trong từng phần từng bài giảng.  Trên đây chỉ là một ý kiến nhỏ của cá nhân tôi, chắc chắn sẽ có nhiều điều khiếm khuyết. Vì vậy tôi rất mong sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng bộ môn để chất lượng học tập môn giáo dục công dân ngày càng cao hơn, có hiệu quả hơn.
 2. Kiến nghị: 
 Mọi hoạt động vật chất lẫn tinh thần của con người luôn hướng đến mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất. Việc dạy môn GDCD cũng thế. Tuy nhiên việc tìm ra phương pháp dạy học hay tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập là điều quan trọng. Vì vậy tôi có một số kiến nghị sau:
  -  Đề nghị phòng giáo dục cung cấp thêm sách bài tập GDCD lớp 6, 7 8 các sách tham khảo cho GV và học sinh về bộ môn.
-  Mua thêm một số đồ dạy học như tranh ảnh, tư liệu, truyện về tấm gương người tốt việc tốt” của quê hương đất nước để tiết học sinh động hơn, giờ học đạt hiệu quả cao. Các văn bản bộ luật liên quan đến GDCD.
- Về phía nhà trường: Quan tâm đặc biệt đến môn học này đó là hỗ trợ kinh phí để có một phần thiết bị đồ dùng dạy học phù hợp với bộ môn
- Giáo viên có sự chuẩn bị đồ vật, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
 Hòa Thành, ngày 20 tháng 10 năm 2011
 	 Người Viết 
 	 Võ Thị Ngọc Kim
DANH MỤC THAM KHẢO
- SGK, SGV môn Giáo dục công dân
- Sách chuẩn kiến thức, kỷ năng môn GDCD
- Lí luận dạy học của trường phổ thông NXBGD – 1980
- Sách rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh .
- Sách ca dao việt nam của NXB Trẻ.
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD trung học cơ sở

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(1).doc